Đọc bài thơ 'Cái ấy bỏ đi' ở blog Hoangyen, vừa mắc cười vừa tò mò. 'Cái ấy' là cái chi chi. :)
Vốn rất thích thú khi đọc HY viết thơ nên dù đã đọc về Bùi Chát trên BBC việt ngữ rồi vẫn search google để đọc xem tìm 'cái đó' HY nói tới có đúng là 'thơ' như thử đoán không.
Bạn Gu gờ liền dẫn cho bài này trên nhilinh blog giới thiệu tác phẩm 'Bài thơ một vần' và bài thơ 'Hoa sữa' của Bùi Chát.
Tớ là thường dân rất rất thường trong cả chính trị lẫn thơ; cảm nhận của tớ về thơ Bùi Chát là không hay, đọc cứ làm sao làm sao, thật. Tớ trộm nghĩ người ta đưa tin về thơ Bùi Chát có lẽ vì nó thể hiện một thái độ (chính trị). Nhưng muốn chính trị hay thông điệp gì đi nữa thì trước nhất thơ phải là thơ đã chứ nhỉ, để người đọc đọc xong còn đọng lại cái thích, muốn đưa mắt đọc lại, ta nói là 'ngấm'.
Thơ bác Bùi Chát này xuất bản lần đầu chắc còn bán được do tò mò hoặc ủng hộ (), tái bản e rằng để mốc.
Tớ thích comment của thichhoctoan Ngô Bảo Châu ở bài của nhilinh:
"Có hai quan niệm chấp nhận được về thơ ca
1) Ngôn ngữ vượt lên sự tầm thường.
2) Sự cố gắng tuyệt vọng của ngôn ngữ để vượt lên sự tầm thường.
Theo khả năng cảm thụ của tôi, những câu thơ của Bùi Chát được nêu thuộc vào loại thứ hai."
Rất rõ ràng, đúng là của một người có chính kiến 'bám theo lề là việc của những con cừu'. Tớ không là gì để phát biểu, thậm chí muốn comment phản biện cũng rón rén rón rén, nhưng tớ cho mình quyền ngưỡng mộ và tâm đắc một phát biểu tớ tâm phục khẩu phục.
Tớ yêu mảnh đất này dù có không yêu một vài thứ trên nó. Cho dù sau này tớ có thành tro bụi rải ra sông biển và giả như các con cháu tớ có rời đi sống ở những điểm nào đó khác trên trái đất thì tớ vẫn yêu nó vô cùng và mong nó tốt hơn đẹp hơn. Vì thế tớ yêu những việc làm những phát biểu dựng xây, là phê phán thì cũng phê phán dựng xây...
p.s: Tớ đã đọc cuốn Trần Dần - Thơ (2008). Từ đây tớ đã tìm đọc bằng được/ biết/ ngậm ngùi về cuộc đời của Trần Dần và một thời Nhân văn giai phẩm.
------------------------------------------------
Chép lại đây bài thơ Hoa sữa của Bùi Chát và trích đoạn 'Bài thơ Việt Bắc' của Trần Dần, phụ dẫn cho comment của thichhoctoan:
Vốn rất thích thú khi đọc HY viết thơ nên dù đã đọc về Bùi Chát trên BBC việt ngữ rồi vẫn search google để đọc xem tìm 'cái đó' HY nói tới có đúng là 'thơ' như thử đoán không.
Bạn Gu gờ liền dẫn cho bài này trên nhilinh blog giới thiệu tác phẩm 'Bài thơ một vần' và bài thơ 'Hoa sữa' của Bùi Chát.
Tớ là thường dân rất rất thường trong cả chính trị lẫn thơ; cảm nhận của tớ về thơ Bùi Chát là không hay, đọc cứ làm sao làm sao, thật. Tớ trộm nghĩ người ta đưa tin về thơ Bùi Chát có lẽ vì nó thể hiện một thái độ (chính trị). Nhưng muốn chính trị hay thông điệp gì đi nữa thì trước nhất thơ phải là thơ đã chứ nhỉ, để người đọc đọc xong còn đọng lại cái thích, muốn đưa mắt đọc lại, ta nói là 'ngấm'.
Thơ bác Bùi Chát này xuất bản lần đầu chắc còn bán được do tò mò hoặc ủng hộ (), tái bản e rằng để mốc.
Tớ thích comment của thichhoctoan Ngô Bảo Châu ở bài của nhilinh:
"Có hai quan niệm chấp nhận được về thơ ca
1) Ngôn ngữ vượt lên sự tầm thường.
2) Sự cố gắng tuyệt vọng của ngôn ngữ để vượt lên sự tầm thường.
Theo khả năng cảm thụ của tôi, những câu thơ của Bùi Chát được nêu thuộc vào loại thứ hai."
Rất rõ ràng, đúng là của một người có chính kiến 'bám theo lề là việc của những con cừu'. Tớ không là gì để phát biểu, thậm chí muốn comment phản biện cũng rón rén rón rén, nhưng tớ cho mình quyền ngưỡng mộ và tâm đắc một phát biểu tớ tâm phục khẩu phục.
Tớ yêu mảnh đất này dù có không yêu một vài thứ trên nó. Cho dù sau này tớ có thành tro bụi rải ra sông biển và giả như các con cháu tớ có rời đi sống ở những điểm nào đó khác trên trái đất thì tớ vẫn yêu nó vô cùng và mong nó tốt hơn đẹp hơn. Vì thế tớ yêu những việc làm những phát biểu dựng xây, là phê phán thì cũng phê phán dựng xây...
p.s: Tớ đã đọc cuốn Trần Dần - Thơ (2008). Từ đây tớ đã tìm đọc bằng được/ biết/ ngậm ngùi về cuộc đời của Trần Dần và một thời Nhân văn giai phẩm.
------------------------------------------------
Chép lại đây bài thơ Hoa sữa của Bùi Chát và trích đoạn 'Bài thơ Việt Bắc' của Trần Dần, phụ dẫn cho comment của thichhoctoan:
Hoa sữa
Bùi Chát
Đến từ đâu
Nồng, tanh. Hoa sữa
Nào phải ai cũng đều được biết
Trông thấy dáng cây từ xa, tôi thiệt sự muốn chết
Hoa sữa gợi nỗi đau chuyện bị chèn ép
Chúng cướp dưỡng khí, dường cô lập tôi giữa rừng người
Trong những bài thơ và những bài hát
Ngợi ca hoa sữa. Khiến thời gian nực cười
Vẻ lãng mạn tồi tàn
Mùi hoa nhắc nhớ mùa thu đương trị
Đã quen với việc hiện diện của chúng
Người ta có thể dễ chấp nhận. Trên mảnh đất này
Một kiểu chánh trị đậm mùi. Hoa sữa.
Bài thơ Việt Bắc
Trần Dần
(Trích)
...
Tết! -
Ồ thế,
thêm một tết!
Tôi
quẳng nó
vu vơ
vào một xó lòng,
nơi đó
là kho đồng nát
một đống Tết xa nhà
đã han rỉ lên...
Chao ôi!
chuỗi ngày đêm
thắt
nút tất niên,
đau như
một nút thừng
thắt cổ!
Vì đâu?
Con tàu cuộc sống
bỏ neo
lên bến nghỉ
hàng năm?
Có lẽ
cuộc đời
thấm mỏi!
Phải sửa sang
cái vỏ con tàu,
đây đó
ít nhiều
hoen rỉ?
Đêm nay -
cái tối
tối ba mươi
Các vì sao
đi họp
cuối năm
để phố rỗng trên trời
tắt điện.
Bên bếp lửa
rét
rình cơ hội,
lẻn vào trong
ăn trộm
hơi người.
Chúng tôi ngồi
Đống lửa ngồi bên.
...
Người ta
đốt
tràng pháo cười
vô tận
Rượu đã đau môi!
Men vào đắng phổi!
Tiệc tàn
xuân vẫn
chửa sang cho.
...
Tôi chạy trốn
cảnh
tan hoang bàn tiệc.
Ngồi uống
trà khan
bên cửa sổ mở toang.
...
Còn tội gì
đau hơn
là
tội nhớ thương?
Hay là ngủ
như người lính trận,
quật ngã tình riêng
như
quật ngã kẻ thù?
Nhưng
Chính đôi-môi những-viên-đạn-dạn-dày
đêm trừ tịch
càng kêu
càng đắng!
Hay là khóc
như người con gái
hãy còn khóc được
mỗi khi đau?
Nhưng ta không quen
châm chích
nhọt tim buồn
cho nó chảy
muôn dòng lệ đỏ!
Nước mắt
có bao giờ
khuây khỏa được
người ta?
...
Hay là
đi giải trí?
Đánh lừa tim
vài điệu múa
dăm bản đàn nhộn nhịp?
.............
Trần Dần
(Trích)
...
Tết! -
Ồ thế,
thêm một tết!
Tôi
quẳng nó
vu vơ
vào một xó lòng,
nơi đó
là kho đồng nát
một đống Tết xa nhà
đã han rỉ lên...
Chao ôi!
chuỗi ngày đêm
thắt
nút tất niên,
đau như
một nút thừng
thắt cổ!
Vì đâu?
Con tàu cuộc sống
bỏ neo
lên bến nghỉ
hàng năm?
Có lẽ
cuộc đời
thấm mỏi!
Phải sửa sang
cái vỏ con tàu,
đây đó
ít nhiều
hoen rỉ?
Đêm nay -
cái tối
tối ba mươi
Các vì sao
đi họp
cuối năm
để phố rỗng trên trời
tắt điện.
Bên bếp lửa
rét
rình cơ hội,
lẻn vào trong
ăn trộm
hơi người.
Chúng tôi ngồi
Đống lửa ngồi bên.
...
Người ta
đốt
tràng pháo cười
vô tận
Rượu đã đau môi!
Men vào đắng phổi!
Tiệc tàn
xuân vẫn
chửa sang cho.
...
Tôi chạy trốn
cảnh
tan hoang bàn tiệc.
Ngồi uống
trà khan
bên cửa sổ mở toang.
...
Còn tội gì
đau hơn
là
tội nhớ thương?
Hay là ngủ
như người lính trận,
quật ngã tình riêng
như
quật ngã kẻ thù?
Nhưng
Chính đôi-môi những-viên-đạn-dạn-dày
đêm trừ tịch
càng kêu
càng đắng!
Hay là khóc
như người con gái
hãy còn khóc được
mỗi khi đau?
Nhưng ta không quen
châm chích
nhọt tim buồn
cho nó chảy
muôn dòng lệ đỏ!
Nước mắt
có bao giờ
khuây khỏa được
người ta?
...
Hay là
đi giải trí?
Đánh lừa tim
vài điệu múa
dăm bản đàn nhộn nhịp?
.............
*** Bạn có thể đọc bản đầy đủ ở links:
- vnthuquan.net: THƠ TRẦN DẦN
- Thica.net: TRẦN DẦN
Chị Lana, em vào để nhắn chị em vừa đọc entry, còn để từ từ thong thả em sẽ viết dài chị nhé :)
ReplyDeleteđoạn trích e thích lắm chị ah, rất nhiều hình ảnh trong đó đã là biểu tượng trong tâm lý hướng bi của giới trẻ thích làm tha nhân tâm tưởng
ReplyDelete@HY: Chị viết lan tan man thế nhưng vẫn chưa biết cái ấy mà BC kiếm tìm là cái gì đồng hương à :))
ReplyDelete@J.Guy: Ừa nhỉ, J.Guy mà làm thơ có lẽ kiểu câu tứ cũng hơi tương tự với bài thơ Việt Bắc nhỉ (wink)
ReplyDeleteBài này dài lắm nên chị trích thôi. Ở mấy cái links cuối entry thì có nhiều hơn.
Xong nhà chưa, cho lên xem cái nào :))
ReplyDeleteem ủng hộ nhận định của hòa thượng Thích Học Toán, nhưng theo em, thơ Bùi Chát không nằm torng hai thể loại mà hòa thượng nói, mà thực ra cũng không nằm trong định nghĩa của em về Thơ nói chung
ReplyDelete- bạn Jazzy còm hay nhỉ. em cũng thik type anh hùng bi kịch. đã viết về cái này một đôi lần.
ReplyDelete- "trước nhất thơ phải là thơ đã chứ nhỉ" - cái này khó à Lana. Thơ bản thân đã là thơ rồi hoặc là cái gì do cách ta gọi thôi. Giống như là bản thân cuộc sống vậy. nên mình cứ cho các loại thơ một cơ hội, cái gì đáng tồn tại sẽ tồn tại thôi Lana à.
Bùi Chát là ai thía Lana? Lu ko biết người nì chỉ biết Bùi Giám thôi. Lu thích Bùi Giám vì ngoài tài làm thơ thì ông í thường hay đến xóm của Lu tám tỉnh với ba của Lu và bà con. Đặc biệt, ông í đã chỉ Lu nói với ba của Lu rằng, "thèng nhỏ này lớn lên sẽ ngộ lắm!" Hem biết lúc đó ông kụ xĩn rồi hay là tuổi già nên nhìn Lu ra thành thèng ku nèo đó :))
ReplyDeleteỜ, chiếc ngày Lu cho Lana xem ko phải là giày của đờn ông đâu à, nó là giày của Lu í. Lúc vào lớp thầy bảo vẽ đôi giầy, thế là Lu tụt luôn nó ra và vẽ =))
@lvu: Xong rồi Lừng ơi nhưng mà đồ thì chưa sắm thêm cho hợp, cũng chưa sắp xếp gọn ghẽ nên chụp hình chưa có đẹp.
ReplyDeleteBây giờ thì đi chụp hình, sẽ khoe theo yêu cầu của Lừng. Thanks comment này nhé. :)
@Phú: Cho xin định nghĩa về thơ theo Phú đi. Thơ cần có vần điệu, ý tứ, dễ đọc, hay gì nữa (chị Lana vỡ lòng về thơ, chỉ đọc thôi).
ReplyDelete@Gấu: Ừ nhỉ, đúng là thơ là gì chị Lana còn chưa biết chính xác.
ReplyDeleteDưng mà chị đọc cái bài Hoa sữa kia thì nó không vào, tức là với chị thì nó hết cơ hội. Còn thì mình tôn trọng ngoài kia. Nhỉ.
J.Guy nói chân thực đấy - chị nhận ra là nếu J.G làm thơ thì giọng thơ, nhịp thơ chắc cũng giống Bài ca Việt Bắc mà :)
@LU: Lana có đọc, Bùi Chát hiện tại đang sống ở SG, mới in một tập thơ. Bạn í cùng một nhóm tự thành lập nhà xuất bản Giấy Vụn để in thơ/ sách của mình (có thể vì sách của các bạn í bày tỏ bất đồng chính kiến (chính trị).
ReplyDeleteLU search google Bùi Chát thì sẽ có info.
cháu thích bài thơ Hoa sữa :)
ReplyDeletenhưng ngoài đời thì cháu lại chúa ghét Hoa sữa, cháu dị ứng với nó. Khu đường nhà cháu có 1 cây khá to, ôi tới mùa hoa là cháu sợ đến phát sốt :(
Bai tho do e cung thay the nao:) chac ko phai gu cua minh. Nen e se di tim bai minh thich. Cuoi tuan vui nha chi :)
ReplyDeleteBùi Chát - Một cái tên mới nghe đã thấy đầy mâu thuẫn (bùi vs chát). Có vẻ như tác giả đang cố gắng tạo một nét riêng cho mình thông qua cái Thi danh.Tất nhiên, đó là quyền của bất kỳ ai, kể cả Bùi Chát.
ReplyDeleteVấn đề ở đây là ta xem thực hư sản phẩm của BC thế nào. Tui đồng ý với ý kiến của "Soi sỹ" Lana, đọc thơ BC ta thấy có vẻ như là sự dãy dụa tuyệt vọng của ngôn ngữ để vượt lên trên cái tầm thường.Sự cố gắng đã được ghi nhận, nhưng có vượt lên được hay không lại là vấn đề hoàn toàn khác.
Còn với cá nhân tui, nói thẳng nhé, tui không thích BC, đơn giản là ổng đã làm hỏng hình tượng Hoa sữa của tui. Thế thôi !!!
Chị Lana, cuối tuần em ra ngoại ô, chiều nay về mới viết trả lời chị được. Dù em có hay làm thơ nhưng em thường viết bằng cảm xúc/giác và thói quen chứ trình độ lý luận về thơ của em là không có, bình thường em cũng không giỏi tranh luận, nói chung em ít khi tranh luận về thơ văn một cách bài bản, em viết thế này theo những gì em cảm nhận thôi chị ạ.
ReplyDeleteEm nghĩ cuộc sống là dòng chảy theo thời gian cho nên thơ không thể đứng yên, bất biến, những định nghĩa về thơ cũng vậy.
Một ví dụ về sự thay đổi dễ thấy nhất là sự thay đổi trong môi trường sống, cách đây hơn nửa thế kỷ, Nguyễn Khuyến viết: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, hay Lưu Trọng Lư viết: “Con nai vàng ngơ ngác/ đạp trên lá vàng khô”, đó là cảnh mà các thi nhân của chúng ta sống trong đó, những cảnh hiển hiện trước mắt họ và đi vào thơ. Cảnh và thơ đều đẹp, người đọc yêu thích cảnh và thơ ấy. Thi sĩ bây giờ tìm được một cái “ao thu nước trong veo”, hay “một con nai vàng ngơ ngác” giữa đời thực là rất khó, nai thì tuyệt chủng rồi, ao thì ô nhiễm túi nilon lềnh bềnh…
Ký ức về thơ của đa phần chúng ta thường là những gì trong trẻo đẹp đẽ, bi hùng nên nếu ta đọc thơ thi sĩ viết chệch ra khỏi đường ray đó thì cảm giác của ta là thất vọng, nhất là những lời thơ đó lại cho ta cảm giác bức bối, bẩn thỉu thậm chí như những lời rác rưởi của cuộc sống đời thường. Nhưng nếu ta nhận thấy rằng thi sĩ chỉ đơn giản viết ra sự chân thực của cuộc đời mà họ đang sống thì liệu ta có chấp nhận thơ của họ không? Nếu chúng ta cũng có lúc cảm thấy bức bối về rác thì chúng ta có chấp nhận rằng: “Nay ở trong thơ nên có rác” không?
Những cảm xúc của người thi sĩ khác với những cảm xúc chúng ta thường thưởng thức trong thơ cũng vậy, đơn cử như bài Hoa sữa, nếu chúng ta quá quen với những mô tả về mùi hương hoa sữa nồng nàn lãng mạn, có người nói cảm giác khác khó chịu về mùi hương ấy thì sẽ khiến ta muốn phản ứng nhưng nếu ta lắng nghe cảm xúc của họ biết đâu ta lại hiểu được ra trên đời này cái gì cũng có hai mặt của nó. Những thi sĩ chọn những lối đi khác nhau để tiếp cận một mùi hương chẳng qua cũng để cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc đời. Nếu chỉ có những lời khen ngợi mùi hoa sữa được cất lên thì sự thể có lẽ sẽ dẫn đến đúng như thi sĩ nói “một không khí đậm đặc mùi hoa sữa”. Thi sĩ không chấp nhận được cái mùi đấy cũng chỉ vì muốn hướng đến một không khí tự do trong lành hơn. Tự do đơn giản có khi chỉ là không muốn ngửi mãi một mùi cho dù nó có thơm nồng nàn đến đâu, nó có được nhiều người từ trước đến nay ca ngợi đến đâu. Tự do đơn giản chỉ là ai cũng được nói ý nghĩ thật của mình ra dù người ấy là một Giáo sư toán được giải thưởng danh giá hay là một thi sĩ nghèo xác ở hẻm 47 xuất bản thơ theo lối photocopy…
Chị Lana, thơ Bùi Chát có bài em thấy hay có bài không nhưng em thấy thi sĩ BC là người dũng cảm, bữa trước em viết bài Cái đấy bỏ đi là muốn nói đến sự dũng cảm này. Ông công khai đưa vào thơ mình nhiều từ ngữ, hình ảnh mà các thi sĩ trước ông không dám. Đậm đặc hơi thở cuộc sống bình dân bụi bặm và nhạo cười tất cả, ông khiến người ta phải nghĩ lại về thơ, vậy cuối cùng thì thơ là gì? Hẳn nhiên là ông chịu sự ném đá của dư luận, chắc ông cũng phải chịu nhiều hệ lụy. Nhưng ông cùng những người bạn của mình ở nhà xuất bản Giấy Vụn cũng đã vạch ra một dòng chảy khác trong thơ Việt nam đương đại, mà sau này lịch sử thơ văn nước nhà chắc chắn phải kể đến.
@KuKen: Ừ, hoa sữa thoang thoảng thì rất đặc biệt, khó quên, nhưng gửi gần thì hắc và nồng đến đau đầu.
ReplyDelete@Scarlett: ừa, chỉ nói riêng về thơ thì chị cũng không cùng gu, nên đọc không vô.
ReplyDelete@Heroman: Lana rất thích nhận xét này của Hero: "Sự cố gắng đã được ghi nhận, nhưng có vượt lên được hay không lại là vấn đề hoàn toàn khác."
ReplyDeleteCông bằng và hoàn toàn đúng.
Về Hoa sữa: Lana ngay cả lúc cảm thấy đau đầu vì mùi hoa sữa quá nồng hắc, cũng không hề ghét hoa sữa, thậm chí nghĩ rằng nó (hoa sữa) đã buộc người đi qua phải nhớ bởi cái sự ngọt ngào trộn lẫn với hắc đến choáng váng của mình.
@HY: Cảm ơn HY đã comment rất open và chân thành. Chị biết thêm (mở thêm) cách nhìn về thơ/ văn học (nhìn lại cách đánh giá của mình).
ReplyDeleteTuy nhiên chị vẫn bảo thủ rằng thơ và chính trị là hai mảng quá 'chói' nhau. Để kèm được chính trị vào thơ mà thơ sống được chắc phải là thể tư duy + ngôn ngữ có tầm lắm lắm. Cá nhân chị thấy BC chưa tới được điều ấy. Lịch sử thơ sau này có nhắc đến, hay nó sẽ lặng lẽ chìm nghỉm thì vài chục năm sau là biết mà. XH bây giờ bước đi rất nhanh không để con người đợi lâu.
Chị viết trong entry là trộm nghĩ rằng mọi người đưa tin THƠ BC vì support cho một sự bày tỏ thái độ (chính trị). 'Giá trị THƠ' và 'xu hướng chính trị' sao lại trộn lẫn lộn vào nhỉ. Chị ráng không phản biện THƠ BC qua lăng kính chính trị, mặc dù nhận định của chị khác BC. Cụ thể với cá nhân chị thì VN mình hiện tại còn nhiều vấn đề: Luật pháp không nghiêm, tham nhũng cửa quyền, người người hối lộ, lách luật... theo một cách nào đó là nó lại quá tự do ko có những cái chuẩn rõ ràng. Nó lung tung bung nhiều bụi hại phổi chứ không phải nặng mùi chính trị hay nghẹt thở như trong BC cảm thấy.
Dù gì thì chị cũng mong muốn được đọc những bài bình thơ văn đúng dưới góc độ 'giá trị thơ văn'. Riêng về điều này, "thi sĩ chỉ đơn giản viết ra sự chân thực của cuộc đời mà họ đang sống thì liệu ta có chấp nhận thơ của họ không?" - câu trả lời của chị là một tác phẩm văn học sẽ được chấp nhận nếu như nó có giá trị (văn học). Cá nhân chị không nghĩ đơn giản đưa tất cả ngôn ngữ đời thường ghép câu là 'chân thực cuộc sống'. Những tác phẩm hiện thực mà chị đọc, nhớ mãi là 'Tắt đèn', 'Cái ăn trong những ngày nước ngập' (Ngô Tất Tố), 'Người ngựa - ngựa người' (Nguyễn Công Hoan), thơ Trần Dần và không ít những tác phẩm gần đây hay những bài viết của các blogger tâm huyết (Bọ Lập, Thanh Chung, ...).
Cám ơn chị Lana đã có một entry rất bổ ích này. Bên cạnh việc nói về chuyện bếp núc, con cái, nhà cửa... thì tính tương tác của blog thường rất cao ở những chủ đề có tính tranh luận như thế này.
ReplyDeleteTôi đồng ý với cái nhận xét về thơ không thể bất biến, đứng yên của H.Y.
Thiển nghĩ, thi sĩ VN xây dựng nên lâu đài thi ca VN. Một số vị góp được một vài viên gạch trong đó nên tự cho mình cái quyền quét lá giữ đền. Huống hồ chi có người không có viên đá, hạt cát nào thì không biết họ sẽ nghĩ sao?
Bùi Chát, Lý Đợi của nhóm Mở Miệng, hoặc trào lưu thơ rác ở hẻm 47 (Sàigòn) đã ranh mãnh chui vào ngôi đền đó và đạp đổ bức tường của lâu đài để cho mọi người tha hồ đến dạo chơi mà phát huy thi tính. (Dân Việt Nam là một dân tộc mở miệng thành thơ mà!). Hành-động-thơ của họ thật đáng cổ vũ. Họ làm thơ không giống người ta ngợi ca, xuýt xoa với mỹ từ đẹp đẽ. Họ làm thơ để phá gạch đập tường. Tiếng đập phá làm người ta thức tỉnh. Tất nhiên, người nào thức được hay không thì vẫn còn tùy.
Chị Lana nói rằng "chị ráng không phản biện THƠ BC qua lăng kính chính trị, chị còn thở được, chứ không nghẹt thở như BC". Chị Lana đừng ráng, thơ của BC sao thì để nó vậy. Sự nhìn nhận của BC là của chính anh ta.
- Nhắn với chú heroman: Chú mắng cái thi danh của Bùi Chát nhưng mà chú không sờ lại cái gáy heroman của mình. Bùi Chát chường cái diện mạo ra để cho người ta mắng mỏ, còn chú, chú người hùng trốn tiệt ở chốn nao?
Tôi hớt lời của BC mà cám ơn sự ghi nhận của người hùng vô danh. Còn vượt lên được hay không thì tùy vào khả năng BC có thoát được khỏi đám đông đang kéo chân bên dưới.
@Gacxep: Cảm ơn Gacxep đã comment tranh luận. Về các cá nhân thì chắc là còn tranh luận tiếp, nhưng Lana rất thích hình ảnh lâu đài thi ca/ quét lá giữ đền/ đập phá thức tỉnh trong comment của gacxep.
ReplyDeleteNgười quét lá giữ đền hay người đập phá làm thức tỉnh đều có philosophy (triết lý?) riêng của mình. Vấn đề là cách làm của ai thu phục được mọi người.
Mình thì xin lắng nghe và chọn lọc lắng nghe...
Xin phép chủ nhà cho lạm bàn một chút. Bình thường Lana là người rất điềm đạm và cẩn trọng trong phát ngôn nhưng lần này có vẻ bạn khá bức xúc và do vậy bạn đã hơi quá chủ quan.Bạn noi bạn là người rất thường về chính trị và thơ, tôi cũng nghĩ vậy, ít ra là so bạn với BC. Bạn có quyền không thích thơ BC, chê thơ BC nhưng khi bạn viết "ít ra phải là thơ đã chứ nhỉ", "tái bản e rằng để mốc"... thì bạn đã hơi coi thường và xúc phạm BC rồi. Như cái tên nhóm "mở miệng", BC và các bạn trước hết là những người trí thức trẻ dấn thân cho phong trào đòi tự do ngôn luận, tự do mở miệng (từ này ông HCM cũng từng nhắc đến). Họ đúng hay sai, thành công hay thất bại rồi lịch sử sẽ phán xét (đã bắt đầu có phán xét rồi đó), có điều chắc chắn họ là những người dũng cảm, thẳng thắn, họ cũng đã phải trả giá cho những hành động này. Nếu coi việc họ làm là "chính trị" thì tôi thấy họ đáng được ngợi khen hơn là khinh thị. Về thơ, theo tôi dù thích hay không thích, họ cũng đáng được tôn trọng ở khát vọng và cả tài năng. Tất nhiên như hầu hết các nhà thơ trên thế giới, thơ sinh ra từ những thôi thúc nội tâm chứ mấy ai tính làm thơ để bán hả bạn. Bạn thử dẫn chứng trong gần 1000 hội viên Hội nhà văn được nhà nước tài trợ, mấy người bán được thơ? Bạn so sánh BC với TD cũng là một sự cố chấp. Sao bạn không so BC với những tác giả thơ mà bạn đã được học thuộc lòng khi ngồi trên ghế nhà trường (yêu biết mấy khi con tập nói. Tiếng đầu lòng con gọi Stalin...) cũng như tràng giang đại hải các loại thơ được xuất bản chính thống bằng tiền thuế của dân hiện nay.Bạn ngầm ca ngợi thơ TD vào ngày hôm nay thì quá dễ, nhưng nếu bạn xem lại văn học sử thời Nhân văn giai phẩm thì sẽ thấy TD, LĐ..ngày đó cũng được đánh giá gần như bạn nhìn BC bây giờ.Bạn hâm mộ nhận xét của GSNBC và mặc nhiên coi NBC đã đánh giá thấp BC, tôi thì lại nghĩ chưa hẳn như vậy, "sự cố gắng tuyệt vọng của ngôn ngữ để vượt lên sự tầm thường" theo tôi là một sự chia sẻ của bạn GS toán mà rất giỏi sử dụng ngôn ngữ này, người mong vượt lên sự tầm thường dù có bất lực bởi sự tuyệt vọng của ngôn ngữ chưa đủ tài, đủ tầm) vẫn là người đáng được kính trọng, cảm thông chứ ai lại coi thường hả bạn, người đáng bị coi thường phải là những kẻ "tiểu nhân đắc chí" chứ. Dài dòng quá, xin lỗi bạn, nhân tiện cũng xin bày tỏ sự tâm đắc của tôi với ý kiến 2 bạn HY và GX. Tôi cũng rất tôn trọng sự không thích BC của bạn.(Bạn viết entry về BC mà vẫn chưa biết "cái ấy" là gì , kể cũng vui, hì hì).
ReplyDelete@Korolbo: Cảm ơn Korolbo đã ghé Lana blog đọc và comment.
ReplyDeleteLana thừa nhận entry này là cảm nghĩ cá nhân của Lana về thơ BC. Chủ để thơ BC đang có khá nhiều dòng ý kiến khác nhau nên Lana chỉ nói ý kiến của cá nhân mình thích hay không thích, vì sao.
- Lana không khẳng định NBC đánh giá thấp BC. Có điều nhận xét của NBC nếu tách riêng vế thứ hai như Korolbo làm thì có thể hiểu nó nói về 'sự cố gắng', nhưng đủ 2 vế thì Lana hiểu NBC nói về tầm của ngôn ngữ thơ.
- Cũng vì thế Lana nhớ đến Trần Dần. Lana đặt thơ BC cạnh TD vì họ cùng một 'xu thế' (thái độ đối với XH), chính là để loại bỏ cái nhìn chính trị và tập trung vào thơ: 'tầm' của ngôn ngữ có khác nhau.
'để mốc' là vì Lana không nghĩ ít năm sau người ta sẽ in, truyền tay thơ BC như hiện tại người ta đọc TD. Một lần nữa xin nói đây là cảm nhận riêng của Lana.
(Xin nói thêm rằng Lana ráng công bằng khi chọn bài HOA SỮA. Nhiều người cho rằng HOA SỮA là 1 trong mấy bài 'được' nhất của tập Bài Thơ Một Vần. Bác Goldmun comment bên nhà Nhị Linh: sau khi đọc thêm mấy bài của BC trên talawas thì bỏ í định xin tập thơ).
Cám ơn Lana đã trao đổi lại. Tôi cũng tập tọe làm thơ dù tôi làm nghề cơ khí, tôi cũng "không đặc biệt hâm mộ BC, không đặc biệt thích thơ BC, nhưng những việc BC làm, đối với tôi thể hiện anh là một người không tầm thường" (nhại GS Châu chút), vì vậy tôi tôn trọng anh dù tôi lớn hơn anh 19 tuổi. Về cách hiểu lời bình của NBC theo ý Lana, vậy xin hỏi ở VN những nhà thơ nào đáng xếp vào loại 1? (chắc với Lana thì đó là TD...)(tất nhiên ngay cả những người yêu mến, tôn trọng BC cũng chưa có ai lăng xê, tôn vinh , xếp anh vào loại đó. Chỉ mới có một tổ chức quốc tế trao giải thưởng về xuất bản cho NXB "Giấy Vụn" và BC mà thôi). Bản thân BC và những người quí mến anh (tôi nghĩ hầu như chưa có người hâm mộ anh đâu)hẳn cũng chẳng tranh giành một cái góc chiếu giữa đình nào đâu bạn ạ, vậy tại sao mọi người lại quan trọng việc xếp hạng anh ấy vậy nhỉ, chỉ đơn thuần ai thích thì đọc, như ta vẫn đọc Đàm Hà Phú, thậm chí Korolbo... mà không cần băn khoăn xem thơ những bạn này có tầm thường hay không?. Nói nhiều về chuyện này vô hình trung coi case này tương tự vụ danh nhân tài năng đắc dụng cafe Trung Nguyên của NXB Chính trị quốc gia, trong khi bản chất 2 việc lại không giống nhau. Tôi cũng đọc Nhịlinh trước, tôi thích cách đề cập của cái bạn thanh niên tuổi trẻ, tài cao ấy (tôi có hâm mộ bạn này), tôi cũng đọc những lời mọi người ném đá BC, và tôi cảm thấy phần nào bất công cho anh ấy.Dù vậy tôi nghĩ hản BC không đọc những chuyện này và nếu đọc tôi đoán bạn ấy sẽ chỉ cười rất nhẹ (tôi coi hình BC và thích nụ cười hiền hậu của bạn ấy). Tôi kết chuyện này cũng bằng nụ cười không hiền hậu cho lắm, hìhì. PS.tôi được dịch giả Phạm Nguyên Trường- người dịch cuốn "Đường về nô lệ" tặng cho mấy ấn phẩm của "Giấy Vụn" và tôi rất quí những quà tặng này. Thân chào bạn.
ReplyDelete@Korolbo: Cảm ơn Korolbo về cách tranh luận ôn hòa.
ReplyDeleteLana vẫn cứ thấy mọi người đánh lẫn 2 việc 'cách bày tỏ thái độ' và 'thơ'; như Korolbo nói sự tôn trọng về 'những việc BC làm' trong khi Lana nói về 'thơ BC'.
(Trong entry Lana có viết Lana thiển nghĩ mọi người đưa tin về thơ BC có lẽ vì ủng hộ thái độ (chính trị) hơn là một thi sĩ. Riêng thơ thì Lana ko thích thơ BC và đó là cảm nhận của Lana.)
À Lana nghĩ ra rồi. Căn nguyên có thể là điều chạm mắt Lana đầu tiên khi đọc cái tựa entry bên nhà Nhilinh: "Để chào thi sĩ Bùi Chát". Nếu cái tựa đó là "Chào nhân vật ủng hộ tự do Bùi Chát" thì chắc Lana sẽ đứng ngoài không bị hướng theo lối chú ý tầm của ngôn ngữ đưa thông điệp đến người đọc qua thơ.