Có một câu chuyện cứ ở trong đầu mình từ sau hôm đến Chùa Bồ Đề cùng một cô gái học chung khóa học buổi tối. Nó, theo lời mình kể, đã đến Chùa Bồ Đề cách đây vài tháng. Hôm rồi nó gọi, rủ cùng đến Chùa, mới nghe nó nói đã xin đỡ đầu một bé gái 4 tuổi.
Bé tên Chi. Khi mình đến cô bạn trẻ đã đến trước, đang ngồi với bé Chi ở một mé sân Chùa. Bé Chi khá bụ bẫm, đầu cắt trọc, đội một chiếc mũ len. Mặt mũi bé lấm lem, cả chân tay cũng thế. Tay bé ôm một con búp bê cũng lấm lem. Bé ngồi im lặng, đôi mắt mở to nhưng thật u buồn, lặng lẽ. Cô bạn ghé tai mình nói nhỏ: Ở đây có nhiều bé khôi ngô lắm nhưng họ nhận hết rồi. Con bé này bố mẹ đều chết vì AIDS nhưng xét nghiệm nó âm tính, chưa ai nhận nên em nhận. Con búp bê em mới mua cho bữa trước Tết đấy.
Bé Chi không thích nói chuyện. Nó ngồi im trước mọi câu hỏi của 2 người lớn đang ngồi cạnh và tìm cách bắt chuyện với nó. Mặc cho mọi ân cần, nhẹ nhàng, nó chỉ ngồi im, nhìn thẳng, lặng lẽ.
Chị bảo mẫu trực tiếp chăm bé Chi đến mang theo một hộp sữa nhỏ loại 100ml và một trái vú sữa. Chị lau mặt cho bé và cho bé ăn. Gọi là chị bảo mẫu nhưng thật sự không thể đoán chị bao nhiêu tuổi, nhiều hơn hay ít hơn mình. Từ giọng nói, quần áo đến dáng vẻ đều giống như một người nghèo vất vả từ nông thôn ra. Có lẽ họ đã nhận việc trông trẻ cho nhà Chùa như một công việc cho mình. Mỗi cô trông 3 đứa trẻ. Nhà Chùa hiện nuôi dưỡng gần 100 em. Nếu trừ những đứa lớn đã đi học thì nhà Chùa vẫn cần khoảng mười mấy hai chục cô giúp trông trẻ. Mình đoán các cô chỉ chăm ăn, ngủ, vệ sinh, trông chừng chạy chơi, đau ốm... chứ không phải những người được học nghề nuôi dạy trẻ.
Hỏi bé Chi có hay nói không hay là do gặp người lạ bé ít nói, chị bảo: Ôi cả ngày chả nói gì cả. Hỏi nó thích thì trả lời, không thích thì im.
Lúc đó có một cô gái là khách đến Chùa mang theo một túi to những túi bánh snack đem chia cho các bé. Bé Chi nhận quà một cách thờ ơ, không chút hào hứng. Bảo mẫu của bé nhắc: Con xin cô đi chứ. Bé vẫn ngồi im, hai tay vẫn ôm con búp bê thêm túi snack, đôi mắt, khuôn mặt không hề có chút biểu cảm hay nhúc nhích nào thể hiện bé 'cập nhật' những gì đang diễn ra quanh bé.
Bảo mẫu quay qua nói với cô bạn nhận đỡ đầu bé Chi: - Đấy bướng lắm chị ạ chẳng biết nghe lời. Nó thích làm gì nó làm, bao giờ cũng ăn muộn hơn những đứa khác. Tối mà còn khách (đến viếng Chùa) thì nó còn ra sân chơi chán mới về, đố gọi được nó về ngủ.
Nửa tiếng ngồi cạnh chưa nghe bé nói. Vừa chợt có một cậu bé cũng sống ở Chùa chạy đến thò tay túm búp bê (chắc để trêu chọc bé Chi). Mắt bé bỗng trở nên lanh lẹ khác thường, trừng lên nhìn cậu bé, đồng thời bé quát gằn "Oây!". Mình chợt nghĩ ra: mình sẽ tiếp cận bé bằng con búp bê này.
"Ôi sao tóc em búp bê lại bù rối thế này, chúng mình sẽ cùng buộc tóc lại cho em nhé? Rồi, xong rồi, chị Chi bế em đi nào, em ấy yêu chị Chi lắm đấy".
Quả là có tác dụng. Mình có được phản hồi, sự hợp tác đầu tiên, tuy chưa phải bằng lời nói.
Mà sao em núp bê lại không đi dép thế này? Em sẽ bị lạnh và ốm đấy. Thế dép của em bé đâu con? – im lặng – rồi, bây giờ mình sẽ trùm cái quần của em vào chân thế này cho ấm nhé? – chớp mắt, gật – Thế lúc cô mua em búp bê cho con nó có dép không? – Trả lời "nó không có".
Từ đó đến khi về, bé Chi còn 'nói chuyện' thêm vài câu nữa, tuy cộc và ngắn, nhưng bé trả lời đúng câu hỏi. Mình nói với cô bạn rằng bé Chi có những biểu hiện của đứa trẻ bị tự kỷ, cũng có thể do những shock tâm lý mà bé trở nên thu mình (withdrawn) và từ chối nhu cầu giao tiếp (contact) với xung quanh.
Mình chưa tìm hiểu nhiều về những nguyên nhân dẫn đến tự kỷ, ngoài những trẻ tự kỷ bẩm sinh, có trường hợp nào là do hoàn cảnh tạo cho đứa trẻ trở nên như vậy hay không? Nếu là do hoàn cảnh, thì khả năng giúp những đứa trẻ ấy trở lại bình thường là bao nhiêu?
Mà dù có, thì cơ hội cho bé Chi cũng là rất nhỏ. Người nhận đỡ đầu bé Chi là doanh nhân, trẻ, hiện đại, đã lập gia đình có một con gái 2 tuổi rưỡi. Khi nghe mình nói về những gì mình nhận thấy ở bé nó cũng chỉ nói 'vâng, tội nghiệp'.
Thật sự, mình có cảm giác cô gái này khó giúp gì được bé Chi...
Động tác từ thiện, nhiều khi chỉ giống như một việc làm trong danh sách.
Ừ thì biết vậy, còn hơn mình chẳng làm được gì.
Cứ ám ảnh mãi với chuyện bé Chi. Viết ra, mong đỡ đi được một chút.
February 28, 2010
CHÙA SƯ NỮ
Labels:
Tản mạn
Mình không thường xuyên đến Chùa. Có thể nói là khá ít đi. Nếu có, cũng không theo bất kỳ lịch nào, không nhất thiết phải ngày rằm, mùng 1... Mình đi Chùa khi mình tự nhiên muốn đến Chùa, có khi là chợt muốn vãn cảnh Chùa, muốn ngâm mình trong không khí thanh tịnh, có khi là muốn mình nhẹ thoát nếu có điều gì bỗng khiến đầu mình rối, không bình an. Ơn Trời, mình ít đến Chùa, có nghĩa sự bình an thường trực. (Hình: Một góc Chùa Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội, sưu tầm từ google search)
Mình cũng không thuộc nhóm thích sưu tầm các Đền, Chùa, đi thăm thú nhiều Đền, Chùa khác nhau, hay cứ nghe Chùa nào đẹp, hay, thiêng... là đến. Hơn 10 năm sống ở Sài Gòn, thành phố lớn với bao nhiêu Chùa, mình chỉ biết có 3 ngôi Chùa: Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Đại Giác trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, và Chùa Báo Ân gần nhà cũ ở Hoàng Văn Thụ, Tân Bình. Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi Chùa nổi tiếng của TP. HCM nhưng mình chỉ đến 1 lần cùng bà chị họ, và một lần khác khi bỗng muốn đọc sách nhà Phật. Lần đi cùng bà chị họ là rằm tháng Giêng, chen chúc kinh khủng nước mắt giàn giụa vì cay mùi hương nồng sực. Từ khi tìm được 'chốn' là Chùa Bảo Ân - thanh vắng, yên tĩnh, mỗi khi muốn đến Chùa là trong đầu mình nghĩ đến Chùa Bảo Ân.
Mình vốn bảo thủ chỉ thích những gì quen thuộc và ngại thay đổi, nên cũng bảo thủ đối với cả chuyện chọn Chùa. Mình không thích đến những ngôi Chùa lớn, những dịp lễ vì quá đông đúc. Mình chỉ thích đến Chùa khi Chùa thanh vắng. Lại có những cái hoàn toàn thuộc về cảm nhận không giải thích được - là cái cảm giác 'trong, thanh, không bụi trần'. Mình chọn đến những Chùa cho mình cảm giác ấy. Sự thật là không phải không có những Chùa khiến mình vẫn có cảm giác không gian ở đó 'vướng bụi'. Với mình, Chùa gắn với cảm giác về một không gian thanh tịnh, không bụi trần, bình yên.
Mình ít kể cho mẹ chuyện đi Chùa. Mỗi lần mình kể đi Chùa mẹ lại có vẻ ái ngại. Mẹ đọc "thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa", giải thích, rồi Mẹ bảo: mình cứ sống thật tốt để đừng phải ân hận, sống thật thanh thản, nếu chưa làm được gì tốt cho người khác thì cũng đừng làm xấu cho ai, thế đã là tu rồi. Thật ra Mẹ không muốn mình đi Chùa thường xuyên vì mẹ sợ mình quá tin để quá dựa vào những niềm tin xa xôi... Mình thường phải trấn an: Con biết mà. Con chỉ đi Chùa khi nào thích đi, hoặc những khi mệt mỏi, đến Chùa là để trở lại thư thái, bình yên.
Từ khi ra Hà Nội, mình biết thêm những Chùa có Sư Trụ trì là nữ. Không biết vì sao, nhưng mình tin hơn ở Sư nữ. Có thể mình sai, nhưng trong suy nghĩ của mình, đi tu, là từ bỏ những 'vướng bận' ở đời, 'thoát tục'. Đàn ông sinh ra gánh nhiều hơn trọng trách khám phá, vận động, làm động lực đưa xã hội phát triển, vì thế bản năng họ mạo hiểm hơn, dễ 'phá cách' hơn. Phụ nữ sinh ra mang nhiều trọng trách với tình yêu thương và xoa dịu nỗi đau, một cách bản năng họ cũng thụ động hơn.
Lại bảo thủ... mình chỉ hay đi hai ngôi Chùa, đều là Chùa Sư nữ: Chùa Ái Mộ và Chùa Bồ Đề. Hai ngôi Chùa đều ở Gia Lâm gần cầu Chương Dương. Chùa Bồ Đề là nơi đang cưu mang gần 100 trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, vô thừa nhận, trong đó có không ít những bé bị mẹ mang đến để ở cổng Chùa đỏ hỏn trong cuốn tã. Nhà Chùa dùng tiền đóng góp từ thiện của bà con bá tánh để nuôi thêm mấy chục các cô, các mẹ trông nom chăm sóc những đứa trẻ nhỏ. Khi đến tuổi đi học Sư Trụ trì gởi chúng đi học ở các trường ngoài cộng đồng. Lũ trẻ nheo nhóc, được nuôi chứ không thể gọi là được dưỡng, nhìn thấy xót. Lâu lâu mình đến Chùa Bồ Đề, mục đích chỉ là để góp một chút ít tiền vào hòm công đức đóng góp với nhà Chùa cho việc nuôi dưỡng các em.
Còn Chùa Ái Mộ thật sự là nơi mình đến cho mình. Có những lần đến không định trước, đi làm về ngang bỗng muốn ghé qua, vào chỉ để ngồi yên, nhắm mắt lặng im nghe tiếng mõ và tiếng đọc kinh đều đều, không gian thanh vắng, và thấy lòng thư thái nhẹ nhõm lạ thường. Có lần chuẩn bị thì mang lễ, hoặc góp tiền vào hòm công đức, ít/nhiều chỉ là lòng thành. Có lần không gì cả. Lòng Phật từ bi. Hoàn toàn.
Sư Thầy trụ trì Chùa Ái Mộ là sư Thùy, còn trẻ, có lẽ tuổi chỉ xấp xỉ 40. Nghe các chị cùng cơ quan mình hay đến Chùa kể Sư Thùy đến Chùa từ khi 16 tuổi và được Sư Thày ở Chùa ngày đó cưu mang dạy dỗ. Sư Thùy đã học hết Đại học Phật học lên làm Trụ Trì thay Sư Cụ khi Sư Cụ già yếu rồi viên tịch. Tiếp xúc với Sư luôn cho cảm giác vô cùng dễ chịu, vui vẻ, nhẹ nhõm. Mình còn nhớ mãi lần đi cùng một chị đồng nghiệp đến Chùa nhờ Sư đến cúng nhân 49 ngày mất của chồng chị ấy. Không may chính xác ngày 49 lại rơi vào 23 Tết, Sư nói Sư có lịch trước không thể đến, nhưng Sư có thể đến làm lễ vào ngày trước đó. Chị lăn tăn, năn nỉ..., rồi lại đến chuyện nhờ nhà Chùa làm bao nhiêu mâm cỗ chay, cũng lại lăn tăn, tính tới tính lui. Chị cứ tính toán, căng thẳng, khó khăn, dù Sư ân cần, kiên trì nói chuyện, giảng giải. Về sau Sư nói "sao các chị ngoài đời nặng nề thế. Mình cúng sớm hay muộn 1 ngày, nhiều hay ít... là tùy ở mình, đâu có gì quan trọng. Cúng chính là để cho người sống cảm thấy thanh thản thì người chết mới siêu thoát". Chắc đó là lúc Sư mệt mỏi với chị ấy, nhưng giọng Sư vẫn từ tốn, nhẹ nhàng, như không gì có thể làm Sư khó chịu.
'Đừng tự nặng nề, hãy biết tự làm nhẹ cuộc sống' là điều mình hay nhớ, và là điều mình lại như được nhắc mỗi khi đến ngôi Chùa này.
Mình cũng không thuộc nhóm thích sưu tầm các Đền, Chùa, đi thăm thú nhiều Đền, Chùa khác nhau, hay cứ nghe Chùa nào đẹp, hay, thiêng... là đến. Hơn 10 năm sống ở Sài Gòn, thành phố lớn với bao nhiêu Chùa, mình chỉ biết có 3 ngôi Chùa: Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Đại Giác trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, và Chùa Báo Ân gần nhà cũ ở Hoàng Văn Thụ, Tân Bình. Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi Chùa nổi tiếng của TP. HCM nhưng mình chỉ đến 1 lần cùng bà chị họ, và một lần khác khi bỗng muốn đọc sách nhà Phật. Lần đi cùng bà chị họ là rằm tháng Giêng, chen chúc kinh khủng nước mắt giàn giụa vì cay mùi hương nồng sực. Từ khi tìm được 'chốn' là Chùa Bảo Ân - thanh vắng, yên tĩnh, mỗi khi muốn đến Chùa là trong đầu mình nghĩ đến Chùa Bảo Ân.
Mình vốn bảo thủ chỉ thích những gì quen thuộc và ngại thay đổi, nên cũng bảo thủ đối với cả chuyện chọn Chùa. Mình không thích đến những ngôi Chùa lớn, những dịp lễ vì quá đông đúc. Mình chỉ thích đến Chùa khi Chùa thanh vắng. Lại có những cái hoàn toàn thuộc về cảm nhận không giải thích được - là cái cảm giác 'trong, thanh, không bụi trần'. Mình chọn đến những Chùa cho mình cảm giác ấy. Sự thật là không phải không có những Chùa khiến mình vẫn có cảm giác không gian ở đó 'vướng bụi'. Với mình, Chùa gắn với cảm giác về một không gian thanh tịnh, không bụi trần, bình yên.
Mình ít kể cho mẹ chuyện đi Chùa. Mỗi lần mình kể đi Chùa mẹ lại có vẻ ái ngại. Mẹ đọc "thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa", giải thích, rồi Mẹ bảo: mình cứ sống thật tốt để đừng phải ân hận, sống thật thanh thản, nếu chưa làm được gì tốt cho người khác thì cũng đừng làm xấu cho ai, thế đã là tu rồi. Thật ra Mẹ không muốn mình đi Chùa thường xuyên vì mẹ sợ mình quá tin để quá dựa vào những niềm tin xa xôi... Mình thường phải trấn an: Con biết mà. Con chỉ đi Chùa khi nào thích đi, hoặc những khi mệt mỏi, đến Chùa là để trở lại thư thái, bình yên.
Từ khi ra Hà Nội, mình biết thêm những Chùa có Sư Trụ trì là nữ. Không biết vì sao, nhưng mình tin hơn ở Sư nữ. Có thể mình sai, nhưng trong suy nghĩ của mình, đi tu, là từ bỏ những 'vướng bận' ở đời, 'thoát tục'. Đàn ông sinh ra gánh nhiều hơn trọng trách khám phá, vận động, làm động lực đưa xã hội phát triển, vì thế bản năng họ mạo hiểm hơn, dễ 'phá cách' hơn. Phụ nữ sinh ra mang nhiều trọng trách với tình yêu thương và xoa dịu nỗi đau, một cách bản năng họ cũng thụ động hơn.
Lại bảo thủ... mình chỉ hay đi hai ngôi Chùa, đều là Chùa Sư nữ: Chùa Ái Mộ và Chùa Bồ Đề. Hai ngôi Chùa đều ở Gia Lâm gần cầu Chương Dương. Chùa Bồ Đề là nơi đang cưu mang gần 100 trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, vô thừa nhận, trong đó có không ít những bé bị mẹ mang đến để ở cổng Chùa đỏ hỏn trong cuốn tã. Nhà Chùa dùng tiền đóng góp từ thiện của bà con bá tánh để nuôi thêm mấy chục các cô, các mẹ trông nom chăm sóc những đứa trẻ nhỏ. Khi đến tuổi đi học Sư Trụ trì gởi chúng đi học ở các trường ngoài cộng đồng. Lũ trẻ nheo nhóc, được nuôi chứ không thể gọi là được dưỡng, nhìn thấy xót. Lâu lâu mình đến Chùa Bồ Đề, mục đích chỉ là để góp một chút ít tiền vào hòm công đức đóng góp với nhà Chùa cho việc nuôi dưỡng các em.
Còn Chùa Ái Mộ thật sự là nơi mình đến cho mình. Có những lần đến không định trước, đi làm về ngang bỗng muốn ghé qua, vào chỉ để ngồi yên, nhắm mắt lặng im nghe tiếng mõ và tiếng đọc kinh đều đều, không gian thanh vắng, và thấy lòng thư thái nhẹ nhõm lạ thường. Có lần chuẩn bị thì mang lễ, hoặc góp tiền vào hòm công đức, ít/nhiều chỉ là lòng thành. Có lần không gì cả. Lòng Phật từ bi. Hoàn toàn.
Sư Thầy trụ trì Chùa Ái Mộ là sư Thùy, còn trẻ, có lẽ tuổi chỉ xấp xỉ 40. Nghe các chị cùng cơ quan mình hay đến Chùa kể Sư Thùy đến Chùa từ khi 16 tuổi và được Sư Thày ở Chùa ngày đó cưu mang dạy dỗ. Sư Thùy đã học hết Đại học Phật học lên làm Trụ Trì thay Sư Cụ khi Sư Cụ già yếu rồi viên tịch. Tiếp xúc với Sư luôn cho cảm giác vô cùng dễ chịu, vui vẻ, nhẹ nhõm. Mình còn nhớ mãi lần đi cùng một chị đồng nghiệp đến Chùa nhờ Sư đến cúng nhân 49 ngày mất của chồng chị ấy. Không may chính xác ngày 49 lại rơi vào 23 Tết, Sư nói Sư có lịch trước không thể đến, nhưng Sư có thể đến làm lễ vào ngày trước đó. Chị lăn tăn, năn nỉ..., rồi lại đến chuyện nhờ nhà Chùa làm bao nhiêu mâm cỗ chay, cũng lại lăn tăn, tính tới tính lui. Chị cứ tính toán, căng thẳng, khó khăn, dù Sư ân cần, kiên trì nói chuyện, giảng giải. Về sau Sư nói "sao các chị ngoài đời nặng nề thế. Mình cúng sớm hay muộn 1 ngày, nhiều hay ít... là tùy ở mình, đâu có gì quan trọng. Cúng chính là để cho người sống cảm thấy thanh thản thì người chết mới siêu thoát". Chắc đó là lúc Sư mệt mỏi với chị ấy, nhưng giọng Sư vẫn từ tốn, nhẹ nhàng, như không gì có thể làm Sư khó chịu.
'Đừng tự nặng nề, hãy biết tự làm nhẹ cuộc sống' là điều mình hay nhớ, và là điều mình lại như được nhắc mỗi khi đến ngôi Chùa này.
February 23, 2010
'Áp dụng không tới'
Labels:
Vui
Câu chuyện thứ nhất (sưu tầm): Em ơi lúc đầu...
Có hai vợ chồng nọ sống chung với mẹ vợ đã già yếu. Ngoài ra còn có một con mèo mà chị vợ rất yêu quý. Một hôm người vợ đi làm về, chỉ thấy anh chồng ra đón, không thấy con mèo đâu, chị vợ hỏi, anh chồng trả lời: Nó bị chết rồi.
Chị vợ vừa khóc nức nở vừa đay nghiến: 'Trời ơi, anh thật là vô cảm không có tình thương. Đáng ra anh phải nói từ từ cho em "em ơi, lúc đầu con mèo nó trèo lên mái nhà, rồi nó bị trượt chân, nó ngã, nó bị thương rồi nó chết...". Anh nói trống rỗng một câu "nó chết rồi" em sắp không thở nổi vì sốc đây này. hu hu hu...'
Làm anh chồng phải vừa xin lỗi vừa dỗ dành mãi.
Ít lâu sau, một hôm chị vợ lại đi làm về. Anh chồng chạy ra cổng, mếu máo: Em ..i...ơi, lúc đầu... mẹ cũng trèo lên mái nhà...
Câu chuyện thứ 2:
Hồi đó một người nổi tiếng trong 'bản đồ' ngành khí tượng Hàng không của VN mình đưa ra một dự án đưa tất cả các dự báo viên Khí tượng (kỹ sư) và phần lớn kỹ thuật viên (trình độ trung, sơ cấp) đang làm cho ngành HK VN sang BangKok đào tạo huấn luyện nghiệp vụ. Phải nói đây là một cuộc cách mạng về cả con người và tài chính (hồi đó chỉ cần mang một chiếc xe máy Dream theo diện miễn thuế từ Thái Lan về Việt Nam là lãi một cục tiền to rồi).
Nhưng muốn được đi thì phải qua một thủ tục bắt buộc là vòng phỏng vấn tiếng Anh giao tiếp thông thường. Thế là các bản đáp án viết sẵn, có phiên âm đàng hoàng được truyền tay nhau học thuộc.
Cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp, với kết quả là 100% đạt. Lứa đàn em ở Tân Sơn Nhất chúng tôi được truyền lại một 'đối thoại' thế này:
- Hallo, what's your name?
- Mai nêm Hồ Chí Minh si ti.
(Chả là anh đã học thuộc câu 1: Hallo where're you from? - I'm from Hochiminh City, câu 2: What's your name? - My name's Th., nhưng nhà phỏng vấn lại đi đổi thứ tự câu hỏi, thành ra nên tội) :)
Câu chuyện thứ 3:
Ở một đội nghiệp vụ tại sân bay Nội Bài ngày đó có một anh thích một em. Thích lắm nhưng vẫn chưa được em để mắt. Một lần anh được mách nước: 'Con bé đó nó chê mày nhà quê, không biết nịnh chị em. Mày ngốc lắm, con gái nó thích khen, mày phải khen thật nhiều vào là đổ ngay.'
Hôm sau, thời gian tạm rảnh giữa các chuyến bay tia thấy em đang đứng giữa một đám bạn gái cùng tổ, anh từ từ tiến lại, trịnh trọng: 'Hôm nay em xinh quá, trông em cứ như con Công giữa bầy Quạ.'
Thế là 'bầy Quạ' liền xông vào mổ cho anh tối mắt tối mũi. Tất nhiên là phi vụ của anh thất bại ngay vào phút ấy.
Kho tàng các chuyện 'áp dụng không tới' còn nhiều vô kể. Ai có câu chuyện gì hay xin điền thêm vào danh sách nhé.
Có hai vợ chồng nọ sống chung với mẹ vợ đã già yếu. Ngoài ra còn có một con mèo mà chị vợ rất yêu quý. Một hôm người vợ đi làm về, chỉ thấy anh chồng ra đón, không thấy con mèo đâu, chị vợ hỏi, anh chồng trả lời: Nó bị chết rồi.
Chị vợ vừa khóc nức nở vừa đay nghiến: 'Trời ơi, anh thật là vô cảm không có tình thương. Đáng ra anh phải nói từ từ cho em "em ơi, lúc đầu con mèo nó trèo lên mái nhà, rồi nó bị trượt chân, nó ngã, nó bị thương rồi nó chết...". Anh nói trống rỗng một câu "nó chết rồi" em sắp không thở nổi vì sốc đây này. hu hu hu...'
Làm anh chồng phải vừa xin lỗi vừa dỗ dành mãi.
Ít lâu sau, một hôm chị vợ lại đi làm về. Anh chồng chạy ra cổng, mếu máo: Em ..i...ơi, lúc đầu... mẹ cũng trèo lên mái nhà...
Câu chuyện thứ 2:
Hồi đó một người nổi tiếng trong 'bản đồ' ngành khí tượng Hàng không của VN mình đưa ra một dự án đưa tất cả các dự báo viên Khí tượng (kỹ sư) và phần lớn kỹ thuật viên (trình độ trung, sơ cấp) đang làm cho ngành HK VN sang BangKok đào tạo huấn luyện nghiệp vụ. Phải nói đây là một cuộc cách mạng về cả con người và tài chính (hồi đó chỉ cần mang một chiếc xe máy Dream theo diện miễn thuế từ Thái Lan về Việt Nam là lãi một cục tiền to rồi).
Nhưng muốn được đi thì phải qua một thủ tục bắt buộc là vòng phỏng vấn tiếng Anh giao tiếp thông thường. Thế là các bản đáp án viết sẵn, có phiên âm đàng hoàng được truyền tay nhau học thuộc.
Cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp, với kết quả là 100% đạt. Lứa đàn em ở Tân Sơn Nhất chúng tôi được truyền lại một 'đối thoại' thế này:
- Hallo, what's your name?
- Mai nêm Hồ Chí Minh si ti.
(Chả là anh đã học thuộc câu 1: Hallo where're you from? - I'm from Hochiminh City, câu 2: What's your name? - My name's Th., nhưng nhà phỏng vấn lại đi đổi thứ tự câu hỏi, thành ra nên tội) :)
Câu chuyện thứ 3:
Ở một đội nghiệp vụ tại sân bay Nội Bài ngày đó có một anh thích một em. Thích lắm nhưng vẫn chưa được em để mắt. Một lần anh được mách nước: 'Con bé đó nó chê mày nhà quê, không biết nịnh chị em. Mày ngốc lắm, con gái nó thích khen, mày phải khen thật nhiều vào là đổ ngay.'
Hôm sau, thời gian tạm rảnh giữa các chuyến bay tia thấy em đang đứng giữa một đám bạn gái cùng tổ, anh từ từ tiến lại, trịnh trọng: 'Hôm nay em xinh quá, trông em cứ như con Công giữa bầy Quạ.'
Thế là 'bầy Quạ' liền xông vào mổ cho anh tối mắt tối mũi. Tất nhiên là phi vụ của anh thất bại ngay vào phút ấy.
Kho tàng các chuyện 'áp dụng không tới' còn nhiều vô kể. Ai có câu chuyện gì hay xin điền thêm vào danh sách nhé.
February 21, 2010
Đi lễ đầu năm (Hình)
Labels:
Photos
Đầu năm đi lễ Đền Mẫu Âu Cơ ở Hạ Hòa, Phú Thọ (cách thị xã Việt Trì 60km). Đường khá xa và nhiều chỗ gập ghềnh, nhưng Tết năm nay dài, đi hội cả một ngày rảnh rang với LHS thân quen, thấy thú vị và vui.
Cả đoàn chụp hình trước khi vào lễ Đền chính nào:
Cảnh quan quanh đền đang tôn tạo, thoáng đãng và đẹp mê:
Sắp lễ (có ai nhận ra 'mẹ chồng' trong phim "Ngôi nhà hạnh phúc" không?):
Binben, một trong những key person của hội LHS:
Anh V.Tr.L., LHS, 'người nhà' tỉnh Phú Thọ, người đã mời và chu đáo đón LHS đi lễ hội này:
Nào cùng chia lộc:
Trên đường về ghé chỗ ăn, đói lắm rồi nhưng phong cảnh đẹp quá, chẳng đặng đừng (nhìn từ tầng 2 của nhà hàng, ra phía sau):
Mình đây:
Ra Tết đi chơi Xuân còn được nhận quà SN muộn nữa chứ, cười tươi:
Với Bí yêu quý:
Cả đoàn chụp hình trước khi vào lễ Đền chính nào:
Cảnh quan quanh đền đang tôn tạo, thoáng đãng và đẹp mê:
Sắp lễ (có ai nhận ra 'mẹ chồng' trong phim "Ngôi nhà hạnh phúc" không?):
Binben, một trong những key person của hội LHS:
Anh V.Tr.L., LHS, 'người nhà' tỉnh Phú Thọ, người đã mời và chu đáo đón LHS đi lễ hội này:
Nào cùng chia lộc:
Trên đường về ghé chỗ ăn, đói lắm rồi nhưng phong cảnh đẹp quá, chẳng đặng đừng (nhìn từ tầng 2 của nhà hàng, ra phía sau):
Mình đây:
Ra Tết đi chơi Xuân còn được nhận quà SN muộn nữa chứ, cười tươi:
Với Bí yêu quý:
February 18, 2010
Một chút về Tết
Đường phố
Mùng 1 là ngày đường phố Hà Nội đẹp nhất, sạch sẽ như ở một nước Châu Âu nào đó chứ không phải Hà Nội. Vắng, thỉnh thoảng mới thấy một chiếc taxi, một chiếc xe car hay một vài chiếc xe máy chạy qua. Quần áo đẹp, lịch sự. Những gương mặt thư thái chẳng có chút vội vàng. Đúng thật là Tết, khác không phải ngày thường.
Mình phận đàn bà nữ nhi, không được chào đón vào ngày đầu năm, nên chỉ rủ Dim Mei lên xe đi một vòng cho thông thoáng, cũng để ngắm phố phường ngày mùng 1. Ghé vào Chùa Kim Sơn gần nhà. Trời se lạnh + mưa bụi. Quá sức Tết. Đến ngã tư đèn xanh đèn đỏ, Tổng cộng 4 hướng đường chỉ có hai chiếc xe car và 3 xe máy, vậy mà ai nấy dừng đúng tín hiệu, đến khi hướng đối diện hết xe cũng chẳng ai vội vượt. Ồ mình ngạc nhiên. Bỗng so sánh: Sao cứ bảo giao thông mất trật tự là do ý thức người dân (kém) nhỉ? rõ ràng đây là ý thức (tốt) đấy thôi, vì mình đi hết mấy tuyến phố chẳng có một 'áo vàng' (CA) nào. Thì ra, giao thông hỗn loạn còn do ngày thường người ta quá vội, quá bận, quá tất bật. Mùng 1 Tết, chẳng bị gò bởi các mốc thời gian, người ta bỗng tự giác trở thành các công dân giao thông gương mẫu.
Mùng 2. Ngày người ta bắt đầu đi chúc tết rôm rả hơn nhưng Dim Mei đi vắng, chúc Tết một mình lẻ loi thế nào, thế là gần trưa xách xe chạy lên Ban cũ gặp ca trực nhộn nhạo Tết cho vui, rồi nhập nhóm mọi người cùng đi chúc Tết mấy nhà đồng nghiệp cũ, rồi mọi người cũng vòng qua nhà mình (xông nhà). Cũng vui.
Lòng vòng trong ngày, gặp đến 3 đám túm tụm bên đường: 1) Một chiếc xe taxi móp rọp đầu trên cầu Đuống phía Đông Anh về Hà Nội. 2) Một đám mấy chiếc xe máy tấp bên lề đường mạn Gia Lâm, một cô bé chắc vừa bị té xe, nhăn nhó đau đớn, vài thanh niên đang xúm đỡ xung quanh. 3) Một chiếc xe 7 chỗ màu đen dừng bên đường phía đầu Kim Mã, một chiếc xe máy dựng chéo ngay đầu, một bà chừng ngoài 30 đang nhảy choi choi to tiếng với chắc là ông tài xế chiếc xe.
Bao nhiêu ý nghĩ đẹp về giao thông Hà nội ngày Tết hôm qua bỗng nứt vỡ. Đâu cứ phải đường phố thanh thản là dịu êm. Ngày Tết vắng nhưng lại có rượu. Cái lệ đến mỗi nhà đều rót rượu, uống cạn mới là vui, chủ nhà mới hên... vui thì vui đó, nhưng nóng nảy, rồi nguy hiểm trên đường, nhiều người bỗng dưng mất Tết.
Mùng 3, một anh bạn là bác sĩ ghé chơi, bảo: Anh vừa hết ca trực, vừa mổ xong mới bàn giao ca. Chậc lưỡi: Em sợ nhất là ốm đau ngày Tết. Khách nói liền: Chủ yếu là tai nạn ấy. Nghe mà sợ.
Hôm nay mùng 4. Vẫn nghỉ nên còn Tết nhưng phố xá đã dần đông trở lại, tất nhiên vẫn còn 'tươi đẹp' hơn ngày thường rất nhiều. Người đi vẫn chủ yếu là đi chúc Tết nhưng đã đến màn chạy sô đi chúc bạn bè, tụ tập, nên mặt đỏ tưng bừng (rượu) nhiều hơn, ào ào hơn. Không dưới 5 lần mình thấy người ta chạy ào qua đèn đỏ. Vượt còn nhiều hơn ngày thường, vì ít công an :(
Lì xì
Trẻ con vẫn luôn hào hứng và vui nhất trong ngày Tết. Ngoài được mặc đẹp, đi chơi, không phải gò mình mờ mắt với bài vở, thì còn được người lớn lì xì bao lớn bao nhỏ. Toàn tiền mới coóng. Mà Hà Nội thì tiền lì xì cũng không nhỏ. 5, 10, 20, 50, 100 ngàn, đôi khi có cả 200, 500 ngàn, tùy túi tiền của 'người lớn' đang phát lộc, và tùy cả mức độ ruột thịt, thân thiết của người lì xì với đứa trẻ, nhiều khi còn là 'tình thương mến thương' với bố mẹ của đứa trẻ được lì xì nữa. Đấy là mình chỉ nói (và biết) đến chuyện lì xì trẻ con đúng là cái lì xì thôi, không nói chuyện mượn danh nghĩa lì xì.
Dù gì thì mình cũng vẫn thấy cái lệ lì xì trẻ con nó có cái hay và mình cũng tự nguyện tuân theo một cách chẳng phàn nàn, mặc dù vì cái lệ này mà trước Tết mình phải lo đổi tiền mới còn nguyên series bằng ngót nghét một tháng lương. Con nhận lì xì dầy bao nhiêu thì túi lì xì mẹ chuẩn bị xẹp đi bấy nhiêu.... - là cái lệ luân chuyển xuê xoa giữa các bố mẹ và các con, cũng được, vì nó vui. :)
Chiều mùng 3, leng keng gọi đổ rác. Chạy xuống mang theo 2 bao lì xì trong ruột là hai tờ 20 ngàn mới. Vứt bọc rác vào chiếc xe ba gác gỗ xập xệ, chìa bao lì xì cho cô gái đang lúi cúi cạnh xe với mấy bao rác: Gửi em và bác lì xì năm mới. Cô gái ngẩng lên với một nụ cười tươi rói đến làm mình bất ngờ "em cảm ơn chị". Nụ cười đẹp đến tỏa ấm trong cái rét ngọt Hà Nội.
Có việc phải lên sân bay Nội Bài. Định bắt xe bus nhưng Tết xe chạy thưa, không kịp lịch nên vẫy liền một chiếc NoiBai taxi chạy ngang. Lên xe, hỏi cho chắc: Nội Bài taxi lên Nội Bài bữa nay bao nhiêu em? (Như mình biết là 170.000 nguyên chặng). Tiếng trả lời ngập ngừng trên cái mặt có vẻ không 'vô tư' lắm: - Dạ ngày thường 180 ngàn... Cắt ngang: - Ừ, để chị biết vậy.
Xuống xe, cũng 'bo' ngày Tết, nhưng xong là quay đi ngay như để quên một việc bắt buộc phải làm, dù chẳng đáng kể gì.
Mới biết nụ cười và sự khiêm nhường có giá trị biết bao nhiêu.
(hình: sưu tầm từ google search)
Mùng 1 là ngày đường phố Hà Nội đẹp nhất, sạch sẽ như ở một nước Châu Âu nào đó chứ không phải Hà Nội. Vắng, thỉnh thoảng mới thấy một chiếc taxi, một chiếc xe car hay một vài chiếc xe máy chạy qua. Quần áo đẹp, lịch sự. Những gương mặt thư thái chẳng có chút vội vàng. Đúng thật là Tết, khác không phải ngày thường.
Mình phận đàn bà nữ nhi, không được chào đón vào ngày đầu năm, nên chỉ rủ Dim Mei lên xe đi một vòng cho thông thoáng, cũng để ngắm phố phường ngày mùng 1. Ghé vào Chùa Kim Sơn gần nhà. Trời se lạnh + mưa bụi. Quá sức Tết. Đến ngã tư đèn xanh đèn đỏ, Tổng cộng 4 hướng đường chỉ có hai chiếc xe car và 3 xe máy, vậy mà ai nấy dừng đúng tín hiệu, đến khi hướng đối diện hết xe cũng chẳng ai vội vượt. Ồ mình ngạc nhiên. Bỗng so sánh: Sao cứ bảo giao thông mất trật tự là do ý thức người dân (kém) nhỉ? rõ ràng đây là ý thức (tốt) đấy thôi, vì mình đi hết mấy tuyến phố chẳng có một 'áo vàng' (CA) nào. Thì ra, giao thông hỗn loạn còn do ngày thường người ta quá vội, quá bận, quá tất bật. Mùng 1 Tết, chẳng bị gò bởi các mốc thời gian, người ta bỗng tự giác trở thành các công dân giao thông gương mẫu.
Mùng 2. Ngày người ta bắt đầu đi chúc tết rôm rả hơn nhưng Dim Mei đi vắng, chúc Tết một mình lẻ loi thế nào, thế là gần trưa xách xe chạy lên Ban cũ gặp ca trực nhộn nhạo Tết cho vui, rồi nhập nhóm mọi người cùng đi chúc Tết mấy nhà đồng nghiệp cũ, rồi mọi người cũng vòng qua nhà mình (xông nhà). Cũng vui.
Lòng vòng trong ngày, gặp đến 3 đám túm tụm bên đường: 1) Một chiếc xe taxi móp rọp đầu trên cầu Đuống phía Đông Anh về Hà Nội. 2) Một đám mấy chiếc xe máy tấp bên lề đường mạn Gia Lâm, một cô bé chắc vừa bị té xe, nhăn nhó đau đớn, vài thanh niên đang xúm đỡ xung quanh. 3) Một chiếc xe 7 chỗ màu đen dừng bên đường phía đầu Kim Mã, một chiếc xe máy dựng chéo ngay đầu, một bà chừng ngoài 30 đang nhảy choi choi to tiếng với chắc là ông tài xế chiếc xe.
Bao nhiêu ý nghĩ đẹp về giao thông Hà nội ngày Tết hôm qua bỗng nứt vỡ. Đâu cứ phải đường phố thanh thản là dịu êm. Ngày Tết vắng nhưng lại có rượu. Cái lệ đến mỗi nhà đều rót rượu, uống cạn mới là vui, chủ nhà mới hên... vui thì vui đó, nhưng nóng nảy, rồi nguy hiểm trên đường, nhiều người bỗng dưng mất Tết.
Mùng 3, một anh bạn là bác sĩ ghé chơi, bảo: Anh vừa hết ca trực, vừa mổ xong mới bàn giao ca. Chậc lưỡi: Em sợ nhất là ốm đau ngày Tết. Khách nói liền: Chủ yếu là tai nạn ấy. Nghe mà sợ.
Hôm nay mùng 4. Vẫn nghỉ nên còn Tết nhưng phố xá đã dần đông trở lại, tất nhiên vẫn còn 'tươi đẹp' hơn ngày thường rất nhiều. Người đi vẫn chủ yếu là đi chúc Tết nhưng đã đến màn chạy sô đi chúc bạn bè, tụ tập, nên mặt đỏ tưng bừng (rượu) nhiều hơn, ào ào hơn. Không dưới 5 lần mình thấy người ta chạy ào qua đèn đỏ. Vượt còn nhiều hơn ngày thường, vì ít công an :(
Lì xì
Trẻ con vẫn luôn hào hứng và vui nhất trong ngày Tết. Ngoài được mặc đẹp, đi chơi, không phải gò mình mờ mắt với bài vở, thì còn được người lớn lì xì bao lớn bao nhỏ. Toàn tiền mới coóng. Mà Hà Nội thì tiền lì xì cũng không nhỏ. 5, 10, 20, 50, 100 ngàn, đôi khi có cả 200, 500 ngàn, tùy túi tiền của 'người lớn' đang phát lộc, và tùy cả mức độ ruột thịt, thân thiết của người lì xì với đứa trẻ, nhiều khi còn là 'tình thương mến thương' với bố mẹ của đứa trẻ được lì xì nữa. Đấy là mình chỉ nói (và biết) đến chuyện lì xì trẻ con đúng là cái lì xì thôi, không nói chuyện mượn danh nghĩa lì xì.
Dù gì thì mình cũng vẫn thấy cái lệ lì xì trẻ con nó có cái hay và mình cũng tự nguyện tuân theo một cách chẳng phàn nàn, mặc dù vì cái lệ này mà trước Tết mình phải lo đổi tiền mới còn nguyên series bằng ngót nghét một tháng lương. Con nhận lì xì dầy bao nhiêu thì túi lì xì mẹ chuẩn bị xẹp đi bấy nhiêu.... - là cái lệ luân chuyển xuê xoa giữa các bố mẹ và các con, cũng được, vì nó vui. :)
Chiều mùng 3, leng keng gọi đổ rác. Chạy xuống mang theo 2 bao lì xì trong ruột là hai tờ 20 ngàn mới. Vứt bọc rác vào chiếc xe ba gác gỗ xập xệ, chìa bao lì xì cho cô gái đang lúi cúi cạnh xe với mấy bao rác: Gửi em và bác lì xì năm mới. Cô gái ngẩng lên với một nụ cười tươi rói đến làm mình bất ngờ "em cảm ơn chị". Nụ cười đẹp đến tỏa ấm trong cái rét ngọt Hà Nội.
Có việc phải lên sân bay Nội Bài. Định bắt xe bus nhưng Tết xe chạy thưa, không kịp lịch nên vẫy liền một chiếc NoiBai taxi chạy ngang. Lên xe, hỏi cho chắc: Nội Bài taxi lên Nội Bài bữa nay bao nhiêu em? (Như mình biết là 170.000 nguyên chặng). Tiếng trả lời ngập ngừng trên cái mặt có vẻ không 'vô tư' lắm: - Dạ ngày thường 180 ngàn... Cắt ngang: - Ừ, để chị biết vậy.
Xuống xe, cũng 'bo' ngày Tết, nhưng xong là quay đi ngay như để quên một việc bắt buộc phải làm, dù chẳng đáng kể gì.
Mới biết nụ cười và sự khiêm nhường có giá trị biết bao nhiêu.
(hình: sưu tầm từ google search)
February 14, 2010
Sinh nhật ý nghĩa
Cứ nghĩ SN rơi vào 30 Tết là không có SN, vì nó bị chìm đi vào không khí tất bận đến từng phút của ngày cuối cùng trước Tết - ngày mà ai cũng bận như không thể bận hơn.
Nhưng có lẽ vì thế, nó đặc biệt hơn bao giờ hết. Trong lịch ngày 30 Tết của mình có thêm những phút dừng lại để nghe, đọc những lời chúc SN qua điện thoại, qua emails, qua Blog, qua FB, cảm nhận sự ấm áp, cảm nhận sự quan tâm riêng một chút, lại có cái không khí đặc biệt của ngày 30 Tết trong từng tin nhắn chúc mừng Sinh nhật.
Cảm ơn những phút dừng lại của bạn bè để gửi một lời chúc. Xin nhận những lời chúc sức khỏe, may mắn, xinh tươi, hạnh phúc, bắt đầu bằng "Chúc mừng sinh nhật Lana", "chúc mừng sinh nhật chị", "chúc mừng sinh nhật em", và xin nhận:
"HAPPY BIRTHDAY TO YOU, sao ko chịu trể thêm một ngày để mỗi năm ngày sinh nhật sẽ là ngày tình yêu của cả thế giới vậy Lana"
"Chúc mừng sinh nhật. Chúc em xinh mãi, thật hạnh phúc, và nhiều nhiều thứ khác nữa"
"Em chuẩn bị Tết xong chưa? С Днем Рождения"
"Chúc mừng SN L.O nhé, chúc cô bạn thuở ấu thơ của tôi mãi tươi trẻ, xinh đẹp, vững vàng và sớm đón nhận những niềm vui mới! Cho V.A gửi lời chúc Tết tới Ba, Mẹ và các anh chị em trong gia đình nhé."
"Счасливого и веселого дня рождения."
"cố gắng nhé, vững vàng nhé"
"Chị ui, năm mới em chúc chị luôn xinh đẹp, bình yên tâm hồn và lúc nào cũng đầy yêu thương cuộc đời, như chị Lana mà em biết!"
"Chúc mừng sinh nhật Lana. Ít ai được cả nước tưng bừng mừng sinh nhật thế này đúng không? Luôn xinh đẹp và bình an tâm hồn em nhé"
"Chị ơi, sinh nhật chị năm nay rơi vào ngày thật độc đáo, em và H chúc chị luôn hạnh phúc và có nhiều niềm vui trong cuộc sống, chị nhé :)"
"Oái, sinh nhật chị đúng dịp này á? Hi hi..em chúc chị iu thêm tuổi thêm nhìu niềm vui và hạnh phúc. Chúc chị năm mới vạn sự như ý"
"Chúc mừng sinh nhật chị. Hôm nay chị có vui không? Sắp sang Năm Mới rồi chị ạ"
"Chúc mừng sinh nhật nàng. Ối giời ơi hôm nay thêm một tuổi, ngày mai lại 'được' tuổi nữa...."
"Chúc chị O. thêm 1 tuổi thêm tươi trẻ, xinh đẹp, có thật nhiều niềm vui và những điều bất ngờ, luôn nhớ và yêu chị nhiều"
"Chúc mừng SN Lana yêu quý."
Cảm động, và ấm áp.
----------------------------------
Tối. Anh Q. và Qnh.(em trai kế) gọi từ SG, lần thứ 2 trong ngày. - "A lô, bây giờ anh mới nhớ hôm nay là SN em"
- Vâng. Thì 30 Tết, bận thế này. Ai nhớ em cũng cảm động lắm
- Chúc em gái thật nhiều may mắn. Giờ thì SN chỉ để nhớ ngày thôi nhỉ?
- Vâng, nhớ thôi, chứ làm gì đâu (cười)
- Thế Tết của em định thế nào?
- DM đón giao thừa cùng em, chiều mai sẽ qua Nội mấy hôm
- Thế còn em?
- Thì em ở nhà mùng 1, có thể mùng 2 nữa, rồi thì lên cơ quan, đi loanh quanh chúc Tết bạn bè đồng nghiệp
- Ừ. Trong này cả nhà đang tụ tập tất niên. Ba Mẹ, Q., vợ chồng Ph., năm nay trong này đông và vui, chỉ có cô ngoài đó lại...
- Thôi, nói thêm là rơm rớm bây giờ (sự thật là bắt đầu méo méo, rơm rớm)
- Ừ thôi, thế em gặp Qnh. này
Qnh. nói thật to: - A lô, hôm nay SN L.O, đang chờ xem L.O tặng Qnh. cái gì?
(Cười) - Thì tặng câu này nhé: hôm nay SN L.O, Qnh. định tặng L.O. cái gì?
(Cả 2 cùng cười to hơn)
12h đêm, là Giao thừa.
Cả nhà đã tắm nước lá thơm và thay quần áo mới. Mẹ cúng Giao thừa trên sân thượng, rồi mẹ cùng Dim Mei thắp hương ở ban thờ tổ tiên. Ba mẹ con quây quần quanh bàn. Mẹ mở sâm banh, nổ tràn ra (may mắn). Ba mẹ con cầm ly. Mẹ nói rằng năm nay là năm mẹ hạnh phúc lắm: mẹ được đón Giao thừa cùng cả Dim và Mei, và DM đã lớn đủ để hiểu ý nghĩa Giao thừa, cảm nhận được sự thiêng liêng. Mẹ muốn nói điều thứ 2 thay cho tất cả các điều khác là mẹ yêu Dim Mei vô cùng. Và giờ mẹ chúc 2 chị em luôn xinh xắn, ngoan, học giỏi, luôn được bố, mẹ, ông, bà, người thân, thày cô và rất nhiều người yêu quý như bây giờ.
Mei bắt nhịp được liền: "Chúc mẹ mạnh khỏe, mẹ trẻ, dù nhiều tuổi nhưng mẹ nhìn trẻ, trong lòng cũng trẻ. Chúc mẹ công việc tốt, lương cao. Chúc mẹ luôn được mọi người yêu quý". (về sau Mei kể với mẹ là Mei định nói 'chúc mẹ luôn được Dim Mei yêu quý, nhưng Mei sửa thành 'được mọi người yêu quý') :)
Mei chúc xong chị Dim bảo: Mei chúc hết những gì chị định chúc rồi :)
3 mẹ con cùng uống sâm banh, cùng ăn một chút giò thủ (món DM rất thích), một chút kẹo. Rồi chụp hình với cành đào. Dim Mei rất vui và chụp nhiều hình.
Mei nhắc 'mẹ vẫn còn quên một thứ'. Ừ đúng mẹ đã chuẩn bị cẩn thận rồi nhưng luống cuống vui nên quên, mãi sau mẹ mới nhớ đưa ra: Lì xì 2 con. Năm nay là năm đặc biệt vì mẹ được lì xì Dim Mei đầu tiên, ngay giao thừa, nên mẹ chuẩn bị lì xì cũng đặc biệt. "Năm nay các con đã lớn rồi, chị Dim đã có những việc để cần một chút chủ động chi, nên mẹ muốn món quà lì xì của mẹ các con sẽ được tự sử dụng. Mẹ nghĩ mẹ đủ tin tưởng các con sẽ biết chi nó hợp lý". Dim Mei rất vui.
Điện thoại vào Sài Gòn khoe với Mẹ: Năm nay có đủ 3 mẹ con đón Giao thừa ở nhà, con làm được Giao thừa như nếp Giao thừa nhà mình cho Dim Mei - nếp Giao thừa trang trọng nhưng đầy yêu thương mà con rất thích, rất tự hào và năm nào cũng rất nhớ. "Con chúc Ba Mẹ thật nhiều sức khỏe, luôn bình an, và luôn thật vui". "Ừ, mẹ chúc con gái luôn khỏe và thật vui. Con vui là Ba Mẹ cũng vui."
Gọi về TN chúc H.O. "Chúc mừng năm mới L.O, em đang định nhắn tin đây chúc L.O. đây vì sợ hôm nay mệt đi ngủ mất rồi" :)
Gần 1h, điện thoại nữa từ SG. "Chúc mừng Năm Mới, tốt lành". Lại nhiều tin nhắn chúc những lời chúc đẹp từ bạn bè người thân.
Trời mưa nên 3 mẹ con thôi không ra đường. 01h 3 mẹ con đi ngủ. Chào một năm mới thật ấm áp tốt lành.
Nào ghé thật sát, ba mẹ con cùng tự chụp nhé:
Ý tưởng của Dim:
Mei chụp với đào nào:
Nào mình cùng tạo dáng:
Đến lượt Dim:
Nhưng có lẽ vì thế, nó đặc biệt hơn bao giờ hết. Trong lịch ngày 30 Tết của mình có thêm những phút dừng lại để nghe, đọc những lời chúc SN qua điện thoại, qua emails, qua Blog, qua FB, cảm nhận sự ấm áp, cảm nhận sự quan tâm riêng một chút, lại có cái không khí đặc biệt của ngày 30 Tết trong từng tin nhắn chúc mừng Sinh nhật.
Cảm ơn những phút dừng lại của bạn bè để gửi một lời chúc. Xin nhận những lời chúc sức khỏe, may mắn, xinh tươi, hạnh phúc, bắt đầu bằng "Chúc mừng sinh nhật Lana", "chúc mừng sinh nhật chị", "chúc mừng sinh nhật em", và xin nhận:
"HAPPY BIRTHDAY TO YOU, sao ko chịu trể thêm một ngày để mỗi năm ngày sinh nhật sẽ là ngày tình yêu của cả thế giới vậy Lana"
"Chúc mừng sinh nhật. Chúc em xinh mãi, thật hạnh phúc, và nhiều nhiều thứ khác nữa"
"Em chuẩn bị Tết xong chưa? С Днем Рождения"
"Chúc mừng SN L.O nhé, chúc cô bạn thuở ấu thơ của tôi mãi tươi trẻ, xinh đẹp, vững vàng và sớm đón nhận những niềm vui mới! Cho V.A gửi lời chúc Tết tới Ba, Mẹ và các anh chị em trong gia đình nhé."
"Счасливого и веселого дня рождения."
"cố gắng nhé, vững vàng nhé"
"Chị ui, năm mới em chúc chị luôn xinh đẹp, bình yên tâm hồn và lúc nào cũng đầy yêu thương cuộc đời, như chị Lana mà em biết!"
"Chúc mừng sinh nhật Lana. Ít ai được cả nước tưng bừng mừng sinh nhật thế này đúng không? Luôn xinh đẹp và bình an tâm hồn em nhé"
"Chị ơi, sinh nhật chị năm nay rơi vào ngày thật độc đáo, em và H chúc chị luôn hạnh phúc và có nhiều niềm vui trong cuộc sống, chị nhé :)"
"Oái, sinh nhật chị đúng dịp này á? Hi hi..em chúc chị iu thêm tuổi thêm nhìu niềm vui và hạnh phúc. Chúc chị năm mới vạn sự như ý"
"Chúc mừng sinh nhật chị. Hôm nay chị có vui không? Sắp sang Năm Mới rồi chị ạ"
"Chúc mừng sinh nhật nàng. Ối giời ơi hôm nay thêm một tuổi, ngày mai lại 'được' tuổi nữa...."
"Chúc chị O. thêm 1 tuổi thêm tươi trẻ, xinh đẹp, có thật nhiều niềm vui và những điều bất ngờ, luôn nhớ và yêu chị nhiều"
"Chúc mừng SN Lana yêu quý."
Cảm động, và ấm áp.
----------------------------------
Tối. Anh Q. và Qnh.(em trai kế) gọi từ SG, lần thứ 2 trong ngày. - "A lô, bây giờ anh mới nhớ hôm nay là SN em"
- Vâng. Thì 30 Tết, bận thế này. Ai nhớ em cũng cảm động lắm
- Chúc em gái thật nhiều may mắn. Giờ thì SN chỉ để nhớ ngày thôi nhỉ?
- Vâng, nhớ thôi, chứ làm gì đâu (cười)
- Thế Tết của em định thế nào?
- DM đón giao thừa cùng em, chiều mai sẽ qua Nội mấy hôm
- Thế còn em?
- Thì em ở nhà mùng 1, có thể mùng 2 nữa, rồi thì lên cơ quan, đi loanh quanh chúc Tết bạn bè đồng nghiệp
- Ừ. Trong này cả nhà đang tụ tập tất niên. Ba Mẹ, Q., vợ chồng Ph., năm nay trong này đông và vui, chỉ có cô ngoài đó lại...
- Thôi, nói thêm là rơm rớm bây giờ (sự thật là bắt đầu méo méo, rơm rớm)
- Ừ thôi, thế em gặp Qnh. này
Qnh. nói thật to: - A lô, hôm nay SN L.O, đang chờ xem L.O tặng Qnh. cái gì?
(Cười) - Thì tặng câu này nhé: hôm nay SN L.O, Qnh. định tặng L.O. cái gì?
(Cả 2 cùng cười to hơn)
12h đêm, là Giao thừa.
Cả nhà đã tắm nước lá thơm và thay quần áo mới. Mẹ cúng Giao thừa trên sân thượng, rồi mẹ cùng Dim Mei thắp hương ở ban thờ tổ tiên. Ba mẹ con quây quần quanh bàn. Mẹ mở sâm banh, nổ tràn ra (may mắn). Ba mẹ con cầm ly. Mẹ nói rằng năm nay là năm mẹ hạnh phúc lắm: mẹ được đón Giao thừa cùng cả Dim và Mei, và DM đã lớn đủ để hiểu ý nghĩa Giao thừa, cảm nhận được sự thiêng liêng. Mẹ muốn nói điều thứ 2 thay cho tất cả các điều khác là mẹ yêu Dim Mei vô cùng. Và giờ mẹ chúc 2 chị em luôn xinh xắn, ngoan, học giỏi, luôn được bố, mẹ, ông, bà, người thân, thày cô và rất nhiều người yêu quý như bây giờ.
Mei bắt nhịp được liền: "Chúc mẹ mạnh khỏe, mẹ trẻ, dù nhiều tuổi nhưng mẹ nhìn trẻ, trong lòng cũng trẻ. Chúc mẹ công việc tốt, lương cao. Chúc mẹ luôn được mọi người yêu quý". (về sau Mei kể với mẹ là Mei định nói 'chúc mẹ luôn được Dim Mei yêu quý, nhưng Mei sửa thành 'được mọi người yêu quý') :)
Mei chúc xong chị Dim bảo: Mei chúc hết những gì chị định chúc rồi :)
3 mẹ con cùng uống sâm banh, cùng ăn một chút giò thủ (món DM rất thích), một chút kẹo. Rồi chụp hình với cành đào. Dim Mei rất vui và chụp nhiều hình.
Mei nhắc 'mẹ vẫn còn quên một thứ'. Ừ đúng mẹ đã chuẩn bị cẩn thận rồi nhưng luống cuống vui nên quên, mãi sau mẹ mới nhớ đưa ra: Lì xì 2 con. Năm nay là năm đặc biệt vì mẹ được lì xì Dim Mei đầu tiên, ngay giao thừa, nên mẹ chuẩn bị lì xì cũng đặc biệt. "Năm nay các con đã lớn rồi, chị Dim đã có những việc để cần một chút chủ động chi, nên mẹ muốn món quà lì xì của mẹ các con sẽ được tự sử dụng. Mẹ nghĩ mẹ đủ tin tưởng các con sẽ biết chi nó hợp lý". Dim Mei rất vui.
Điện thoại vào Sài Gòn khoe với Mẹ: Năm nay có đủ 3 mẹ con đón Giao thừa ở nhà, con làm được Giao thừa như nếp Giao thừa nhà mình cho Dim Mei - nếp Giao thừa trang trọng nhưng đầy yêu thương mà con rất thích, rất tự hào và năm nào cũng rất nhớ. "Con chúc Ba Mẹ thật nhiều sức khỏe, luôn bình an, và luôn thật vui". "Ừ, mẹ chúc con gái luôn khỏe và thật vui. Con vui là Ba Mẹ cũng vui."
Gọi về TN chúc H.O. "Chúc mừng năm mới L.O, em đang định nhắn tin đây chúc L.O. đây vì sợ hôm nay mệt đi ngủ mất rồi" :)
Gần 1h, điện thoại nữa từ SG. "Chúc mừng Năm Mới, tốt lành". Lại nhiều tin nhắn chúc những lời chúc đẹp từ bạn bè người thân.
Trời mưa nên 3 mẹ con thôi không ra đường. 01h 3 mẹ con đi ngủ. Chào một năm mới thật ấm áp tốt lành.
Nào ghé thật sát, ba mẹ con cùng tự chụp nhé:
Ý tưởng của Dim:
Mei chụp với đào nào:
Nào mình cùng tạo dáng:
Đến lượt Dim:
February 07, 2010
Cuối năm.
Mẹ, thì đã vào Nam hôm qua.
Ba, thì về quê trong ngày. Mình, theo lịch là về cùng Ba, nhưng, trời đánh cái cơn cảm gió, hôm qua Mẹ bảo Ba: thôi con L.O không về nữa, người đang thế về gì.
Đường phố hối hả. Người người chộn rộn Tết nhất. Ờ có cái Tết cũng hay. Có cái không khí để mà háo hức, bâng khuâng. Có cái dịp để mà nhớ những tri ân. Có cái mốc để mà vội.
Đất trời đẹp cũng dỗi hờn bởi có ai thảnh thơi mà ngắm.
Chủ nhật. Còn có mỗi ngày chủ nhật cuối năm. Mình, cả ngày trên cái xe, đi, về, mua, sắm, chở Tuyết đi việc này, đưa Dim đi việc kia. Không thở. May mà còn chen được một lúc ngồi với nhóm nhỏ những người bạn. Chọn chiếc váy dễ thương nhất thay vội, cho tươi. Đến vội, đi cũng vội.
Chiều, chủ sở hữu chiếc máy ảnh nhấp nháy trong đám ngồi ấy nhắn tin: Hình Lana buồn lắm, anh không post. Trả lời: Vâng em là thế đấy, khi em không khỏe, có cười mấy hình vẫn xấu. Anh đừng post. Em thanks.
Những hình của mọi người đều rất đẹp, rất tươi. Mình cũng tươi chứ. Chỉ là vì damn cái ngày hôm nay cứ vội đến mệt nên không làm nên được cái hồn. Damn cái máy hình, nó chẳng bao giờ chịu mờ mắt đi một tí để chỉ bắt lấy cái gì hiện ra thôi.
Tối, yên tĩnh, không việc gì, thở dịu. Đọc một vòng blogs. Hình như đâu cũng nhiều những bâng khuâng. Ờ, đúng, vì chưa phải Tết, mà đang là những-ngày-cuối-năm.
Thấy khó comment. Chỉ viết được 1 câu vào 1 blog: "G., lắm lúc chị tin rằng chỉ cần biết yêu thương là mầu trời sẽ sáng".
Ba, thì về quê trong ngày. Mình, theo lịch là về cùng Ba, nhưng, trời đánh cái cơn cảm gió, hôm qua Mẹ bảo Ba: thôi con L.O không về nữa, người đang thế về gì.
Đường phố hối hả. Người người chộn rộn Tết nhất. Ờ có cái Tết cũng hay. Có cái không khí để mà háo hức, bâng khuâng. Có cái dịp để mà nhớ những tri ân. Có cái mốc để mà vội.
Đất trời đẹp cũng dỗi hờn bởi có ai thảnh thơi mà ngắm.
Chủ nhật. Còn có mỗi ngày chủ nhật cuối năm. Mình, cả ngày trên cái xe, đi, về, mua, sắm, chở Tuyết đi việc này, đưa Dim đi việc kia. Không thở. May mà còn chen được một lúc ngồi với nhóm nhỏ những người bạn. Chọn chiếc váy dễ thương nhất thay vội, cho tươi. Đến vội, đi cũng vội.
Chiều, chủ sở hữu chiếc máy ảnh nhấp nháy trong đám ngồi ấy nhắn tin: Hình Lana buồn lắm, anh không post. Trả lời: Vâng em là thế đấy, khi em không khỏe, có cười mấy hình vẫn xấu. Anh đừng post. Em thanks.
Những hình của mọi người đều rất đẹp, rất tươi. Mình cũng tươi chứ. Chỉ là vì damn cái ngày hôm nay cứ vội đến mệt nên không làm nên được cái hồn. Damn cái máy hình, nó chẳng bao giờ chịu mờ mắt đi một tí để chỉ bắt lấy cái gì hiện ra thôi.
Tối, yên tĩnh, không việc gì, thở dịu. Đọc một vòng blogs. Hình như đâu cũng nhiều những bâng khuâng. Ờ, đúng, vì chưa phải Tết, mà đang là những-ngày-cuối-năm.
Thấy khó comment. Chỉ viết được 1 câu vào 1 blog: "G., lắm lúc chị tin rằng chỉ cần biết yêu thương là mầu trời sẽ sáng".
February 05, 2010
Trẻ học gì từ cuộc sống quanh mình?
Labels:
Trẻ em
Sáng nay nhàm đàm với bạn bè, đồng nghiệp, vô tình toàn nói chuyện về trẻ con, về 'nói chuyện với con', 'làm bạn với con'. Post cái này đã sưu tầm lưu lại từ lâu để chia sẻ với mọi người. Càng làm theo càng thấy đúng. Đứa trẻ nào sinh ra vốn cũng rất rất đáng yêu. Rất rất đáng yêu...
(hình: sưu tầm từ google search)
Trẻ học gì từ cuộc sống quanh mình?
Nếu trẻ lớn lên trong sự chỉ trích
Chúng sẽ học cách phê phán những người xung quanh.
Nếu trẻ lớn lên trong sự thù hằn
Chúng sẽ học cách đánh nhau để tranh giành quyền lợi.
Nếu trẻ lớn lên trong sự nhạo báng
Chúng sẽ trở nên những người nhút nhát, hay xấu hổ, e dè.
Nếu trẻ lớn lên trong sự khoan dung
Chúng sẽ luyện cho mình bản tính kiên trì và nỗ lực.
Nếu trẻ lớn lên trong sự khuyến khích, động viên
Chúng sẽ vươn xa hơn khi tự tin vào sức mạnh bản thân.
Nếu trẻ lớn lên trong sự khen ngợi đúng mức
Chúng sẽ biết đánh giá cao việc người khác thực hiện cho mình.
Nếu trẻ lớn lên trong sự công bằng
Chúng sẽ vững tin vào công lý.
Nếu trẻ được chấp thuận sống theo ý của mình
Chúng sẽ định hình những tính cách riêng không lẫn lộn.
Nếu trẻ được biết thế nào là chấp nhận, thế nào là tình bạn tâm giao
Chúng sẽ biết cách tìm ra tình yêu trên thế gian này
(Link: Cửa sổ tâm hồn/ Trẻ học gì từ cuộc sống quanh mình?)
Có những điều rất đơn giản, nhưng nếu người làm cha mẹ không để ý, vô tâm, là vô tình tạo nên những thiếu khuyết cho con. Ví như có những cha mẹ vô tình nhạo báng con mà tưởng đó là đùa: "Ôi giời con trai gì mà học thua cả con gái", "con trai gì mà nhát như cáy", "còi dí sau này đứa nào nó thèm yêu...", hoặc những người mẹ 'quên' không bao giờ nói với con gái 'mẹ thấy con rất đáng yêu' nhưng lại thường vô tư khen con gái mình bạn trước mặt con "ôi con gái xinh thế".
Trẻ con ảnh hưởng môi trường một cách tự nhiên, nói lý thuyết, đặt lệnh với trẻ không có nhiều hiệu quả thay đổi cách nghĩ của trẻ. Nếu bố, mẹ (hoặc người sống chung/ người có nhiều ảnh hưởng đến đứa trẻ) hay chỉ trích xung quanh, ít bao dung, thì tất đứa trẻ sẽ khó tránh khỏi trở thành người khó chịu hay phê phán người khác.
Rõ nhất là cách khuyến khích động viên, khen ngợi đúng lúc, hay cách phê bình, chỉ trích đều đặn, kéo dài sẽ ảnh hưởng đến phát triển tâm lý và sự hình thành nhân cách của trẻ, cụ thể trong trường hợp một đứa trẻ mang điểm 7 về nhà, mình đã viết trong entry "Suy ngẫm từ một câu chuyện phiếm", ở phần 'Gia đình'. Đó là những câu chuyện đời thường, thực vì mình chứng kiến nhiều những bố mẹ mắng mỏ chỉ trích con ngay thi thấy điểm 7, trong đó có cả bạn bè mình. Đôi khi các cha mẹ không để ý sâu xa rằng mình xây nên nhân cách, tâm hồn con thế nào.
Có những điều nói tưởng dễ mà không dễ. "Con lớn lên trong sự khuyến khích động viên" nhưng nếu bản thân mình là người khó tính, thấy điều gì chưa đúng ý đã không hài lòng, khó chịu thì lấy đâu ra tâm trạng khuyến khích với động viên ai? làm giả khuyến khích không có giá trị mà phải thật lòng kia. Thế nên điều kỳ diệu chính là khi mình 'chơi' với con trẻ, nuôi dạy chúng, là mình tự điều chỉnh chính mình. Mình học khi dạy con.
Hmmm, không phải ngày trẻ em, nhưng tự nhiên nói về đề tài này. Hy vọng không thừa.
(hình: sưu tầm từ google search)
Trẻ học gì từ cuộc sống quanh mình?
Nếu trẻ lớn lên trong sự chỉ trích
Chúng sẽ học cách phê phán những người xung quanh.
Nếu trẻ lớn lên trong sự thù hằn
Chúng sẽ học cách đánh nhau để tranh giành quyền lợi.
Nếu trẻ lớn lên trong sự nhạo báng
Chúng sẽ trở nên những người nhút nhát, hay xấu hổ, e dè.
Nếu trẻ lớn lên trong sự khoan dung
Chúng sẽ luyện cho mình bản tính kiên trì và nỗ lực.
Nếu trẻ lớn lên trong sự khuyến khích, động viên
Chúng sẽ vươn xa hơn khi tự tin vào sức mạnh bản thân.
Nếu trẻ lớn lên trong sự khen ngợi đúng mức
Chúng sẽ biết đánh giá cao việc người khác thực hiện cho mình.
Nếu trẻ lớn lên trong sự công bằng
Chúng sẽ vững tin vào công lý.
Nếu trẻ được chấp thuận sống theo ý của mình
Chúng sẽ định hình những tính cách riêng không lẫn lộn.
Nếu trẻ được biết thế nào là chấp nhận, thế nào là tình bạn tâm giao
Chúng sẽ biết cách tìm ra tình yêu trên thế gian này
(Link: Cửa sổ tâm hồn/ Trẻ học gì từ cuộc sống quanh mình?)
Có những điều rất đơn giản, nhưng nếu người làm cha mẹ không để ý, vô tâm, là vô tình tạo nên những thiếu khuyết cho con. Ví như có những cha mẹ vô tình nhạo báng con mà tưởng đó là đùa: "Ôi giời con trai gì mà học thua cả con gái", "con trai gì mà nhát như cáy", "còi dí sau này đứa nào nó thèm yêu...", hoặc những người mẹ 'quên' không bao giờ nói với con gái 'mẹ thấy con rất đáng yêu' nhưng lại thường vô tư khen con gái mình bạn trước mặt con "ôi con gái xinh thế".
Trẻ con ảnh hưởng môi trường một cách tự nhiên, nói lý thuyết, đặt lệnh với trẻ không có nhiều hiệu quả thay đổi cách nghĩ của trẻ. Nếu bố, mẹ (hoặc người sống chung/ người có nhiều ảnh hưởng đến đứa trẻ) hay chỉ trích xung quanh, ít bao dung, thì tất đứa trẻ sẽ khó tránh khỏi trở thành người khó chịu hay phê phán người khác.
Rõ nhất là cách khuyến khích động viên, khen ngợi đúng lúc, hay cách phê bình, chỉ trích đều đặn, kéo dài sẽ ảnh hưởng đến phát triển tâm lý và sự hình thành nhân cách của trẻ, cụ thể trong trường hợp một đứa trẻ mang điểm 7 về nhà, mình đã viết trong entry "Suy ngẫm từ một câu chuyện phiếm", ở phần 'Gia đình'. Đó là những câu chuyện đời thường, thực vì mình chứng kiến nhiều những bố mẹ mắng mỏ chỉ trích con ngay thi thấy điểm 7, trong đó có cả bạn bè mình. Đôi khi các cha mẹ không để ý sâu xa rằng mình xây nên nhân cách, tâm hồn con thế nào.
Có những điều nói tưởng dễ mà không dễ. "Con lớn lên trong sự khuyến khích động viên" nhưng nếu bản thân mình là người khó tính, thấy điều gì chưa đúng ý đã không hài lòng, khó chịu thì lấy đâu ra tâm trạng khuyến khích với động viên ai? làm giả khuyến khích không có giá trị mà phải thật lòng kia. Thế nên điều kỳ diệu chính là khi mình 'chơi' với con trẻ, nuôi dạy chúng, là mình tự điều chỉnh chính mình. Mình học khi dạy con.
Hmmm, không phải ngày trẻ em, nhưng tự nhiên nói về đề tài này. Hy vọng không thừa.
February 03, 2010
Ốm rồi!
Labels:
Nhật ký
Ốm rồi,
Sáng sớm bị cảm nặng đột ngột, may sao lúc đó có Dim và Tuyết ngay bên đỡ kịp. Ô uế tèm lem hết cả. Nếu không có bọn trẻ con chắc xém tẹo nữa chia tay mọi người. Ờ hờ, mà nếu ở một mình thì chia tay cũng nhẹ nhàng, có ngày nào sống vui trọn ngày đó, lúc nào đi thì 'chào mọi người nhé', đơn giản mờ :)
Hic, lảm nhảm tí. Nói quá lên cho đỡ khó chịu ấy mà, đừng ai nghe cái thằng đang ốm lảm nhảm nhỉ?
Mỗi lúc sáng nguy hiểm một tẹo, qua rồi. Giờ bắt đầu khó chịu vì cái mệt kiểu hụt hơi này. Thèm được tung tăng, vui đùa, chạy khắp nơi, hoặc nằm dài nhưng khoan khoái kia chứ không phải thế này. Có thuốc tiên nào để vùng lên khỏe liền nhỉ? thế này thì ghét lắm, hết kiên nhẫn nằm mất.
Nguyên ngày giờ mới vào mạng. Nằm ngay cạnh nó đấy. Chứng tỏ cai nghiện cũng dễ. Chỉ cần có điều kiện thôi.
Cái mình đúng là dở hơi. Ít khi ốm đau lẹp nhẹp, lỡ hiếm hoi có vụ nào là làm xung quanh xanh mặt vụ đó, rồi 2 hôm sau lại loe toe như chưa hề có cuộc ngã bẹp. Hì.
Lần này thì 1 hôm thôi nhé. Sắp tết lịch nó cũng phải co lại chứ nhỉ?
--------------------------------
10:15pm
Cảm ơn mọi người nhiều. Lana bây giờ khỏe nhiều rồi. Thật ra chỉ nguy hiểm nhất là lúc bị choáng + cảm gió hồi sáng. Ơn Chúa cái đầu vẫn còn một chút lơ mơ biết khi Tuyết đánh gừng, pha nước nước đường ấm. Qua lúc đó hồi lại là biết ổn. Lâu lâu cơ thể nó dọa chơi tí, chắc vậy.
7h30 tối Anonymous số 2 (LHS) gọi điện, Na ốm à? thế nào rồi? - Dạ em đỡ rồi - còn sốt không? - em còn hơi chút thôi - thôi, chuẩn bị anh qua đưa đi bác sĩ - em đỡ rồi mà - không được, đi BS không biết đâu em 'chia tay mọi người' đấy! :)
Bình thường cứ có việc gọi là y gắt um củ tỏi. Bữa nay giọng vẫn ra lệnh nhưng ngon lành chắc là không nỡ gắt ốm, hì hì.
Mắc cười mẹ đi BS cả tiểu đội Dim Mei Thảo Mi đi cùng, lao xao mặc đồ cứ như đi được dạo tối tập thể mọi khi ấy. Nằm mất hơn 2 tiếng Bác sĩ truyền 1 chai đường, 1 chai các loại muối, lại thêm đủ thứ thuốc: khánh sinh, tăng tuần hoàn não, canxi nữa thì phải, thêm một thứ gì nữa không nhớ, lại thêm một vốc thuốc uống :(( Giờ về đến nhà khỏe gần như bình thường. Cái đầu nhẹ êm, tỉnh như ri. Viết ngay để mọi người yên tâm.
Cảm ơn Bạn thân mến đã ốp đi BS.
Cảm ơn Blog.
Cảm ơn Ẩn danh 1 & 2, Cảm ơn anh Thụy, Lừng, Titi, ANH, Gấu. Được quan tâm thế này coi chừng người nó cứ thích ăn vạ thêm ra thì gay go lắm đấy :(
Sáng sớm bị cảm nặng đột ngột, may sao lúc đó có Dim và Tuyết ngay bên đỡ kịp. Ô uế tèm lem hết cả. Nếu không có bọn trẻ con chắc xém tẹo nữa chia tay mọi người. Ờ hờ, mà nếu ở một mình thì chia tay cũng nhẹ nhàng, có ngày nào sống vui trọn ngày đó, lúc nào đi thì 'chào mọi người nhé', đơn giản mờ :)
Hic, lảm nhảm tí. Nói quá lên cho đỡ khó chịu ấy mà, đừng ai nghe cái thằng đang ốm lảm nhảm nhỉ?
Mỗi lúc sáng nguy hiểm một tẹo, qua rồi. Giờ bắt đầu khó chịu vì cái mệt kiểu hụt hơi này. Thèm được tung tăng, vui đùa, chạy khắp nơi, hoặc nằm dài nhưng khoan khoái kia chứ không phải thế này. Có thuốc tiên nào để vùng lên khỏe liền nhỉ? thế này thì ghét lắm, hết kiên nhẫn nằm mất.
Nguyên ngày giờ mới vào mạng. Nằm ngay cạnh nó đấy. Chứng tỏ cai nghiện cũng dễ. Chỉ cần có điều kiện thôi.
Cái mình đúng là dở hơi. Ít khi ốm đau lẹp nhẹp, lỡ hiếm hoi có vụ nào là làm xung quanh xanh mặt vụ đó, rồi 2 hôm sau lại loe toe như chưa hề có cuộc ngã bẹp. Hì.
Lần này thì 1 hôm thôi nhé. Sắp tết lịch nó cũng phải co lại chứ nhỉ?
--------------------------------
10:15pm
Cảm ơn mọi người nhiều. Lana bây giờ khỏe nhiều rồi. Thật ra chỉ nguy hiểm nhất là lúc bị choáng + cảm gió hồi sáng. Ơn Chúa cái đầu vẫn còn một chút lơ mơ biết khi Tuyết đánh gừng, pha nước nước đường ấm. Qua lúc đó hồi lại là biết ổn. Lâu lâu cơ thể nó dọa chơi tí, chắc vậy.
7h30 tối Anonymous số 2 (LHS) gọi điện, Na ốm à? thế nào rồi? - Dạ em đỡ rồi - còn sốt không? - em còn hơi chút thôi - thôi, chuẩn bị anh qua đưa đi bác sĩ - em đỡ rồi mà - không được, đi BS không biết đâu em 'chia tay mọi người' đấy! :)
Bình thường cứ có việc gọi là y gắt um củ tỏi. Bữa nay giọng vẫn ra lệnh nhưng ngon lành chắc là không nỡ gắt ốm, hì hì.
Mắc cười mẹ đi BS cả tiểu đội Dim Mei Thảo Mi đi cùng, lao xao mặc đồ cứ như đi được dạo tối tập thể mọi khi ấy. Nằm mất hơn 2 tiếng Bác sĩ truyền 1 chai đường, 1 chai các loại muối, lại thêm đủ thứ thuốc: khánh sinh, tăng tuần hoàn não, canxi nữa thì phải, thêm một thứ gì nữa không nhớ, lại thêm một vốc thuốc uống :(( Giờ về đến nhà khỏe gần như bình thường. Cái đầu nhẹ êm, tỉnh như ri. Viết ngay để mọi người yên tâm.
Cảm ơn Bạn thân mến đã ốp đi BS.
Cảm ơn Blog.
Cảm ơn Ẩn danh 1 & 2, Cảm ơn anh Thụy, Lừng, Titi, ANH, Gấu. Được quan tâm thế này coi chừng người nó cứ thích ăn vạ thêm ra thì gay go lắm đấy :(
Subscribe to:
Posts (Atom)