"Tháng Giêng là tháng ăn chơi", cái này có lẽ đúng hơn với ngoài Bắc. Mình nhớ ngày ở SG hết Tết là làm huỳnh huỵch đầu năm như cuối năm chả khác gì. Ngoài Bắc, ra Giêng dân chúng cứ tư tưởng du xuân, đi Chùa đi chiền, Lễ này Hội nọ, vừa làm vừa chơi làng nhàng cả tháng.
Mình từ đi khi làm đã ở SG, nghề dịch vụ Tết còn bận hơn ngày thường nên quen, chả thích vụ du xuân. Nghỉ ra nghỉ làm ra làm. Với lại đi chùa mình chỉ thích đến chùa vắng, thắp hương, quỳ dưới tam đường lặng nghe tiếng Kinh vang đều đều, rồi ra vãn cảnh Chùa cảm nhận không gian thư thái thanh tịnh... Lại nhớ một lần chèn nén với mùi nhang mùi người ở Chùa Vĩnh Nghiêm cùng bà chị với một lần chen chúc bẹp người ở Chùa Hương với đội bạn học, thôi bái lạy con xin không quay lại nữa. Mà không lần nào quay lại thật.
Ra Giêng, mình đọc xong một cuốn sách về phong thủy trong trang trí nhà và cuốn truyện "Bóng ma trong điện Kremli". Mình bắt đầu đọc lại được, thấy mừng. Nhưng bây giờ mình chọn thứ để đọc kỹ hơn, mỗi lần đi mua sách là tìm những cuốn đủ để mình thích, đủ để mình cầm đến là đừng rời nó, để đừng cách quãng sự đọc như những năm rồi. "Bóng ma trong điện Kremli" viết về tội ác, về thế giới ngầm, giết chóc, quyền lực và gái điếm. Nó là tác phẩm văn học nhưng phản chiếu một mảng cuộc sống của nước Nga sau khi mình đã rời đó. Mình muốn biết nước Nga giờ đã thế nào. Khó nói dưới góc độ văn học cuốn truyện đó có là hay không, bởi vì mình không chỉ đọc nó như một cuốn truyện mà còn 'đọc' những thông tin đằng sau nó nữa. Như tất cả những người đi Nga thời mình, mình yêu đất nước ấy.
Ngoài ra, mình thú thật là từ Tết đến giờ câu chuyện mình theo dõi không bỏ bài báo nào là vụ anh nông dân tên Vươn ở Hải Phòng chống lại 'bọn cường hào' (hơi hỗn, nhưng thật là phải gọi thế mới đúng), và điều mình thường nghĩ đến nhất là những đứa trẻ ở Bát Xát mình đã đi qua trong 'chuyến đi dài' và lời hứa sẽ trở lại. Mình cứ phải ráng cất bớt không viết nhiều về hai điều này vì vụ anh Vươn nhiều báo nhiều blog nổi tiếng đều viết cả, mình lót dép ngồi nghe cũng đủ, viết thành ra nói leo, còn về bọn trẻ miền núi thì viết nhiều lại sợ spam bạn đọc blog, muốn chia sẻ điều mình quan tâm lại tự nhắc dừng kẻo làm bận bạn bè.
Mà rét kéo dài suốt cả tháng, đến hôm nay mới hơi hửng ấm. Cứ rét lại nghĩ đến đợt áo ấm vội lên trước Tết. Mỗi một trăm ngàn đồng /5 USD của bạn bè mình là được một chiếc áo, một đứa trẻ trên kia có áo ấm đẹp để mà mừng vui suốt Tết và suốt cả mùa đông. Mỗi lần ra đường gặp gió rét lại nghĩ đến điều ấy và ngầm vui.
Nhóm bạn cùng chuyến đi trước hẹn nhau lên lại Pa Cheo - Sàng Ma Sáo đầu tháng 3 tới, mang thêm cho bọn trẻ quần áo cũ (còn tốt) đi quyên được, một số vật dụng cần thiết, đồ dùng học tập... Hôm nay nhận thư (email) của cô giáo Quỳnh ở Mầm Non Sàng Ma Sáo, mình đang xin phép cô cho post bức thư. Mình sẽ lại viết một chút về chuyến đi. Mong bạn đọc ai không quan tâm thì bỏ qua cho mình.
Mình từ đi khi làm đã ở SG, nghề dịch vụ Tết còn bận hơn ngày thường nên quen, chả thích vụ du xuân. Nghỉ ra nghỉ làm ra làm. Với lại đi chùa mình chỉ thích đến chùa vắng, thắp hương, quỳ dưới tam đường lặng nghe tiếng Kinh vang đều đều, rồi ra vãn cảnh Chùa cảm nhận không gian thư thái thanh tịnh... Lại nhớ một lần chèn nén với mùi nhang mùi người ở Chùa Vĩnh Nghiêm cùng bà chị với một lần chen chúc bẹp người ở Chùa Hương với đội bạn học, thôi bái lạy con xin không quay lại nữa. Mà không lần nào quay lại thật.
Ra Giêng, mình đọc xong một cuốn sách về phong thủy trong trang trí nhà và cuốn truyện "Bóng ma trong điện Kremli". Mình bắt đầu đọc lại được, thấy mừng. Nhưng bây giờ mình chọn thứ để đọc kỹ hơn, mỗi lần đi mua sách là tìm những cuốn đủ để mình thích, đủ để mình cầm đến là đừng rời nó, để đừng cách quãng sự đọc như những năm rồi. "Bóng ma trong điện Kremli" viết về tội ác, về thế giới ngầm, giết chóc, quyền lực và gái điếm. Nó là tác phẩm văn học nhưng phản chiếu một mảng cuộc sống của nước Nga sau khi mình đã rời đó. Mình muốn biết nước Nga giờ đã thế nào. Khó nói dưới góc độ văn học cuốn truyện đó có là hay không, bởi vì mình không chỉ đọc nó như một cuốn truyện mà còn 'đọc' những thông tin đằng sau nó nữa. Như tất cả những người đi Nga thời mình, mình yêu đất nước ấy.
Ngoài ra, mình thú thật là từ Tết đến giờ câu chuyện mình theo dõi không bỏ bài báo nào là vụ anh nông dân tên Vươn ở Hải Phòng chống lại 'bọn cường hào' (hơi hỗn, nhưng thật là phải gọi thế mới đúng), và điều mình thường nghĩ đến nhất là những đứa trẻ ở Bát Xát mình đã đi qua trong 'chuyến đi dài' và lời hứa sẽ trở lại. Mình cứ phải ráng cất bớt không viết nhiều về hai điều này vì vụ anh Vươn nhiều báo nhiều blog nổi tiếng đều viết cả, mình lót dép ngồi nghe cũng đủ, viết thành ra nói leo, còn về bọn trẻ miền núi thì viết nhiều lại sợ spam bạn đọc blog, muốn chia sẻ điều mình quan tâm lại tự nhắc dừng kẻo làm bận bạn bè.
Mà rét kéo dài suốt cả tháng, đến hôm nay mới hơi hửng ấm. Cứ rét lại nghĩ đến đợt áo ấm vội lên trước Tết. Mỗi một trăm ngàn đồng /5 USD của bạn bè mình là được một chiếc áo, một đứa trẻ trên kia có áo ấm đẹp để mà mừng vui suốt Tết và suốt cả mùa đông. Mỗi lần ra đường gặp gió rét lại nghĩ đến điều ấy và ngầm vui.
Nhóm bạn cùng chuyến đi trước hẹn nhau lên lại Pa Cheo - Sàng Ma Sáo đầu tháng 3 tới, mang thêm cho bọn trẻ quần áo cũ (còn tốt) đi quyên được, một số vật dụng cần thiết, đồ dùng học tập... Hôm nay nhận thư (email) của cô giáo Quỳnh ở Mầm Non Sàng Ma Sáo, mình đang xin phép cô cho post bức thư. Mình sẽ lại viết một chút về chuyến đi. Mong bạn đọc ai không quan tâm thì bỏ qua cho mình.
Mình cũng không bỏ bài nào về vụ cưỡng chế và vụ "cơm thịt".có cái gì khổ hơn là đói và rét nhỉ,và những gương mặt trẻ thơ... tâm trạng nhiều khi ngổn ngang nỗi niềm nhưng đọc sách là sự cứu rỗi Lana ạ .mình sẽ viết Mail cho bạn sau ,ước gì mình được về đi vùng cao một chuyến cùng các bạn.
ReplyDeleteThân mến !
Song an mến, đọc comment của bạn hai lần, đọc xong lặng im cảm động vì sự đồng cảm.
DeleteCũng mong có dịp, sẽ sẵn sàng cùng bạn đi lên vùng cao một lần, bạn mến.
Chúc đi Sàng Ma Sáo nhiều và đọc nhiều. :)
ReplyDeleteChúc 'đọc nhiều' thì nhận (thích nhận) :)
DeleteSMS giá như không cần ai đến nữa (bọn trẻ no + ấm cả) thì hay bao nhiêu!
Nhận xét rất hay về Tết của phía Nam.
ReplyDeleteĐúng vậy, hình như người SG tất bật hơn.
'Với lại đi chùa mình chỉ thích đến chùa vắng, thắp hương, quỳ dưới tam đường lặng nghe tiếng Kinh vang đều đều, rồi ra vãn cảnh Chùa cảm nhận không gian thư thái thanh tịnh... '
Bây giờ đi chùa ngày Tết coi bộ khó làm điều này lắm. Sao mà đông đúc ghê.
Có lẽ những chùa xa lánh thì vẫn vắng, hoặc có những khi vắng Trăng à.
DeleteChùa trong thành phố thì dường như còn 'muốn' PR thu hút khách, và người Việt mình vẫn thường 'đi theo số đông' nên các Chùa phố đầu năm cứ như trảy hội :(
Hè nầy (tháng 7) có chuyến đi nào lên vùng cao không ? xin giử 1-2 chổ trước.
ReplyDeleteAnh ơi bây giờ lên SMS không hề khó. Bọn em biết đường rồi, nếu lên một điểm thì chỉ bỏ ra hai ngày là có thể đi được.
DeleteCó điều Tháng 7 bọn trẻ con nghỉ hè. Bản dân tộc ở cheo leo rải rác nên phải đi trong năm học đến các trường cắm bản mới gặp được nhiều lít nhít anh ạ.
Em thích đọc Lana viết về những chuyến đi cảm động như thế này, em cũng mong có ngày được đồng hành nữa.
DeleteLana, xin dung ngai spam ban doc. Moi nguoi moi y, nhung blog cua Lana la noi Lana chia xe nhung suy nghi va cam xuc cua ban. Minh tin rang nhung nguoi ban vao day thuong xuyen deu uu ai Lana, nen tat ca se thong cam neu duoc nghe them ve nhung dieu Lana qua tam, ve nhung suy nghi qua moi chuyen di tham cac chau vung cao...
ReplyDeleteBlog mở nghĩa là không cho riêng mình nữa mà là chia sẻ rồi nên cũng cần hướng đến bạn ghé nhà ha Thu. Lana sẽ ráng cân đối 'những điều mình muốn viết' và 'những điều nên viết', hị hị.
DeleteỞ SG, đi chùa, hành hương hầu hết người lớn tuổi hoặc không phải lo toan mấy. Còn mọi người hết Tết là đi cày liền.
ReplyDeleteVâng, HN bây giờ cũng nhiều văn phòng / công ty nước ngoài, tư duy 'văn hóa công nghiệp' cũng ảnh hưởng dần dần, nhưng cái này như là nếp quen 'văn hóa', cần có thời gian để thay đổi anh pác à.
DeleteTruyen Bong ma trong dien Kremly cung la gout cua anh Thuy do, truyen trinh tham xen lan chut chinh tri va nhung bi mat hoang duong la anh i thich lam hihi
ReplyDelete