Đi Chùa
Đã định trước cuối tuần này sẽ đi Chùa dù không nhớ hôm nay trùng ngày rằm. Mình là đứa không mấy khi nhớ được đúng ngày rằm hay mùng 1 để mà thắp hương. Thỉnh thoảng chợt muốn đi Chùa, là đi.
Rủ, bảo: Hôm nay mẹ đi Chùa Bồ Đề mà nuôi các em nhỏ bị bỏ rơi. Mei đi cùng mẹ, Dim chọn ở nhà.
Ngang đường hai mẹ con mua sáp màu, vài cuốn tập tô màu, ít bim bim...
Vào Chính điện thắp hương. Dắt Mei đi cánh phụ (Cửa Chùa bao giờ cũng có nhiều cánh), Mei hỏi sao vậy mẹ?, trả lời - phụ nữ vào Chùa không đi cửa chính con à (mình được 'dạy' điều này từ đâu nhỉ, ko nhớ nữa). Mei thì thầm 'sao phụ nữ lại không được đi cửa chính? thế phân biệt phụ nữ hả mẹ?'. Mẹ chịu cứng, ko trả lời nổi câu hỏi mang tư duy của thế hệ sau.
Gặp người nhận công đức góp một chút vào quỹ nhà Chùa nuôi trẻ rồi xuống nhà Thờ Mẫu.
Vái xong, một người chừng là tới công quả giúp việc nhà Chùa ngồi gần lối ra chỉ cuốn sổ trên bàn hỏi đóng tiền công đức. Mình... lúng túng. Không định. Lục túi, tiền mặt mang theo đã cạn. Mình nói: - Dạ, cháu vừa công đức vào hòm công đức rồi. Bà lại bảo: - Hòm công đức là khác, đây là công đức để xây xửa nhà Mẫu sắp tới. Tùy cô thôi, công đức thì được lộc phù hộ...
Có cái gì đó vỡ. Mình chỉ 'dạ' rồi dắt Mei đi.
Trên đường về bảo Mei 'con biết sao lúc đó mẹ không nghe bà ấy nộp tiền không?'
- Vì sao hả mẹ?
- Vì nhà Chùa là cửa Phật, là nơi tu hành, từ bi, bỏ hết những tham sân si, mọi điều đều tùy tâm. Nhà Chùa không bao giờ xin tiền hay ép khách viếng Chùa góp tiền, làm như thế là không đúng với cửa Phật. Mẹ thương các em bé ở đây nên mẹ thường góp một chút với nhà Chùa, nhiều ít là tùy lúc mẹ có bao nhiêu, nhiều ít mẹ cũng thấy vui. Nhưng còn theo yêu cầu thì mẹ sẽ không muốn, là lúc đó mẹ hết tiền trong túi nhưng giả mà có thì mẹ cũng không thích làm theo.
Bé Chi
Khu nhà trẻ Chùa Bồ Đề cưu mang giờ đã có khoảng 100 đứa trẻ. Nhờ lòng hảo tâm của khách thập phương đóng góp, nhà Chùa đã xây được khu nhà 2 tầng, chia làm nhiều phòng nhỏ.
Phòng bé Chi ở nhỏ xíu chừng không đến 10m2, có 2 bảo mẫu và 6 đứa trẻ. Chật chội. Bọn trẻ đứa nào chân tay cũng đầy vết mẩn ngứa. Bé Chi gầy hơn, đã có tóc chứ không húi trọc như hồi ra Tết, nhanh nhẹn, và đặc biệt là biết chào và mắt bé đã giao lưu. Đưa túi bim bim bảo để bé Chi chia cho các bạn, bé để cô bảo mẫu cầm cất vô phòng mà không đòi gì (những đứa trẻ ở đây một cách tự nhiên đã học được sự chia sẻ). Chị Mei đưa bé tập tô màu và hộp chì, nhắc bé xin, biết xin, nhắc cảm ơn, biết nhìn và 'em cảm ơn chị'.
Xua tan hết nỗi nghi ngại bé bị chứng tự kỷ. Hỏi, chị bảo mẫu nói bé bị trầm nhiều tháng và giờ đã hòa nhập, nói nhiều, biết nghe nhiều hơn. Thấy mừng một chút.
Chỉ đôi mắt bé vẫn vậy, lúc nào cũng buồn thẳm đến đắng lòng.
Chị bảo mẫu nói 'mẹ đỡ đầu' bé lâu lắm rồi không thấy đến. Đành nói cho qua 'chắc công việc không được tốt chị ạ'. Chị bảo 'con bé vẫn thỉnh thoảng nhắc đấy, vì trước Tết bố mẹ đỡ đầu có hứa sẽ cho bé đi chơi'.
Ra về rồi còn chạy theo nói riêng 'cô ơi nếu được nhờ cô nhắn giùm mẹ đỡ đầu bé rằng vật chất thì nhà Chùa vẫn lo đủ cho các bé. Công việc không tốt cũng đừng ngại tới, các cô cứ thỉnh thoảng qua thăm hỏi cho bé có tình cảm ấm áp là chính thôi cô ạ'.
Vâng vâng, mà lòng thì biết rằng, tình cảm, quan tâm là tự tâm. Ai có thể nhắc ai được. Giá đừng có những hứa hẹn để rồi một đứa trẻ đã bị bỏ rơi lại bị bỏ rơi thêm lần nữa...
Những đứa trẻ được đưa (bỏ) đến và lớn lên ở Chùa (bé Chi ngồi bìa ngoài)
Lúc nào cũng là đôi mắt buồn thẳm
Bé Chi thích món quà chị Mei mang tới, dù vậy, mặt bé vẫn không thấy nụ cười
Entry liên quan:
- CHÙA SƯ NỮ (BÉ CHI)
Đã định trước cuối tuần này sẽ đi Chùa dù không nhớ hôm nay trùng ngày rằm. Mình là đứa không mấy khi nhớ được đúng ngày rằm hay mùng 1 để mà thắp hương. Thỉnh thoảng chợt muốn đi Chùa, là đi.
Rủ, bảo: Hôm nay mẹ đi Chùa Bồ Đề mà nuôi các em nhỏ bị bỏ rơi. Mei đi cùng mẹ, Dim chọn ở nhà.
Ngang đường hai mẹ con mua sáp màu, vài cuốn tập tô màu, ít bim bim...
Vào Chính điện thắp hương. Dắt Mei đi cánh phụ (Cửa Chùa bao giờ cũng có nhiều cánh), Mei hỏi sao vậy mẹ?, trả lời - phụ nữ vào Chùa không đi cửa chính con à (mình được 'dạy' điều này từ đâu nhỉ, ko nhớ nữa). Mei thì thầm 'sao phụ nữ lại không được đi cửa chính? thế phân biệt phụ nữ hả mẹ?'. Mẹ chịu cứng, ko trả lời nổi câu hỏi mang tư duy của thế hệ sau.
Gặp người nhận công đức góp một chút vào quỹ nhà Chùa nuôi trẻ rồi xuống nhà Thờ Mẫu.
Vái xong, một người chừng là tới công quả giúp việc nhà Chùa ngồi gần lối ra chỉ cuốn sổ trên bàn hỏi đóng tiền công đức. Mình... lúng túng. Không định. Lục túi, tiền mặt mang theo đã cạn. Mình nói: - Dạ, cháu vừa công đức vào hòm công đức rồi. Bà lại bảo: - Hòm công đức là khác, đây là công đức để xây xửa nhà Mẫu sắp tới. Tùy cô thôi, công đức thì được lộc phù hộ...
Có cái gì đó vỡ. Mình chỉ 'dạ' rồi dắt Mei đi.
Trên đường về bảo Mei 'con biết sao lúc đó mẹ không nghe bà ấy nộp tiền không?'
- Vì sao hả mẹ?
- Vì nhà Chùa là cửa Phật, là nơi tu hành, từ bi, bỏ hết những tham sân si, mọi điều đều tùy tâm. Nhà Chùa không bao giờ xin tiền hay ép khách viếng Chùa góp tiền, làm như thế là không đúng với cửa Phật. Mẹ thương các em bé ở đây nên mẹ thường góp một chút với nhà Chùa, nhiều ít là tùy lúc mẹ có bao nhiêu, nhiều ít mẹ cũng thấy vui. Nhưng còn theo yêu cầu thì mẹ sẽ không muốn, là lúc đó mẹ hết tiền trong túi nhưng giả mà có thì mẹ cũng không thích làm theo.
Bé Chi
Khu nhà trẻ Chùa Bồ Đề cưu mang giờ đã có khoảng 100 đứa trẻ. Nhờ lòng hảo tâm của khách thập phương đóng góp, nhà Chùa đã xây được khu nhà 2 tầng, chia làm nhiều phòng nhỏ.
Phòng bé Chi ở nhỏ xíu chừng không đến 10m2, có 2 bảo mẫu và 6 đứa trẻ. Chật chội. Bọn trẻ đứa nào chân tay cũng đầy vết mẩn ngứa. Bé Chi gầy hơn, đã có tóc chứ không húi trọc như hồi ra Tết, nhanh nhẹn, và đặc biệt là biết chào và mắt bé đã giao lưu. Đưa túi bim bim bảo để bé Chi chia cho các bạn, bé để cô bảo mẫu cầm cất vô phòng mà không đòi gì (những đứa trẻ ở đây một cách tự nhiên đã học được sự chia sẻ). Chị Mei đưa bé tập tô màu và hộp chì, nhắc bé xin, biết xin, nhắc cảm ơn, biết nhìn và 'em cảm ơn chị'.
Xua tan hết nỗi nghi ngại bé bị chứng tự kỷ. Hỏi, chị bảo mẫu nói bé bị trầm nhiều tháng và giờ đã hòa nhập, nói nhiều, biết nghe nhiều hơn. Thấy mừng một chút.
Chỉ đôi mắt bé vẫn vậy, lúc nào cũng buồn thẳm đến đắng lòng.
Chị bảo mẫu nói 'mẹ đỡ đầu' bé lâu lắm rồi không thấy đến. Đành nói cho qua 'chắc công việc không được tốt chị ạ'. Chị bảo 'con bé vẫn thỉnh thoảng nhắc đấy, vì trước Tết bố mẹ đỡ đầu có hứa sẽ cho bé đi chơi'.
Ra về rồi còn chạy theo nói riêng 'cô ơi nếu được nhờ cô nhắn giùm mẹ đỡ đầu bé rằng vật chất thì nhà Chùa vẫn lo đủ cho các bé. Công việc không tốt cũng đừng ngại tới, các cô cứ thỉnh thoảng qua thăm hỏi cho bé có tình cảm ấm áp là chính thôi cô ạ'.
Vâng vâng, mà lòng thì biết rằng, tình cảm, quan tâm là tự tâm. Ai có thể nhắc ai được. Giá đừng có những hứa hẹn để rồi một đứa trẻ đã bị bỏ rơi lại bị bỏ rơi thêm lần nữa...
Những đứa trẻ được đưa (bỏ) đến và lớn lên ở Chùa (bé Chi ngồi bìa ngoài)
Lúc nào cũng là đôi mắt buồn thẳm
Bé Chi thích món quà chị Mei mang tới, dù vậy, mặt bé vẫn không thấy nụ cười
Entry liên quan:
- CHÙA SƯ NỮ (BÉ CHI)
Không gì làm mình buồn lòng, nặng nề và day dứt bằng việc chứng kiến con trẻ bị chính người ruột thịt của mình chối bỏ. Thương và xót xa biết bao nhiêu!
ReplyDeleteÀ,lần trước em ở HN đã hụt chuyến đi thăm chùa Bồ Đề, giờ nghe chị kể, nhất định em sẽ đến khi ra lại HN.
ReplyDeleteEm cũng ghét cay đắng kiểu bắt ép như vậy, và sẽ không bao giờ ủng hộ nếu trắng trợn như thế.
@TĐM: Vâng. Nhà Chùa từ bi, nhưng nuôi cả trăm đứa trẻ bằng lòng hảo tâm của bá tánh, không thể gọi là đủ đầy.
ReplyDeleteĐến, thấy bọn trẻ thèm tình cảm lắm, tội lắm anh ạ.
@Moon: Khi nào Moon ra gọi sẽ có tour guide. Chùa Bồ Đề cách trung tâm HN chừng 3 - 4km, gần lắm Mooncakesg ạ.
ReplyDeleteChuyện kêu góp, chị nghĩ đó chỉ là một người làm công quả, không nghĩ đại diện cho Chùa. Chỉ là một chút gợn, bỏ qua được Moon. à.
Tất nhiên là mình không làm theo.
Quen với Lana nhờ vào Bé Chi, hổm rày định hỏi thăm thăm tin về bé, nay thấy vậy cũng hơi ổn rồi...chổ ấy nhiều muỗi lắm sao mà đứa bé nào cũng đầy ghẻ vậy Lana?
ReplyDelete@BeBo: Lana nhớ mà. Theo đường link mẹ BeBo comment ở entry về bé Chi, Lana ghé và đọc, rồi gặp Th. viết 'Những đứa trẻ ngày xưa', thấy như mình đã quen...
ReplyDeleteNgười bảo mẫu nói bé Chi bị chứng bệnh ngoài da nào đó. Nhưng nhiều đứa trẻ khác tay chân cũng đầy những vết mẩn ngứa như vậy. Ở đó chắc nhiều muỗi, điều kiện chăm sóc các bé nghèo nàn Th. ạ. Không có nguồn tài trợ nào chính thức, nhà Chùa chỉ nhờ vào khách đến thăm ủng hộ, mà số trẻ lại quá đông.
Biết tiếng Chùa nuôi nên có không ít những trường hợp đứa trẻ bị đem đến bỏ ở cổng Chùa Th. ạ.
Dạy cho đám nhỏ biết chia xẻ, biết quan tâm tới người khác như vậy hay quá bạn ơi.
ReplyDeleteĐúng là vật chất thì cần, nhưng tình cảm còn cần hơn rất nhiều. Thương rất nhiều nhưng cuộc sống bề bộn, không dành nhiều thời gian cho các bé được. May nhờ có nhà chùa, các trung tâm từ thiện mà cuộc sống trở nên đẹp hơn, ấm áp hơn...
ReplyDelete@Đỗ & Phú: Còn nhiều những cảnh con trẻ ngơ ngác quá Đỗ & Phú à. Thương, mà chỉ biết thương. Những điều mình có thể làm nhỏ như hạt cát.
ReplyDeleteChùa này nhiều sư và ni cô không vậy chị?
ReplyDeleteMọi người đã comment đủ ý rồi, em chẳng biết viết gì hơn.
@HPLT: Chị không để ý Chùa có nhiều sư và ni cô không HPLT à, chỉ biết ở đó là sư nữ. Chùa khá đông người giúp làm công quả: phụ giúp việc Chùa, nuôi trẻ... Đoán có lẽ phần đông là những cảnh nương ở tại Chùa.
ReplyDeleteGood job lắm chị Cả à, tích đức lại cho con mình thì ko bao giờ thừa...keep it up!
ReplyDelete@LU: Lana đến Chùa đúng là để cho mình thôi LU yêu ơi. Chưa làm được điều gì cho ai hết. Thật.
ReplyDeleteNhìn con bé phải cắt tóc kiểu con trai thương quá. Hic...
ReplyDeleteLần tới em về, Lana dắt em đi thăm Khu nhà trẻ ở chùa Bồ Đề với nhé. Bé Chi này có đôi mắt lạ thật.
ReplyDelete@Titi: Tóc bé trước cắt trọc mới để lại nên nhìn xỉa xỉa ra như con trại đó Titi à.
ReplyDelete@Gấu: Ừ đi nhé. Gấu về thì xếp lịch rồi chị em mình đi.
ReplyDeleteTháng trước phòng em cũng tổ chức 1 buổi lên trung tâm GD số 2 trên Ba vì thăm các cháu bị bỏ rơi vì nhiễm HIV chị ạ - thương lắm, cũng có nhiều tổ chức xây nhà cửa cho các cháu rồi nhưng vật chất lẫn tinh thần vẫn thiếu lắm, cả đoàn đi không ai là không khóc chị ạ. Bọn em quyên tiền rồi mua gạo, sữa, mì tôm, bỉm...cho các cháu.
ReplyDeleteNhiều lúc cứ nghĩ giá mình làm được cái gì đấy to tát hơn cho các cháu nhưng cuối cùng cũng lực bất tòng tâm, chỉ cố gắng mỗi năm một lần lên với các cháu thôi chị ạ.
@Mốc Mít: Ừ chị hiểu. Chị cũng nghĩ như Mốc Mít. Biết chúng rồi, không quay lại thì áy náy. Mà không làm được gì 'to tát' cả, nên chị nói với LU ở trên, mình đến chỉ là để cho mình thôi...
ReplyDelete@Lana: vừng, rủ cả Ti yêu của em đi nhá. Nếu không có gì thay đổi thì tháng 11 em tạt về được mấy ngày từ Nhật.
ReplyDelete@Gấu: Ti yêu nào của em, Ti yêu của chung cả chị nữa chứ!
ReplyDelete@Gấu: òa, tháng 11 em về thật hả? Thế để chị nghĩ xem có thể đòi quà gì từ bây giờ nhé . Hú hú...
ReplyDelete@Lana: chị iu ơi. Ti chung, Ti chung chị nhé há há...
@Ti iu: em có thư mời đi Nhựt roài, dưng mà còn phải sắp xếp công việc lại, em sẽ ráng hết sức không bỏ lỡ dịp này. Ti thik gấu thiệt không, em bắt 1 con về làm quà, hà hà :-D
ReplyDelete@Lana: mọi khi chị có Ti roài, giờ em được về có vài bữa, tới lượt Ti là của riêng em mới phải, há há...
@Gấu; hí hí...thik thì nhìu, nhưng mừ sợ cũng nhìu, Gấu ợ :-P
ReplyDelete