Quê tôi ở vùng lúa Hưng Yên, một làng quê như rất nhiều làng quê khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Thời trẻ thơ tôi và anh chị em được về quê mỗi hè cái thời bao cấp khốn khó, ai cũng nghèo, tàu xe đi lại khó khăn chứ không như bây giờ. Giờ thì tôi hiểu đó là sự cố gắng có ý thức của mẹ để chúng tôi gắn bó với quê hương từ trong cảm xúc.
Tôi từng tắm ao, đẩy lúa, chơi những trò chơi của trẻ con nhà quê cùng các anh chị em họ hàng. Bây giờ lớn lên chúng tôi vẫn rất thân nhau. Quê là hình ảnh thanh bình ấm áp tình ruột thịt gắn với tuổi thơ tôi.
Học mẹ, tôi cũng cố gắng để đưa các con về quê, không đều đặn hàng năm, thường vào những dịp nào đó như Tết hay mừng thọ cụ ngoại. Vẫn miền lúa trù phú ấy, giờ có đường rải nhựa đến tận cổng làng, có điện, có internet ở đầu phố, có nhiều nhà ngói, nhà tầng. Vậy mà mỗi lần về, tôi cứ thấy nhiều điều mất mát, thấy quê tôi nhìn ổn mà không phải ổn.
Quê tôi bây giờ lũ trẻ con bây giờ không còn những trò tắm ao be ruộng như tụi tôi hồi đó. Những chiếc cầu ao tuổi thơ tôi từng ngồi nô đùa với các chị bây giờ như đã biến mất hết cả, ao làng xưa nhiều lắm giờ bị lấn lấp đi gần hết thành đất thành nhà. Ngoài ruộng làm gì còn cua cá. Các loại huốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích tăng trưởng dùng tràn lan vô độ đã làm cua cá tận diệt, tất cả vì chữ lợi nhuận "nhà nào họ cũng dùng thuốc, mình không dùng thì rau mình còi xấu, heo mình chậm lớn, không có lời" (lại TQ nhé: hầu hết các loại thuốc này nhập từ TQ. Tác dụng của chúng nói ra đủ gây shock bất kỳ ai).
Dùng, nhưng bây giờ người dân quê tôi đã hiểu và biết sợ tác hại của các loại thuốc ấy. Kể cả những người trồng rau để bán cũng có vườn rau sạch cho-nhà-mình-ăn, phân biệt với rau mang chợ (bán cho người khác). Tôi về quê được các cậu, các dì, cô bác, anh chị quý lắm, tới ai cũng giữ lại ăn cơm. Cô tôi, mợ tôi te tái ra vườn hái rau và bắt con gà nhà nuôi đãi khách. Bao giờ cũng thêm: gà nhà mình nuôi, rau vườn nhà trồng đấy, đi mua bây giờ sợ lắm.
Còn nhớ khi xưa mẹ tôi nuôi heo giỏi lắm sau 8 tháng con heo được hơn 1 tạ để xuất chuồng (đem thịt). Bây giờ người ta nuôi cám tăng trọng chỉ mất 3 tháng heo đã nặng trên 1 tạ. Dịp dịch bệnh, nhà nuôi heo nhanh chóng chích ngừa cho đàn heo rồi đem bán tống bán tháo tránh lỗ nếu heo kéo nhau lăn quay ra chết. Người nông dân không có nhiều tiền, lỗ một vụ thiếu nợ là cả nhà điêu đứng.
Cứ vậy nên biết vẫn biết mà dùng nhà nhà vẫn dùng, cái sạch nhà mình ăn còn cái ô nhiễm độc hại đem bán. Rồi ai ai cũng vẫn phải ra chợ. Một cái vòng luẩn quẩn chưa thoát khỏi đói nghèo (tri thức).
Chưa kể mọi thứ hóa chất độc hại ấy đều ngấm xuống nguồn nước chung. Đồ ăn ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm. Quê tôi giờ đây căn bệnh ung thư rình rập thường trực. Làng trên xóm dưới, nhà ai cũng có người chết vì ung thư, tuổi của họ càng ngày càng trẻ. Tôi không ngạc nhiên, chỉ thấy bất lực, và không khỏi xót xa...
Thời trẻ thơ tôi và anh chị em được về quê mỗi hè cái thời bao cấp khốn khó, ai cũng nghèo, tàu xe đi lại khó khăn chứ không như bây giờ. Giờ thì tôi hiểu đó là sự cố gắng có ý thức của mẹ để chúng tôi gắn bó với quê hương từ trong cảm xúc.
Tôi từng tắm ao, đẩy lúa, chơi những trò chơi của trẻ con nhà quê cùng các anh chị em họ hàng. Bây giờ lớn lên chúng tôi vẫn rất thân nhau. Quê là hình ảnh thanh bình ấm áp tình ruột thịt gắn với tuổi thơ tôi.
Học mẹ, tôi cũng cố gắng để đưa các con về quê, không đều đặn hàng năm, thường vào những dịp nào đó như Tết hay mừng thọ cụ ngoại. Vẫn miền lúa trù phú ấy, giờ có đường rải nhựa đến tận cổng làng, có điện, có internet ở đầu phố, có nhiều nhà ngói, nhà tầng. Vậy mà mỗi lần về, tôi cứ thấy nhiều điều mất mát, thấy quê tôi nhìn ổn mà không phải ổn.
Quê tôi bây giờ lũ trẻ con bây giờ không còn những trò tắm ao be ruộng như tụi tôi hồi đó. Những chiếc cầu ao tuổi thơ tôi từng ngồi nô đùa với các chị bây giờ như đã biến mất hết cả, ao làng xưa nhiều lắm giờ bị lấn lấp đi gần hết thành đất thành nhà. Ngoài ruộng làm gì còn cua cá. Các loại huốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích tăng trưởng dùng tràn lan vô độ đã làm cua cá tận diệt, tất cả vì chữ lợi nhuận "nhà nào họ cũng dùng thuốc, mình không dùng thì rau mình còi xấu, heo mình chậm lớn, không có lời" (lại TQ nhé: hầu hết các loại thuốc này nhập từ TQ. Tác dụng của chúng nói ra đủ gây shock bất kỳ ai).
Dùng, nhưng bây giờ người dân quê tôi đã hiểu và biết sợ tác hại của các loại thuốc ấy. Kể cả những người trồng rau để bán cũng có vườn rau sạch cho-nhà-mình-ăn, phân biệt với rau mang chợ (bán cho người khác). Tôi về quê được các cậu, các dì, cô bác, anh chị quý lắm, tới ai cũng giữ lại ăn cơm. Cô tôi, mợ tôi te tái ra vườn hái rau và bắt con gà nhà nuôi đãi khách. Bao giờ cũng thêm: gà nhà mình nuôi, rau vườn nhà trồng đấy, đi mua bây giờ sợ lắm.
Còn nhớ khi xưa mẹ tôi nuôi heo giỏi lắm sau 8 tháng con heo được hơn 1 tạ để xuất chuồng (đem thịt). Bây giờ người ta nuôi cám tăng trọng chỉ mất 3 tháng heo đã nặng trên 1 tạ. Dịp dịch bệnh, nhà nuôi heo nhanh chóng chích ngừa cho đàn heo rồi đem bán tống bán tháo tránh lỗ nếu heo kéo nhau lăn quay ra chết. Người nông dân không có nhiều tiền, lỗ một vụ thiếu nợ là cả nhà điêu đứng.
Cứ vậy nên biết vẫn biết mà dùng nhà nhà vẫn dùng, cái sạch nhà mình ăn còn cái ô nhiễm độc hại đem bán. Rồi ai ai cũng vẫn phải ra chợ. Một cái vòng luẩn quẩn chưa thoát khỏi đói nghèo (tri thức).
Chưa kể mọi thứ hóa chất độc hại ấy đều ngấm xuống nguồn nước chung. Đồ ăn ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm. Quê tôi giờ đây căn bệnh ung thư rình rập thường trực. Làng trên xóm dưới, nhà ai cũng có người chết vì ung thư, tuổi của họ càng ngày càng trẻ. Tôi không ngạc nhiên, chỉ thấy bất lực, và không khỏi xót xa...
Người nông dân ngày nay biết rất rõ tác hại của phân bón, thuốc tăng trọng, thuốc trừ sâu nhưng họ vẫn dùng cho các sp mà họ sẽ đem bán. Còn cái họ ăn thì họ ko dùng các chất độc hại đó. Chứng tỏ người nông dân ác quá? Có lẽ ngày nay giới nào cũng ác?
ReplyDeleteXin chào quê hương Hưng Yên.
ReplyDeleteTrước đây Hải Hưng nổi tiếng nhờ giai thoại Bánh chưng đất. Bây giờ tách tỉnh rồi không biết giai thoại đáng yêu này thuộc bản quyền của HD hay HY ? Rồi còn Trần Đăng Khoa, Lê Lựu... nữa. Không biết mấy Ổng người đâu ta ?
Bây giờ về vùng quê nào cũng có cái cảm giác ấy. Nghe thấy ngậm ngùi xen lẫn cảm giác xót xa quá chị. Em thường nghĩ, nhà nước có lối nào cho họ thóat không? Họ cũng biết tác hại với người mua nhưng nếu không thì gia đình không có thu nhập. Trồng rau sạch bán giá cao thì người mua không tin. Nhà nước không có một hướng nào để giúp họ. Cứ như cứ để cho dân tụi bây bị gì thì bị.
ReplyDeleteNhư Trung Quốc, các ông ở trên không tiết tiền đầu tư vườn riêng để ăn cho an toàn mà số tiền ấy người nông dân có thế sống cả một đời.
@QD: Lana không dám dùng từ ác, mặc dù phải công nhận là đúng thế. Chưa biết độc hại mà dùng là vô tình có tội, biết mà vẫn dùng đúng là ác.
ReplyDeleteVệ sinh an toàn thực phẩm ở mình bây giờ dân ai cũng biết, ai cũng sợ, nhà nước cũng 'đáng báo động' lâu rồi, lặp đi lặp lại, mà vẫn thế thôi :((
@Hero: Chào...
ReplyDelete(đoạn sau chịu không biết trả lời gì, hề) :)
@Quyên: Không hẳn là trồng rau sạch nuôi gia cầm sạch thì 'không có thu nhập' mà là 'thu nhập thấp so với xung quanh'. Chị đồng ý là với người nông dân hiểu biết XH chỉ quanh quanh trong làng, không thể mong họ bỗng dưng tự từ bỏ dùng các loại thuốc tăng trưởng tăng trọng bán tự do đầy rẫy kia chỉ để vì lương tâm hay sức khỏe người khác.
ReplyDeleteChẳng biết thế nào nữa, ngậm ngùi xót xa thật BQ nhỉ.
Anh còn nghe nói, có một làng nào đó ở Hưng yên chuyên môn mua ắc-qui về phá ra để bán. Mà ắc-quy thì có chì độc hại lắm. Làng ấy trẻ con còi cọc, bệnh tật kinh niên rồi gì gì đó nữa, nghe ghê lắm.
ReplyDeleteAnh nghĩ, bà còn nông dân về cơ bản là chân chất, mộc mạc. Vì thế, phải tăng cường tuyên truyền để bà con hiểu, đồng thời, chính quyền cũng phải vừa mềm dẻo vừa cương quyết thì mới xong được!
Buồn quá hả chị. Giờ ăn gì cũng sợ hết. Hic hic
ReplyDeleteKể chuyện quê mà nghe buồn buồn quá.
ReplyDeleteVề quê bây giờ thấy nhiều mất mát. Đúng lắm chị!
ReplyDeletequê cô có cánh đồng xanh đẹp thật :)
ReplyDeletecháu thích nhất là ngửi mùi lúa non vào ban sáng :) cảm thấy tâm hồn rất nhẹ nhàng :)
@a Thụy: Vâng, độc hại đầu tiên là sẽ ảnh hưởng đến chính người dân trong vùng. Và đúng là rất cần tuyên truyền một cách có hệ thống chứ người dân vẫn đa phần là biết thông tin kiểu truyền tai thôi.
ReplyDelete@Đậu: Nói về công nghệ sản xuất đồ ăn thức uống ở nhà mình bây giờ thì nhiều điều kinh dị lắm Đậu ơi.
ReplyDelete@Đỗ: Cảm xúc sao viết vậy thôi pác à.
ReplyDelete@Gác xép: Ừa Gác xép, khi mới bung ra phát triển, bao giờ cũng kèm theo những mặt trái...
ReplyDelete@KuKen: Nếu chỉ đi ngang, không hiểu về ngõ ngách, thì những miền quê luôn đẹp như thế.
ReplyDeleteVà cô đồng ý, đôi khi tạm nhắm mắt mơ màng, thì tâm hồn nhẹ nhàng.
Em cũng luôn có cảm giác hẫng hụt mỗi lần về quê, cứ có cảm giác thiếu vắng một cái gì đấy mà không thể hiện rõ rệt chị ạ.
ReplyDelete@MMM: Ừa, đúng nhiều khi cảm xúc không gọi được tên...
ReplyDeletedạo này lớn rồi nên mỗi khi về quê cháu thấy chán :(
ReplyDeletehíc, đồng ruộng bi giờ cũng k còn nhìu, chỉ còn sông nước :D
Hi chị Lana,
ReplyDeleteEm vẫn đọc lén blog của chị no chưa bao giờ cmt cả. Hôm nay đọc bài này em mới muốn "thấy người sang bắt quàng làm họ" bởi em ở HY ạ.
Em mạo muội trả lời câu hỏi của bác Heroman nha chị: Giai thoại Bánh chưng đất và TĐK giờ là của HD, còn Lê Lựu là của HY ạ.
Chúc chị Lana cùng Dim, Mei mọi điều tốt lành!
@HB: Ôi chị xin lỗi nhé xưa nay không biết có đồng hương HY để welcome. Quê chị ở Ché (Phố Giác, trên đường đi Phù Cừ).
ReplyDeleteThế mà bây giờ chị mới biết mình không còn 'bánh chưng đất' :)
Cảm ơn comment của em, đồng hương. Mến.
Ôi, mấy hôm em lang thang nên hôm nay mới vào lại nhà chị được. Vậy chị cùng quê ngoại với em rùi (em sinh ra và lớn lên ở quê ngoại), em ở xã Đức Thắng (cách Ché khoảng 3km) nhưng giờ cũng chỉ thỉnh thoảng em mới được về quê thôi ạ. Em học 1 năm lớp 10 ở Phố Giác, hay ra chợ Ché ăn quà lắm ạ!
ReplyDeleteTuần mới vui vẻ nhé chị! :)
"Ôi chị xin lỗi nhé xưa nay không biết có đồng hương HY để welcome. Quê chị ở Ché (Phố Giác, trên đường đi Phù Cừ).
ReplyDeleteThế mà bây giờ chị mới biết mình không còn 'bánh chưng đất' :)"
--------------
Giờ em còn ở quê không? Chị ở xã VĨNH LONG,phủ KHOÁI CHÂU đó em.
HƯNG YÊN QUÊ MẸ.
ReplyDeletehttp://hongngahungyen.blogspot.com/
sao không có đường dẫn về trang của chị,lạ thật.