December 06, 2011

LÀM CHA MẸ (7, 8)

Lana trích sách tiếp nha ("NHỮNG QUY TẮC LÀM CHA MẸ" - Richard Templar, NXB Lao Động 2009).

QT7: CẢM GIÁC MUỐN RŨ BỎ LÀ ĐIỀU BÌNH THƯỜNG
Bạn đã bao giờ nghĩ đến cái chết, thuốc ngủ..., hoặc điều tồi tệ nhất: ước gì bọn trẻ biến hết đi? Tất nhiên việc thừa nhận những suy nghĩ đó là điều cấm kỵ. Bạn không thể nghiêm túc nói rằng có nhiều khi bạn chỉ muốn thoát khỏi con mình. Sao mà có thể chứ? Trách nhiệm của bạn là yêu thương bé, và nếu yêu thương bé bạn phải yêu mọi thứ thuộc về bé: Bạn phải mỉm cười thật hiền khi bé muốn bạn đọc cho nghe một câu chuyện tẻ ngắt vào mỗi tối trong vòng ba tháng liền, bạn phải nhìn bé thật trìu mến khi bé vừa la hét vừa chạy lung tung. Tuy nhiên...
Thường là chúng ta lại có thể thể hiện sự khó chịu, bực bội về những đứa trẻ con nhà khác. Như vậy có thể thấy là đứa trẻ nào cũng có biệt tài làm người lớn căng thẳng. Điều này giải thích tại sao nhiều khi các con bạn khiến bạn phát điên. Đó là điều hoàn toàn bình thường.

Bọn trẻ có thể làm điều này ngay từ khi chào đời, tiếng khóc của đứa trẻ chạm tới óc bạn cho tới khi bạn phải làm điều gì đó. Rồi sau đó, mỗi ngày đều có thể có những điều khiến bạn bực tức. Tệ nhất là đôi khi bạn biết không phải lỗi của chúng nhưng bạn vẫn khó chịu. Ví dụ như khi bé làm bạn phải thức trắng ba đêm liền vì bé mọc răng, thật khó mà bình tĩnh. Bạn biết bạn phải thông cảm với bé, nhưng thật sự bạn chỉ muốn bé 'im miệng' và để cho bạn ngủ.

Tôi có điều này cho bạn: Cha mẹ nào cũng có những cảm giác này. Hãy chấp nhận nó như một điều tự nhiên và bất kỳ cha mẹ nào không thú nhận điều đó nghĩa là họ đang nói dối. Bạn không thể ngăn bọn trẻ khiến bạn khó chịu và mệt mỏi nhưng bạn cũng không cần phải cảm thấy tội lỗi về cảm giác này

Vấn đề là điều gì cũng có hai mặt. Bạn có nhớ lúc bé bạn cảm thấy thế nào không? Bất kể con bạn làm bạn phát cáu thế nào, có nhiều khả năng bạn làm con bạn khó chịu ít nhất là bằng như vậy. Vậy là hòa.

QT8: BẠN ĐƯỢC PHÉP TRỐN KHỎI CON MÌNH
Nếu quy tắc 7 cho rằng con bạn được phép làm bạn cáu, thì bạn cũng cần được làm gì đó để bảo vệ mình. Cá nhân tôi thì tôi thích trốn chạy. Nói thật là tôi đã có lần trốn vội vào chiếc tủ gần nhất, nín thở chờ cho tới khi bọn trẻ rời khỏi phòng.

Bạn biết cảm giác ra sao rồi đấy. Bạn có thể nghe thấy bước chân bọn trẻ lại gần, "Em sẽ mách tội anh!" - "Không, anh sẽ mách tội em!". Bạn biết chính bạn là người các cháu tìm đến nhưng bạn không biết đích xác chúng đã làm gì và phân xử thế nào. Vậy quy tắc nào cho các bậc cha mẹ trong trường hợp này? Câu trả lời cho tôi rất rõ ràng: Tôi cần trốn đi. Và bạn biết điều gì xảy ra không? Khi các cháu không tìm thấy bạn, các cháu sẽ tự giải quyết mọi chuyện với nhau.

Rất nhiều cuốn sách dành cho cha mẹ khuyên bạn nên áp dụng "thời gian cách ly" khi các cháu không ngoan. Bạn có thể nhốt cháu vào một phòng nào đó, bắt đứng góc nhà, tới khi cháu bình thường trở lại. Hình thức này rất có tác dụng. Đối với các cháu thì như vậy, còn bạn thì sao? Bạn cũng được phép có những khoảng "thời gian cách ly", có nghĩa là tránh khỏi con bạn theo bất kỳ cách nào có thể - bao gồm cả việc trốn đi.

Nhiều năm trước khi tôi chuẩn bị đón cháu đầu lòng, một người bạn đã nói với tôi rằng nhiều lần cô thấy mệt mỏi và thất vọng vì phải chăm con mọn đến độ cô ấy chỉ muốn tung hê tất cả. Viễn cảnh ấy làm cho tôi khá lo lắng. Tôi đã hỏi những lúc như vậy cô ấy làm thế nào, cô ấy trả lời rằng cô đặt bé giữa sàn chỗ mà bé không thể gặp hiểm nguy, rồi sau đó đi ra xa hẳn để không nghe thấy tiếng la hét của bé nữa, rồi ở đó cho tới khi bình tâm trở lại.

Tại sao rất nhiều người lại cảm thấy không nên làm điều đó, thậm chí ngay cả khi chúng ta đã chịu đựng quá sức? Thật ra đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm. Chúng ta đều là con người và đôi khi cần trốn chạy. Bằng cách đó, chúng ta có thể thực hiện tốt hơn vai trò của mình khi quay trở lại với tâm trạng thoải mái hơn. (còn tiếp)


p.s: Mình thích cái bài học này quá. Thực tình là mình từng trốn chạy vài lần (chả riêng gì trốn trạy bọn trẻ), "để bình tâm trở lại", hihi.

*** Cùng cuốn sách:
- QUY TẮC LÀM CHA MẸ

4 comments:

  1. minh thich hai quy tac nay lam Lana oi, nhat la quy tac "trốn chạy". Khong can phai doi den luc chiu het noi, doi khi minh "trốn chạy" chi de co thoi gian cho chinh minh va sau do tro ve voi con voi mot tam trang hanh phuc, thoai mai rat nhieu.

    ReplyDelete
  2. @Vhlinh: Vâng, em bắt đầu đọc lại được tiểu thuyết chị ạ. Mừng húm.

    ReplyDelete
  3. @Thu: Ừa ha Thu. Lana thấy rất nhiều xung đột không đáng có xảy ra vì người trong cuộc không có ý thức 'trốn đi' để bình tâm lại. Chỉ cần ý thức được 'mình cần bình tâm' đã là ổn rồi.

    Khi bình tĩnh bao giờ mình cũng xử trí mọi việc tốt hơn. Quy tắc này luôn đúng trong mọi trường hợp không riêng gì với những khó chịu vì trẻ con ha Thu.

    ReplyDelete

Nào mình cùng chia sẻ cảm nhận...