June 29, 2011

Cạn xiền

Hôm rồi đặt thêm cái tủ tường cho phòng Dim Mei để treo đồ sắp đồ cho gọn. Thế là vét túi :D
Xưa nay hiếm khi tài khoản còn chỉ con số trăm ngàn đồng tương đương với vài chục lẻ đô la thế này. Cũng chẳng biết thế là hay hay dở, vì thật sự lúc nào cũng dzừa dzừa đu đủ đã từng tạo ra một đứa 'con ốc' không quyết liệt bươn chải vươn lên làm giàu. Hụ hụ.

Cạn thì đúng cạn gạn dưng mờ sau đợt sửa nhà sắm giường sắm tủ mới tinh ti toe nói chuyện hết tiền giống như chàng kia đi trăng mật đã đời về kêu nhẵn túi í! hị. Lại nghĩ nghĩ "tái ông mất ngựa", có lúc cạn túi để mà đưa ra bàn bạc cân đo bỏ ý định này tạm hoãn dự định kia, không phải không có cái hay.

Mùng 5 hàng tháng là ngày cơ quan trả lương. Từ nay tới đó nhà còn đủ cho những nhu cầu căn bản (nói văn hoa của 'đi chợ'), còn thì tạm dừng các chế độ tung tẩy, các suy nghĩ tung tẩy, kể cả tung tẩy về mẹ cuối tuần (nhân tiện tớ sống sượng và thành thật xin lỗi là tớ xù vụ offline giường mới) :D

Con người sống phải có ước mơ, ước mơ tột bậc, để mà thấy đời còn mục tiêu, còn kêu gọi phấn đấu, đúng không ta?
Mà thường lúc túi ẹo tiền thì ước mơ càng ám ảnh càng cháy bỏng, hum...m.

Đã ước hè này khi rảnh rang xong việc sẽ rủ Dim Mei cùng đi du lịch bụi Nha Trang, cùng đi lặn biển. bơi. khám phá san hô. chụp hình lưu niệm.
Hoặc ước lập nhóm nhỏ kéo nhau đi Côn Đảo khám phá đảo khơi, ăn hải sản, ôi nghĩ tới đã mê rồi (đã kêu và đã hẹn hò 'khi nào đó' với bạn nì + bạn nì + bạn nì + ..), vậy mà hẹn chưa thành, vẫn ở chế độ bảo lưu.

Tối, khi cả nhà thư giãn toàn diện nằm ngồi ở bộ bàn ghế phòng khách coi TV, đem đề tài ra lấy nghị quyết tập thể đại loại nhà mình thống nhât tiết kiệm hủy bỏ các tung tẩy, tương lai ngắn là 1 tuần tính cho tới ngày 5, xa hơn tí là trong hè này. Rồi nghêu ngao "Bọn mình nghèo khó đến cho quên, ngày sau giàu có mới thương thêm" (Không giờ rồi). há há...

Người ta nghèo 0 giờ còn thao thức trăn trở nỗi lo ngày mai, mình cạn túi chưa 11h đã xoải tay xoải chân ngủ khì. ô hô :))

*** Cùng chủ đề:
- TÌNH HUỐNG
*** Tham khảo:
- Tái ông mất ngựa

Quê tôi

Quê tôi ở vùng lúa Hưng Yên, một làng quê như rất nhiều làng quê khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Thời trẻ thơ tôi và anh chị em được về quê mỗi hè cái thời bao cấp khốn khó, ai cũng nghèo, tàu xe đi lại khó khăn chứ không như bây giờ. Giờ thì tôi hiểu đó là sự cố gắng có ý thức của mẹ để chúng tôi gắn bó với quê hương từ trong cảm xúc.

Tôi từng tắm ao, đẩy lúa, chơi những trò chơi của trẻ con nhà quê cùng các anh chị em họ hàng. Bây giờ lớn lên chúng tôi vẫn rất thân nhau. Quê là hình ảnh thanh bình ấm áp tình ruột thịt gắn với tuổi thơ tôi.

Học mẹ, tôi cũng cố gắng để đưa các con về quê, không đều đặn hàng năm, thường vào những dịp nào đó như Tết hay mừng thọ cụ ngoại. Vẫn miền lúa trù phú ấy, giờ có đường rải nhựa đến tận cổng làng, có điện, có internet ở đầu phố, có nhiều nhà ngói, nhà tầng. Vậy mà mỗi lần về, tôi cứ thấy nhiều điều mất mát, thấy quê tôi nhìn ổn mà không phải ổn.

Quê tôi bây giờ lũ trẻ con bây giờ không còn những trò tắm ao be ruộng như tụi tôi hồi đó. Những chiếc cầu ao tuổi thơ tôi từng ngồi nô đùa với các chị bây giờ như đã biến mất hết cả, ao làng xưa nhiều lắm giờ bị lấn lấp đi gần hết thành đất thành nhà. Ngoài ruộng làm gì còn cua cá. Các loại huốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích tăng trưởng dùng tràn lan vô độ đã làm cua cá tận diệt, tất cả vì chữ lợi nhuận "nhà nào họ cũng dùng thuốc, mình không dùng thì rau mình còi xấu, heo mình chậm lớn, không có lời" (lại TQ nhé: hầu hết các loại thuốc này nhập từ TQ. Tác dụng của chúng nói ra đủ gây shock bất kỳ ai).

Dùng, nhưng bây giờ người dân quê tôi đã hiểu và biết sợ tác hại của các loại thuốc ấy. Kể cả những người trồng rau để bán cũng có vườn rau sạch cho-nhà-mình-ăn, phân biệt với rau mang chợ (bán cho người khác). Tôi về quê được các cậu, các dì, cô bác, anh chị quý lắm, tới ai cũng giữ lại ăn cơm. Cô tôi, mợ tôi te tái ra vườn hái rau và bắt con gà nhà nuôi đãi khách. Bao giờ cũng thêm: gà nhà mình nuôi, rau vườn nhà trồng đấy, đi mua bây giờ sợ lắm.
Còn nhớ khi xưa mẹ tôi nuôi heo giỏi lắm sau 8 tháng con heo được hơn 1 tạ để xuất chuồng (đem thịt). Bây giờ người ta nuôi cám tăng trọng chỉ mất 3 tháng heo đã nặng trên 1 tạ. Dịp dịch bệnh, nhà nuôi heo nhanh chóng chích ngừa cho đàn heo rồi đem bán tống bán tháo tránh lỗ nếu heo kéo nhau lăn quay ra chết. Người nông dân không có nhiều tiền, lỗ một vụ thiếu nợ là cả nhà điêu đứng.

Cứ vậy nên biết vẫn biết mà dùng nhà nhà vẫn dùng, cái sạch nhà mình ăn còn cái ô nhiễm độc hại đem bán. Rồi ai ai cũng vẫn phải ra chợ. Một cái vòng luẩn quẩn chưa thoát khỏi đói nghèo (tri thức).

Chưa kể mọi thứ hóa chất độc hại ấy đều ngấm xuống nguồn nước chung. Đồ ăn ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm. Quê tôi giờ đây căn bệnh ung thư rình rập thường trực. Làng trên xóm dưới, nhà ai cũng có người chết vì ung thư, tuổi của họ càng ngày càng trẻ. Tôi không ngạc nhiên, chỉ thấy bất lực, và không khỏi xót xa...

June 27, 2011

Hào hứng

Hôm qua chủ nhật đã đặt mua một chiếc giường, là thứ này mà 2 mẹ con đã cùng ngắm nghía từ chủ nhật trước. Giường gỗ của Hoàng Anh Gia Lai - đồ hàng hiệu Brand Name hẳn hòi. Nhìn nó chắc chắn, vững chãi, rất yêu, thay cho chiếc giường cũ giá mua không bằng 1/3, chân cao, đặt trong phòng sửa mới rộng làm cảm giác chống chếnh.

Cũng có nghĩ ngợi cân đo đong đếm một chút vì giá tiền, rồi thì bụng bảo dạ "thôi, có tiết kiệm thì tiết kiệm những cái khác, cho giấc ngủ thì không nên tiết kiệm". Trước giờ mình mới chỉ "tiết kiệm thì tiết kiệm những cái khác, riêng ăn uống thì không nên tiết kiệm". Hì. Đà này danh sách những mảng 'không nên tiết kiệm' sẽ dài nguều ra cho mà coi. Dưng mà thôi, đó là chuyện ngày sau, kệ đi, hôm nay nói chuyện hôm nay đã, tội gì :D

Hãng hẹn khoảng 3 giờ chiều nay giao hàng đến nhà.

Sáng đi làm Dim Mei còn đang ngủ, tận hưởng cái sung sướng của nghỉ hè. uyết ở nhà ba chị em bảo nhau dọn giùm cô cái phòng để có chỗ chiều họ mang giường tới lắp.

11:30 trưa Mei gọi điện "Mẹ ơi tụi con dọn gần hết đồ trong tủ áo của mẹ ra phòng khách rồi. Mà sao mẹ nhiều đồ thế, đầy hết cái túi ngủ rồi (các hắn trải sleeping bag ra sàn để sải đồ), dọn tiếp không mẹ?".
- Ừa có, dọn rỗng cái tủ giùm mẹ để còn kê dịch chỗ mà (giường mới rộng lắm). Con cứ chất đống giùm mẹ, đầy quá thì để tạm trên đi văng.
- Vâng.
- Thế có những ai dọn? Chị Tuyết có nhà không con?
- Dạ không, chị Tuyết đi làm, con và chị Dim dọn thôi.
- Giỏi quá. Thế này chiều nay chúng mình phải làm gì đó để ăn mừng giường mới và thưởng cho Dim Mei thôi (đằng nào mẹ cũng phải về sớm để nhận giường và trả tiền).
- Ăn mừng thế nào ạ?
- Mẹ chưa nghĩ ra. Có thể mình sẽ nấu một món ngon, hoặc mình sẽ mở nhạc thật to và nhảy nhót trên giường, hoặc mẹ sẽ chiêu đãi cả nhà đi ăn gì đó... hay là Dim Mei ở nhà lên kế hoạch cho mẹ nhé, chiều chúng mình bàn tiếp.
- Vâng.

12h Mei gọi, 12h30 gọi nữa, không có thêm gì mới về kế hoạch ăn mừng, có lẽ đơn giản là hào hứng quá :)

Je t'aime (Lara Fabian)

Thứ hai đầu tuần thét gào "Je t'aime" (I Love You) tha thiết, nồng nàn :)

Đùa chút, nhưng đúng là sáng nay nghe bài này, nghe lại, nghe nữa. Nghe xong muốn ghi tên đi học lại tiếng Pháp. Hì.

https://www.youtube.com/watch?v=l9ihPrEbI8Y

Je t'aime
(Rick Allison, ca sĩ: Lara Fabian)

D’accord, il existait d’autres façons de se quitter
Quelques éclats de verres auraient peut être pu nous aider
Dans ce silence amer, j’ai décidé de pardonner
Les erreurs qu’on peut faire à trop s’aimer
D’accord la petite fille en moi souvent te réclamait
Presque comme une mère, tu me bordais, me protégeais
Je t’ai volé ce sang qu’on n’aurait pas dû partager
A bout de mots, de rêves je vais crier

Je t’aime, je t’aime
Comme un fou comme un soldat
Comme une star de cinéma
Je t’aime, je t’aime
Comme un loup comme un roi
Comme un homme que je ne suis pas
Tu vois, je t’aime comme ça

D’accord je t’ai confié tous mes sourires, tous mes secrets
Même ceux, dont seul un frère est le gardien inavoué
Dans cette maison de pierre,
Satan nous regardait danser
J’ai tant voulu la guerre de corps qui se faisaient la paix

Je t’aime, je t’aime
Comme un fou comme un soldat
Comme une star de cinéma
Je t’aime, je t’aime
Comme un loup comme un roi
Comme un homme que je ne suis pas
Tu vois, je t’aime comme ça

Je t'aime, je t'aime
Comme un fou comme un soldat
Comme une star de cinema
Je t'aime, je t'aime, je t'aime, je t'aime, je t'aime, je t'aime
Comme un loup comme un roi
Comme un homme que je ne suis pas
Tu vois, je t’aime comme ça


------------------------------------------
Bản dịch tiếng Anh, theo song-lyrics.net

Agreed, there existed other ways of parting
if we looked at the bright side it might be able to help us
In this bitter silence, i decided to forgive you
it is the faults that we might do when we love someone so much
agreed the small girl in me often claimed you
you were almost like a mother, you edged me, protected me
I've stolen your blood that we wont leave each other
in the middle of words and dreams i'm gonna shout:

I love you, I love you
like a crazy person like a soldier
like a star of cinema
I love you, I love you
as a wolf, as a king
as a man that i'm not
you see, i love you like that

agreed, I trusted you in all my smiles and secrets.
even those, alone whose brother is the unconfessed security guard
In this stony house,
Satan watched us dance
I wanted so much the war of bodies which made peace

I love you, I love you
like a crazy person like a soldier
like a star of cinema
I love you, I love you
as a wolf, as a king
as a man that i'm not
you see, i love you like that

June 25, 2011

Món quà cho cuộc sống độc thân

Là những người bạn,

mà bạn có thể chia sẻ, nghe sẻ chia, và cùng tạo ra những khoảnh khắc quên thời gian.

Ba người bạn Hà Nội ngồi với một người bạn từ Sài Gòn ra trong chuyến công tác. Trời hầm hập cái nóng nực trước băo. Có hề ǵ. Cà phê 36A Điện Biên Phủ, tới Nhà hàng Hương Việt (Lạc Long) Quân với món thịt heo tay cầm (lợn mán, heo mọi) cực ngon, lại vòng về Highland Coffee - Xuân Diệu ghế mềm ấm cúng. Nước uống ngon, đồ ăn ngon (Hà Nội cái gì cũng ngon với điều kiện có người chỉ dẫn). 4 cái đầu ngả/ chụm chuyện này chuyện khác suốt buổi chiều dài mà không ai bật lăng, cùng cười đã mỗi câu nói đùa, cùng lắng với những câu chuyện nhân tình thế thái, ta nói là người 'chung giọng'. Giả như cô bé phục vụ bàn không xin lỗi quán tới giờ dẹp thì chưa ai dứt về, dù đă trễ.

(10h30 tối cà phê mời khách về đóng cửa, cũng là 'đặc sản Hà Nội', để bạn ghi thêm vào khám phá :))

Hai người rất đàn bà và hai người đàn ông (tạm cất chữ 'rất', chỉ biết thiên hạ đồn rằng mỗi người họ có hàng fan nữ dài tính tới vài chữ số 0), cả 4 đều độc thân 'theo một cách nào đó', và cuộc gặp không có hương vị cặp đôi ngoại trừ duy nhất câu đùa của bạn SG: "Này, nếu tớ phải lựa chọn một trong hai cậu để yêu, tớ thú nhận là vô cùng khó, thôi thì cứ là bạn thế này". Cuộc sống thật sự còn có những sự chia sẻ rất đẹp ngoài những câu chuyện tình.

Ai đó có thể sẽ phản biện rằng bạn bè đâu chỉ là món quà riêng cho những người độc thân. Đồng ý, nhưng hãy cùng công nhận thế này: Khi bạn sống chung với vợ/ chồng, không phải lúc nào bạn cũng sẵn sàng gật đầu với cuộc gặp đột xuất cho dù đó là người mà bạn rất thích nói chuyện. Bạn không dễ ra khỏi nhà một ḿnh ngồi tới hơn 10h tối. Nếu có, cũng có nhiều lý do để bạn khó có toàn bộ sự tập trung của bạn vào câu chuyện. Đơn giản vì cuộc sống của bạn là cuộc-sống-chung, sau giờ làm việc chiếm gần hết ngày bạn cần dành thời gian xum vầy. Cuộc sống gia đ́nh cần bóng dáng bạn trong nhà tạo nên những giá trị ấm áp. Chưa kể, như bạn mình nói, còn có rất nhiều người đánh đồng tình yêu, hôn nhân với sự sở hữu.

Ồ không, entry này không hề có ý định so sánh, cũng không hề có ý định nói đến từ 'đánh đổi'. Quan trọng là hài lòng với lựa chọn. Cuộc sống trao cho ta hạnh phúc và yêu cầu ở ta những trách nhiệm, chúng ta đón nhận hạnh phúc và cân bằng với những trách nhiệm. Đơn giản thế thôi.

Nhắc nữa rằng người viết không hề cổ xúy cho cuộc sống độc thân. Vốn cổ điển, người viết vẫn cho rằng nếu được lựa chọn hăy chọn cuộc sống có người bên cạnh cùng chia sẻ buồn vui mỗi ngày. Nhưng muốn nói rằng, bất cứ lúc nào, dù bạn là ai, dù bước chân bạn ở đâu trong cuộc đời này, cuộc sống vẫn luôn có những món quà, chỉ cần bạn nhận thấy và mong muốn nhận thấy chúng...

Thế thôi...

(để tặng entry này)

June 23, 2011

Không đề

ú hu, trời mưa. Đang thích trời mưa. Mấy ngày nay nóng nực quá. Ước gì hôm nay cuối tuần, mưa bão 2 ngày ngồi nhà nấu bắp non, rang lạc (đậu phộng) bày vẽ rủ Dim Mei nằm ngồi nhấm nháp coi phim kênh Star Movie.

Kể mà mưa bão đi làm thì khổ. Làm nghề dịch vụ ngày mưa, ngày lễ càng khổ vì chả được nghỉ lại còn căng thẳng vất vả hơn.

Ngồi lỳ một chỗ nguyên ngày ở bàn, muốn đứng dậy đi lại mà nhìn quanh cả phòng vẫn chắm chúi, chỉ có tiếng gõ phím lách tách lách tách liên tục, sắp hét toáng lên với sếp: Phòng mình cần đăng ký khen thưởng 'làm việc mẫn cán', lấy tiền thưởng đóng bảo hiểm phòng khi cả lũ lăn quay ra vì bệnh thoái hóa cột sống.

Kệ. Tạm nghỉ. Không đi lại được thì nghỉ ngồi. Quay qua Blogging. Mà viết gì cũng thấy nhạt. Mở báo đọc cũng nhạt nốt, quanh đi quanh lại lại tin chém giết hoặc ca sĩ lộ hàng. Phòng mình mọi người bàn tán chuyện kỹ sư Tạch với lỗi Toyota Vietnam, nhưng mình chẳng đi ô tô nên cái đó cũng ngoài vòng quan tâm. Thật ra, thông tin mình muốn đọc vẫn là chuyện biển đảo, nhưng báo chính thống mất lòng tin quá, mở ra là nghĩ thông tin kiểm duyệt cắt hết phần khách quan, bias, nên tự dưng không muốn đọc.

Có phải cừu đâu.

Thế nên đọc mẩu tin bên nhà VuPundit về hội thảo an ninh biển Đông ở Mỹ, ngắn thôi, nhưng thấy mừng, vì người dân Vietnam ít nhiều cảm thấy bớt cô độc, lo sợ chiến tranh. Từng chùng sụm khi đọc một bạn đọc blog viết cho mình qua email: "Nếu phát động em sẽ xin nhập ngũ". Xót lòng. Thấy thương đất nước nhỏ của mình quá, đau khổ, mất mát vì chiến tranh, nghèo vì chiến tranh, chia cắt lòng người cũng vì chiến tranh.

Hôm kia vừa có cuộc họp về hoạt động hàng không dân dụng bay lệch qua biên giới không phận trong những trường hợp bất khả kháng. Gặp mấy anh ở Cục tác chiến - Bộ Tổng tham mưu và Quân chủng Phòng không Không quân (nghe oách quá), hỏi ngoài lề các anh dạo này biển đảo như vậy bên đó có căng không ạ? Trả lời là "Thì có nhưng mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát", "chủ trương là giữ hòa bình, mềm mỏng, nhưng nếu kẻ kia xâm phạm thì ta nhất định sẽ giữ khẳng định chủ quyền", lại nói "em biết không, khi nhà hàng xóm cãnh kẹ, thì mang dao ra mài". Vâng :)

Thấy yên tâm.

Mà vẫn tự ngắc ngứ vì sao lại cứ áp dụng cứng nhắc cái luật cấm biểu tình. Ôn hòa, không phản đối chính quyền, biểu tình lòng yêu nước thì nên ủng hộ lắm, nhất là lúc này? Hình ảnh 'một sĩ quan an ninh bật khóc' cứ quẩn quanh mãi, không biết thông tin có đúng thực không...

*** Có chút gì liên quan:
- CẢM NHẬN VỀ CHIẾN TRANH

June 21, 2011

Bão, phụ nữ, đàn ông

Riêng ở VN ta các cơn bão được gọi theo cách đánh số hàng năm, sau mỗi năm lại quay lại từ 1. Ví dụ: Cơn bão số 2 năm 2009, bão số 1 mùa bão 2011... Còn đối với thế giới mỗi cơn bão đều được đặt tên. Bão thường sinh ra trên biển rồi di chuyển một quãng đường dài trước khi đổ bộ vào một hai vài quốc gia nào đó, nói cách khác Bão là kẻ lang thang không của riêng ai. Vậy Bão được đặt tên như thế nào?

Dưới WMO (World Meteorological Organization - Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới) có các Trung tâm Tư vấn bão Vùng trên thế giới được giao trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động của bão trong khu vực, bao gồm cả việc đặt tên cho các cơn bão. Tại khu vực Châu Á - Tây bắc Thái Bình Dương, Trung tâm Bão Nhiệt đới Vùng đặt ở Tokyo (Nhật); từ năm 2000 mỗi nước thành viên trong khu vực cung cấp 10 cái tên để tạo thành ngân sách 140 tên bão và hàng năm Trung tâm Tokyo đặt tên cho các cơn bão vùng Tây Thái Bình Dương từ danh sách tổng hợp này. Việt Nam ta đóng góp các tên như: Saomai, Trami, Vamco, Halong, Songda, Saola..., vì thế không có gì ngạc nhiên nếu (giả dụ) cơn bão số 5 của ta năm nay có tên quốc tế là Halong (Công nhận các nhà khoa học của chúng ta rất né chị em phụ nữ, ít nhất là trong lĩnh vực đặt tên bão, kha kha kha).

Nhưng đó là bây giờ, thời đại công bằng dân chủ bình quyền. Đã có nhiều thập niên trước kia khi mà những cơn bão nổi tiếng hung hãn tàn phá và chết chóc 'dễ có mấy tay' trên thế giới hầu hết đều mang những cái tên phụ nữ mĩ miều, ví như cơn bão Emma (Nhật, Triều Tiên, 1956); Linda (Califonia - Mỹ, 09/1997); Katrina (New Orland - Mỹ, 2005), và nhiều nữa.
Nhiều tổ chức phụ nữ đã tranh đấu đấu tranh lên án điều này là phân biệt đối xử, nói xấu (nói thật nhưng xấu) chị em. Kết quả là từ năm 1979 Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới (WMO) đã quyết định xen kẽ lấy tên nữ và nam đặt tên cho Bão. Riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương như đã nói ở trên, các quốc gia đều được tham gia ngân hàng tên bão và hầu hết né tên người mà đặt bằng những cái tên hoa lá chim chóc linh tinh... cho lành :)

-------------------------------------------------
Còn đây là chuyện dân trong nghề rỉ tai:
Xưa, có lần các nhà khoa học đã có cuộc hội thảo vô cùng sôi nổi về sự giống nhau và khác nhau giữa 1 cơn bão và 1 "quý cô", và họ tìm ra kết quả là:

Giống nhau:
Bão và phụ nữ đều hình thành từ những vùng bí hiểm và từ những nguyên nhân bí hiểm.
Đường đi của bão và phụ nữ đều không thể đoán trước.
Cả phụ nữ và bão đều có thể bất ngờ mạnh lên dữ dội.
Cả 2 đều có kèm theo mưa.
Cả hai đều có thể gây hư hại cho cây cối, nhà cửa và hoa màu.
Trước khi bão tới và trước khi phụ nữ nổi giận, trời rất đẹp.
Vật thổi tung trước tiên thường là quần áo.
Phương pháp đề phòng tốt nhất là đóng cửa ngồi im trong nhà,
Có nhiều tiếng nức mạnh.
Muốn tồn tại đều phải biết sống chung.

Khác nhau:
Bão nổi lên theo mùa, phụ nữ nổi lên quanh năm.
Bão tàn phá lung tung, phụ nữ nhiều lúc chỉ tàn phá 1 chỗ.
Bão càng ngày càng yếu đi, phụ nữ càng ngày càng mạnh lên.
Bão ồn ào mới đáng sợ, phụ nữ yên lặng mới đáng sợ hơn.
Trời nổi bão khi khí lạnh về, phụ nữ nổi bão khi quý ông không về.
Bão mạnh khi nó to, phụ nữ mạnh khi họ nhỏ.
Muốn an toàn ta phải chạy xa bão, muốn an toàn ta phải lại gần phụ nữ.
Bão làm đắm thuyền, phụ nữ làm đắm mình.
Bão cần mây tan, phụ nữ chẳng cần mây gì hết.

Các nhà khoa học giật mình nhận thấy những điểm này thú vị đến nỗi họ quyết định rằng Bão cần mang tên phụ nữ, mà là tên phụ nữ đẹp. Thế nhưng sau hàng loạt những cơn-bão-gái-đẹp tàn phá kinh hoàng những nơi đi qua, việc đặt tên này bị chị em phản đối kịch liệt. Các nhà khoa học phát hoảng liền triệu tập khẩn cấp một cuộc họp so sánh bão với "quý ông". Nhưng dù cố gắng hết sức để tìm đủ cho công bằng nhằm xoa dịu chị em, họ cũng chỉ đưa ra được bảng tổng kết khiêm tốn, đó là:

Giống nhau:
Cả hai càng đi xa càng yếu đi.
Cả hai nhiều lúc đều đe dọa rất cao rồi chả làm gì cả.
Cả hai khi tàn đều làm ướt cảnh vật.
Cả hai đôi khi chỉ được thiên hạ nhớ đến do sức tàn phá mà thôi.

Khác nhau:
Bão kèm theo sấm chớp, đàn ông chỉ kèm theo những lời hứa suông.
Bão hay đổ bộ vào vùng quen. Đàn ông hay đổ bộ vào vùng lạ.
Bão đôi khi không chịu vào bờ, đàn ông đôi khi không chịu xa bờ.

(đồ sưu tầm, bà con ném đá thoải mái nhưng Lana vô can nhé, hihi).

*** Để tham khảo thêm:
- BÃO ĐƯỢC ĐẶT TÊN NHƯ THẾ NÀO?
- TROPICAL CYCLONE NAMING

June 20, 2011

Tản mạn cuối tuần

Cuối tuần nghỉ. Tự nhiên nản thôi muốn nói mấy chuyện thời sự to to ngoài kia, bỏ tất ở ngoài, tự cân bằng tìm HP bên trong cánh cửa nhà mình. AQ.

Chiều thứ 7 rủ Mei đi vòng vòng, ngắm nghía bàn bạc và cùng quyết định chốt mua một thứ đồ khá to tiền so với túi nhà mình hiện tại. Khủng hoảng kinh tế thì sao, Giá cả tăng vọt thì sao, ai biết 2012 sẽ yên bình hay sẽ chiến tranh hay sẽ tận thế, thôi cứ cách vài tuần ta cho mình một ngày tự quên, một ngày loại bỏ hai chữ 'Tiết Kiệm' ra khỏi từ vựng, chuyển khoản một phần giỏ tiền ky cóp ra giày, váy, hay một món đồ đã từng đi qua trong đầu kèm với chữ 'khi nào đó'.

Chăm cây. Bạn mình lâu lâu thị sát mấy chậu cây còi cọc heo héo trên sân thượng nhà mình thường ngán ngẩm bật cười. Kêu ca rồi tự mua thêm cây dí cho mình. Giờ nhà sửa mới chuyển phòng ăn lên tầng, tiện ra vô tưới cây ngắm cây, xanh tốt. Kêu với bạn: Ưa chăm cây cảnh thế này có biểu hiện tuổi già :)
Mà ngoài kia xôn xao lo chuyện TQ chiếm biển chiếm đất, mình bó trong nhà chăm cây chui vỏ ốc, không già thì là gì. Hờ, vỏ ốc vỏ ốc. Xung quanh yên bình thì chọn vỏ ốc tùy theo, giặc đến nhà chui vỏ ốc nó hớt một nhát nguyên rổ mang về xay nghiền làm thức ăn heo, còn lại vài ngoe ngoe nó đập cho nát bép. Nhớ mẹ hay bảo nắm đũa tách riêng người ta muốn bẻ bẻ cái một, đũa bó thành bó làm sao bẻ, anh em trong nhà hay một nhóm hay một đất nước cũng vậy thôi.

Hôm qua là Ngày của Cha. Đọc bài này, thấy mình hạnh phúc vì đang còn có Cha. Ừa, một năm với một người có rất nhiều ngày ý nghĩa. Ngày của Cha, Ngày của Mẹ, Ngày Sinh nhật, Ngày kỷ niệm đám cưới, Ngày Tết/ Noel xum họp gia đình... Tự ngẫm mình nếu nhìn cốc nước không đầy theo cách 'vơi một nửa' thì mình không có một vài ngày, nhìn theo cách 'đầy một nửa' thấy còn có những người không có được 1 ngày trọn vẹn cho cả năm tròn. Cảm ơn ông Trời đã thương.

Hôm qua còn có offline nhà kia, có lý do mà lại chẳng lý do chính thức gì. Phòng ăn + bếp tài trợ. Đồ ăn khách nấu. Nhóm nhỏ. Vui. Mà sao về đến nhà rồi vẫn thấy thiếu thiếu cái gì, chưa thỏa, thì ra thiếu rượu. Rượu vang. Off chỉ uống trà Ô long. Ô thiếu rượu. Mình giờ tệ quá.

Hà Nội những ngày này thời tiết thật dễ thương. Mưa đêm và sáng sớm, nắng dịu nguyên ngày. Yêu thế.

Chúc một tuần mới tốt lành.


*** Có thể bạn muốn đọc:
- BIA, RƯỢU
- LY NƯỚC ĐẦY MỘT NỬA

June 16, 2011

Chuyện làng

Làng nọ có vài chục nóc nhà, giữa làng có nhà Tham béo vườn rộng mênh mông, rìa Đông Nam nhà lão kế chiếc hồ rất rộng với vài nhà hàng xóm nho nhỏ nghèo nghèo. Một dạo ở nhà kia anh em giành nhau quyền quản lý đất đai bố mẹ để lại, thế là nhân đó béo liền tranh thủ chơi bài giương đông kích tây lấn Nam trộm bắc, tối tối béo lẻn qua thầm thì thằng em vuốt ve thằng anh một mặt kín sai con lão đứa dịch bờ rào, đứa nhảy qua vườn hàng xóm trồng mấy bụi chuối dắt thêm con bò để đó coi như xong, mai béo ra giữa chợ oang oang tuyên bố vườn đó đất nhà tao đấy.
(Ô hay đất nào đất nhà Tham hở hở, đất hương hỏa cha ông người ta để lại nhảy vào nhận bừa không sợ các cụ thiêng vả cho vỡ mồm).

Bây giờ nhà lão béo đã trở nên giàu có không phải nhất làng nhất xã mà nhất nhì cả quả đất, lại vốn gian tham vô độ từ trong gien tổ gien tông, chuyên làm hàng rởm, đảo mắt một vòng không ai để ý là trộm tay pha liền chất độc hại miễn tăng túi tiền bất chấp sức khỏe tính mạng người mua, nên giàu càng giàu mà cả làng nước người ta bảo nhà đó giàu hèn. Nhà nghèo đi đâu không được đón tiếp lại ra một lẽ, cái thứ nhà giàu tiền đè chết người mà con cái đi tới đâu ai người ta cũng chỉ muốn khép cồng, quay đi hỉ mũi, thì phải coi lại. Mà cái kẻ mờ mắt vì tiền chắc gì còn liêm sỉ mà coi.
(Đến thằng nghèo nó cũng khinh).

Gần đây Tham béo rục rịch chuẩn bị xây công trình tiền tỉ trên mảnh vườn lão thò cái chân thối con bò cây chuối trước đây. Để dọn đường, thỉnh thoảng lão giả vờ đi dạo qua đó, tè bậy chỗ mấy gốc chuối vừa quơ chân múa tay khuỳnh khoàng gây sự nhà này nhà kia để khẳng định chủ quyền. Đâu ngờ mấy nhà bị chiếm đất giờ không còn củ khoai hai lúa sợ vía lão như xưa, nhất là lớp trẻ bây giờ chúng có internet chúng hiểu chúng biết, chúng không chịu nín nhịn, chúng lại có cái truyền thống giữ đất tổ tiên đã ăn sâu trong máu. Chúng tìm lại gia phả đất đai, rồi bảo nhau nhà béo mà dẫn xác qua chúng sẽ trả đòn, đầu tiên là béo đóng cái cọc nào chúng sẽ cắt móng cái cọc ấy. Kể cả béo đem súng ống ra dọa chúng cũng đếch sợ. Tất nhiên chẳng ngu gì mà đem súng trường ra đọ với đại bác nhà béo. Chúng sẽ chơi kiểu du kích, dùng chông dùng ong độc dùng mưu trí. Lịch sử đã chứng minh không chỉ một lần: những kẻ mạnh nhưng ở xa đem súng đem ống hoành tránh đi uýnh nhau chỉ hùng hổ được lúc đầu, rồi thì cũng sa lầy mà chết trước lối đánh du kích thông minh kiên cường thôi.

June 14, 2011

Nghèo

Giờ làm việc chiều nay bỗng tự muốn thưởng cho mình ít phút thả người ì ra thư giãn. Oài. Chẳng biết là đáng phê bình hay đáng khích lệ nữa.
Sáng nay vừa có cuộc họp với các bạn Quản lý bay Lào. Bài nói làm mình chuẩn bị mất mấy ngày kiểu vừa làm vừa nhẩn nha nước chưa tới chân chưa nhảy. Tối qua thức đến 12h khuya hoàn tất. Sớm nay bước vào phòng họp gặp các bạn Lào là thấy lòng mình tràn ngập sự thân thiện. Tự hỏi nếu là đồng nghiệp đến từ Trung Quốc chắc phải ực liền 3 ly nước để mà chặn cái thành kiến dân tộc đặng còn tập trung vào chuyên môn.

Xưa nay chữ Nghèo đi với chữ Hèn. Tự mình không hèn thì người ta cũng nhìn hèn. Buổi làm việc đầu nhìn nhau không thấy có màn Lãnh đạo chào hỏi đoàn bạn, chỉ lính chuyên môn ta ngồi với nhau, thế là tự tung tự tác, speaker kiêm MC. Mấy anh em nhìn lịch làm việc/ tiếp đón của TCTy tối thiểu đến không thể tối thiểu hơn. Ngoài việc cử xe đón, đưa từ sân bay còn thì ở nhà khách cơ quan, bữa trưa ăn căng tin 50k/ suất, sáng chiều tự túc. Hỏi ra thì cả 4 bạn trong đoàn đều lần đầu đến VN, không ai nói tiếng Việt. Nhà khách ở chung khuôn viên với Văn phòng TCT trong cái góc phố bên Gia Lâm này tối vắng hoe không hàng quán. Nghĩ mà tủi thân giùm.
Thôi chẳng so với cho các đoàn khác qua ở vị thế khác được tiếp đón long trọng, ở khách sạn ăn nhà hàng đặc sản hoành tráng. Chỉ nghĩ giá như văn phòng giao cho vài nhân viên hạng ruồi take care các bạn í ngày đầu, dẫn đi ăn bình dân hoặc chỉ chỗ shopping ăn uống thôi cũng được.

'Ca' điều này với Phó Ban, bảo 'đúng là nghèo cũng là cái tội, nghĩ mà rầu'. Sếp phó ít hơn mình vài tuổi, cũng dân học Nga, cũng từng có thời lơ ngơ cả lũ nước nghèo qua nước giàu, ra đường là nhúm một đoàn dắt díu, nhìn đâu cũng ngước mắt vừa thán phục vừa tự ti. Trong Ban còn có thêm vài tên cựu học Nga khác. Các bạn Lào khiến chạm vào quá khứ. "Nhìn bọn này nhớ hồi mình mới qua Nga, chắc bọn Nga hồi đó cũng thấy mình tội nghiệp thế này đấy nhỉ".
Dân kỹ thuật sống vẫn nghiêng tình. Sếp phó + trưởng phòng kêu thêm vài tên lèo tèo như mình hết giờ chiều cùng đưa các bạn Lào đi loanh quanh. Có khi các bạn í sẽ cảm động TCTy lắm đây, đâu biết tụi mình bàn nhau share bill. Tình người.

Lại nhớ chiều qua về ngang Lăng Bác. Tháng 6 trời nắng chang chang. Phượng rực đỏ đến nhức nhối. Chợt nhớ bạn mình kể ngày xưa thời sinh viên triền miên bị đói, mỗi thứ 7 mấy tên lại đến xếp vào hàng người thăm Lăng chỉ để nhận xuất bánh mì phát miễn phí, đến nỗi bảo vệ Lăng nhớ cả mặt. Bác Hồ thiêng chắc cũng động lòng. Bạn kể cho mình mới đây nhân một lần cùng đi ngang lăng Bác như một trải nghiệm vui xưa nhưng mình lại 'đọc' được trong ấy những giá trị, nao lòng.

Thôi rồi trời bỗng tối sầm. Cơn mưa dữ dội. Mấy tên trong phòng xôn xao tung: "Mưa này chương trình với các bạn Lào làm sao đây sếp?" Mình hứng: "Hay là mua cơm hộp cà phê tới ngồi chung ngắm mưa với các bạn, lại thành lãng mạn kỷ niệm sếp ui".

June 13, 2011

Biển Đông với mánh 'đục nước béo cò'

Trước đây, vì quan tâm vấn đề không phận - hải phận - biên giới lãnh thổ nên Lana đã tìm đọc ít nhiều thông tin về Trường Sa, Hoàng Sa ở nhiều thời điểm: Về Hải chiến Trường Sa 1988, Hoàng Sa 1974, về 'Công hàm 1958' TQ thâm nho diễn bài anh-em lừa cậu hàng xóm ngây ngố đang lục đục trong nhà để rồi lấy đó làm cớ vẽ đường lưỡi bò bao bọc 2 quần đảo này gom làm của mình. Vì những thông tin đọc được đều kiểu chắp nối, không có nguồn chính thống nào nên đành mình biết cho mình, nay đọc được bài này khá đầy đủ xin trích về đây chia sẻ. Người Việt nam yêu đất nước mình cần được biết mọi sự thật trong lịch sử của mảnh đất ấy, biết để thương hơn và nếu tình yêu còn đó thì sâu hơn, không để bắt lỗi, đơn giản thế thôi.

(Nguồn: ĐƠN ĐỘC - Huy Đức, Quechoa Blog)
... Hơn 300 năm trước, các Chúa Nguyễn đã đưa người đến Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1816, Gia Long chính thức thiết lập chủ quyền Việt Nam đối với cả hai quần đảo. Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ, bản vẽ năm 1838 của Nhà Nguyễn đã thể hiện hai quần đảo này với tên gọi là Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa. Năm 1920, Chính quyền Pháp, với tư cách là nhà nước bảo hộ ở Đông Dương đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền và từ đó người Pháp hiện diện ở đây liên tục. Tháng 11-1946, khi người Pháp bắt đầu chiến tranh trở lại với Việt Minh, chỉ có thể đưa quân kiểm soát cụm phía Tây Hoàng Sa, Tưởng Giới Thạch đã cho đổ bộ lên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa và tháng 12-1946, đổ bộ lên Itu Aba, thuộc Trường Sa. Sau khi bị Mao đuổi khỏi lục địa Trung Hoa, năm 1950, quân Tưởng rút khỏi hai hòn đảo mà họ giữ gần 4 năm trước đó.

Năm 1954, theo Hiệp định Geneve, Hoàng Sa ở phía Nam Vĩ tuyến 17 sẽ thuộc về chính quyền miền Nam Việt Nam. Nhưng, tháng 4-1956, khi lực lượng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa ra tiếp quản, hai đảo lớn nhất đã bị "Quân giải phóng Trung Quốc" chiếm mất. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa trên thực tế, cai quản liên tục bốn đảo chính: Pattle (Hoàng Sa); Robert (Cam Tuyền); Duncan (Quang Hòa Đông) và Drummond (Duy Mộng). Riêng đảo Pattle, Việt Nam còn có một đài khí tượng thuộc hệ thống quốc tế. Từ năm 1956, Việt Nam Cộng hòa, về mặt pháp lý, vẫn khẳng định chủ quyền trên phần bị Bắc Kinh chiếm đóng.

Tháng 4-1972, khi miền Bắc dồn lực trong một chiến dịch thảm khốc ở Quảng Trị. Người Mỹ cần Bắc Kinh làm ngơ để họ dội bom ra vĩ tuyến 20. Ngày 4-4-1972, Kissinger đã phái Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, để "trao một bức điện bằng lời", nhắn Trung Quốc: "Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách 12 dặm". Người Trung Quốc hiểu, nếu họ đánh Hoàng Sa, người Mỹ sẽ án binh bất động. Từ ngày 16-1-1974, Trung Quốc bắt đầu cho tàu ép sát Hoàng Sa. Theo Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại: "Các chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ ở rất gần các vị trí chiến hạm Việt Nam". Nhưng, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã phải đơn độc chống lại Trung Quốc xâm lăng. Theo tướng Thoại: "Hạm Đội Bảy của Mỹ đã không làm gì kể cứu vớt các đồng minh lâm nạn". Kể từ ngày 19-1-1974, phần còn lại của Hoàng Sa Việt Nam bắt đầu bị Bắc Kinh chiếm đóng.

Tướng Giáp nhận được tin mất Hoàng Sa khi ông đang điều trị bệnh sỏi mật ở Liên Xô. Năm 1975, sau "chiến thắng Buôn Ma Thuột", Tướng Giáp kiến nghị Bộ Chính trị "tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo" mà miền Nam đang chiếm giữ. Ngày 2-4-1975, Tướng Giáp trực tiếp chỉ thị cho Tướng Lê Trọng Tấn lúc bấy giờ đang ở Đà Nẵng: "Tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa". Trước đó, ngày 30-3, Quân ủy cũng điện cho Võ Chí Công và Chu Huy Mân yêu cầu thực hiện. Chiều 4-4-1975, Quân ủy điện tiếp cho Quân khu V: "Kịp thời đánh chiếm các hòn đảo vùng Nam Hải, đặc biệt là các đảo Nam Sa. Việc này phải chuẩn bị gấp và bí mật, chỉ để cán bộ có trách nhiệm biết". Ngày 9-4-1975, Cục Quân báo có tin quân đội Sài Gòn rút khỏi các đảo, Quân ủy gửi điện "tối khẩn" cho Võ Chí Công, Chu Huy Mân và Phó Tư lệnh Hải quân Hoàng Hữu Thái: "Các anh cho kiểm tra và hành động kịp thời... Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện này một số nước ngoài đang có ý đồ xâm chiếm". Từ ngày 14-4-1975 đến ngày 28-4-1975, Quân Đội Nhân dân Việt Nam đã tiếp quản tất cả những hòn đảo do quân đội Sài Gòn chiếm giữ.

Cho dù, theo lệnh ngày 13-4-1975 của Tướng Giáp, Quân đội miền Bắc đã không đụng vào các hòn đảo do Trung Quốc khi ấy đang chiếm giữ. Nhưng, ngày 5-5-1975, khi Đài Tiếng nói Việt Nam công bố, "Hải quân Việt Nam đã giải phóng quần đảo Trường Sa", một phóng viên Tân Hoa Xã tên là Ling Dequan đang thường trú tại Hà Nội đã thấy "đắng chát ở trong miệng". Ling Dequan, sau đó, nói Nayan Chanda: "Tin Việt Nam chiếm các hòn đảo đến như một cú shock vì trước đó họ đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên những hòn đảo ấy". Mân Lực, tác giả cuốn sách "Mười năm chiến tranh Trung-Việt", cũng gọi hành động tiếp quản Trường Sa của Hải Quân Việt Nam là "ngang nhiên chiếm đóng 4 đảo trong quần đảo Nam Sa của Trung Quốc". Vì theo Mân Lực: "Từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã thông báo cho Thủ tướng Chu Ân Lai, rõ ràng xác nhận hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng hiện nay họ tiền hậu bất nhất ngang nhiên tuyên truyền đây là lãnh thổ của họ, sửa đổi bản đồ vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ Việt Nam".

Ngày 4-9-1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố: "Hải phận 12 hải lý kể từ đất liền là của Hoa Lục". Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai công hàm mà đời sau có thể đọc được toàn văn trên báo Nhân Dân số ra ngày 22-9-1958: "Thưa đồng chí Tổng lý/ Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng".

Cho dù, theo Mân Lực, Tuyên bố của Chu Ân Lai "có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rất rõ ràng (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa)". Cho dù, theo ông Trần Việt Phương, người có 25 năm làm thư ký riêng cho Phạm Văn Đồng: "Lúc bấy giờ quan hệ Việt-Trung đang rất tốt. Về phía Việt Nam, đang có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản; quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của Ta chứ không phải ở cấp độ vừa. Về phía Trung Quốc hiểu ra sự ngây thơ đó và đã có ý đồ không tốt. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam có trong máu hàng nghìn năm kinh nghiệm với Trung Quốc để, cho dù có sự 'ngây thơ quốc tế vô sản' cũng không đến mức có thể dẫn tới sự nhầm lẫn hoàn toàn".
"Công hàm 1958" là tuyên bố của một đồng minh, được đưa ra khi Mỹ đưa Hạm đội 7 hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe dọa chủ quyền của "đồng minh" Trung Quốc. Cho dù, "Công hàm 1958" tuyên bố những gì thì nó cũng hoàn toàn không có giá trị công nhận Hoàng Sa là của Bắc Kinh. Từ năm 1954 đến trước ngày 30-4-1975, theo Hiệp định Geneve được ký bởi các bên trong đó có Hà Nội và Bắc Kinh, thì Hoàng Sa và Trường Sa – ở thời điểm 1958 – không phải là phần thuộc về miền Bắc mà đang là lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam Cộng hòa, một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc.

Sở dĩ những nhà văn, nhà báo như Ling Dequan, Mân Lực, bị shock khi nghe tin Việt Nam lấy lại Trường Sa, theo nhà nghiên cứu Dương Danh Di, với chính sách bưng bít thông tin, người dân Trung Quốc không hề biết Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ mà Việt Nam đã có chủ quyền liên tục hàng trăm năm, là phần lãnh thổ mà Chính quyền của họ mới "dùng vũ lực để cưỡng đoạt" trong thế kỷ 20 như những tên xâm lược.

Báo chí chính thống của Việt Nam, từ năm 1958, chưa bao giờ nhắc lại "Công hàm" của Phạm Văn Đồng, chưa giải thích "nội hàm" của tuyên bố ấy. Chính quyền, đã tới lúc nên tuyên bố về giới hạn pháp lý của Công hàm này, nên thừa nhận bản hiệp định (Geneve) mà mình đã đặt bút ký vào theo đó, Hoàng Sa và Trường Sa từ trước 30-4-1975 là phần lãnh thổ thuộc về Chính quyền Sài Gòn, nên dẫu Hà Nội có đưa ra tuyên bố gì thì cũng phải bị coi là "vô giá trị".
Đây không còn là chuyện "ăn-thua" với người anh em miền Nam mà là "mất-còn" với ngoại xâm. Đây cũng là lúc mà người dân tạm gác các bức xúc thường nhật để tập trung vào mối đe dọa đến từ phương Bắc.

*** Đọc thêm:
- CHO MÌNH
- MÌNH NÊN BIẾT

June 11, 2011

Nhật ký Thứ 7

Tuyết về quê sáng nay mai mới lên. Chiều mai Dim Mei về từ kỳ nghỉ. Thứ 7 ngày nghỉ. Thế là từ bữa Dim Mei đi vắng hôm nay mới phải mình ên xịn, nguyên 1 ngày một tối.

Sáng dậy thắp một nén nhang cho ấm cúng, tưới cây, ăn sáng, pha cho mình một ly cà phê. Bật TV. Mở rồi lại đóng bớt cửa sổ. Hờ, sáng Thứ 7 mà lại không để cửa sổ mở bung. Từ ngày nhà sửa mới lại thành rộng quá đến nỗi có cảm giác trống chếnh. Khổ, ở đời lại có cái thứ khổ có tên là 'khổ vì sướng chưa quen' :)

Dọn dẹp một chút, rồi sắp lịch cho ngày. Sẽ ghé qua chị Nh. một chút rồi tới tiệm quen gần đó chăm sóc bạn tóc.
12h hẹn 'bác sĩ' đem em Bông đến khám, nhân tiện mua thêm bỉm và đồ ăn cho nó. Hôm qua phát hiện nó ốm, tự nhiên thấy lo. Suốt mấy tháng sửa nhà ở nhà thuê chật chội Bông bị bỏ bê, ăn uống vớ vẩn, ở hôi ở hám. Bông bớt nghịch hẳn, gầy nhom. Bông đừng ốm nhé. Chị Mei sắp về sẽ chăm cho Bông hơn.

Chiều làm gì nhỉ. Chưa nghĩ ra. Có thể sẽ đi mua vải may áo đầm hè. Cũng có thể sẽ đi bơi nếu bỗng dưng có hứng, hoặc rủ Th. đi Nguyễn Tài Thu ngâm thuốc massage chăm sóc cho bạn bo dì (body) không thì bạn í lại tị nạnh với bạn tóc khi sáng. Lâu rồi không có thời gian, bữa gần nhất đi massage là bữa này.

Còn việc hẹn chủ xưởng gỗ đặt đóng giường cho mẹ và tủ tường cho phòng Dim Mei nữa.

Tối... hummm, có vẻ hơi vấn đề một chút, nhưng chỉ một tối thôi, lại có cái mốc ngày mai để đợi đón, nên thay vì sợ mình sẽ vui vẻ enjoy hưởng thụ nó.
Well..., sẽ thích ăn bữa tối thì ăn, không thích thì thôi. Sẽ uống 1 chút rượu vang. Có một cái present cho Thứ 3 tới cần làm nốt. Sau đó sẽ nằm dài đi văng coi TV/ phim. Cuối cùng sẽ ôm cuốn sách mà bạn nàybạn này tặng mãi chưa có dịp đọc, cũng chẳng biết hôm nay sẽ đọc được nhiêu trang nữa.
Đại khái là thích làm gì thì làm :)

June 10, 2011

Một cái nắm tay

Được tin bạn bị trầy xước vì va phải xù xì cuộc sống, muốn gửi bạn một cái nắm tay.

Muốn ngồi với bạn với ly cà phê, dù ngồi lặng im thôi, dù có vài điều rất muốn nói - những điều chẳng lấy gì làm to tát, nhưng chân thành.

Muốn nói với bạn rằng c/s luôn có những cái giếng, và rất tin là bạn đi qua cái giếng này không quá khó khăn, dù có chút buồn.

Muốn nói rằng một người đồng nghiệp/ nhân viên của bạn nói với mình ở đó mọi người hiểu, tin, và yêu quý bạn. Liệu điều này có là chút xíu tiếp sức khi đường bạn gập ghềnh?

Muốn nói rằng mình có lý do và trải nghiệm để tin 'khi một cánh cửa khép lại sau lưng, có những cánh cửa mở ra phía trước'. Nếu có ngoái lại thì không phải lúc này, nhất là khi phía sau cánh cửa khép là quãng đường khiến ta mệt mỏi, nha bạn.

June 09, 2011

"Never too late..."

(Mến tặng Titi, Gauxx, LU, AK7, Đậu, J.G, bé F' và các commenters ở entry 'YÊU?')

Nằm đi văng coi phim mình ên trên kênh Star Movie, thế rồi ngất ngây một buổi tối và nguyên ngày hôm sau vì phim "Bức thư gởi Juliet" (Letter to Juliet, Mỹ 2010). Một bức tranh lunh linh xuyên suốt thông điệp 'Nếu là tình yêu đích thực thì không bao giờ là quá muộn'. Không bao giờ là quá muộn đi quãng đường thật dài tìm lại, dù chỉ là để gặp và biết tin; không bao giờ là quá muộn để nói lời yêu thương, vì cuộc đời này, được nghe lời yêu thương chân thành đã là một hạnh phúc.

Ở nước Ý có một thành phố tên là Verona, được tin là nơi gặp gỡ của Romeo và Juliet xưa. Ở đây có một bức tường gạch nơi những người đang yêu từ khắp nơi trên thế giới đến và cài lại những bức thư 'Gửi Juliet', hy vọng sẽ được Juliet trả lời như một điềm may mắn cho tình yêu của họ. Bức tường Tình yêu được duy trì bởi tính ngưỡng, hy vọng, và dòng chảy lãng mạn vô tận của những tâm hồn yêu.

Cô gái trẻ Sophie (Amanda Seyfried) đến Verona để hưởng trăng mật cùng người chồng chưa cưới nhưng anh luôn luôn bận với công việc. Một mình, cô tình nguyện tham gia nhóm 'chị Thanh Tâm' thay Juliet trả lời những bức thư thành Verona và vô tình tìm thấy một bức thư kẹt lại từ 50 năm trước. Cô trả lời, ngỡ ngàng khi người viết bức thư xuất hiện, tham gia chuyến đi tìm lại tình xưa cùng bà (Clair - Vanessa Redgrave) và nhận ra sự đồng cảm mãnh liệt đối với chàng trai Charlie (Christopher Egan) dù họ cố giữ khoảng cách...

Bay bổng hơi xa thực tế nhưng nhẹ nhàng, đẹp, lãng mạn và trong sáng là những từ để nói về 'Letter to Juliet'. Những khi nào cảm thấy cuộc sống xù xì, mệt mỏi, cảm thấy thiếu một chút lãng mạn, một chút niềm tin thì rất nên coi bộ phim này.

Mình thích cô bé Sophie trong 'Letter from Juliet': quan tâm, trách nhiệm, nồng nhiệt, dịu dàng, lãng mạn và trong trẻo trong tình yêu. Vậy đừng vội gán lối cư xử trong TY của nhiều bạn trẻ bây giờ cho tuổi trẻ hay văn hóa phương Tây bởi Sophie rất trẻ và Tây rặt. Ở đây điều căn bản là lối nghĩ và văn hóa đối xử khi nói lời yêu và cả khi chia tay, dù bạn là Á Đông hay Phương Tây, đâu khác nhau nhiều.

Hôm nay đầu mình cứ toàn lãng mạn. Yêu thật.
(Câu này mình dành cho bạn Chuồn của mình :))


*** Review tham khảo:
- Danni Starr Movie Review: 'Letters to Juliet'

June 08, 2011

Yêu?

T sinh ra ở làng quê. Hiện tại T sống với cô ở Hà Nội, ngày đi làm một công việc tạm thời, tối đi học bổ túc văn hóa hè này vừa tốt nghiệp.
T ở tuổi lựa chọn người yêu và lấy chồng. Có vài anh ngấp nghé. T gần gũi yêu quý cô và hầu như chuyện gì cũng tâm sự hỏi ý kiến.
T có một bạn trai kém 4 tuổi học chung lớp bổ túc văn hóa buổi tối, tạm gọi bạn A. T tâm sự hai bạn tới hồi đi uống nước, ăn tối, nắm tay và hôn. Mỗi ngày bạn A đều gọi điện vài lần đến vài tiếng đồng hồ cho bạn T, nhưng bạn này hào hoa, tự tin, và thường chọc cho T ghen. Gần đây bạn T có vẻ nản muốn thôi.

Mới đây bạn T gặp và quý một bạn khác (bạn B). Bạn B cũng quý T muốn kết thân. Cô khuyên "Khi cháu thấy thích B có nghĩa là t/c của cháu với A không sâu sắc bởi 1 cô gái khi yêu sâu sắc sẽ không 'nhìn thấy' những người đàn ông khác. Cháu ở tuổi yêu và lấy chồng, cháu có quyền lựa chọn nhưng quan trọng cháu phải chia tay bạn A trước khi cháu 'bật đèn xanh' với bạn B".
Từ khi bạn T tâm sự 'thiện cảm' với B cô đã nhiều lần khuyên phải nói chia tay với A nhưng T lần nữa, nói với cô là chờ đến khi hai bạn thi xong tốt nghiệp.

Tối hôm qua T 'xin phép cô xuống dưới cổng nói chuyện với bạn B', về lúc gần 10:30 tối.
Cô hỏi: - Thế còn bạn A, cháu CHƯA CHÍNH THỨC NÓI CHIA TAY VỚI BẠN Í.
- Hôm nọ cháu bảo bạn A đừng gọi điện nữa, mấy hôm rồi bạn í không gọi CHẮC LÀ THÔI RỒI cô nhỉ.
- Mấy hôm là mấy hôm?
- ... Dạ hai.
- Nhưng cháu không ít lần bảo 'đừng gọi điện nữa' và bạn í cũng đã không ít lần 'cố tình' để trống 2 ngày để 'thử' cháu?
- (nói nhỏ) Vâng...

Thất vọng, cô 'ca' bạn T một bài "Nói nhẹ thì là cháu không đủ khả năng nói chia tay một cách rõ ràng, hoặc cháu quá đơn giản chuyện 'yêu' - chia tay - 'yêu'-người-khác. Cháu có thể làm bạn A cảm thấy bị tổn thương, giả sử tối nay bạn A tới tìm và bắt gặp, cháu nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra? Cháu cũng có thể mất cơ hội thân với bạn B vì B chưa đủ thân với cháu để đứng về phía cháu nếu A xuất hiện. Khi ta không tôn trọng chính mình thì đừng mong người khác tôn trọng".

'Bài ca' thật không nặng lời (bản tính Lana) nhưng dài thiệt dài hơn, vì bỗng cảm giác bức bối.
Lo. Buồn. Ở với cô bao nhiêu năm. Hướng dẫn bao nhiêu điều. Có phải là generation gap (cách biệt thế hệ - mình đã già) hay là cách biệt văn hóa sống?

*** Có thể bạn muốn đọc:
- Đơn giản là nhớ lại và viết

June 07, 2011

Cho mình



Mình không biết tiếng Trung nên thân nhờ bạn nào biết nghe giùm phần dịch có chuẩn không và đài này của TQ có chính thống không (Nguồn từ Youtube, cảm ơn bạn HY đã gởi cho link này)

Bản đồ hai vùng thông báo bay (FIR = Flight information Region) FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh do Việt Nam quản lý trước 2006:
sau 2006 (Nguồn: AIP Vietnam), vùng FIR tô màu xám bao trùm đảo Hải Nam và Quần đảo Hoàng Sa ở bản đồ sau 2006 là FIR SANYA hiện do TQ quản lý, được thiết lập cuối năm 2006 với trọng tài ICAO (International Civil Aviation Organization = Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới.
Đều nằm trong lộ trình liếm dần của lưỡi bò:(Hình do Nguyễn Minh Đức chụp tại TP HCM ngày 5/6/2011. Nguồn: Quechoa Blog)

*** Tham khảo thêm về vùng FIR:
- MÌNH NÊN BIẾT
- Từ vùng trách nhiệm Hongkong AOR được tạm giao -> tiến tới 2001 lập Sanya AOR (để 2006 hoàn tất lộ trình lấn, thành SANYA FIR)
- CHUYỆN NGHỀ (4)

June 03, 2011

'Đâu cần nói những lời lớn lao' (Nguyễn Việt Chiến)

Mọi khi đi xa xa bên ngoài chỉ đọc, nhưng lần này đọc bài về nhà thơ Nguyễn Việt Chiến và sáng tác 'Tổ quốc nhìn từ biển', không thể đừng để lại comment: "Theo dõi vụ PMU và các nhà báo, quý trọng anh NV Chiến. Nay đọc thêm những dòng tâm sự này càng thêm quý trọng anh. Xin chúc anh và gia đình sự bình yên và thật nhiều may mắn đền bù trong cuộc sống" (bà con mình nếu ai không theo dõi vụ án PMU và báo chí có thể tìm thông tin về anh Nguyễn Việt Chiến qua Google).

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: "Tổ quốc nhìn từ biển" là bài thơ đầu tiên tôi viết sau chuỗi ngày hoạn nạn, ba tháng sau khi trở về tiếp tục nghề báo tại Báo Thanh Niên, tháng 4.2009, tôi được mời đi dự trại sáng tác văn học của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hạ Long... Một chuyến đi thú vị với nhiều nhà văn, nhà thơ khá nổi tiếng cùng khá nhiều cây bút trẻ đang được nhắc tới trên văn đàn thời gian gần đây.

Hôm khai mạc trại sáng tác, một sĩ quan cao cấp của quân chủng hải quân đã nói chuyện cả một buổi sáng với các nhà văn về tình hình biển- đảo của chúng ta hiện nay. Có lẽ đã rất lâu, tôi và một số nhà văn mới tiếp cận được những thông tin có thể gọi là khá nhậy cảm và nóng bỏng từ nhiều phía về đề tài này. Tôi nghĩ, đối với những người cầm bút hôm nay, vượt lên trên tất cả các vấn đề thời sự nhậy cảm ấy là tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đó được nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam qua nhiều thăng trầm, và hình như lại đang được khơi dậy trong những tháng năm này.

Có người cho rằng, có thể tình yêu Tổ quốc đồng nghĩa với trách nhiệm công dân của mỗi một con người trước số phận của dân tộc, của đất nước mình. Thôi, xin hãy bớt nói những điều lớn lao, những lời vĩ đại như vậy. Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển-đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.
...
Tôi đã vượt được qua nỗi đau đời thường của riêng mình để nghĩ về Tổ quốc, để xúc động theo cách một nhà thơ khi cảm nhận tự do trong mỗi ngày đang sống.


TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN
Nguyễn Việt Chiến

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình goá phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm hoạ
Đã muời lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thủa trước (*)
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

(*) Mới đây người dân huyện đảo Lý Sơn đã tìm thấy một sắc chỉ của vua triều Nguyễn năm 1835 cử dân binh ra canh giữ đảo Hoàng Sa.

Bản nhạc của nhạc sĩ Phạm Minh Thuần phổ bài thơ "Tổ quốc nhìn từ biển":



*** Nguồn:
- Blog Nguyễn Trọng Tạo: Bài thơ Tổ Quốc nhìn từ biển' được phổ nhạc'

June 02, 2011

Qua điện thoại

Những mẩu đối thoại tin nhắn:

***
- Tối nay O. làm gì.
- Thôi đi, làm ơn bỏ giùm chữ 'chị' vô. Nói linh tinh không sợ vợ nó ghen à.
- Hehe xưng hô cho tình cảm ấy mà. Sáng mai em đón ở bến xe bus nhé?
- (bỏ máy).

***
- Em có đang rảnh không?
- Em đang đi lang thang.
- Sao lại lang thang giờ này.
- Chán quá chị ạ. Chẳng có lý do gì. Tự nhiên không biết mình sống cho cái gì nữa.
- Ừa đúng là có những khoảnh khắc như thế. Có một em bé đi, rồi câu hỏi đó sẽ tuyệt nhiên không xuất hiện nữa.

***
- Chúc mẹ ngủ ngon, Mei yêu mẹ nhiều lắm.
- Ừa, tối hôm qua mẹ cũng hơi khó ngủ vì nhà vắng quá. Nhớ Dim Mei (huhu). Mei cần phải luyện cho mẹ ngủ riêng thôi.
- Hì, mẹ cũng phải tập ngủ riêng mà. Chỉ hai tuần thôi mà, hai mẹ con mình cùng cố gắng nhé.
- Ừ, mẹ yêu Dim Mei. Chúc hai con gái ngủ ngon.
- Chúc mẹ ngủ ngon. Yêu mẹ nhiều nhớ mẹ nhiều lắm (Mei)/ Chúc mẹ ngủ ngon, yêu mẹ (Dim).

***

June 01, 2011

Bia, rượu

Bia, rượu cũng có lúc hay, nhất là ngồi với bạn hiền.
Lãng đãng. Hiền. Quên.
Mấy tối nay mình bia rượu, với bạn bè, ở nhà.

Hôm qua là cặp ba này. Bia + cá + bánh mì + trứng muối + chuyện, chả nhớ chuyện gì.
Chiều nay túm được cô bé hàng-xóm-blogger khi hắn đang đi lang thang. Tới. Bày ra bữa tối đơn giản. 'Rượu vang nhé?', hắn lắc 'em không uống rượu'. Rót 2 nửa ly. Uống cái cảm giác được chia rượu. Bạn về, rót riêng một ngụm. Bỏng họng. Say.

Hư chút. Là tự do phá lệ chút thôi mà.
Thật là bia, rượu cũng có lúc hay...
Quên/ hiền/ lãng đãng.

*** SAY

Tranh chấp Biển Đông nhìn từ phía TQ

Hôm nay đọc trên Blog Nguyễn Trọng Tạo đăng lại một bài từ mạng 'Quân sự Thiên Thiên' của Trung Quốc về câu hỏi "Trung Quốc sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông, nước nào là đối tượng đầu tiên?". Thấy hay hay nên rinh về chia sẻ với bạn nào quan tâm. Tạm tóm lược nội dung:

- Tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), TQ có một số đảo bị 5 nước là Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Brunây và Việt Nam chiếm đoạt lâu dài, trong đó Việt Nam là nước xâm chiếm nhiều đảo nhất với 29 đảo trên quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa).

- Việt Nam có một số chính sách để giữ các đảo này như ký hàng loạt hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Biển Đông với các tập đoàn khai thác của các Quốc gia Châu Âu và Mỹ, chủ yếu để tìm kiếm sự hỗ trợ "lấy yếu thắng mạnh". (Không chỉ VN, Phlippin cũng đang làm tương tự).

- Nếu TQ khai chiến với VN sẽ có 4 điểm bất lợi:
1) Nếu TQ đánh VN, người VN sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bản, cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật. Vả lại chính Mỹ cũng mong chờ điều này -> không phải là một tin tốt cho TQ.
2) Các nước Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây đều có tranh chấp biển Đông với TQ có thể sẽ (theo xúi giục của Mỹ) liên hợp với VN tiến hành chiến tranh chống lại TQ -> TQ bị cô lập.
3) Tuy lực lượng của TQ mạnh hơn hẳn nhưng các đảo VN chiếm giữ tại Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng nằm ở cực Nam của Biển Đông, rất xa TQ, rất gần VN (càng thấy rõ ai là kẻ xâm chiếm !!! - p.s. của Lana)
4) Nếu TQ tiến đánh VN trước sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng phương Bắc của TQ là Nga -> TQ có thể sẽ mất đồng minh này trên cục diện chính trị thế giới.

Bài viết đưa ra kết luận: Nếu TQ dùng vũ lực ở biển Đông thì đối tượng cần tiến đánh đầu tiên là Philippin!

Chưa có bút phê của mấy lão đứng đầu TQ nhưng thôi đọc cũng mừng. Thổi phù cái đã.

---------------------------------------------------------
Đầy đủ bài viết:

Tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), Trung Quốc có một số đảo bị 5 nước là Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Brunây và Việt Nam chiếm đoạt lâu dài, nhưng để đạt được mục đích chung sống hoà bình, Chính phủ Trung Quốc đã ký với các quốc gia Đông Nam Á văn kiện "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" vào ngày 4/11/2002. "Tuyên bố" nhấn mạnh thông qua đàm phán, hiệp thương hữu nghị, lấy phương thức hoà bình giải quyết những tranh chấp liên quan tại Biển Đông, trước khi giải quyết tranh chấp, các bên cam kết giữ kiềm chế, không áp dụng các hành động khiến tranh chấp trở nên phức tạp và mở rộng. Văn kiện này có ý nghĩa tích cực quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích chủ quyền của Trung Quốc, duy trì hoà bình, ổn định tại khu vực Biển Đông, tăng cường lòng tin giữa Trung Quốc và ASEAN.

Việt Nam có những biểu hiện nào khi xâm chiếm các đảo ở Biển Đông?

Việt Nam chiếm giữ 29 đảo trên quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa), là nước xâm chiếm nhiều đảo nhất. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo này, Việt Nam đã áp dụng sách lược nói ít làm nhiều, nhằm tránh xảy ra xung đột với Trung Quốc, Việt Nam xâm chiếm một cách lặng lẽ, sau khi tạo sự thật đã rồi mới rêu rao có chủ quyền đối với các đảo này. Nhưng Việt Nam cũng ngại đụng chạm tới "giới hạn cuối cùng" của Trung Quốc, sợ một lần nữa vấp phải cuộc tấn công đến từ quân đội Trung Quốc, Việt Nam bắt đầu học bài "hỗ trợ từ nước ngoài" nhằm đạt được mục đích "lấy yếu thắng mạnh".

Tháng 7/2008, Việt Nam ký hiệp định thăm dò dầu khí với một công ty nước ngoài, khiến vấn đề tranh chấp Biển Đông tạm thời yên lặng bỗng một lần nữa dậy sóng. Theo "Báo Hoa Nam buổi sáng" (Hồng Công) khi đó đưa tin, Việt Nam và tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) đạt được một hiệp định về hợp tác thăm dò dầu khí, trong đó địa điểm thăm dò lại nằm trong khu vực lãnh hải tranh chấp Trung-Việt trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu ngày 22/7/2008 chứng thực, Chính phủ Trung Quốc cho rằng hành động này là hành vi xâm phạm chủ quyền Trung Quốc của Chính phủ Việt Nam, bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đồng thời đưa ra giao thiệp nghiêm khắc; hơn nữa, yêu cầu tập đoàn Exxon Mobil chấm dứt thực hiện hiệp định này, tuy nhiên Exxon Mobil lại tin tưởng Việt Nam có chủ quyền đối với các khu vực thăm dò tương ứng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng trong khi trả lời phóng viên "Báo Hoa Nam buổi sáng" của Hồng Công, đã nói: Hiệp định ký kết với Exxon Mobil thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam, nước khác không có quyền can thiệp.

Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam không thương lượng với Trung Quốc, tự ý thăm dò tài nguyên dầu khi trong khu vực lãnh hải tranh chấp, Việt Nam đã phân chia hàng trăm khu vực thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa để mời thầu trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, các tập đoàn dầu khí của Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức đều ký với Việt Nam một loạt hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Biển Đông. Việt Nam đã nhuộm màu sắc quốc tế cho vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tháng 4/2007, Việt Nam khởi động kế hoạch phát triển mỏ khí và đường ống dẫn khí thiên nhiên trong vùng biển tranh chấp Trường Sa với tập đoàn dầu mỏ BP của Anh, gặp sự phản đối kiên quyết của Chính phủ Trung Quốc, buộc BP phải thay đổi kế hoạch.

Vì gác tranh chấp, Trung Quốc vẫn chưa khai thác nổi một thùng dầu tại khu vực tranh chấp. Trong khi đó, tính đến nay Việt Nam đã khai thác gần 100 triệu tấn dầu thô, 1,5 tỷ m3 khí từ các giếng dầu ở khu vực Trường Sa, thu lợi hơn 25 tỷ USD. Sản lượng dầu mỏ khai thác hàng năm tại Biển Đông đạt từ 50 – 60 triệu tấn, trong đó sản lượng dầu mỏ tại khu vực tranh chấp Trung – Việt đạt khoảng 8 triệu tấn, chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng sản lượng khai thác dầu mỏ hàng năm của Việt Nam là 30 triệu tấn. Để chiếm đóng vĩnh viễn các đảo, Việt Nam không ngại tổ chức cái gọi là diễn tập quân sự liên hợp với Mỹ nhằm vào Trung Quốc, với lại hai nước Trung-Việt vẫn đang trong quá trình đàm phán, thái độ bắt đầu thay đổi. Hành động này gặp phải sự phản đối của Trung Quốc, gây ra tình trạng căng thẳng hơn nữa trong quan hệ hai nước.

Trung Quốc nên chăng tấn công quân sự đối với Việt Nam?

Nếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực, phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề "đánh ai trước", chắc chắn trên 80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên – Việt Nam. Về bề ngoài, Việt Nam hung hăng nhất, quốc lực tổng hợp yếu nhất và năng lực kiểm soát chiến tranh kém nhất trong số 5 nước có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, dựa vào thực lực quân sự của Trung Quốc hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai nước Trung-Việt xảy ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả, cuối cùng phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành chiến thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân đội hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một bộ phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh Việt Nam ngay lập tức, vậy vì sao?

Tác giả bài viết cho rằng trong một thời gian dài kiên trì theo dõi các chương trình quân sự trên truyền hình và trên các phương tiện truyền thông khác, lắng nghe các chuyên gia quân sự đánh giá về tình hình Biển Đông và trong các cuốn sách chuyên đề cũng như các bài bình luận trên mạng của các chuyên gia quân sự, cũng đọc thấy nhiều bài viết và ý kiến về chủ trương không tiến đánh Việt Nam trước, tác giả có cùng một quan điểm với chủ trường này: Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông, mục tiêu tiến đánh đầu tiên không nên là Việt Nam, và không chủ trương lập tức khai chiến với Việt Nam, một khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong đó có 4 điểm vô cùng bất lợi cho Trung Quốc:

Một là, hiện nay Việt Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến tranh, mặc dù trong những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ, nhưng lịch sử thảm khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ người Mỹ cũng biết rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không mẫu hạm của Mỹ đến để kiềm chế và hù doạ Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bản, cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải là một tin tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi "vùng đệm hoà hoãn" phía Nam trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người Mỹ mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện pháp chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất hiện cục diện này, dưới sự "giúp sức" của Trung Quốc, chắc chắn người Mỹ sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở lại cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ không còn tốt đẹp.

Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung Quốc tại Trường Sa còn có các nước Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, nếu các nước này nhận được sự ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc, cục diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung Quốc phải làm sao? Toàn bộ khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường, hoàn toàn có thể khiến toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để cho Mỹ, thảm hoạ chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại khu vực này sẽ ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng nước lớn có trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999 đến nay bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng độc lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện "bốn bề gặp hoạ", phiền phức không để đâu cho hết.

Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm các đảo trên với Việt Nam như thế nào, mặc dù nó một tấc lãnh thổ cũng không thể nhường, nhưng đối với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực Trường Sa thực sự quá xa, xa đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện nay, cho dù khai thác, phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá phải bỏ ra để bảo vệ cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo này rất gần với phía Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo này, hải quân Trung Quốc không thể dụng cả một hạm đội tác chiến bố trí lâu dài tại cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất khó phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện không phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội này gây ra những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.

Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng phương Bắc – đó là Nga, vì sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát triển quan hệ đồng minh hữu nghị với Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả lực lớn nhất của Việt Nam, ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai nước mới thiết lập, tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước Trung-Nga phải đoàn kết mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự ngày càng nghiêm trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập đoàn tuyên truyền về thuyết "mối đe doạ từ Trung Quốc", như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa vị quốc tế hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc, Trung Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.

Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên để giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu tiến đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục và ủng hội của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn, nhưng nếu Trung Quốc tiến đánh Philippin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả có đầy đủ lý do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào, Việt Nam đều sẽ không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước Trung-Việt dường như có một dạng hiểu ngầm là: "anh không đánh tôi, tôi không tham gia" và "tôi không đánh anh, anh không tham gia", năm ngoái Trung Quốc và Philippin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham, biểu hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại sự hiểu ngầm đó.

Mặc dù, chiến tranh là tàn khốc, là không nhân đạo, nhưng có lúc cũng là điều phải làm và cũng là biện pháp hiệu quả nhất. Những vấn đề đang đặt ra cho Chính phủ và quân đội Trung Quốc là: Đánh ai trước? Khi nào đánh? Sau khi thu hồi các đảo bị chiếm đóng tại Biển Đông nên củng cố và bảo vệ như thế nào?

Căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay, tác giả đưa ra cách nhìn sau:

1. Nước nào quan hệ tốt nhất với Mỹ?
2. Nước nào hô hào chống Trung Quốc mạnh nhất?
3. Nước nào quy hoạch các đảo chiếm đóng của Trung Quốc vào bản đồ nước mình đầu tiên?
4. Nước nào chiếm các đảo của Trung Quốc có cự ly gần với Trung Quốc đại lục nhất?

Nếu quốc gia nào đồng thời phù hợp với 4 điều kiện kể trên, thì đó chính là đối tượng mà quân đội Trung Quốc cần tiến đánh đầu tiên, căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay thì quốc gia đó chính là Philippin.

Philippin chiếm giữ 10 đảo. Philippin là nước có lực lượng hải quân yếu nhất trong số các nước tranh chấp tại Biển Đông. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo, Philippin đã áp dụng một số biện pháp cầu cứu sự ủng hộ và bảo vệ từ bên ngoài. Tháng 4/1992, Philippin khởi xướng "Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN", Hiệp ước này yêu cầu giải quyết hoà bình tranh chấp Biển Đông. Hai năm sau, Philippin ký hợp đồng với một công ty của Mỹ, tiến hành cái gọi là hoạt động thăm dò và nghiên cứu địa chất ở khu vực tranh chấp phía Tây quần đảo Palawan, hành vi của Philippin dẫn đến sự phẫn nộ của Trung Quốc.

Được coi là một phản ứng, Trung Quốc đã dựng cột mốc trên đảo đá ngầm Mỹ Tế (Việt Nam gọi là Vành Khăn, Philippin gọ là Panganiban) thuộc quần đảo Trường Sa, xây dựng nhà đan và nhà tránh bão dân dụng cho ngư dân, Philippin cho rằng đảo Mỹ Tế thuộc Philippin, vì vậy, đã tiến hành phá hoại có chủ ý, đồng thời bắt giữ các ngư dân Trung Quốc đang hoạt động tại vùng nước cách phía Tây quần đảo Palawan 80 km. Đây là tranh chấp đảo Mỹ Tế giữa Trung Quốc và Philippin. Sau này, do cảnh cáo nghiêm khắc từ phía Chính phủ Trung Quốc, Philippin đã phải thả toàn bộ ngư dân Trung Quốc. Được biết, Philippin làm như vậy tất cả đều do cuộc bầu cử trong nước sắp diễn ra, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippin đề cập đến vấn đề này, đã viện dẫn Hiệp ước phòng thủ chung mà Philippin ký với Mỹ, trong Hiệp ước này nói, một khi Philippin bị tấn công, Philippin sẽ tiến hành thảo luận song phương với Mỹ, có lẽ do nguyên nhân của Hiệp ước này mà Ngoại trường Mỹ đã nhắc nhở Ngoại trưởng Trung Quốc: Mỹ có nghĩa vụ với Philippin theo Hiệp ước.

Phải chăng Mỹ nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông?

Mỹ nhúng tay vào tranh chấp Biển Đông là điều hoàn toàn khẳng định, đây là một trong những bước đi chiến lược "quay trở lại châu Á, xưng bá châu Á" của Mỹ, mục đích là kiềm chế Trung Quốc tăng tốc trỗi dậy trên phạm vi toàn cầu, để củng cố địa vị bá chủ của mình trên phạm vi toàn cầu, chính vì vậy việc tích cực nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ không có gì làm lạ, Trung Quốc cũng đã quen với bất cứ phiền phức nào đều có "bạn đồng hành" là Mỹ, cho dù là nhận được sự giúp đỡ của Mỹ, chẳng nhẽ người Mỹ triển khai hàng triệu quân và mười mấy chiếc hàng không mẫu hạm đến Biển Đông để giúp một nước nhỏ không quan trọng hay sao? Mỹ thực hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc, hoàn toàn không có nghĩa là chiến lược chiến tranh, thủ đoạn là "trò chơi bên miệng hố chiến tranh" chứ không phải "trò chơi chiến tranh", không vì một hòn đảo nhỏ mà Mỹ khai chiến với Trung Quốc. Người Mỹ nhiều nhất cũng chỉ đem hàng không mẫu hạm đến uy hiếp Trung Quốc, viện trợ một chút vũ khí và ủng hộ về mặt nhân đạo. Người Mỹ liên hợp triển khai đối kháng quân sự nhằm vào Trung Quốc, là lấy đá đập vào chân mình.

Ngay cả Mỹ thật sự xuất quân can dự, liệu Trung Quốc có từ bỏ vũ lực thu hồi chủ quyền các đảo tại Biển Đông? Đáp án là phủ định. Trung Quốc không phải là Ápganixtan, Irắc hay Libi, Trung Quốc ngày nay không yếu hèn như vậy, Trung Quốc tuyệt đối không tỏ ra yếu kém trước bất cứ quốc gia nào tại Biển Đông, có sự can thiệp của người Mỹ càng khiến Trung Quốc kiên định hơn vào quyết tâm và ý chí chiến đấu nhằm thâu tóm Biển Đông. Nếu "Trung-Mỹ tất phải có một cuộc chiến", trước khi Chính phủ và quân đội Trung Quốc sử dụng vũ lực thu hồi các đảo tại Biển Đông, nên làm tốt mọi sự chuẩn bị để có thể quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông.

*** Nguồn ở đâyở đây.