Hờ, ước mong dù có không to tát gì thì cũng cứ quyết tránh không nói 'ước mong nho nhỏ' vì mình vẫn thuộc lòng cái câu rất rất là gợi nghĩ 'lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp, giấc mơ con đè nát cuộc đời con'. Thế nào mà chiều nay mình lại lẩm nhẩm nhầm thơ của Tố Hữu, loanh quanh, rồi tìm ra là thơ của Chế Lan Viên. Có thế chứ. Thật ra ông Tố Hữu cũng nhiều thơ hay lắm đó, giá như mà Ông chỉ làm thơ! Sau này ông tham gia những việc to to ở những lãnh vực không liên quan gì đến thơ phú nên mới ra chuyện này chuyện khác. Nhớ có đọc một bài Bọ Lập viết về Ông đọc cười đau hết ruột (ở đây nè). Thế thôi lại lan man rồi, chỉ định mượn câu thơ về giấc mơ con thôi, rằng là mình ghét cái giường chiếu hẹp - giấc mơ con, nên cứ ước cho rộng cho đầu óc thênh thênh. Mơ mà mất gì.
Hôm nay cái đầu lan man thì viết lan man, kệ đi ha. Lan man qua chuyện giường chiếu hẹp giấc mơ con đè cái gì đó là mình ước mơ cái con hẻm nhà mình sáng quang sạch sẽ thiện cảm chứ đừng tối om hẹp hút như thế. Ước các chủ nhà hai bên con hẻm đều giống cái ông chủ một nhà đầu hẻm: ông ấy xây lại nhà, đập cái nhà cũ xây mới và bỏ luôn cái ban công/ lan can cũ lấn qua khoảng không của hẻm. Thế là ở khúc đó con hẻm có được một chút ánh sáng chiếu vào, mỗi lần đi qua nhìn thấy tia sáng vất vả luồn lách đậu xuống vai mà bước chân lâng lâng. Vẫn còn vài khúc hẻm hai bên từ tầng hai lên mỗi nhà gác ra một nửa che kín thành ra con hẻm rộng gần 2m mà người đi phía dưới cứ như đi qua hầm. Mới đây tổ dân phố mắc thêm bóng điện vào mấy chỗ 'được mở ra' nên bây giờ nó được như thế này đây (đi tối không sợ nữa):
Thế là tươi sáng hơn, mà tươi sáng hơn thì người ta lại lãng mạn và mơ mộng hơn. Mơ mọi con hẻm/ ngõ Hà Nội đều có ánh sáng. Hà nội yêu ơi Hà nội yêu, đành rằng khi yêu là mắt mờ hết cả nhìn gì cũng thành đẹp, ấy nhưng cũng chả thể đánh đu lãng mạn theo kiểu con quạ mà ra con công, căng mắt để đi trong cái ngõ tối om om mà đầu lắc lư miệng ngân nga 'phố nhỏ ngõ nhỏ nhà tôi ở đó'. Nhà mình phố to mà ngõ nhỏ, gọi nhỏ nhưng còn rộng hơn nhiều các cái ngõ của Hà Nội mà hai người đi ngược chiều hoặc cùng chiều mà một người vội chạy thì cả hai phải né đứng ra mới khỏi đụng, kẻo mà có chạm gì thì cô đỏ mặt anh ăn tát như chơi. Đấy đấy đang kể ngõ nhà mình, mơ ngõ nhà mình mà lại cứ lan man đâu đâu rồi.
Ờ mà thương những cái ngõ ở vùng trung tâm mà người ta phải khoét hai cái đường hào sâu thêm chừng 5 phân ở hai bên tường đúng tầm độ cao của cái tay nắm xe máy đặng còn dắt xe vô được bên trong. Hun hút hun hút vậy, chui chui vô ra vậy, những giấc mơ của họ sẽ thế nào nhỉ?
Mình vừa mới đi may chiếc júp đen đi làm ở cô bạn quen ở khu phố cổ. Vô đến 'nhà' của hai vợ chồng nó phải đi dọc một lối đi rộng chừng bảy mươi phân. Một bên là tường, bên kia khỏi tường luôn mà là một dãy các 'nhà' - tức là ngăn cho các 'hộ nhỏ' trong nhà. Thôi thì mỗi hộ đang ăn uống sinh hoạt ra sao, nằm ngồi, cho con bú... hiển hiện ngay cả. Nhớ đi thì nhìn thẳng, ngoài ra coi như mắt mờ, nha. Đi dọc lối đi gặp có đến ba bốn bà già ông già, chào mỏi hết cả miệng, hỏi ra thì đó nào là bà cô họ ông chú họ của chồng nó. Cả căn nhà đó rộng chưa được 4m dài chừng 20m từ thời ông thời bà thời cụ bây giờ đến con cháu rồi chắt, dễ đến 5 - 6 hộ, 3 - 4 - 5 thế hệ ở chung.
Họ người thì vì thói quen hay vì thương hiệu 'dân phố cổ' mà không muốn chuyển đi, người do không có tiền mua nhà ra riêng, người có tiền cũng không chịu đi để còn giữ 'thừa kế'. Ngày xưa nhà cửa chưa là tài sản lớn chứ bây giờ đất trung tâm đắt xắt ra miếng mà chia không chia được, thế là con cái lấy vợ lấy chồng cứ chui chung hết cả vào đấy, rồi sinh con đẻ cái, rồi con cái họ lấy vợ lấy chồng... cứ thế nên càng ngày càng đông đúc. Cậu bạn trước làm chung với mình là con trai phố cổ Hà Nội (thương hiệu), nhưng được biết cậu ấy đến lớn đi học nghề rồi vẫn ngủ chung với bố và 2 chị gái trên một cái gác xép nhỏ chừng 6m2. Xoay góc, xoay đầu.
Nhớ trước có lần ở Tân Sơn Nhất làm briefing (tư vấn trước chuyến bay) cho tổ lái, sớm giờ nên chuyện vãn một nhóm, anh phi công A320 bức xúc phán bậy: "Hôm qua tôi ở lại Hà Nội có việc ghé nhà người quen ở phố cổ phải chui con ngõ mấy chục mét tối thút lút như chui địa đạo Củ Chi. Mịa tôi mà là chủ tịch TP Hà Nội tui thả ngay 3 quả bom giữa trung tâm, đập hết xây lại mới ngon được". Tất nhiên là thân quen nói bậy vui, nhưng những con hẻm như vậy là có thật.
Thế là thả hồn mơ mộng mong cho mọi con hẻm/ ngõ Hà Nội đều sáng và đẹp thênh thênh để không còn những 'giường chiếu hẹp giấc mơ con'. Mẹ mình vẫn bảo đã sinh ra làm con người sống thế nào, chứ cả cuộc đời chỉ loanh quanh kiếm miếng cơm, rằng 'sinh ra rồi thì sống thôi', chán lắm.
Hôm nay cái đầu lan man thì viết lan man, kệ đi ha. Lan man qua chuyện giường chiếu hẹp giấc mơ con đè cái gì đó là mình ước mơ cái con hẻm nhà mình sáng quang sạch sẽ thiện cảm chứ đừng tối om hẹp hút như thế. Ước các chủ nhà hai bên con hẻm đều giống cái ông chủ một nhà đầu hẻm: ông ấy xây lại nhà, đập cái nhà cũ xây mới và bỏ luôn cái ban công/ lan can cũ lấn qua khoảng không của hẻm. Thế là ở khúc đó con hẻm có được một chút ánh sáng chiếu vào, mỗi lần đi qua nhìn thấy tia sáng vất vả luồn lách đậu xuống vai mà bước chân lâng lâng. Vẫn còn vài khúc hẻm hai bên từ tầng hai lên mỗi nhà gác ra một nửa che kín thành ra con hẻm rộng gần 2m mà người đi phía dưới cứ như đi qua hầm. Mới đây tổ dân phố mắc thêm bóng điện vào mấy chỗ 'được mở ra' nên bây giờ nó được như thế này đây (đi tối không sợ nữa):
Thế là tươi sáng hơn, mà tươi sáng hơn thì người ta lại lãng mạn và mơ mộng hơn. Mơ mọi con hẻm/ ngõ Hà Nội đều có ánh sáng. Hà nội yêu ơi Hà nội yêu, đành rằng khi yêu là mắt mờ hết cả nhìn gì cũng thành đẹp, ấy nhưng cũng chả thể đánh đu lãng mạn theo kiểu con quạ mà ra con công, căng mắt để đi trong cái ngõ tối om om mà đầu lắc lư miệng ngân nga 'phố nhỏ ngõ nhỏ nhà tôi ở đó'. Nhà mình phố to mà ngõ nhỏ, gọi nhỏ nhưng còn rộng hơn nhiều các cái ngõ của Hà Nội mà hai người đi ngược chiều hoặc cùng chiều mà một người vội chạy thì cả hai phải né đứng ra mới khỏi đụng, kẻo mà có chạm gì thì cô đỏ mặt anh ăn tát như chơi. Đấy đấy đang kể ngõ nhà mình, mơ ngõ nhà mình mà lại cứ lan man đâu đâu rồi.
Ờ mà thương những cái ngõ ở vùng trung tâm mà người ta phải khoét hai cái đường hào sâu thêm chừng 5 phân ở hai bên tường đúng tầm độ cao của cái tay nắm xe máy đặng còn dắt xe vô được bên trong. Hun hút hun hút vậy, chui chui vô ra vậy, những giấc mơ của họ sẽ thế nào nhỉ?
Mình vừa mới đi may chiếc júp đen đi làm ở cô bạn quen ở khu phố cổ. Vô đến 'nhà' của hai vợ chồng nó phải đi dọc một lối đi rộng chừng bảy mươi phân. Một bên là tường, bên kia khỏi tường luôn mà là một dãy các 'nhà' - tức là ngăn cho các 'hộ nhỏ' trong nhà. Thôi thì mỗi hộ đang ăn uống sinh hoạt ra sao, nằm ngồi, cho con bú... hiển hiện ngay cả. Nhớ đi thì nhìn thẳng, ngoài ra coi như mắt mờ, nha. Đi dọc lối đi gặp có đến ba bốn bà già ông già, chào mỏi hết cả miệng, hỏi ra thì đó nào là bà cô họ ông chú họ của chồng nó. Cả căn nhà đó rộng chưa được 4m dài chừng 20m từ thời ông thời bà thời cụ bây giờ đến con cháu rồi chắt, dễ đến 5 - 6 hộ, 3 - 4 - 5 thế hệ ở chung.
Họ người thì vì thói quen hay vì thương hiệu 'dân phố cổ' mà không muốn chuyển đi, người do không có tiền mua nhà ra riêng, người có tiền cũng không chịu đi để còn giữ 'thừa kế'. Ngày xưa nhà cửa chưa là tài sản lớn chứ bây giờ đất trung tâm đắt xắt ra miếng mà chia không chia được, thế là con cái lấy vợ lấy chồng cứ chui chung hết cả vào đấy, rồi sinh con đẻ cái, rồi con cái họ lấy vợ lấy chồng... cứ thế nên càng ngày càng đông đúc. Cậu bạn trước làm chung với mình là con trai phố cổ Hà Nội (thương hiệu), nhưng được biết cậu ấy đến lớn đi học nghề rồi vẫn ngủ chung với bố và 2 chị gái trên một cái gác xép nhỏ chừng 6m2. Xoay góc, xoay đầu.
Nhớ trước có lần ở Tân Sơn Nhất làm briefing (tư vấn trước chuyến bay) cho tổ lái, sớm giờ nên chuyện vãn một nhóm, anh phi công A320 bức xúc phán bậy: "Hôm qua tôi ở lại Hà Nội có việc ghé nhà người quen ở phố cổ phải chui con ngõ mấy chục mét tối thút lút như chui địa đạo Củ Chi. Mịa tôi mà là chủ tịch TP Hà Nội tui thả ngay 3 quả bom giữa trung tâm, đập hết xây lại mới ngon được". Tất nhiên là thân quen nói bậy vui, nhưng những con hẻm như vậy là có thật.
Thế là thả hồn mơ mộng mong cho mọi con hẻm/ ngõ Hà Nội đều sáng và đẹp thênh thênh để không còn những 'giường chiếu hẹp giấc mơ con'. Mẹ mình vẫn bảo đã sinh ra làm con người sống thế nào, chứ cả cuộc đời chỉ loanh quanh kiếm miếng cơm, rằng 'sinh ra rồi thì sống thôi', chán lắm.
- Lana ơi, "bắt giò" một tí. Thơ trích trong entry là của Chế Lan Viên. Dân tự nhiên không thạo văn chương là chuyện bình thường, nhỉ?
ReplyDelete- Chuyện phố cổ: Không hiểu sao người ta có thể sống trong đó. Nhất là chuyện "rest room" thì mới kinh dị.
@VMC: VMC ơi Lana vừa sửa lại thành Chế Lan Viên rồi, vẫn không kịp, chuyên gia bắt giò lẹ quá. Anyways, Thanks nhiều.
ReplyDeleteVầng, còn chuyện rest-room trong những căn nhà chật hẹp chíu chít nhiều thế hệ ấy thì... đúng là không dám làm phóng sự :(
ReplyDeleteNgày trước anh ở 68 Hàng Than, cái ngõ đúng o,75 mét. Muốn dắt xe máy, phải cưỡi lên xe rồi bơi bơi vào. Ngõ có 5 nhà, 39 nhân khẩu. Chung nhau 1 nhà vệ sinh, 1 nhà tắm... Khổ lắm! Giờ nghĩ lại vẫn thấy sợ đấy!
ReplyDeleteĐọc bài này nhớ lại lần đi HN ghé nhà nhỏ thông dịch cho đoàn chơi, thú thật lần đầu mình vào con hẽm hẹp như thế, nhà cô ta bé xíu, mọi thứ đều phải treo lên, ngay cả xe đạp, leo lên cái gác xép là chổ ngủ, cầu thang vừa i 1 người dạng nhỏ con mới chui lọt, rất ngạc nhiên.
ReplyDeleteLàm em tò mò cái mấy con ngõ này quá, nhất là cái khoản " cô đỏ mặt, anh ăn tát". haha, tưởng tượng mãi ko ra à nha chị :D
ReplyDelete@Mía: Tò mò thì phải đi thực tế mới hết tò mò được, nghe kể không hết đâu.
ReplyDelete@Thụy: Vâng, ở trong những cái ngõ như vậy, khi ra khỏi rồi nghĩ lại chắc ai cũng hãi hùng.
ReplyDeleteThế nhưng vẫn nhiều người cả đời luẩn quẩn ở đó rắc rối dây dợ anh nhỉ.
@BeBo: Ừa đúng đó BeBo, Lana từ nhỏ sống ở nơi gần thiên nhiên thư thoáng, lần đầu chui vô một con hẻm phố cổ Hà Nội là cách đây lâu lắm rồi - hồi đó không chỉ ngạc nhiên mà là không thể hiểu được nữa.
ReplyDeleteChị ơi, có 1 Dự án gì đó ở Hàng Bài, đâu như đền bù từ 2004 đến giờ vẫn chưa xong, 2010 đền bù đến giá 500 000 000 đ/m2 rồi, nhưng hiện nay vẫn còn 2 hộ chưa chuyển đi, chưa nhận đền bù, đòi giá 1 tỷ/m2 mới chịu đi.
ReplyDeleteHe he, thương hiệu phố cố !
Lana phải làm sao cho ông í đập hẵn cái nhà đi, để ánh sáng cả mặt trời soi vào nguyên con, thì mới là biến giấc mơ con thành giấc mơ nhớn nhé. :))
ReplyDeleteUhm, Lu thấy đất ở VN quá méc so với giá trị thật của nó. Bên San Jose khoảng 1 triệu dollars hơn là có ngay một cái am trên núi mơ màng mây bay roài. Ở Hà Nội, một triệu chỉ mới là một căn hộ cao cấp chung cư be bé thoai. Kì lọa hỉ?
Ngoại trừ con phố hẹp, những con phố HN còn có những mùi vị đặc trưng, không lẫn vào đâu được trên toàn bộ dọc dài chử S chị hén :D
ReplyDeleteChị ơi, hình như cho chữ trong bài to lên 1 co nữa thì những chỗ nguyên âm có dấu không bị mờ như thế này thì phải, đọc dễ hơn. Chị thử xem sao.
ReplyDelete@PTN: Ừ, chuyện chuyển cư dân phố cổ đi là vô cùng nan giải. Mỗi người muốn ở lại phố cổ lại có những lý do của riêng họ PTN ạ.
ReplyDeletefont chữ chỉnh được nhưng chị bận quá chưa có lúc nào :((
@Moon: Hắn Moon này đi hửi các con phố hơi kỹ đây :)
ReplyDeletereply của Na cho Moon nghiệt ghê lun kaka
ReplyDelete--
c.Moon ẹ quá đi
LU so sánh đắt rẻ như vậy là khập khễnh. Đất trên núi không mang nhiều giá trị về kinh tế (lộ không thông sao mà tài thông được) Đất ở VN có một số nơi mắc hợp lý vì giá trị kinh tế về lâu về dài của nó. Hiểu vị trí đắc địa không bạn LU. Một số bạn không hiểu về KT nên thấy ai chê là hùa theo, ai nói mắc là cũng nói theo mắc mặc dù không phân biệt được, đâu là mắc giả do cò đất đẩy giá lên, đâu là mắc thật do những lô đất nằm ở những vị trí sau này thuận lợi cho sinh hoạt hoặc kinh doanh mua bán. Phố cổ còn tồn tại là vì giá trị phi vật thể của nó, vì thế nó có tồi tàn, dơ bẩn thì các bác chóp bu VN cũng duyệt cho cái phố cổ ấy tồn tại. Thôi cứ nhìn cái yếu kém ra cái đẹp đi cho đời thêm vui.
ReplyDelete@LU: Ừa Lana cũng nghe nhiều người kêu đất trung tâm HN và TP HCM mắc, văn phòng cho thuê cũng mắc so với một số thành phố lớn khác trong khu vực. Nhưng giá cả là do cung cầu. Bài toán ấy vĩ mô, mình chỉ biết nghe thôi.
ReplyDelete@J.Guy: Chị thấy Moon. lúc nào cũng rất thú vị mờ. :)
ReplyDelete@Ẩn danh: Cảm ơn bạn đã comment cho chính kiến một cách thiện chí. Lana đồng ý phố cổ HN có những giá trị phi vật thể. Chỉ là đi vào cuộc sống của từng người dân ở đó, với điều kiện không gian/ sinh hoạt hàng ngày của họ, thì thấy bài toán này vẫn không ổn thế nào.
ReplyDeleteCòn LU so sánh giá đất cũng là tương đối thôi bạn. Quả là do chính sách quản lý, do người đông, do tâm lý 'giữ tiền' bằng BĐS, do bị đẩy giá... mà giá đất + mặt bằng ở mình rất cao (kể cả là giá ảo, thì muốn sở hữu một căn nhà bằng thu nhập với người thu nhập TB ở VN gần như là không thể).
Nhắc đến "ngõ" thấy rất thèm Hà Nội.. (:
ReplyDelete-Fooleryn-
@ nặc danh : thanks cho lời giải thích của bạn. Nhưng bạn ko hiểu cách Lu nói chiện roài, khi câu cảm thán đưa vào, là có ý chọc ghẹo thoai. Chứ thú thật vơi bạn thì 15 năm trước, khi mờ ở VN chưa có sốt nhà đất chưa ai kinh doanh nhà đất, thì Lu là một trong những nhóm kinh doanh đầu tiên đã ra mua bán nhà rồi bạn à, ha ha =))
ReplyDelete@F'leryn: Thèm ơi ra đi :)
ReplyDeleteSau khi đọc bài này của chị, em lại "cảm tác" ra được một bài trên blog của mình. Lâu rồi em không viết được. Tks chị
ReplyDeletePhố cổ hay phố cũ. Nghe bạn kể giật mình. Tôi cứ nghĩ cảnh hẻm nhỏ hun hút, wc chung chạ, ra vô đụng chạm từ ngày xưa chắc khg còn, Vậy mà còn nhiều mà lại đắt giá nữa mới hay.
ReplyDeleteNADIA: Ừ chị vừa đọc Blog em. Hiểu thêm về thay đổi thăm trầm của một ngôi nhà Hà Nội và cách người ta thay đổi nó. Cảm ơn em.
ReplyDelete@Đỗ: Nhà đất mỗi ngày mỗi lên giá, người mỗi ngày mỗi đông, phố cổ lại là nơi đặc biệt, lại có giá trị làm nơi kinh doanh thuận tiện nên mỗi ngày mỗi chật thêm thôi bác.
ReplyDeleteNGõ nhà chị vẫn còn rộng chán. Chịu khó hè nhau mắc thêm cái bóng công suất lớn là khách đến buổi tối dễ chịu ngay í mờ :-)
ReplyDeleteHehe chị ui, đọc đến chỗ chị viết có bài hay hay của Bọ Lập viết về Tố Hữu là em đã thấy gương mặt cùng nụ cười hihi haha của chị rùi! Em cũng hihi mãi lúc đọc, hihi.
ReplyDeleteNgoc nhà chị cũng giống ngõ nhà em rùi à! Bé và tối om, đã thế ngõ nhà em ko thắp điện vào buổi tối. hichic. Đi làm về tim đập thình thịch! Nhưng ban ngày thì em quen rồi. Em ngắm rồi so sánh chỗ nọ rộng hơn chỗ kia hẹp hơn. Và từ lúc nào chấp nhận rồi. Vẫn thấy dễ chịu khi đi bộ lòng vòng qua ngõ ra chợ cóc mua linh tinh.
@Titi: Ừ, dù không có nhiều tiền nhưng khi mua nhà chị luôn tìm một căn nhà sáng (dù có thể nhỏ). Cái ngõ nhà chị không quá nhỏ nhưng vì hai bên nhà họ đua ra kín mít phía trên nên bị tối.
ReplyDeleteChuyện 'hè nhau' làm chung một cái gì đó ở nơi 'dân trí' không 'tạm đồng đều' khó, cho dù chuyện nhỏ thôi.
@Scalett: Thích em ở điểm hài lòng và tìm ra cái thú vị trong con ngõ ấy.
ReplyDeleteLâu lắm không thấy, chắc bận lắm phải không?