Câu chuyện:
Có một câu chuyện truyền miệng thế này: Một ngày đẹp trời nọ, Ngọc Hoàng bỗng trở nên nhân từ vô cùng. Ngài tuyên bố bất kỳ ai đến gặp Ngài cũng sẽ được tặng cho một điều ước trở thành hiện thực.
Người đầu tiên đến là một người Mỹ. Anh ta là nhân viên văn phòng. Ngọc Hoàng bảo: Hôm nay ta tặng cho ngươi một điều ước. Ngươi ước gì cũng trở thành hiện thực. Nhưng nhớ là chỉ một điều ước thôi đấy.
Anh chàng người Mỹ không do dự nói luôn: Muôn tâu Ngọc Hoàng, vậy con ước gì ngay ngày mai con trúng sổ số độc đắc trở thành tỉ phú.
Được, Ngọc Hoàng đồng ý. Và ngày hôm sau anh ta trúng sổ số độc đắc tiền tỉ đô la. Anh ta ngay lập tức đi mua nhà đẹp, du thuyền, đi du lịch, mua chứng khoán và gửi ngân hàng, sống sung sướng.
Người thứ hai đến xin điều ước là người Trung Quốc. Ông này có một xưởng sản xuất nhỏ. Ngọc Hoàng lại nói: Hôm nay ta tặng cho ngươi một điều ước. Ngươi ước gì cũng trở thành hiện thực. Nhưng nhớ là chỉ một điều ước thôi đấy - Người Trung Quốc đáp: Dạ, vậy con ước gì xưởng sản suất của con làm ăn phát đạt. Con cùng 3 người bạn thân đều trở thành những ông chủ lớn, bắt tay nhau thành tập đoàn hùng mạnh nhất trên thế giới.
Ngọc Hoàng bảo: Ta giữ lời hứa. Và chỉ ít lâu sau họ trở thành tập đoàn hùng mạnh, lũng đoạn cả thị trường thế giới.
Người thứ ba là người Việt Nam. Anh ta là một chủ nông trại nhỏ. Ngọc Hoàng ôn tồn: Hôm nay ta tặng cho ngươi một điều ước. Ngươi ước gì cũng trở thành hiện thực. Nhưng nhớ là chỉ một điều ước thôi đấy - Người Việt Nam gãi đầu: Chỉ một thôi ạ? - Ừ, điều ước sẽ thành hiện thực, nhưng chỉ một thôi. – Vậy thì... thưa Ngọc hoàng, ở làng con, tất cả mọi người đều nuôi heo. Năm nay kinh tế khủng hoảng, tất cả đều khó khăn, duy có thằng hàng xóm nhà con gặp thời cứ phất. Mỗi lần nó đi xe ô tô qua nhà con cái mặt nó vênh lênh trông rất đáng ghét. Con ước gì nó nuôi con heo nào con ấy chết. Vâng, thưa Ngọc Hoàng, con ức lắm, con chỉ ước cho cái thằng hàng xóm nhà con nuôi con heo nào con ấy lăn ra chết xem nó còn vênh mặt lên nữa hay không!
Ngọc Hoàng chỉ ừ.
Thế là, chung quy lại, anh ta vẫn nghèo, chỉ 'được' không phải kém cạnh ông hàng xóm.
Nhàm đàm:
Câu chuyện châm biếm hài hước, nhưng sâu cay, không phải không hàm ý một thông điệp. Dù không 'vơ đũa cả nắm' nhưng ở đây vẫn nói đến một 'tính cách' chung nào đó của mỗi dân tộc. Với người Việt ở đây là tính đố kỵ xấu xí.
Đố kỵ là một khía cạnh của cạnh tranh - vốn là bản năng để tồn tại. Xét về một hướng, cạnh tranh để vươn lên chính là động lực để phát triển đối với cả cá nhân và xã hội. Nhưng xét về hướng ngược lại, nếu cạnh tranh mang màu sắc đố kỵ, nó sẽ kìm hãm sự phát triển. Như vậy bản thân cạnh tranh không phải vấn để cần bàn mà là thái độ cạnh tranh. Cạnh tranh như thế nào phụ thuộc vào văn hóa và thái độ sống/ cách tư duy của cá nhân vốn ảnh hưởng rất nhiều từ nền tảng gia đình và giáo dục. Trong câu chuyện trên, người nông dân kia bị chi phối bởi ước vọng 'ta phải hơn nó' nhiều hơn là 'vươn lên so với bản thân mình'.
Thay đổi một vấn đề thuộc về văn hóa, cách nghĩ phổ biến thật không dễ, có lẽ việc khả thi là thay đổi nhận thức trong việc giáo dục trẻ em – lớp công dân tương lai. Thử nghĩ chúng ta (gia đình và nhà trường) đang khuyến khích hay hạn chế tính đố kỵ của các em, và bằng cách nào?
Gia đình:
Hãy hình dung đứa trẻ lớp 1 đem về nhà điểm 7.
Bà mẹ (ông bố) A nói: Tuần trước con được 6, như vậy là con có tiến bộ rồi, con cố gắng lên nhé rồi mình sẽ tiến bộ hơn.
hoặc: Nào mình cùng xem lại xem bài của con còn lỗi gì, mình sẽ tìm cách khắc phục và mẹ tin con sẽ được 8, rồi được 9.
Bà mẹ (ông bố) B nói: Sao lại vẫn chỉ 7 điểm? Kém quá. Con xem bạn Hà nhà bác C ấy, bạn ấy chỉ toàn điểm 9, 10. Bố mẹ bạn ấy thật sung sướng.
hoặc: Con làm mẹ thật xấu hổ. Đi họp phụ huynh con nhà người ta toàn đứng thứ nhất thứ nhì lớp, con mình thì lẹt đẹt, học với chả hành!
Tại sao bà mẹ (ông bố) B không dạy cho con vươn lên so với chính bản thân mình mà lại cứ làm phép so sánh để rồi len vào đứa trẻ tính tự ái và kiểu tư duy 'ta phải hơn họ'?
Nhà trường:
Ngành giáo dục nước nhà mấy năm gần đây đã có những kêu gọi thay đổi đáng kể, cụ thể là chiến dịch 'nói không với bệnh thành tích', tuy nhiên tư duy của những người làm giáo dục trong từng trường học thì vẫn còn nhiều chuyện phải bàn. Ví dụ: không còn chuyện 'xếp thứ' học sinh mỗi kỳ tổng kết kỳ I hoặc cuối năm, nhưng những gương mặt được tuyên dương ở các lớp thì hầu như kỳ nào cũng chỉ quanh quẩn trong số ít các em nổi trội trong thành tích học, thể thao, văn nghệ. Điều này tạo ra tâm lý được 'tôn vinh' và muốn 'giữ vững vị trí' trong số các em này, đồng thời là sự 'an phận' ở các em còn lại.
Thay vì thế, việc tuyên dương có thể làm thường xuyên từng tuần, từng tháng, thay đổi nhiều hình thức: Các em có tiến bộ, các em chuyên cần, các em hòa đồng và có ảnh hưởng tốt đối với các bạn trong lớp, các em tích cực tham gia công việc chung, các em có tính tự lập cao và biết chia sẻ việc nhà với cha mẹ ..v..v.. Mỗi đứa trẻ đều có điểm yếu và điểm mạnh riêng. Hãy để mỗi đứa trẻ đều cảm thấy điểm mạnh của chúng được ghi nhận và điểm yếu chúng còn phải phấn đấu điều chỉnh. Điều này giúp tránh tâm lý độc tôn ở một số em và khích lệ tất cả trẻ phấn đấu hoàn thiện mình (phải chăng đây mới là mục tiêu cao nhất của giáo dục?). Và, một khi không có sự độc tôn thì cũng sẽ không còn đất cho sự đố kỵ phát triển.
(hình trong bài sưu tầm từ google search)
Có một câu chuyện truyền miệng thế này: Một ngày đẹp trời nọ, Ngọc Hoàng bỗng trở nên nhân từ vô cùng. Ngài tuyên bố bất kỳ ai đến gặp Ngài cũng sẽ được tặng cho một điều ước trở thành hiện thực.
Người đầu tiên đến là một người Mỹ. Anh ta là nhân viên văn phòng. Ngọc Hoàng bảo: Hôm nay ta tặng cho ngươi một điều ước. Ngươi ước gì cũng trở thành hiện thực. Nhưng nhớ là chỉ một điều ước thôi đấy.
Anh chàng người Mỹ không do dự nói luôn: Muôn tâu Ngọc Hoàng, vậy con ước gì ngay ngày mai con trúng sổ số độc đắc trở thành tỉ phú.
Được, Ngọc Hoàng đồng ý. Và ngày hôm sau anh ta trúng sổ số độc đắc tiền tỉ đô la. Anh ta ngay lập tức đi mua nhà đẹp, du thuyền, đi du lịch, mua chứng khoán và gửi ngân hàng, sống sung sướng.
Người thứ hai đến xin điều ước là người Trung Quốc. Ông này có một xưởng sản xuất nhỏ. Ngọc Hoàng lại nói: Hôm nay ta tặng cho ngươi một điều ước. Ngươi ước gì cũng trở thành hiện thực. Nhưng nhớ là chỉ một điều ước thôi đấy - Người Trung Quốc đáp: Dạ, vậy con ước gì xưởng sản suất của con làm ăn phát đạt. Con cùng 3 người bạn thân đều trở thành những ông chủ lớn, bắt tay nhau thành tập đoàn hùng mạnh nhất trên thế giới.
Ngọc Hoàng bảo: Ta giữ lời hứa. Và chỉ ít lâu sau họ trở thành tập đoàn hùng mạnh, lũng đoạn cả thị trường thế giới.
Người thứ ba là người Việt Nam. Anh ta là một chủ nông trại nhỏ. Ngọc Hoàng ôn tồn: Hôm nay ta tặng cho ngươi một điều ước. Ngươi ước gì cũng trở thành hiện thực. Nhưng nhớ là chỉ một điều ước thôi đấy - Người Việt Nam gãi đầu: Chỉ một thôi ạ? - Ừ, điều ước sẽ thành hiện thực, nhưng chỉ một thôi. – Vậy thì... thưa Ngọc hoàng, ở làng con, tất cả mọi người đều nuôi heo. Năm nay kinh tế khủng hoảng, tất cả đều khó khăn, duy có thằng hàng xóm nhà con gặp thời cứ phất. Mỗi lần nó đi xe ô tô qua nhà con cái mặt nó vênh lênh trông rất đáng ghét. Con ước gì nó nuôi con heo nào con ấy chết. Vâng, thưa Ngọc Hoàng, con ức lắm, con chỉ ước cho cái thằng hàng xóm nhà con nuôi con heo nào con ấy lăn ra chết xem nó còn vênh mặt lên nữa hay không!
Ngọc Hoàng chỉ ừ.
Thế là, chung quy lại, anh ta vẫn nghèo, chỉ 'được' không phải kém cạnh ông hàng xóm.
Nhàm đàm:
Câu chuyện châm biếm hài hước, nhưng sâu cay, không phải không hàm ý một thông điệp. Dù không 'vơ đũa cả nắm' nhưng ở đây vẫn nói đến một 'tính cách' chung nào đó của mỗi dân tộc. Với người Việt ở đây là tính đố kỵ xấu xí.
Đố kỵ là một khía cạnh của cạnh tranh - vốn là bản năng để tồn tại. Xét về một hướng, cạnh tranh để vươn lên chính là động lực để phát triển đối với cả cá nhân và xã hội. Nhưng xét về hướng ngược lại, nếu cạnh tranh mang màu sắc đố kỵ, nó sẽ kìm hãm sự phát triển. Như vậy bản thân cạnh tranh không phải vấn để cần bàn mà là thái độ cạnh tranh. Cạnh tranh như thế nào phụ thuộc vào văn hóa và thái độ sống/ cách tư duy của cá nhân vốn ảnh hưởng rất nhiều từ nền tảng gia đình và giáo dục. Trong câu chuyện trên, người nông dân kia bị chi phối bởi ước vọng 'ta phải hơn nó' nhiều hơn là 'vươn lên so với bản thân mình'.
Thay đổi một vấn đề thuộc về văn hóa, cách nghĩ phổ biến thật không dễ, có lẽ việc khả thi là thay đổi nhận thức trong việc giáo dục trẻ em – lớp công dân tương lai. Thử nghĩ chúng ta (gia đình và nhà trường) đang khuyến khích hay hạn chế tính đố kỵ của các em, và bằng cách nào?
Gia đình:
Hãy hình dung đứa trẻ lớp 1 đem về nhà điểm 7.
Bà mẹ (ông bố) A nói: Tuần trước con được 6, như vậy là con có tiến bộ rồi, con cố gắng lên nhé rồi mình sẽ tiến bộ hơn.
hoặc: Nào mình cùng xem lại xem bài của con còn lỗi gì, mình sẽ tìm cách khắc phục và mẹ tin con sẽ được 8, rồi được 9.
Bà mẹ (ông bố) B nói: Sao lại vẫn chỉ 7 điểm? Kém quá. Con xem bạn Hà nhà bác C ấy, bạn ấy chỉ toàn điểm 9, 10. Bố mẹ bạn ấy thật sung sướng.
hoặc: Con làm mẹ thật xấu hổ. Đi họp phụ huynh con nhà người ta toàn đứng thứ nhất thứ nhì lớp, con mình thì lẹt đẹt, học với chả hành!
Tại sao bà mẹ (ông bố) B không dạy cho con vươn lên so với chính bản thân mình mà lại cứ làm phép so sánh để rồi len vào đứa trẻ tính tự ái và kiểu tư duy 'ta phải hơn họ'?
Nhà trường:
Ngành giáo dục nước nhà mấy năm gần đây đã có những kêu gọi thay đổi đáng kể, cụ thể là chiến dịch 'nói không với bệnh thành tích', tuy nhiên tư duy của những người làm giáo dục trong từng trường học thì vẫn còn nhiều chuyện phải bàn. Ví dụ: không còn chuyện 'xếp thứ' học sinh mỗi kỳ tổng kết kỳ I hoặc cuối năm, nhưng những gương mặt được tuyên dương ở các lớp thì hầu như kỳ nào cũng chỉ quanh quẩn trong số ít các em nổi trội trong thành tích học, thể thao, văn nghệ. Điều này tạo ra tâm lý được 'tôn vinh' và muốn 'giữ vững vị trí' trong số các em này, đồng thời là sự 'an phận' ở các em còn lại.
Thay vì thế, việc tuyên dương có thể làm thường xuyên từng tuần, từng tháng, thay đổi nhiều hình thức: Các em có tiến bộ, các em chuyên cần, các em hòa đồng và có ảnh hưởng tốt đối với các bạn trong lớp, các em tích cực tham gia công việc chung, các em có tính tự lập cao và biết chia sẻ việc nhà với cha mẹ ..v..v.. Mỗi đứa trẻ đều có điểm yếu và điểm mạnh riêng. Hãy để mỗi đứa trẻ đều cảm thấy điểm mạnh của chúng được ghi nhận và điểm yếu chúng còn phải phấn đấu điều chỉnh. Điều này giúp tránh tâm lý độc tôn ở một số em và khích lệ tất cả trẻ phấn đấu hoàn thiện mình (phải chăng đây mới là mục tiêu cao nhất của giáo dục?). Và, một khi không có sự độc tôn thì cũng sẽ không còn đất cho sự đố kỵ phát triển.
(hình trong bài sưu tầm từ google search)
Chữa cho những người mắc bệnh đố kỵ chẳng khác gì chữa nghiện. Chỉ khi nào họ tự nhận ra là đố kỵ chỉ làm tổn thương chính họ và làm họ mất sức thì mới mong khỏi bệnh.
ReplyDeleteLana à, Bí tự hào là chẳng mắc căn bệnh ấy. Đôi khi thấy ai hơn cái gì thì cũng hơi chạnh lòng nghĩ đến mình, tại sao cũng ăn cơm uống nước giống họ mà lại không làm được. Nhưng cái chạnh lòng đó trôi qua nhanh thôi. Có thể vì thế mà mình chẳng làm được cái gì xuất sắc cả. He he
ReplyDeleteỪ, em cũng chẳng làm được cái gì xuất sắc cả, hihi. Lại còn nhìn đố kỵ là do sự thiếu tự tin và tội nghiệp cho những người quẩn quanh bởi đố kỵ nữa chứ, chẳng biết thế là có phải là phép AQ hay không :)
ReplyDeletep.s người lớn thì kiểu suy nghĩ định hình rồi, khó đổi. Vậy nên em mới suggest điều chỉnh cách tư duy từ những đứa trẻ, không thì người Việt cứ 'sống chung với đố kỵ' mãi.
Hồi trước em cũng hay chạnh lòng nếu người nào đó may mắn hơn mình. Nhưng nay, em thực sự thấy rằng thành công hay không không quan trọng nữa mà cái chính là ta có biết enjoy cuộc sống này không ý :-)
ReplyDeleteChào mừng Titi đến nhà Lana chơi nha :)
ReplyDeleteAi cũng có thời gian dễ 'chạnh lòng' như Titi ngày trước, Lana nghĩ vậy - thường là khi mình trẻ và còn ngơ ngác chưa biết mình đứng ở đâu ấy mà :)
Titi nói chí phải.
ReplyDelete"enjoy cuộc sống" là mục tiêu hàng đầu.- Biểu quyết cả hai tay hai chân.
Chết thôi, hay mình đang có tư tưởng sống gấp cũng nên. He he
@Bí: Không phải là sống gấp mà là bắt đầu biết sống đúng đấy.
ReplyDelete