Mọi khi đi xa xa bên ngoài chỉ đọc, nhưng lần này đọc bài về nhà thơ Nguyễn Việt Chiến và sáng tác 'Tổ quốc nhìn từ biển', không thể đừng để lại comment: "Theo dõi vụ PMU và các nhà báo, quý trọng anh NV Chiến. Nay đọc thêm những dòng tâm sự này càng thêm quý trọng anh. Xin chúc anh và gia đình sự bình yên và thật nhiều may mắn đền bù trong cuộc sống" (bà con mình nếu ai không theo dõi vụ án PMU và báo chí có thể tìm thông tin về anh Nguyễn Việt Chiến qua Google).
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: "Tổ quốc nhìn từ biển" là bài thơ đầu tiên tôi viết sau chuỗi ngày hoạn nạn, ba tháng sau khi trở về tiếp tục nghề báo tại Báo Thanh Niên, tháng 4.2009, tôi được mời đi dự trại sáng tác văn học của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hạ Long... Một chuyến đi thú vị với nhiều nhà văn, nhà thơ khá nổi tiếng cùng khá nhiều cây bút trẻ đang được nhắc tới trên văn đàn thời gian gần đây.
Hôm khai mạc trại sáng tác, một sĩ quan cao cấp của quân chủng hải quân đã nói chuyện cả một buổi sáng với các nhà văn về tình hình biển- đảo của chúng ta hiện nay. Có lẽ đã rất lâu, tôi và một số nhà văn mới tiếp cận được những thông tin có thể gọi là khá nhậy cảm và nóng bỏng từ nhiều phía về đề tài này. Tôi nghĩ, đối với những người cầm bút hôm nay, vượt lên trên tất cả các vấn đề thời sự nhậy cảm ấy là tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đó được nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam qua nhiều thăng trầm, và hình như lại đang được khơi dậy trong những tháng năm này.
Có người cho rằng, có thể tình yêu Tổ quốc đồng nghĩa với trách nhiệm công dân của mỗi một con người trước số phận của dân tộc, của đất nước mình. Thôi, xin hãy bớt nói những điều lớn lao, những lời vĩ đại như vậy. Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển-đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.
...
Tôi đã vượt được qua nỗi đau đời thường của riêng mình để nghĩ về Tổ quốc, để xúc động theo cách một nhà thơ khi cảm nhận tự do trong mỗi ngày đang sống.
TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN
Nguyễn Việt Chiến
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình goá phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm hoạ
Đã muời lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thủa trước (*)
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
(*) Mới đây người dân huyện đảo Lý Sơn đã tìm thấy một sắc chỉ của vua triều Nguyễn năm 1835 cử dân binh ra canh giữ đảo Hoàng Sa.
Bản nhạc của nhạc sĩ Phạm Minh Thuần phổ bài thơ "Tổ quốc nhìn từ biển":
*** Nguồn:
- Blog Nguyễn Trọng Tạo: Bài thơ Tổ Quốc nhìn từ biển' được phổ nhạc'
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: "Tổ quốc nhìn từ biển" là bài thơ đầu tiên tôi viết sau chuỗi ngày hoạn nạn, ba tháng sau khi trở về tiếp tục nghề báo tại Báo Thanh Niên, tháng 4.2009, tôi được mời đi dự trại sáng tác văn học của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hạ Long... Một chuyến đi thú vị với nhiều nhà văn, nhà thơ khá nổi tiếng cùng khá nhiều cây bút trẻ đang được nhắc tới trên văn đàn thời gian gần đây.
Hôm khai mạc trại sáng tác, một sĩ quan cao cấp của quân chủng hải quân đã nói chuyện cả một buổi sáng với các nhà văn về tình hình biển- đảo của chúng ta hiện nay. Có lẽ đã rất lâu, tôi và một số nhà văn mới tiếp cận được những thông tin có thể gọi là khá nhậy cảm và nóng bỏng từ nhiều phía về đề tài này. Tôi nghĩ, đối với những người cầm bút hôm nay, vượt lên trên tất cả các vấn đề thời sự nhậy cảm ấy là tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đó được nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam qua nhiều thăng trầm, và hình như lại đang được khơi dậy trong những tháng năm này.
Có người cho rằng, có thể tình yêu Tổ quốc đồng nghĩa với trách nhiệm công dân của mỗi một con người trước số phận của dân tộc, của đất nước mình. Thôi, xin hãy bớt nói những điều lớn lao, những lời vĩ đại như vậy. Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển-đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.
...
Tôi đã vượt được qua nỗi đau đời thường của riêng mình để nghĩ về Tổ quốc, để xúc động theo cách một nhà thơ khi cảm nhận tự do trong mỗi ngày đang sống.
TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN
Nguyễn Việt Chiến
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình goá phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm hoạ
Đã muời lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thủa trước (*)
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
(*) Mới đây người dân huyện đảo Lý Sơn đã tìm thấy một sắc chỉ của vua triều Nguyễn năm 1835 cử dân binh ra canh giữ đảo Hoàng Sa.
Bản nhạc của nhạc sĩ Phạm Minh Thuần phổ bài thơ "Tổ quốc nhìn từ biển":
*** Nguồn:
- Blog Nguyễn Trọng Tạo: Bài thơ Tổ Quốc nhìn từ biển' được phổ nhạc'
bai tho day chat hung trang, tu hao dan toc. lau lam roi, em moi duoc doc 1 bai tho ve To quoc hay nhu vay. cau noi "toi da vuot duoc quanoi dau doi thuong cua rieng minh de nghi ve To quoc...",vang, moi chung ta hay biet dep noi dau ca nhan, nhung dieu con chua thoa man de vi non song, gam voc ngan doi nay.
ReplyDeleteAnh Chiến đã viết trở lại. MỪng :-)
ReplyDeleteMừng anh Chiến đã vượt qua sóng gió và vẫn viết sung sức, thanks chị Lana :)
ReplyDelete@Hoanglan: Ừa... và 'nỗi đau thương riêng mình' của NVC cũng đặc biệt lắm em à. Nên câu này khiến chị quý trọng anh ấy vô cùng.
ReplyDelete@Titi, HY: Chị thấy bài này mang về liền. Ừa thật mừng khi đọc anh Chiến trăn trở một cách vững vàng như thế.
ReplyDeletechuyen anh Chien, em cung co biet chi a vi hoi do em van dang lam o nha. nhung qua bai viet nay cua chi, em moi biet la anh Chien da "lam" viec tro lai tu nam 2009. va em noi "dep noi dau ca nhan, nhung dieu con chua thoa man..." la doi voi xa hoi, che do nay chi a.
ReplyDelete