Cách đây khoảng 2 tuần anh Tâm học chung lớp dự bị tiếng Nga xưa gọi điện thoại. Là lâu không gặp, sắp họp mặt khóa nên anh thấy số điện thoại của mình trong danh sách đăng ký, gọi để hàn huyên. Hỏi thăm đến anh H. đồng hương với Tâm, giọng anh trầm xuống, bảo H dạo này uống rượu suốt, anh ấy mới mất đứa con trai, mới 12 tuổi, hiền lành. Cháu tự treo..., ở nhà.
Xót.
Rất có thể là những khủng hoảng của tuổi bắt đầu lớn.
Cũng có thể là cháu đã không cảm thấy một chỗ dựa, một sự chia sẻ. Í mình là bố mẹ vẫn rất yêu cháu, nhưng vì lý do gì đó cháu đã không - cảm - thấy.
Đáng tiếc biết bao.
Mình vẫn có ý định sẽ trích type dần chút cuốn sách "Những Quy tắc làm cha mẹ" (Richard Templar) - chỉ để nhắc cho mình và các cha mẹ, đôi khi là những điều đã biết. Hôm nay mình chọn trích 3 quy tắc này nhé:
86. Dạy con biết thất bại
Không ai muốn thất bại. Với con trẻ thì việc thất bại đôi khi tỉ lệ hơn so với chúng ta nghĩ. Có một thực tế đáng buồn là một số cháu thậm chí còn tự tử vì sợ thi trượt. Trong khi người lớn chúng ta biết rằng việc thi trượt không đến nỗi khủng khiếp lắm thì với con bạn việc đó rất có thể là một sự khủng hoảng.
Nếu bạn nói với cháu rằng việc đó chẳng quan trọng, chẳng làm sao cả, rằng cháu có thể thử lại... là bạn đang gián tiếp nói với cháu rằng các cảm giác của cháu là sai và cháu không nên buồn. Việc coi nhẹ cảm giác của cháu sẽ làm cháu cảm thấy tổn thương và cô đơn.
Vậy thì bạn nên làm gì? Hãy nói với cháu rằng cháu đã đúng khi có cảm giác mất mát như vậy. Bạn cần cho phép cháu được có cảm giác tồi tệ như cháu đang cảm thấy, bằng cách nói với cháu rằng bạn có thể thấy được cháu cảm thấy tồi tệ như thế nào. Bạn hãy tỏ ra cảm thông và thấu hiểu. Bạn biết điều gì có tác dụng rồi đấy: Một cái ôm và những tách trà, một chiếc bánh sô cô la nếu trong nhà có. Có thể là nấu món ăn ưa thích của cháu cho bữa tối để cháu biết rằng bạn quan tâm tới cháu.
Khi bạn đã để cho cháu buồn rầu một thời gian thì rồi với sự quan tâm (kín đáo) của bạn, cháu sẽ thoát ra được khỏi nỗi thất vọng của mình, và khi đó bạn cần ở bên cháu động viên và chỉ ra những cái được - nhưng chỉ trong chừng mực mà cháu muốn nghe thôi nhé...
77. La mắng không phải là giải pháp
Giả sử con bạn mắc một lỗi gì đó:
- Trốn học
- Chửi thề
- Tự ý đi chơi khuya với bạn khác giới
- Hút thuốc / say rượu
- Quan hệ tình dục khi chưa đến 16 tuổi
Chà, thật quá kinh khủng khi nghĩ tới điều đó. Giả sử còn những hệ quả tệ hại hơn: cháu có thể bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, hoặc cháu sắp bị đuổi học. Liệu bạn có muốn con bạn tìm đến bạn nhờ giúp đỡ, hay là không?
Xót.
Rất có thể là những khủng hoảng của tuổi bắt đầu lớn.
Cũng có thể là cháu đã không cảm thấy một chỗ dựa, một sự chia sẻ. Í mình là bố mẹ vẫn rất yêu cháu, nhưng vì lý do gì đó cháu đã không - cảm - thấy.
Đáng tiếc biết bao.
Mình vẫn có ý định sẽ trích type dần chút cuốn sách "Những Quy tắc làm cha mẹ" (Richard Templar) - chỉ để nhắc cho mình và các cha mẹ, đôi khi là những điều đã biết. Hôm nay mình chọn trích 3 quy tắc này nhé:
86. Dạy con biết thất bại
Không ai muốn thất bại. Với con trẻ thì việc thất bại đôi khi tỉ lệ hơn so với chúng ta nghĩ. Có một thực tế đáng buồn là một số cháu thậm chí còn tự tử vì sợ thi trượt. Trong khi người lớn chúng ta biết rằng việc thi trượt không đến nỗi khủng khiếp lắm thì với con bạn việc đó rất có thể là một sự khủng hoảng.
Nếu bạn nói với cháu rằng việc đó chẳng quan trọng, chẳng làm sao cả, rằng cháu có thể thử lại... là bạn đang gián tiếp nói với cháu rằng các cảm giác của cháu là sai và cháu không nên buồn. Việc coi nhẹ cảm giác của cháu sẽ làm cháu cảm thấy tổn thương và cô đơn.
Vậy thì bạn nên làm gì? Hãy nói với cháu rằng cháu đã đúng khi có cảm giác mất mát như vậy. Bạn cần cho phép cháu được có cảm giác tồi tệ như cháu đang cảm thấy, bằng cách nói với cháu rằng bạn có thể thấy được cháu cảm thấy tồi tệ như thế nào. Bạn hãy tỏ ra cảm thông và thấu hiểu. Bạn biết điều gì có tác dụng rồi đấy: Một cái ôm và những tách trà, một chiếc bánh sô cô la nếu trong nhà có. Có thể là nấu món ăn ưa thích của cháu cho bữa tối để cháu biết rằng bạn quan tâm tới cháu.
Khi bạn đã để cho cháu buồn rầu một thời gian thì rồi với sự quan tâm (kín đáo) của bạn, cháu sẽ thoát ra được khỏi nỗi thất vọng của mình, và khi đó bạn cần ở bên cháu động viên và chỉ ra những cái được - nhưng chỉ trong chừng mực mà cháu muốn nghe thôi nhé...
77. La mắng không phải là giải pháp
Giả sử con bạn mắc một lỗi gì đó:
- Trốn học
- Chửi thề
- Tự ý đi chơi khuya với bạn khác giới
- Hút thuốc / say rượu
- Quan hệ tình dục khi chưa đến 16 tuổi
Chà, thật quá kinh khủng khi nghĩ tới điều đó. Giả sử còn những hệ quả tệ hại hơn: cháu có thể bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, hoặc cháu sắp bị đuổi học. Liệu bạn có muốn con bạn tìm đến bạn nhờ giúp đỡ, hay là không?
(đọc tiếp)
*** Có thể bạn muốn đọc:
- CHUYỆN KHÔNG DỄ CHUYỆN
em có đứa bạn, nó học rất giỏi, ba mẹ nó đặt quá nhiều hy vọng vô nó. Mổi lần nó thi rớt hay làm bài bị ít điểm thì đối với mẹ nó là 1 tai họa. 18 tuổi nó dọn ra riêng luôn, mẹ nó k cho nó đi, nó kêu cảnh sát tới nhà dắt nó đi. Giờ nó ngồi trong lớp em, nó nói: ngày đó tao k đi chắc tao tự tử. Má nó người Trung Quốc, bà k đi làm, chỉ ở nhà chăm con.
ReplyDeleteCuốn sách gối đầu giường của em từ khi được tặng :D.
ReplyDeleteVới tuổi của Mốc bây giờ em ngoài đọc mấy cuốn tâm lý dạy trẻ ra không còn thời gian đọc cái gì khác nữa chị à, mà nhiều khi phải tạo không gian để hai mẹ con nói chuyện riêng nữa cơ í:).
Chị ơi tôi muốn mua cuốn này thi mua ở đâu vậy? Cám ơn chị vì tôi cũng đang có con 14 tuổi, cháu trai nên cần đọc cuốn này để giao tiếp với châu.
ReplyDeleteThanhson.
Buồn cùng bạn ấy, và là bài học với nhiều người.
ReplyDeleteTôi nghĩ thực ra không nhất thiết lí thuyết quá. Duy trì một nếp quan tâm tới nhau và không khí gia đình gần gũi chan hòa, tập bình thản trước mọi việc trong học hành hay phấn đấu của con cái. Điều quan trọng là phải làm bạn được với con để chúng nói được mọi chuyện với mình.
Bất ngờ vì chuyện này lại xảy ra với đứa trẻ 12 tuổi.
ReplyDelete@Phụng: Cha mẹ nào yêu con cũng muốn được kỳ vọng vào con ha Phụng. Nhưng như thế nào là 'quá nhiều' và làm sao để đừng tạo sức ép quá lớn với con thì rất cần có sự hiểu biết để hiểu thấu.
ReplyDelete@Mẹ MM: Tặng mà được đặt gối đầu giường là hạnh phúc nhất của người tặng :)
ReplyDeleteĐúng rồi, chuyện 'tạo không gian' là cả một nghệ thuật, mỗi lần 'thành công' cứ là sướng âm ỉ MMM nhỉ (wink).
@Thanhson: Bạn đang ở đâu, nếu ở HN hay TP HCM thì tui thấy cuốn sách hiện còn được bán ở khá nhiều hiệu sách (bản dịch do NXB Lao động - Xã hội phát hành).
ReplyDeleteNếu ở nước ngoài thì tui có thấy bản tiếng Anh bán trên amazon.com
Trường hợp nơi bạn ở không tìm được tui sẵn lòng mua tặng bạn một cuốn (vì tương lai con em chúng ta). Tui vừa mua giúp cho một đồng nghiệp. Bạn có thể email cho Lana: lana.nguyen2@gmail.com
@Đỗ: "Làm bạn với con" hầu như ai cũng thuộc nhưng không ít cha mẹ không biết có được điều ấy như thế nào. Cũng không ít cha mẹ dường như rất chú trọng dạy con nhưng lại quên mất thể hiện tình yêu thương với con. Ngay cả Lana cũng nhận thấy có những ngày mình mệt mỏi mà quên không cười, không chuyện, không hun con buổi tối.
ReplyDeleteVậy nên thỉnh thoảng tự nhắc cũng là việc nên làm ha anh pác.
Chuyện "không nhất thiết lý thuyết" thì Lana nghĩ khác. Càng 'theo' trẻ càng thấy việc hướng dẫn trẻ là cả một nghệ thuật, vậy nên tham khảo sách của các chuyên gia là rất nên.
Trong cả rừng sách thì cuốn của Templar rất gần gũi, cụ thể, ngắn gọn và súc tích (anh pác đọc đoạn Lana trích thì thấy). Tác giả rất có tầm. Có những điều mình đã biết đã làm mà đọc tới vẫn thấy sáng ra pác ạ.
Lana thấy các cha mẹ rất nên đọc.
@Gác: Tuổi đó cho tới 15, 16 dễ bị depressed vì những chuyện thật ra không lớn mà chúng thấy là lớn.
ReplyDelete12 tuổi, cha mẹ bình thường, nuôi con đầy đủ, chưa phải bươn chải ra đời, chưa vướng ba cái chuyện yêu đương đau khổ... đâu có lý do to tát nào, theo cách nhìn chung.
Nên chủ yếu là trạng thái tinh thần của cậu bé... Đáng tiếc là vậy.
Mình đồng ý với anh Đỗ. Nếu làm bạn được với con thì nó sẽ tâm tình hết mọi chuyện. Nó sẽ tin tưởng mình luôn là chỗ dựa tinh thần của nó.
ReplyDelete@Trăng Quê: Lana cũng đồng ý hoàn toàn mà, 'làm bạn với con'. Có điều thực tế là không ít cha mẹ rất yêu con nhưng không (chưa) làm được điều đó. Nhất là nếu họ đã quá bận bịu (công việc) khi con còn nhỏ thì khi con vào tuổi lỡ cỡ (bắt đầu lớn) việc đó không phải luôn dễ dàng.
ReplyDeleteEm cảm thấy buồn và sợ, không lường trước được hết những cạm bẩy
ReplyDeleteCám ơn Chị, Tôi sẽ đến nhà sách để mua.Blog của chị rất có ý nghĩa đấy!, hiii....
ReplyDeleteThanhson
Sách giáo dục trẻ đủ mọi lứa tuổi ở ngoài hiệu nhiều lắm, tại ít người để ý thôi.
ReplyDeleteEm cũng đã thấy nhiều bậc cha mẹ quá khắc nghiệt trong việc học hành của con và đặt quá nhiều kỳ vọng vào con. Đó chính là gánh nặng tâm lý và là nguyên nhân tiềm ẩn làm bộc phát sự nổi loạn của con cái và tệ hơn nữa, nguy cơ dẫn tới những hậu quả như chị viết...
ReplyDeleteLàm cha mẹ khó lắm, chị nhỉ!
@Thanhson: Không biết bạn ở đâu nhưng Hà Nội thì ở phố Đinh Lễ (Nguyễn Xí) có bán, hôm nay Lana vừa mua.
ReplyDeleteBlog welcome bạn, lâu lâu ghé nhé.
@Kien con: Kể cũng đáng lo lắng, nhưng đôi khi lo lắng không giúp được gì, nên việc có thể và nên làm là cố gắng trang bị hành trang (cho mình và cho con) ha Kiến.
ReplyDelete@Titi: Đôi khi cũng vì quá nhiều sách mà không có thời gian lựa nên giới thiệu sách qua lại cũng giúp được nhiều.
ReplyDeleteChị bây giờ hay có trò đọc blog -> lấy tên sách / truyện được ai đó giới thiệu -> ra hiệu sách mua, hihi.
@Gió: Khó thiệt, nhưng làm được thì phần thưởng xứng đáng lắm kìa :)
ReplyDeleteCái 'em thấy' quả có không ít. Hầu hết cha mẹ đều thương yêu con, nhưng "chỉ yêu thương thôi chưa đủ". Nuôi dạy con cũng là cả một trường học mà.
Đọc xong giật mình. Chiều nay vừa trút lên đầu thằng con một trận. Công bằng ra nó đáng bị như vậy. Nhưng bây giờ thấy mình không biết cách dạy con..Cũng vì không kiềm chế được.Cám ơn Lana
ReplyDelete@TranDangTuan: Tin là anh biết cách, tin là bố Tuấn công bằng, tin là lỗi của cu cậu đáng bị phạt.
ReplyDeleteNhưng khi giảm nóng có thể anh sẽ nghĩ ra cách hay hơn (cái này em đứng ngoài nói dễ à nha).
All in all, entry này mà được anh và bạn bè đọc và ngừng lại nghĩ một tí thế là giá trị rồi.
Mà cu cậu mấy (mười mấy) tuổi ạ?
@Lana:Có phải H ở VT? (tại chỗ mình có người tên H gặp chuyện buồn như vậy, thật tội)
ReplyDelete@Korolbo: anh H ở VT, Lana chỉ biết nói vậy thôi...
ReplyDeleteNó vừa tròn 12 tuổi, Lana ạ ! Bởi vậy đọc bài này mình giật mình. Nó đâu còn nhỏ nữa, mình cũng nên kiềm chế.
ReplyDeleteThực ra nhóc mình cũng tốt bụng,thông minh nhưng lười học và vô tâm.