Mình thế nào lơ ngơ đi theo một chuyến 'Cơm thịt' - CCT, 'Gánh hàng xén' để rồi 'nhìn thấy' cái việc mọi người làm, không phải 'từ thiện', mà là làm 'anh Kim Đồng', chuyển đến bọn trẻ vùng cao tấm lòng, sự quan tâm của rất nhiều người, cả một chút trắc ẩn, một chút trách nhiệm tính toán để mỗi đồng đóng góp đều có hiệu quả, ý nghĩa, dù để làm được điều đó thì vất vả và mất thời gian hơn rất nhiều.
Rồi nhìn thấy những bếp ăn chung được gầy dựng từ hỗ trợ của CCT, bọn trẻ lít nhít Mẫu giáo (Mầm non) ngồi thành dãy bàn ăn cơm với rau với thịt, ấm lòng.
Nhưng lại lơ ngơ ghé Tiểu học vốn sát vách với lớp Mẫu giáo để nhìn thấy những chiếc cặp lồng cơm các em bé 7 tuổi, 8 tuổi, 9 tuổi... mang theo đến lớp, chút cơm nguội rời rạc, không thịt không rau. Đắng đót. Vì nhiều lý do, CCT chưa thể triển khai cho các bé tiểu học bán trú này.
Năm nay Dim thi vào cấp 3. Đi vùng cao lần này về, mình tự nhủ sẽ tạm 'quên' bọn trẻ miền núi một thời gian để tập trung cho kỳ thi của Dim. Vậy mà hôm qua, tức là sau chuyến đi đã 7 ngày, làm về hơi sớm nên tự tay nấu bữa tối, ngồi xuống bữa cơm với tôm ram, rau xanh xào tỏi, rau sống - canh chua thịt nóng sốt, mình chợt thờ người bật ra thành tiếng:
- Được ăn bữa cơm ấm nóng đồ ăn ngon thế này, tự nhiên mẹ thương chiếc cặp lồng cơm trưa của em bé Hán Nắng quá. Giá như chỉ lần trước, nhìn thấy một lần, mẹ có thể nghĩ bữa mẹ đến vô tình phải ngày nhà em í không có đồ ăn. Nhưng lần này quay lại đúng trường ấy, vẫn em bé ấy, cái cặp lồng vẫn i thế, nắm cơm nguội ngất ngơ không có gì. Mẹ biết là chiếc cặp lồng của em thường xuyên như vậy...
Mình biết mình đã làm cả nhà, Tuyết Dim Mei lặng đi một lúc.
Thật sự là mình đã bị ám ảnh.
Bài viết này, những bức hình này, thật sự mình đã viết dở khi về, rồi cất đi, hầu mong mình có thể quên...
Xưa giờ mình chỉ có một thời gian ngắn dùng đến chiếc cặp lồng cơm, đấy là thời kỳ Dim Mei nhỏ, mình tông tốc lo hai con và đi làm ca. Ca trực đêm của mình hồi ở Tân Sơn Nhất bắt đầu lúc 6h tối, phải có mặt trước ít nhất 5 phút, đón con đi học về là vội vàng chạy đi làm chỉ kịp đem theo cơm trong cặp lồng.
Cho đến giờ mình chỉ còn nhớ là cơm cặp lồng thật khó ăn. Nguội. Không canh. Dù bỏ vô đó đồ ăn hợp vị, thêm cả nước sốt, thì vẫn chẳng thể nào có cái cảm giác gọi là ngon miệng, chỉ là ráng nhai ráng nuốt để có cơm vào bụng chống đói đêm khi làm việc.
Lâu lắm mình mới lại thấy nhiều những chiếc cặp lồng cơm.
Những chiếc cặp lồng cơm nguội.
Không canh.
Không đạm.
Không nước sốt.
Lúc về qua thị trấn Mường Hum, xe dừng nghỉ, mình nhìn thấy tiệm tạp hóa có bày mẹt cá khô, loại cá nhỏ bằng ngón tay thôi. Hỏi, chị bán hàng bảo 60 ngàn một ký. Mình nhìn lượng một ký được khoảng 40 con, nghĩa là 1 ngàn rưỡi một con cá khô nhỏ. Chợt ước trong đầu giá như mỗi ngày mỗi chiếc cặp lồng đó có một con cá nhỏ bằng ngón tay ấy thôi, nướng hay kho mặn, hay thậm chí chỉ một muỗng muối vừng, thì miếng cơm cũng đằm miệng bé.
Lần đầu tiên mình ước mình giàu hơn hiện tại...
*** Bài liên quan:
- MỘT CHUYẾN ĐI DÀI (1)
Rồi nhìn thấy những bếp ăn chung được gầy dựng từ hỗ trợ của CCT, bọn trẻ lít nhít Mẫu giáo (Mầm non) ngồi thành dãy bàn ăn cơm với rau với thịt, ấm lòng.
Nhưng lại lơ ngơ ghé Tiểu học vốn sát vách với lớp Mẫu giáo để nhìn thấy những chiếc cặp lồng cơm các em bé 7 tuổi, 8 tuổi, 9 tuổi... mang theo đến lớp, chút cơm nguội rời rạc, không thịt không rau. Đắng đót. Vì nhiều lý do, CCT chưa thể triển khai cho các bé tiểu học bán trú này.
Năm nay Dim thi vào cấp 3. Đi vùng cao lần này về, mình tự nhủ sẽ tạm 'quên' bọn trẻ miền núi một thời gian để tập trung cho kỳ thi của Dim. Vậy mà hôm qua, tức là sau chuyến đi đã 7 ngày, làm về hơi sớm nên tự tay nấu bữa tối, ngồi xuống bữa cơm với tôm ram, rau xanh xào tỏi, rau sống - canh chua thịt nóng sốt, mình chợt thờ người bật ra thành tiếng:
- Được ăn bữa cơm ấm nóng đồ ăn ngon thế này, tự nhiên mẹ thương chiếc cặp lồng cơm trưa của em bé Hán Nắng quá. Giá như chỉ lần trước, nhìn thấy một lần, mẹ có thể nghĩ bữa mẹ đến vô tình phải ngày nhà em í không có đồ ăn. Nhưng lần này quay lại đúng trường ấy, vẫn em bé ấy, cái cặp lồng vẫn i thế, nắm cơm nguội ngất ngơ không có gì. Mẹ biết là chiếc cặp lồng của em thường xuyên như vậy...
Mình biết mình đã làm cả nhà, Tuyết Dim Mei lặng đi một lúc.
Thật sự là mình đã bị ám ảnh.
Bài viết này, những bức hình này, thật sự mình đã viết dở khi về, rồi cất đi, hầu mong mình có thể quên...
Bữa trưa chỉ chút xíu cơm không...
... hoặc 'giàu có' hơn: với gừng, và muối
Xưa giờ mình chỉ có một thời gian ngắn dùng đến chiếc cặp lồng cơm, đấy là thời kỳ Dim Mei nhỏ, mình tông tốc lo hai con và đi làm ca. Ca trực đêm của mình hồi ở Tân Sơn Nhất bắt đầu lúc 6h tối, phải có mặt trước ít nhất 5 phút, đón con đi học về là vội vàng chạy đi làm chỉ kịp đem theo cơm trong cặp lồng.
Cho đến giờ mình chỉ còn nhớ là cơm cặp lồng thật khó ăn. Nguội. Không canh. Dù bỏ vô đó đồ ăn hợp vị, thêm cả nước sốt, thì vẫn chẳng thể nào có cái cảm giác gọi là ngon miệng, chỉ là ráng nhai ráng nuốt để có cơm vào bụng chống đói đêm khi làm việc.
Lâu lắm mình mới lại thấy nhiều những chiếc cặp lồng cơm.
Những chiếc cặp lồng cơm nguội.
Không canh.
Không đạm.
Không nước sốt.
Lúc về qua thị trấn Mường Hum, xe dừng nghỉ, mình nhìn thấy tiệm tạp hóa có bày mẹt cá khô, loại cá nhỏ bằng ngón tay thôi. Hỏi, chị bán hàng bảo 60 ngàn một ký. Mình nhìn lượng một ký được khoảng 40 con, nghĩa là 1 ngàn rưỡi một con cá khô nhỏ. Chợt ước trong đầu giá như mỗi ngày mỗi chiếc cặp lồng đó có một con cá nhỏ bằng ngón tay ấy thôi, nướng hay kho mặn, hay thậm chí chỉ một muỗng muối vừng, thì miếng cơm cũng đằm miệng bé.
Lần đầu tiên mình ước mình giàu hơn hiện tại...
*** Bài liên quan:
- MỘT CHUYẾN ĐI DÀI (1)
Đọc xong, cũng thấy lặng đi, như vừa mắc một lỗi nào đó!
ReplyDeleteDạ Lana xin lỗi.
DeleteĐọc thôi mình cũng cảm thấy bị ám ảnh Lana ơi.
ReplyDeleteLana nhìn thấy tận mắt thì bị ám ảnh là đúng rồi.
Tự nhiên nghe mắt cay cay...
@Trăng: ám ảnh thật Trăng ạ. Thương vì bọn nó còn bé quá, lại rất hiền, tức là chúng cứ sống như vậy, có khi cũng không ý thức được là nghèo đói.
DeleteThật ra từ hôm về lúc nào cũng nhớ hình ảnh mấy cái cặp lồng nhưng viết lại thôi. Hôm qua phải viết xong cảm thấy chia sẻ được, vơi đi, rồi mới tập trung việc được đấy Trăng :(
Mình đi cùng đoàn với Lana, dù không còn trẻ tuổi, đã nếm trải mọi sự khó khăn, vất vả nhưng cũng không cầm được nước mắt khi thấy sự cực nhọc, khốn khó để " lấy được cái chữ" của các cháu nhỏ ở vùng cao. Chỉ mong sao sau mỗi lần lên với các cháu sẽ thêm được nhiều nụ cười và bớt đi cảm giác "bụi bay vào mắt".
ReplyDelete@AD: Lana cũng mong như vậy...
DeleteCứ hay nói với bạn bè là sẽ 'cai nghiện' lên bọn trẻ miền núi, vì biết mỗi lần đi có niềm vui khi nhìn thấy hiệu quả "Cơm thịt", thấy ý nghĩa mà những trái thị nho nhỏ trong Giỏ thị góp phần, nhưng cũng mỗi lần đi lại thấy còn mênh mông quá, còn nhiều cái nghèo quá, chẳng bao giờ hết nặng lòng.
Nghẹn rồi chị ơi! Mắt cay cay, nhói lòng quá!!!
ReplyDeleteChị ơi, thế gánh hàng của mình có thể giúp phụ "cơm cá khô" cho cám em ở đấy không chị nhỉ?
hic ..hic ....
Cũng nghĩ, DQ yêu quý ạ, rằng cứ kể về những cái nghèo trong những chuyến đi, cũng sợ bị hiểu nhầm...
DeleteNhưng lại nghĩ là cần kể chia sẻ với bạn hiền, ít nhất là với Giỏ thị, vì biết bạn hiền mình hiểu, và mong muốn chia sẻ những câu chuyện trong chuyến đi.
Phần cá khô... để Giỏ thị mình email trong Giỏ ha DQ.
Vụ cá khô tính toán xong thì add em vào mail của group để em tham gia với nhé!
Delete@Ma Xó: Hugs.
DeleteNhiều lần tôi đã up xong những tấm hình mà tôi đã chụp trên những nẻo đường tôi qua có nội dung ảnh giống những bức ảnh trên lên Blog và rồi lại giống Lana một lần nữa là vẫn để những entry đó trong tình trạng "Nháp"!
ReplyDelete@Thanhvd: Ừa, đồng chí đi nhiều hơn hẳn sẽ gặp nhiều những khung hình như này hơn. Biết sao được, thế giới vẫn luôn tồn tại những nơi nghèo dưới mức nghèo...
DeleteNhớ có lần Lana giải thích cho mình qũy Cơm có Thịt sẳn sàng hổ trợ các em tiểu học (như Mầm Non) nhưng một số trưòng không thể tổ chức nấu cơm cho các con ...phải chăng tiểu học Hán Nắng trong trường hợp ấy? Làm thế nào "cá khô" có thể đến với các con khi "cơm thịt" không thể?
ReplyDeleteHương
@Hương ơi đúng vậy đó, Cơm thịt có tầm nhìn rộng hơn nên cần có tiêu chí rõ ràng, lâu dài để 'đi dọc biên cương', không thể cứ đi ngang qua việc gì là quay lại giúp lẻ tẻ được. Chỉ đơn giản là phụ nữ tụi mình nhìn thấy những cái nho nhỏ và cứ lăn tăn mãi không thôi.
DeleteCơm thịt hiện đang hỗ trợ các trường Mầm non và Tiểu học nội trú (dân nuôi) mà có tổ chức bếp ăn chung cho trẻ (riêng các trường tiểu học, trung học nội trú vùng nghèo đủ một số tiêu chuẩn gì đó thì Chính phủ có chính sách hỗ trợ tiền ăn ở rồi).
Tiểu học Hán Nắng (và nhiều trường tiểu học ở các Bản nghèo vùng cao) không thuộc diện nào trong đó cả: Các em học bán trú cả sáng và chiều nhưng trường không có bếp ăn chung, cũng không phải trường nội trú. Các bé tự túc bữa trưa - bằng cặp lồng, vì hầu hết nhà xa.
Lana với cái đầu và trái tim của đàn bà ước gì có cá khô hay mì gói lên 'bỏ nhỏ' phụ vào những chiếc cặp lồng cơm trưa đếp lớp. Biết rằng một Hán Nắng thì vẫn chỉ là chuyện trái tim đàn bà chúng mình. Còn rộng hơn thì việc lớn không nghĩ được. Thế, bạn yêu.
Cái khó nó ló cái khôn đấy chị. Đợt rồi ở Tả Gia Khâu, Thầy T hiệu trưởng cũng "vận dụng" lắm thứ hay lắm. Hôm em qua thăm tiểu học ở Xín Pao Chải, cô giáo mầm non bảo : thầy giáo tiểu học buổi trưa úp mì tôm cho các con lớp 1 và lớp 2 ăn để chiều ở lại trường học tiếp. Chúng nó ko phải lang thang, nhịn đói đợi học chiều nữa. Vụ này em ko kịp hỏi thầy T, mai chị crosscheck với chị TL và Hà BM xem, hình như thầy "cân đối" từ "nguồn" khác thì phải (cái này em đoán thế nhé)
DeleteLana và ban Thanh vdgt1 nói rất đúng. Sau mỗi chuyến đi, ai cũng có hàng trăm bức ảnh về điều kiện sinh hoạt, học tập của các cháu và thày cô trên miền biên giới Tây Bắc. Có nhiều tấm ảnh không dám post lên, sợ mang tiếng " ăn mày lòng thương" vì nó quá thương tâm. Cho dù sự "ăn mày" này là cho các cháu.
ReplyDelete@AD: Cảm ơn AD đã 'đọc' và nói giùm nỗi lòng của Lana và nhiều người cùng chuyến đi...
DeleteBạn Anonymous ơi, theo mình thì bạn đã đi, đã thấy thì bạn nên chia xẻ những tấm ảnh "thương tâm" ấy, bởi vì như vậy những người không có cơ hội đi và thấy mới có thể hiểu, để có thể góp tay và kêu gọi thêm những bàn tay khác. Một tấm ảnh có gía trị có nêu rỏ thời gian và địa điểm, sẽ thuyết phục nhiều tấm lòng tham gia vào chương trình Cơm Có Thịt hay Gánh hàng Xén của chúng ta. Chúng ta không chỉ post ảnh, đăng bài để mà "thương cảm" hay "đau lòng", mà chúng ta chỉ nên post hình với mục đích kêu gọi hành động: thí dụ hình bé không giày, không áo lạnh thì người đọc có thể mua ủng mua áo cho bé...
DeleteNhững ảnh qúa thương tâm và chúng ta không có gìải pháp để giúp cải thiện thì thật là không nên chia xẻ:((
Hương
Hương mến, quả thật mọi tấm hình 'thực' đều có rất nhiều giá trị chia sẻ, nhưng có điều tế nhị ở đây để ngại viết nhiều.
DeleteViệc giúp các bé nghèo vùng cao là nhân văn và rất đẹp. Nhiều hoạt động thiện nguyện khác cũng vậy, trên đất nước mình còn quá nhiều cái nghèo đói khốn khó. Nhưng cạnh đó còn đang có không ít người trục lợi tiền trắc ẩn của người khác trong việc từ thiện. Những cái mù mờ lẫn với cái đẹp, làm mất niềm tin.
Nên đi về mặc dù cảm nhận muốn chia sẻ thì nhiều lắm nhưng tụi mình ngại viết nhiều post nhiều. Ngại bị hiểu nhầm Hương ạ.
Dân ta sao còn khổ thế này
ReplyDelete