January 20, 2019

19.01 nhân ngày Hải chiến Hoàng Sa 1974 viết về cuộc chiến giành lại quyền điều hành vùng FIR phía nam

Hôm nay 19/01, nhiều người nhắc sự kiện TQ chiếm Hoàng Sa 1974 từ Hải quân Sài Gòn. Dù chưa lấy lại được, các thế hệ VN rất cần được biết đầy đủ về lịch sử đất nước mình.
Như có gì thúc mình tìm lục ghi lại về những biến động với vùng FIR trên không của Việt Nam - cũng quan trọng như biển đảo - cũng gặp những biến động qua các mốc thời gian - mà rất tiếc rất ít bài báo, tư liệu ghi lại. Rất rất ít phổ biến.
Các mốc ấy là 1975, 1994, 2006.
1. Tóm tắt:
- 1975: Phía bắc có FIR Hà Nội do Miền bắc VN quản lý. Phía nam có FIR Sài Gòn bao phủ khu vực rộng lớn trên Biển Đông do Miền nam VN quản lý. Sau 04/1975 Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) tạm chia phần lớn vùng FIR SG trên biển thành các vùng trời tạm giao trách nhiệm (AOR = Area of Responsibility) cho Hồng Công, Thái Lan và Singapore quản lý để điều hành các chuyến bay quốc tế bay qua khu vực, do VN (mới) chưa đủ khả năng điều hành.
- 1994: Sau rất nhiều nỗ lực của chính phủ mà chủ chốt là các lãnh đạo ngành HKDD Việt Nam, ICAO đã phê chuẩn cho VN nhận lại phần AOR đã giao cho Singapore và Thái Lan từ 1975.
Phần AOR do HK quản lý chưa đòi được (tất nhiên, vì TQ).
Năm 1997 TQ lấy lại HK.
- 2006: TQ thiết lập FIR Sanya trên Biển Đông (trước đó, từ 1997 TQ vận động để thành lập AOR Sanya có 1 phần của FIR SG, 2006 đc ICAO phê chuẩn tạm giao AOR Sanya, 2006 chuyển thành FIR (xem hình bản đồ FIRs 1994 và 2006 dưới bài).

2. Vùng thông báo bay (Flight Information Region - FIR) “là vùng trời có kích thước xác định mà ICAO giao cho các quốc gia thành viên chịu trách nhiệm trước cộng đồng hàng không dân dụng quốc tế về cung cấp dịch vụ thông báo bay và báo động”. Mặc dù theo ICAO định nghĩa, FIR mang tính kỹ thuật đơn thuần chứ không mang ý nghĩa chủ quyền lãnh thổ nhưng thực chất quốc gia nào quản lý điều hành FIR nghĩa là họ cung cấp dịch vụ thông báo bay, dịch vụ báo động và quản lý mọi hoạt động bay ở vùng trời đó, và thu tiền của những hãng hàng không sử dụng dịch vụ (bay qua).
Rõ ràng việc quản lý điều hành FIR có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng đối với một quốc gia.

3. FIR Sài Gòn “chia năm xẻ bảy”
Trước năm 1975, FIR Sài Gòn, được thiết lập tại Hội nghị Không vận Trung Đông - Đông Nam Á năm 1959, bao gồm từ vĩ tuyến 17 xuống tới 07 vĩ độ Bắc, chiều rộng từ biên giới Việt – Lào, Việt – Campuchia ra tới 114 độ kinh tuyến đông, tức là bao gồm cả vùng trời miền Nam Việt Nam và cả vùng trời rộng lớn thuộc biển Đông. (trích từ các bài trong link a, b dưới đây)
FIR Sài Gòn chiếm một vị trí địa lý quan trọng trong giao lưu hàng không quốc tế. Thời điểm 4/1975 miền Bắc chưa đủ khả năng tiếp quản sự điều hành bay trong toàn FIR Sài Gòn mà chỉ quản lý, điều hành vùng trời trên đất liền của FIR Sài gòn, các tuyến giao thông hàng không trên biển Đông vì thế bị tắc nghẽn. Để giải quyết sự bế tắc này ICAO đã vạch ra một kế hoạch ứng phó gồm thiết lập các đường bay trên biển Đông, đồng thời phân chia phần công hải trên biển Đông của FIR Sài Gòn thành ba vùng trách nhiệm tạm thời (gọi là AOR) giao cho ba trung tâm kiểm soát đường dài Bangkok, Singapore và Hồng Kông điều hành”. (a)
Note: Giai đoạn này ngành hàng không Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng FIR Quảng Châu, Sanya với vùng trời mở vào FIR Sài Gòn cũ. (b)

4. Giành lại quyền điều hành FIR (Vùng thông báo bay) phía nam:
Ngành HKDD VN thế hệ những năm 1990s có quyền tự hào về việc giành lại được quyền điều hành phần lớn vùng FIR phía nam thuộc FIR Sài Gòn cũ. Đường lối của Chính phủ và ngành HKDD khi ấy là vừa quyết liệt đầu tư nâng cấp cơ sở, trang thiết bị, con người, vừa khéo léo đàm phán ở các diễn đàn quốc tế, ICAO, đàm phán song phương với Thái Lan, Singapore ... để cuối cùng ICAO phê chuẩn chính thức phần AOR thuộc Singapore và Thái Lan trả lại cho Việt Nam.
Trung Quốc gây khó dễ và ko chịu trả AOR Hồng Công (tất nhiên rồi).
Và giờ TQ đang mưu mô áp vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên toàn biển Đông.
Có một số bài báo nhưng đều bị thiếu ko đủ thông tin kiểu của ‘bên thắng cuộc":
a)https://m.anninhthudo.vn/phong-su/gianh-quyen-dieu-hanh-vung-thong-bao-bay-chuyen-bay-gio-moi-ke/436341.antd?fbclid=IwAR3pMaH3rnlE0F6JoccaQvsgtnmgopt2e3BB3yO--uigH8rS5j7iekLJN9k
b) http://www.baogiaothong.vn/hanh-trinh-gianh-lai-quyen-dieu-hanh-fir-ho-chi-minh-d95925.html?fbclid=IwAR3NUIcrmVkD6T-ux6gvI0p3v5bqDTqUYFORXas5jxDX1Vy3gpygu9euo2g

Chép lại kẻo mất: 
During the Fall of Saigon, ICAO, in 28th of April 1975, had divided FIR Saigon into 3 AOR: Bangkok, Singapore and Hongkong, then they gave these AOR to the corresponded FIR.
In the 7th of December, 1994, ICAO sent AOR Bangkok and AOR Singapore back to FIR Ho-Chi-Minh.
In the 1st of November, 2001, ICAO gave part of AOR Hongkong to FIR Ho-Chi-Minh, and created AOR Sanya from the remained part of AOR Hongkong.
In the 8th of June, 2006, ICAO changed AOR Sanya to FIR Sanya.
ở link này:
https://aviation.stackexchange.com/questions/24211/where-can-i-find-old-historical-fir-map?fbclid=IwAR3eMRaU77CXoSSp1z7RHJ0SBwrYzPH618H-zc5CeOMtfhgjUq7rFyJkexc

 Bản đồ FIRs thời điểm trước 01.2006

Bản đồ FIR tại trang web ICAO hiện nay

4 comments:

  1. Thêm 1 thông tin đáng ghi nhớ. Khó đòi lại chứ ko có nghĩa là ko được, trừ khi mình phủi tay.

    ReplyDelete
  2. Thế phần AOR do HK quản lý thì không đòi được à chị?

    ReplyDelete
  3. Không ngờ là chút nghiên cứu của mình lại có ích cho mọi nguời như vậy. Nhưng mà 1974-01-19 là hải chiến Hoàng Sa nhé chị.

    ReplyDelete

Nào mình cùng chia sẻ cảm nhận...