Đi Tây Bắc lu bu với việc chính nên bỏ qua nhiều khung hình muốn chia sẻ lắm. Cả đoàn ai cũng vậy, lo chia quà, nói chuyện với các 'lít nhít' trước rồi mới đến ghi lưu, nên mỗi máy chỉ có một chút, hẹn nhau khi cùng về HN sẽ chia sẻ 'của cải' là hình. Gởi vội cả nhà một chút hình Lana chụp, đợi hình máy bạn rồi sẽ bốt dần chia sẻ Tây Bắc với cả nhà mến quý.
Đất:Pa Cheo - Bát Xát, 03-2012
Người,
Pa Cheo, 03-2012
Lối đi
để tới bản Nậm Pẻn I,
... Nậm Pẻn II - Sàng Ma Sáo - Bát Xát, 03-2012
mầm non,
sân trường Mầm non + Tiểu học Pa Cheo, điểm trường chính, 03-2012
Và... gì?
---------------------------------------------------------------
Hán Nắng (Pa Cheo, Bát Xát, Lào Cai, 03-2012):
Ở trên này, hầu như đến lớp nào cũng thấy có những 'trứng vịt' (anh, chị) đi học ấp theo 'trứng gà' (em) để bố mẹ còn lên nương. Mình không còn vỡ cảm xúc như lần đầu gặp cô bé địu em đi học (cũng tại Hán Nắng này), ngược lại từ trước khi đi đoàn đã bảo nhau chuẩn bị dư dôi chút quần áo em bé, bánh, kẹo... để đỡ những nước mắt vì 'không còn gì trong tay' khi gặp những đứa trẻ 'ngoài danh sách dự kiến'.
Bữa nay được nhiều quà, phần áo khoác (cũ) anh nhận cho mình, phần bộ đồ vải (mới) anh xin lấy cỡ nhỏ để cho em
Một 'trứng gà' khác bám theo 'trứng vịt' đến lớp, thấy người lạ em trốn và khóc
'Người lạ' lân la dỗ bằng kẹo,
mon men tiến thêm một bước nữa (áo xinh nè con):
Hợp tác rồi nhá
nào, cho đủ bộ nào
giờ thì cho chụp hình chung luôn
Quay qua quay lại, đã thấy ba bạn này ríu rít chạy về từ phía sau lớp, hóa ra kịp rủ nhau đi thay đồ mới, liền xin chụp một tấm hình:
sân trường Hán Nắng (xã Pa Cheo) giờ đã thành 'chốn quen'
---------------------------------------------------------------
Sàng Ma Sáo, Bát Xát, 03-2012:
"Dạ cháu thích ủng mới" (Trường cắm bản Nậm Pẻn II, SMS)
'Sân trường' Nậm Pẻn II là một cái hõm đất tạm gọi bằng phẳng, nhỏ xíu
Lớp học của các con chỉ cách chuồng trâu cái 'sân trường' nhỏ đến khó tin và một bức dậu nan. Vì sân quá hẹp, để chụp được bức hình này mình phải trèo qua phía sau bức dậu, nhón đứng trên bãi phân trâu (may mà) khô, ráng nín thở mà mùi phân gia súc vẫn xộc tới óc
cheo leo ngay bên khoảnh sân là lớp mầm non Nậm Pẻn II, các bé nhận quà xong cùng cha mẹ ra đứng ngó xuống các anh chị. Nghe một bạn cùng đoàn hỏi cô giáo "cao thế này, ngày mưa trơn lắm, có bé nào ngã ở đây chưa?"
Ở vùng cao, theo chương trình phổ cập giáo dục, mỗi xã đều có một trường Tiểu học, điểm trường chính được Nhà nước đầu tư lớp xây nền gạch, cơ sở khang trang. Nhưng xa thì trẻ con không đi học nên ở mỗi bản trong xã lại phải tổ chức lớp cắm bản, các thầy cô phải ăn ở đó luôn để bám lớp bám trò. Vậy mà hỏi thầy cô Sàng Ma Sáo được biết số học sinh thật sự muốn học và có điều kiện đi học chỉ chiếm khoảng 40%. Lớp nhỏ còn đỡ, lớp 4 lớp 5 trở đi nhiều em chỉ đến lớp buổi sáng rồi tự nghỉ về giúp cha mẹ việc nhà hoặc trên nương. Các thầy cô bảo, từ sau đợt các bác ("Cơm thịt", Gánh Hàng xén, Giỏ thị,...) gởi áo ấm Tết, các thầy cô đỡ vất vả hơn nhiều vì bớt phải lặn lội vào từng nhà gọi học sinh đi học.
"Các con nhớ phải đi học đều để có cái chữ, để hết đói nghèo. Đi học đủ thì các cô các bác sẽ lên thăm nữa, mang thêm sách vở và quà, các con có hứa không?" - "dạ có ạ" (Trường chính tiểu học SMS, 03-2012)
Lại một 'trứng gà' trong lớp 'trứng vịt'
tia sáng trên đường về
*** Cùng về một chuyến đi:
Những ánh mắt trong veo và nụ cười thật hiền, đôi ủng thật đẹp và những bộ đồ xinh, người " dụ" càng xinh.:) Yêu thế.
ReplyDeleteĐúng rồi đó Sông. Sau chuyến đi, điều mà mọi người trong đoàn đều cảm nhận giống nhau là thật thương những ánh mắt trong veo, hơi ngơ ngác và thật hiền, như cây cỏ...
DeleteThương quá chị Lana à, những đôi mắt tròn và những bàn chân đất! Rất cảm cái "Cơm có thịt" của các anh, các chị và các bạn!
ReplyDeleteCảm ơn Taaman. Lana tự dưng 'sa chân' vào cái 'Cơm có thịt' của bác Tuấn, thấy vui nhưng chỉ muốn nhiều người 'sa chân' giống mình để lo được nhiều điểm trường và lâu dài (và để mình rút bớt một chân lâu lâu ké 1 chân thôi, hihi)
DeleteCó điều kiện, em sẽ thò chân vào thế chân Lana! Có điều, chân này không nuột nà bằng chân Lana đâu!;)
Delete@Taaman: Việc này, chân càng cứng khỏe càng tốt, nuột nà không là tiêu chí gì hết Taaman ui :))
Deletelike...like...like chị ơi, nhìn các bé yêu quá, hôm đó nắng ấm chị nhỉ?
ReplyDeleteChị về có khỏe không ạ?
Bữa đó nắng MMM ui, nắng thì đường đi đỡ vất vả nhưng người mệt. Nắng mới vừa gió khô và khó chịu lắm.
DeleteNgày phụ nữ, bạn ấy có việc làm thật ý nghĩa.
ReplyDeleteThật ra một cái bánh, một cái áo đến rồi đi thì chỉ vui lúc đó, ngày hôm đó. Phải duy trì được đều đặn và lâu dài thì mới thật sự có ý nghĩa pác ạ. Cơm thịt đang ráng làm điều ấy, mà cần nhiều người chung tay lắm.
DeleteNhìn cảnh mà thấy thương...
ReplyDeleteỪa, tới nơi, thấy một trời một vực so với c/s mình đang có, thật là cảm xúc lắm Carpe Diem ạ. Bữa nào về đi miền núi nha chị Lana dẫn đi.
DeleteNhân dịp Quốc tế Phụ nữ, em Thuyết chúc chị và 2 con gái yêu luôn khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc chị nhé!
ReplyDeleteCảm ơn Thuyết. Lâu không thấy em blogging...
DeleteĐọc một lèo bên các nhà chị ạ:) thương các bé quá! Bài "cái bánh mỳ " làm mắt em đỏ hoe còn bài của bác Tiến về các cô thật xúc động :) . Cảm ơn các anh các chị.
ReplyDeleteỪa... mỗi người, đến mỗi một điểm trường lại nhiều những câu chuyện để kể lắm, nhưng rồi lại thấy không muốn viết nhiều MMM ạ.
DeleteChuc Lanna ngay 8/3 vui nhe. Bai viet va hinh anh hay qua Lana oi a.
ReplyDeleteHuong
Cảm ơn Hương. Lana chụp hình không chuyên nghiệp, về nhà coi lại mới thấy bỏ lỡ nhiều khung hình giá trị, cũng tiếc lắm Hương à.
DeleteHì hì, mừng bà chị làm tròn lời hứa với PaCheo và Sàng Ma Sáo
ReplyDeleteCảm ơn Ma Xó. Hứa gì thường ráng làm vì không sẽ cảm thấy áy náy. Mà với Hán Nắng và SMS là tự hứa đó thôi Ma Xó à.
DeleteTại bọn trẻ làm mình ám ảnh. Em cũng vậy, sau mỗi chuyến đi, đúng không?
May la\ -do*.t na\y na('ng chi. nhi? ! Ca'm o*n ta^'t ca? nhu*~ng ta^'m lo\ng vi\ ca'c con li't nhi't na\y -da^y!!! Hugsssss chi. & ta^'t ca? mo.i ngu*o*\i nhen!
ReplyDeleteNhin ca'c con li't nhi't nay la nu*o*'c ma('t cu*' ro*i tho^i .....hicccc
@Dã Quỳ: Tủ thuốc thật là thiết thực Dã Quỳ ui. Có những hình trao tủ thuốc mà đưa lên nhìn cứ giống những 'từ thiện phong trào băng rôn chụp hình' nên lại thôi. Cảm ơn sự góp sức của bà con nhiều lắm.
DeleteHugs.
Nhìn bọn trẻ con thương quá! Đúng là còn lâu, rất lâu nữa miền núi mới tiến kịp miền xuôi. Tự nhiên nghĩ, ở thành phố này, mỗi ngày lãng phí bao nhiêu thứ. Mà toàn những thứ thiết thực cho tụi trẻ con trên ấy.
ReplyDeleteChính vì vậy anh Cả ạ, em và mấy bạn lớ ngớ đi theo 'Cơm thịt' một chuyến, vốn chỉ là định đi theo một chuyến cho biết thôi, nào ngờ đúng lúc trời mưa rét buốt mà nhìn bọn trẻ áo hở chân dất... nghĩ đến ở thành phố đứa trẻ nào cũng mặc không hết đồ, nên bàn nhau đi gom đồ cũ chuyển lên.
DeleteLên đó, cái gì nhỏ lắm cũng quý anh ạ.
Nhìn mấy tấm hình nhớ tuổi thơ của mình quá.
ReplyDeleteCám ơn Lana.
Ừa, Lana cũng vậy, ngày nhỏ theo cha mẹ đi sơ tán trên vùng núi đến tận 6 tuổi mới về Thành phố.
DeleteViết bài hay, ảnh chụp đẹp. Giỏi quá, giỏi quá!
ReplyDeleteĐiểm trường nào cũng có cảnh trứng gà bám theo trứng vịt. Thương lắm!
Trên đường vào Tung-quang-lin trên đường đất ngoằn nghèo, hun hút. Bỗng giật mình thấy một bé con chưa đầy tuổi (mời biết bò), nằm trong tấm khăn để trên mặt đường, ngay bờ vực treo leo. Nín thở luồn xe qua đứa bé vì đường hẹp. Dừng lại nhìn mãi mới thấy bố mẹ nó đang chặt tre dưới dốc tít đằng xa.
Hỏi cô giáo đi cùng: Để trẻ chơi thế này không sợ nó lăn xuống vực à? Cô giáo hồn nhiên: Không! Trẻ con trên này chúng nó khôn sớm , trưởng thành sớm lắm anh ạ.
Cầm máy ảnh nâng lên mà không chụp được, vì trong ảnh sẽ là một đứa trẻ nằm trong mớ giẻ, tựa như thể bị bỏ rơi giữa đường đèo hun hút, không bóng người. Chợt hiểu hai từ "bất nhẫn" của Lana khi không chụp cặp lồng cơm trưa của các bé. Những tưởng người cầm máy như mình có thể vượt qua nghi nhận bất chấp ngoại cảnh. Vậy mà cảm thấy như là tội ác nếu mình quyêt tâm bấm bức hình đấy.
Thân ái.
Viết bài hay, ảnh chụp đẹp. Giỏi quá, giỏi quá!
ReplyDeleteĐiểm trường nào cũng có cảnh trứng gà bám theo trứng vịt. Thương lắm!
Trên đường vào Tung-quang-lin trên đường đất ngoằn nghèo, hun hút. Bỗng giật mình thấy một bé con chưa đầy tuổi (mời biết bò), nằm trong tấm khăn để trên mặt đường, ngay bờ vực treo leo. Nín thở luồn xe qua đứa bé vì đường hẹp. Dừng lại nhìn mãi mới thấy bố mẹ nó đang chặt tre dưới dốc tít đằng xa.
Hỏi cô giáo đi cùng: Để trẻ chơi thế này không sợ nó lăn xuống vực à? Cô giáo hồn nhiên: Không! Trẻ con trên này chúng nó khôn sớm, trưởng thành sớm lắm anh ạ.
Cầm máy ảnh nâng lên mà không chụp được, vì trong ảnh sẽ là một đứa trẻ nằm trong mớ giẻ, tựa như thể bị bỏ rơi giữa đường đèo hun hút, không bóng người. Chợt hiểu hai từ "bất nhẫn" của Lana khi không chụp cặp lồng cơm trưa của các bé. Những tưởng người cầm máy như mình có thể vượt qua nghi nhận bất chấp ngoại cảnh. Vậy mà cảm thấy như là tội ác nếu mình quyêt tâm bấm bức hình đấy.
Thân ái.
Cảm ơn bố cháu, nói hộ cả mình. Đi chuyến này, ảnh chả chụp được tấm nào. Mắt luôn cay xè, chĩa máy vào lũ trẻ rồi lại hạ máy xuống
Delete@Thắng: Lana cũng chỉ đi trước Thắng có một chuyến thôi. Đi là mắc. Giờ thì đồng chí chuẩn bị bị/gậy và dành ngày phép đi thôi, vì sẽ khó thoát ra đấy.
Delete@Ma Xó: tiếc là đều diện tranh thủ, không nghỉ được nhiều, đi kiểu 'tiếp sức' nên không có lúc nào gặp vợ chồng Ma Xó dù chung một chuyến đi.
DeleteHy vọng sau vụ xe cộ lần này vợ Ma Xó không cắt visa Ma Xó những chuyến sau ;)
hì hì, em vẫn dc đi, chỉ cắt visa của vợ thôi. Đi 1 mình mới đi lâu và mò mẫm nhiều nơi được chị ạ.
DeleteThương nhiều quá!
ReplyDeleteỪa..., nghe vụ đồng chí bán đấu giá chai bia được 5tr gởi qua Gánh hàng xén cho bọn trẻ. Thế là được nhiều dứa ấm áo ấm chân rồi đó.
Delete