Mình không thường xuyên đến Chùa. Có thể nói là khá ít đi. Nếu có, cũng không theo bất kỳ lịch nào, không nhất thiết phải ngày rằm, mùng 1... Mình đi Chùa khi mình tự nhiên muốn đến Chùa, có khi là chợt muốn vãn cảnh Chùa, muốn ngâm mình trong không khí thanh tịnh, có khi là muốn mình nhẹ thoát nếu có điều gì bỗng khiến đầu mình rối, không bình an. Ơn Trời, mình ít đến Chùa, có nghĩa sự bình an thường trực. (Hình: Một góc Chùa Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội, sưu tầm từ google search)
Mình cũng không thuộc nhóm thích sưu tầm các Đền, Chùa, đi thăm thú nhiều Đền, Chùa khác nhau, hay cứ nghe Chùa nào đẹp, hay, thiêng... là đến. Hơn 10 năm sống ở Sài Gòn, thành phố lớn với bao nhiêu Chùa, mình chỉ biết có 3 ngôi Chùa: Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Đại Giác trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, và Chùa Báo Ân gần nhà cũ ở Hoàng Văn Thụ, Tân Bình. Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi Chùa nổi tiếng của TP. HCM nhưng mình chỉ đến 1 lần cùng bà chị họ, và một lần khác khi bỗng muốn đọc sách nhà Phật. Lần đi cùng bà chị họ là rằm tháng Giêng, chen chúc kinh khủng nước mắt giàn giụa vì cay mùi hương nồng sực. Từ khi tìm được 'chốn' là Chùa Bảo Ân - thanh vắng, yên tĩnh, mỗi khi muốn đến Chùa là trong đầu mình nghĩ đến Chùa Bảo Ân.
Mình vốn bảo thủ chỉ thích những gì quen thuộc và ngại thay đổi, nên cũng bảo thủ đối với cả chuyện chọn Chùa. Mình không thích đến những ngôi Chùa lớn, những dịp lễ vì quá đông đúc. Mình chỉ thích đến Chùa khi Chùa thanh vắng. Lại có những cái hoàn toàn thuộc về cảm nhận không giải thích được - là cái cảm giác 'trong, thanh, không bụi trần'. Mình chọn đến những Chùa cho mình cảm giác ấy. Sự thật là không phải không có những Chùa khiến mình vẫn có cảm giác không gian ở đó 'vướng bụi'. Với mình, Chùa gắn với cảm giác về một không gian thanh tịnh, không bụi trần, bình yên.
Mình ít kể cho mẹ chuyện đi Chùa. Mỗi lần mình kể đi Chùa mẹ lại có vẻ ái ngại. Mẹ đọc "thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa", giải thích, rồi Mẹ bảo: mình cứ sống thật tốt để đừng phải ân hận, sống thật thanh thản, nếu chưa làm được gì tốt cho người khác thì cũng đừng làm xấu cho ai, thế đã là tu rồi. Thật ra Mẹ không muốn mình đi Chùa thường xuyên vì mẹ sợ mình quá tin để quá dựa vào những niềm tin xa xôi... Mình thường phải trấn an: Con biết mà. Con chỉ đi Chùa khi nào thích đi, hoặc những khi mệt mỏi, đến Chùa là để trở lại thư thái, bình yên.
Từ khi ra Hà Nội, mình biết thêm những Chùa có Sư Trụ trì là nữ. Không biết vì sao, nhưng mình tin hơn ở Sư nữ. Có thể mình sai, nhưng trong suy nghĩ của mình, đi tu, là từ bỏ những 'vướng bận' ở đời, 'thoát tục'. Đàn ông sinh ra gánh nhiều hơn trọng trách khám phá, vận động, làm động lực đưa xã hội phát triển, vì thế bản năng họ mạo hiểm hơn, dễ 'phá cách' hơn. Phụ nữ sinh ra mang nhiều trọng trách với tình yêu thương và xoa dịu nỗi đau, một cách bản năng họ cũng thụ động hơn.
Lại bảo thủ... mình chỉ hay đi hai ngôi Chùa, đều là Chùa Sư nữ: Chùa Ái Mộ và Chùa Bồ Đề. Hai ngôi Chùa đều ở Gia Lâm gần cầu Chương Dương. Chùa Bồ Đề là nơi đang cưu mang gần 100 trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, vô thừa nhận, trong đó có không ít những bé bị mẹ mang đến để ở cổng Chùa đỏ hỏn trong cuốn tã. Nhà Chùa dùng tiền đóng góp từ thiện của bà con bá tánh để nuôi thêm mấy chục các cô, các mẹ trông nom chăm sóc những đứa trẻ nhỏ. Khi đến tuổi đi học Sư Trụ trì gởi chúng đi học ở các trường ngoài cộng đồng. Lũ trẻ nheo nhóc, được nuôi chứ không thể gọi là được dưỡng, nhìn thấy xót. Lâu lâu mình đến Chùa Bồ Đề, mục đích chỉ là để góp một chút ít tiền vào hòm công đức đóng góp với nhà Chùa cho việc nuôi dưỡng các em.
Còn Chùa Ái Mộ thật sự là nơi mình đến cho mình. Có những lần đến không định trước, đi làm về ngang bỗng muốn ghé qua, vào chỉ để ngồi yên, nhắm mắt lặng im nghe tiếng mõ và tiếng đọc kinh đều đều, không gian thanh vắng, và thấy lòng thư thái nhẹ nhõm lạ thường. Có lần chuẩn bị thì mang lễ, hoặc góp tiền vào hòm công đức, ít/nhiều chỉ là lòng thành. Có lần không gì cả. Lòng Phật từ bi. Hoàn toàn.
Sư Thầy trụ trì Chùa Ái Mộ là sư Thùy, còn trẻ, có lẽ tuổi chỉ xấp xỉ 40. Nghe các chị cùng cơ quan mình hay đến Chùa kể Sư Thùy đến Chùa từ khi 16 tuổi và được Sư Thày ở Chùa ngày đó cưu mang dạy dỗ. Sư Thùy đã học hết Đại học Phật học lên làm Trụ Trì thay Sư Cụ khi Sư Cụ già yếu rồi viên tịch. Tiếp xúc với Sư luôn cho cảm giác vô cùng dễ chịu, vui vẻ, nhẹ nhõm. Mình còn nhớ mãi lần đi cùng một chị đồng nghiệp đến Chùa nhờ Sư đến cúng nhân 49 ngày mất của chồng chị ấy. Không may chính xác ngày 49 lại rơi vào 23 Tết, Sư nói Sư có lịch trước không thể đến, nhưng Sư có thể đến làm lễ vào ngày trước đó. Chị lăn tăn, năn nỉ..., rồi lại đến chuyện nhờ nhà Chùa làm bao nhiêu mâm cỗ chay, cũng lại lăn tăn, tính tới tính lui. Chị cứ tính toán, căng thẳng, khó khăn, dù Sư ân cần, kiên trì nói chuyện, giảng giải. Về sau Sư nói "sao các chị ngoài đời nặng nề thế. Mình cúng sớm hay muộn 1 ngày, nhiều hay ít... là tùy ở mình, đâu có gì quan trọng. Cúng chính là để cho người sống cảm thấy thanh thản thì người chết mới siêu thoát". Chắc đó là lúc Sư mệt mỏi với chị ấy, nhưng giọng Sư vẫn từ tốn, nhẹ nhàng, như không gì có thể làm Sư khó chịu.
'Đừng tự nặng nề, hãy biết tự làm nhẹ cuộc sống' là điều mình hay nhớ, và là điều mình lại như được nhắc mỗi khi đến ngôi Chùa này.
Mình cũng không thuộc nhóm thích sưu tầm các Đền, Chùa, đi thăm thú nhiều Đền, Chùa khác nhau, hay cứ nghe Chùa nào đẹp, hay, thiêng... là đến. Hơn 10 năm sống ở Sài Gòn, thành phố lớn với bao nhiêu Chùa, mình chỉ biết có 3 ngôi Chùa: Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Đại Giác trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, và Chùa Báo Ân gần nhà cũ ở Hoàng Văn Thụ, Tân Bình. Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi Chùa nổi tiếng của TP. HCM nhưng mình chỉ đến 1 lần cùng bà chị họ, và một lần khác khi bỗng muốn đọc sách nhà Phật. Lần đi cùng bà chị họ là rằm tháng Giêng, chen chúc kinh khủng nước mắt giàn giụa vì cay mùi hương nồng sực. Từ khi tìm được 'chốn' là Chùa Bảo Ân - thanh vắng, yên tĩnh, mỗi khi muốn đến Chùa là trong đầu mình nghĩ đến Chùa Bảo Ân.
Mình vốn bảo thủ chỉ thích những gì quen thuộc và ngại thay đổi, nên cũng bảo thủ đối với cả chuyện chọn Chùa. Mình không thích đến những ngôi Chùa lớn, những dịp lễ vì quá đông đúc. Mình chỉ thích đến Chùa khi Chùa thanh vắng. Lại có những cái hoàn toàn thuộc về cảm nhận không giải thích được - là cái cảm giác 'trong, thanh, không bụi trần'. Mình chọn đến những Chùa cho mình cảm giác ấy. Sự thật là không phải không có những Chùa khiến mình vẫn có cảm giác không gian ở đó 'vướng bụi'. Với mình, Chùa gắn với cảm giác về một không gian thanh tịnh, không bụi trần, bình yên.
Mình ít kể cho mẹ chuyện đi Chùa. Mỗi lần mình kể đi Chùa mẹ lại có vẻ ái ngại. Mẹ đọc "thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa", giải thích, rồi Mẹ bảo: mình cứ sống thật tốt để đừng phải ân hận, sống thật thanh thản, nếu chưa làm được gì tốt cho người khác thì cũng đừng làm xấu cho ai, thế đã là tu rồi. Thật ra Mẹ không muốn mình đi Chùa thường xuyên vì mẹ sợ mình quá tin để quá dựa vào những niềm tin xa xôi... Mình thường phải trấn an: Con biết mà. Con chỉ đi Chùa khi nào thích đi, hoặc những khi mệt mỏi, đến Chùa là để trở lại thư thái, bình yên.
Từ khi ra Hà Nội, mình biết thêm những Chùa có Sư Trụ trì là nữ. Không biết vì sao, nhưng mình tin hơn ở Sư nữ. Có thể mình sai, nhưng trong suy nghĩ của mình, đi tu, là từ bỏ những 'vướng bận' ở đời, 'thoát tục'. Đàn ông sinh ra gánh nhiều hơn trọng trách khám phá, vận động, làm động lực đưa xã hội phát triển, vì thế bản năng họ mạo hiểm hơn, dễ 'phá cách' hơn. Phụ nữ sinh ra mang nhiều trọng trách với tình yêu thương và xoa dịu nỗi đau, một cách bản năng họ cũng thụ động hơn.
Lại bảo thủ... mình chỉ hay đi hai ngôi Chùa, đều là Chùa Sư nữ: Chùa Ái Mộ và Chùa Bồ Đề. Hai ngôi Chùa đều ở Gia Lâm gần cầu Chương Dương. Chùa Bồ Đề là nơi đang cưu mang gần 100 trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, vô thừa nhận, trong đó có không ít những bé bị mẹ mang đến để ở cổng Chùa đỏ hỏn trong cuốn tã. Nhà Chùa dùng tiền đóng góp từ thiện của bà con bá tánh để nuôi thêm mấy chục các cô, các mẹ trông nom chăm sóc những đứa trẻ nhỏ. Khi đến tuổi đi học Sư Trụ trì gởi chúng đi học ở các trường ngoài cộng đồng. Lũ trẻ nheo nhóc, được nuôi chứ không thể gọi là được dưỡng, nhìn thấy xót. Lâu lâu mình đến Chùa Bồ Đề, mục đích chỉ là để góp một chút ít tiền vào hòm công đức đóng góp với nhà Chùa cho việc nuôi dưỡng các em.
Còn Chùa Ái Mộ thật sự là nơi mình đến cho mình. Có những lần đến không định trước, đi làm về ngang bỗng muốn ghé qua, vào chỉ để ngồi yên, nhắm mắt lặng im nghe tiếng mõ và tiếng đọc kinh đều đều, không gian thanh vắng, và thấy lòng thư thái nhẹ nhõm lạ thường. Có lần chuẩn bị thì mang lễ, hoặc góp tiền vào hòm công đức, ít/nhiều chỉ là lòng thành. Có lần không gì cả. Lòng Phật từ bi. Hoàn toàn.
Sư Thầy trụ trì Chùa Ái Mộ là sư Thùy, còn trẻ, có lẽ tuổi chỉ xấp xỉ 40. Nghe các chị cùng cơ quan mình hay đến Chùa kể Sư Thùy đến Chùa từ khi 16 tuổi và được Sư Thày ở Chùa ngày đó cưu mang dạy dỗ. Sư Thùy đã học hết Đại học Phật học lên làm Trụ Trì thay Sư Cụ khi Sư Cụ già yếu rồi viên tịch. Tiếp xúc với Sư luôn cho cảm giác vô cùng dễ chịu, vui vẻ, nhẹ nhõm. Mình còn nhớ mãi lần đi cùng một chị đồng nghiệp đến Chùa nhờ Sư đến cúng nhân 49 ngày mất của chồng chị ấy. Không may chính xác ngày 49 lại rơi vào 23 Tết, Sư nói Sư có lịch trước không thể đến, nhưng Sư có thể đến làm lễ vào ngày trước đó. Chị lăn tăn, năn nỉ..., rồi lại đến chuyện nhờ nhà Chùa làm bao nhiêu mâm cỗ chay, cũng lại lăn tăn, tính tới tính lui. Chị cứ tính toán, căng thẳng, khó khăn, dù Sư ân cần, kiên trì nói chuyện, giảng giải. Về sau Sư nói "sao các chị ngoài đời nặng nề thế. Mình cúng sớm hay muộn 1 ngày, nhiều hay ít... là tùy ở mình, đâu có gì quan trọng. Cúng chính là để cho người sống cảm thấy thanh thản thì người chết mới siêu thoát". Chắc đó là lúc Sư mệt mỏi với chị ấy, nhưng giọng Sư vẫn từ tốn, nhẹ nhàng, như không gì có thể làm Sư khó chịu.
'Đừng tự nặng nề, hãy biết tự làm nhẹ cuộc sống' là điều mình hay nhớ, và là điều mình lại như được nhắc mỗi khi đến ngôi Chùa này.
Chùa kiểu này bác Thụy thích đi lắm đây.
ReplyDeleteCó chùa Tăng và chùa Ni Lana ạ.
ReplyDeleteĐúng vậy. Nhiều khi ta cứ câu nệ cái này đúng, cái kia sai ròi dằn vặt nhau đến chết. Trong khi, đúng sai chỉ là nhận định rất hữu hạn. Nay đúng, mai đã thành sai. Với người này là đúng, với người kia lại là sai. Chi bằng ta cứ 'Đừng tự nặng nề, hãy biết tự làm nhẹ cuộc sống' như chị kết bài í :-)
ReplyDeleteChi Ti, em học từ chị cái này để biết sống vị tha hơn.
ReplyDeleteChi Na, em thiệt xấu hổ, em ít khi đi chùa lắm chỉ khi nào mẹ kêu mới đi. Qua Mỹ em đi chùa thương xuyên hơn vì cậu ruột của em đi tu trong chùa nên đến thăm cậu rồi học kinh phật luôn. Bây giờ mà hỏi có thích đi chùa không em vẫn nói là chưa thích vì em thấy chùa ở Mỹ vẫn còn nhiều "bụi trần" quá chị. Chùa gì mà bước vô thấy treo bằng khen mấy người quyên góp nhiều cho chùa ah.
Hôm nào Lana thử một lần như thế này đi nè...tới chùa một ngày ko có đông người, chùa càng hẻo lánh càng tốt. Tới chỉ để hít thở không khí trong sạch, yên tĩnh, và ăn cơm do các sư nấu. Thức ăn đơn giản đậu rán, rau luộc và cơm trắng thôi. Rồi uống trà, đánh cờ, và đàm đạo chuyện đời với sư...tới ko cần làm lễ phật, không cần thắp hương nhá...tới thăm chùa thăm phật như mình đang đi về nhà thăm người thân của mình ấy...chỉ cần một ngày như thế thôi thì tâm sẽ tịnh, nhẹ, và đi về làm việc lại rất là sáng suốt tỉnh táo. Mình cũng sẽ ko còn sự bức bối của đời sống hàng ngày làm phiền mình...Lu thích tới chùa theo kiểu cách này...
ReplyDelete@Bí: Em không biết lắm về 'chùa Tăng' và 'chùa Ni' Bí ạ.
ReplyDelete@LU: LU yêu quý, Lana cũng đi Chùa theo cách đó đó LU (chỉ thiếu đánh cờ thôi :)). Lana cũng thích đi dạo quanh khuôn viên Chùa lúc vắng nữa, thấy nhẹ nhõm và tỉnh táo.
À, có ai giải thích cho Lana vì sao ở các Chùa, tượng Phật Bà Quan Thế Âm ở ngoài khuôn viên Chùa không nhỉ? Lana cũng thường thấy Phật Quan Thế Âm nhìn về hướng sông, hồ, thung lũng (vùng đất trũng).
VMC: Đúng rồi! Anh thích những chùa như thế này lắm. Trong quan niệm của anh, nơi tôn nghiêm phải tĩnh mịch, trầm lắng và thanh tịnh.
ReplyDeleteLana: Hai chùa này em đã nói với anh là nên đi trong com của em, đúng không?
Lu: Lời khuyên của em thật hay. Thế nào anh cũng phải thực hiện mới được (dù là nghe lời khuyên ké bên chị Lana)
Lana: À quên, anh chưa nói rằng cái đoạn này của em anh thích lắm: "àn ông sinh ra gánh nhiều hơn trọng trách khám phá, vận động, làm động lực đưa xã hội phát triển, vì thế bản năng họ mạo hiểm hơn, dễ 'phá cách' hơn. Phụ nữ sinh ra mang nhiều trọng trách với tình yêu thương và xoa dịu nỗi đau, một cách bản năng họ cũng thụ động hơn".
ReplyDeleteLana and anh Thuy : thế thì Lana học đánh cờ tướng ngay đi, đánh cờ là một cách relax rất chi là hay. Rủ anh Thụy đi chùa chung cùng quýnh cờ, Lana cứ việc "pháo đầu, mã đội, xe đâm thọt" dí cho anh Thụy "mã nhập cung" rồi...giết đẹp!
ReplyDeletehe he...Lu đang xúi dại hai người tới chùa chay tịnh mà còn sân si ;))
@Phụng: Đâu có gì phải xấu hổ em. Cửa Phật từ bi, như chị viết đấy, không có gì là gượng ép, em hãy đi Chùa khi nào em cảm thấy thích đi thôi. Câu của các cụ mẹ chị hay nhắc là đúng đấy (thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ 3 tu Chùa). Mình cứ sống hiền, sống thật, sống thiện, biết yêu thương và nhân hậu, thì sẽ gặp điều lành, đâu cứ là phải cúng lễ thường xuyên.
ReplyDelete@Anh Thụy: Dạ vâng đúng rồi anh, em nhớ đã viết khi còm ở Entry anh viết than phiền về sự thay đổi ồn ào ở ngôi Chùa quen ấy.
@LU & anh Thụy: Oài... LU tự vẽ rồi lại tự cười hì. Lana mà uýnh cờ với anh Thụy thì không có đến Chùa mà ra Bờ Hồ Hoàn Kiếm lý tưởng hơn, đúng không anh Thụy? (ở đó hay có các cụ ngồi uýnh cờ + ngắm cảnh giết thời gian lắm.. hihi).
ReplyDeleteNhìn thấy bài viết mới của mày mà giờ mới vào được!
ReplyDeleteLu và Lana: Hà hà, tình cờ là anh biết chơi cờ tướng, chơi cả cờ Vua nữa. Biết chơi trình độ sạch nước cản thôi. Nhưng anh thích chơi. Nhưng chắc là chơi thì không chơi ở Chùa, mà cũng không chơi ở Hồ Hoàn Kiếm được đâu. Hic!
ReplyDeleteLu:
"Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc
Thắp đèn lên đánh cuộc cờ người
Hẹn rằng đấu trí mà chơi
Cấm ngoại thủy không ai được ngó
Mới vừa vào chàng liền nhảy ngựa
Thiếp vội càng vén phứa tịnh lên
Hai xe hà chàng gác hai bên
Thiếp sợ quá thiếp liền ghểnh sĩ
Chàng thừa lúc thiếp đang cơn bí
Đem tốt đầu dú dí vô cung
Thiếp đang bí nước xe lồng
Thì nước pháo đã nhảy đùng tới chiếu
Chàng rằng chịu thiếp rằng chẳng chịu
Thua thì thua quyết níu lấy con
Khi vui nước nước non non
Khi buồn lại giở bài son quân ngà"
...
Chẳng biết anh nhớ có đúng không nữa. Hic!
Anh Thụy "đệm" Hồ Xuân Hương hợp quá ;)
ReplyDeleteHihi... cái còm này của anh Thụy quá là hay, vừa thú vị, vừa vui, vừa làm bật cười nữa. Lana nhớ mới đây bên nhà VMC anh Thụy đã được VMC bầu chọn 'comment hay nhất".
ReplyDeleteHa ha...đang nghi nghi khi đọc com anh Thụy trả lời chị Lana, đọc xuống com anh í trả lời Lu, em cười xít té ghế. Anh Thụy đúng là ngừi yêu chị em nhất thế gian, hè hè...
ReplyDeleteanh Thuy :
ReplyDeleteMỗi đêm mình oánh tà tà
Thiếp lên con chốt chàng xà con xe
Thiếp rằng thiếp chẳng chơi xe
Chàng cười toe toét đổi xe lấy...người :))
hnay vô tình đọc được bài tản mạn của chị. chị cũng giống em ở việc "chọn chùa" :D, em chỉ thích 1 cảm giác bình yên và thanh thản trong các ngôi chùa vắng... em thích bài này
ReplyDelete