Cuối năm. Một ngày mà từ 7h30 sáng đến 4h30 chạy tới lui như điên ở cơ quan, trong đầu lúc nào cũng có hơn 3 việc cần phải làm ngay, đến nỗi mỗi lúc lại phải viết lại ra list để trước mặt. Việc gì không ghi trong list là không còn lúc nào mà nhớ đến. Y một robot.
(hình: sưu tầm từ google search)
Hết giờ chạy về. Rồi lại chạy đi. Tối có liên hoan tất niên mà mình lại nhận nhiệm vụ đặt chỗ. Ngoại Ô Quán. Tự nhiên ngu đi quảng cáo chỗ này, thế là bị ghép ngay cho việc lo đặt chỗ. Ai mà biết lại rơi đúng vào ngày cuối tuần tối mắt mũi với công việc cơ chứ. Nhưng chỗ này quả là phù hợp với mục đích: Tất niên và giao lưu, nhóm 10 người. Phòng ấm cúng đủ để nói chuyện thân thiện, chỗ ngồi đủ đẹp để cảm thấy thú vị, đủ nhẹ nhàng để dễ chịu, đồ ăn đủ ngon để khách thấy quyến luyến. Đứa nào cũng bảo chỗ này thật phù hợp cho buổi hôm nay. Quả là việc chọn địa điểm rất quan trọng. Nó làm cho không khí thoải mái ngay từ đầu.
Suýt định nhăn rằng hôm nay thật chỉ muốn về nhà. Nhưng hóa ra không tệ, nếu không nói là ngược lại: Bận đến xì-trét rồi lại được ngồi chuyện đủ thứ, ăn xong lại đi hát Karaoke, còn cả nhảy múa phụ họa nữa, cười xả láng, xì trét trả lại hết. Mà bữa nay hay: Cả lũ chúng uống bia và không đứa nào say, chỉ vừa đủ để vui. Lại còn không có khói thuốc lá.
22h. Sốt ruột nhìn điện thoại. Cuộc gọi nhỡ. Tin nhắn "cô sắp về chưa ạ để cháu khóa cửa". "Ừ chờ cô nhé 20' nữa cô về đến nhà". Trời ơi mình lỡ chui đầu vào cái nhóm 'tổ chức sự kiện' mà hội kia còn đang vui vẻ say sưa hát hò chưa muốn về làm sao về sớm? May quá thằng bên cạnh nói rõ to trong điện thoại "để cửa cho anh nhé, anh về bây giờ". Thế là có cớ kêu giải tán. Rồi, đứng dậy. Lao xao 'hôm nay vui quá', 'không nghĩ vui như vầy'. Rồi chúc nhau Tết vui nha, Năm Mới may mắn nha. Rồi hẹn hò qua rằm tụ tập bữa nữa nha chị, nha cậu, nha mày.
Chạy. Về đến nhà chỗ để xe chật còn đúng vừa đủ một chỗ. May sao vừa lúc bác hàng xóm đi bộ đâu về - "cô để tôi dắt cho" - "dạ em cảm ơn Bác". Hên. Chạy 2 bậc một lên nhà, Dim Mei đã ngủ cả, chỉ còn Tuyết thức chờ. Mei ngủ ngay trên ghế xa-lông phòng khách, chắc chắn là định chờ mẹ. Biết mình hư. Lại nhớ 'thỉnh thoảng hãy cho mình hồ đồ một chút, một chút thôi nhé'. Tự excuse? hix hix. Thôi được rồi. Chúc ngủ ngon.
January 29, 2010
January 26, 2010
Không biết gọi là ngày gì.
Labels:
Nhật ký
Hôm nay là một ngày rất kỳ. Ừ, rất kỳ. sắp xếp lịch, rồi lại làm khác đi, rồi lại sắp xếp lịch, rồi lại làm khác đi. Thế mà tối về vẫn tưng tưng chả có chút nào lăn tăn hay ân hận hay hứa sẽ sửa chữa. Nói theo ngôn ngữ họp kiểm điểm cuối năm thì là thiếu tinh thần phê và tự phê.
(hình: sưu tầm từ google search)
Trưa nay đám cưới con gái chị D./ Đám hỏi vừa cách đây 1 tuần. Bữa đó mình xin nghỉ nguyên ngày qua giúp chị. Hôm nay có Ba xuống nữa, đúng ra thì đang nghĩ xem có cần xin nghỉ thêm 1 ngày qua chị nữa hay không (để đi cùng Ba).
Chưa quyết thì hôm qua nhận tin nhắn của B' yêu - trưa mai tất niên nhé. Nhóm nhỏ, vắng 1 là thành chỗ trống, mà mình cũng thích ngồi với nhóm yêu yêu này. Thế là quyết định liền. Sáng Ba qua D. còn mình vẫn đi làm. Trưa ngồi với mọi người.
Chiều xong đám cưới Ba lại về TN luôn vì lo mẹ hơi mệt. Mình về chui chăn. Định bụng tối sẽ đi học ngoan.
4h nhận tin nhắn tụi OGMI gọi tụ tập vì có K.Anh vừa ở Odessa về. Đấu tranh xem nên đi học tiết 1 rồi trốn ra hay ghé tụ tập rồi chạy sớm đi học tiết còn lại. Kết quả là trốn hết cả buổi học ngồi với lũ bạn xưa nhắc kỷ niệm thời đi học cười ha ha ngả nghiêng.
Về viết NK như một sự hối cải (nghị quyết). Viết xong chẳng biết nên đặt tựa cho hôm nay là gì. Một ngày mà chẳng làm việc gì theo lịch. Kế hoạch cứ rơi huỵch xuống, vội túm lấy gạch xoẹt luôn lịch cũ, thì gọi là ngày gì?
(chú thích: Dưng mà rất nhiều tiếng cười.)
(hình: sưu tầm từ google search)
Trưa nay đám cưới con gái chị D./ Đám hỏi vừa cách đây 1 tuần. Bữa đó mình xin nghỉ nguyên ngày qua giúp chị. Hôm nay có Ba xuống nữa, đúng ra thì đang nghĩ xem có cần xin nghỉ thêm 1 ngày qua chị nữa hay không (để đi cùng Ba).
Chưa quyết thì hôm qua nhận tin nhắn của B' yêu - trưa mai tất niên nhé. Nhóm nhỏ, vắng 1 là thành chỗ trống, mà mình cũng thích ngồi với nhóm yêu yêu này. Thế là quyết định liền. Sáng Ba qua D. còn mình vẫn đi làm. Trưa ngồi với mọi người.
Chiều xong đám cưới Ba lại về TN luôn vì lo mẹ hơi mệt. Mình về chui chăn. Định bụng tối sẽ đi học ngoan.
4h nhận tin nhắn tụi OGMI gọi tụ tập vì có K.Anh vừa ở Odessa về. Đấu tranh xem nên đi học tiết 1 rồi trốn ra hay ghé tụ tập rồi chạy sớm đi học tiết còn lại. Kết quả là trốn hết cả buổi học ngồi với lũ bạn xưa nhắc kỷ niệm thời đi học cười ha ha ngả nghiêng.
Về viết NK như một sự hối cải (nghị quyết). Viết xong chẳng biết nên đặt tựa cho hôm nay là gì. Một ngày mà chẳng làm việc gì theo lịch. Kế hoạch cứ rơi huỵch xuống, vội túm lấy gạch xoẹt luôn lịch cũ, thì gọi là ngày gì?
(chú thích: Dưng mà rất nhiều tiếng cười.)
January 25, 2010
Nghe ké cuộc gọi
Labels:
Gia đình
- A lô, É. đấy à? Thế lúc nãy đi đâu đấy? (*)
- ...
- Thế nào lúc nãy anh gọi 2 lần chẳng có ai nghe.
-
- À thế à. (ừ) anh xuống đến nơi rồi nhá. L.O vừa đi làm về, 2 đứa trẻ đang học đàn, chút nữa cả nhà ăn cơm thôi. Sáng mai anh mới xuống nhà con D. việc đám cưới.
-
- (ừ) nhớ rồi. Thế bụng còn đau không?
-
- Thế à, thế có định ăn gì nữa không đấy? ờ không à, hay ăn một ít cái gì chứ?
-
- (ừ) thế thôi nhé.
---------------
- Mẹ bị sao thế hả Ba?
- À Mẹ bị đau đau, đầy bụng. Từ hôm qua. Trưa hôm qua ăn một tí bún nên chắc không lành.
- Trời ơi con đã nhắc cái bụng mẹ không tốt, đừng ăn mấy thứ đó.
- Ừ, hôm qua là do vội. Hôm qua mợ S. ghé nhà chơi trước khi về quê, xe họ hẹn đón nên mợ nói không ăn cơm. Cuối cùng lái xe chắc lại kẹt ở đâu đó nói đón muộn, thành ra vội phải ra chợ mua thêm bún. Chắc là vì bún đấy, hôm nay mẹ đỡ hơn rồi nhưng vẫn chưa dám ăn gì.
- Vâng vậy để tối con gọi lại cho mẹ.
---------------
ông lẩm bẩm: ở nhà một mình...
Mình thì ngơ ngẩn cả ra vì cuộc điện thoại vừa được nghe ké, và cả câu lẩm bẩm nữa, vội cuống cuồng tốc ký.
(*) É. là viết tắt một cái tên.
- ...
- Thế nào lúc nãy anh gọi 2 lần chẳng có ai nghe.
-
- À thế à. (ừ) anh xuống đến nơi rồi nhá. L.O vừa đi làm về, 2 đứa trẻ đang học đàn, chút nữa cả nhà ăn cơm thôi. Sáng mai anh mới xuống nhà con D. việc đám cưới.
-
- (ừ) nhớ rồi. Thế bụng còn đau không?
-
- Thế à, thế có định ăn gì nữa không đấy? ờ không à, hay ăn một ít cái gì chứ?
-
- (ừ) thế thôi nhé.
---------------
- Mẹ bị sao thế hả Ba?
- À Mẹ bị đau đau, đầy bụng. Từ hôm qua. Trưa hôm qua ăn một tí bún nên chắc không lành.
- Trời ơi con đã nhắc cái bụng mẹ không tốt, đừng ăn mấy thứ đó.
- Ừ, hôm qua là do vội. Hôm qua mợ S. ghé nhà chơi trước khi về quê, xe họ hẹn đón nên mợ nói không ăn cơm. Cuối cùng lái xe chắc lại kẹt ở đâu đó nói đón muộn, thành ra vội phải ra chợ mua thêm bún. Chắc là vì bún đấy, hôm nay mẹ đỡ hơn rồi nhưng vẫn chưa dám ăn gì.
- Vâng vậy để tối con gọi lại cho mẹ.
---------------
ông lẩm bẩm: ở nhà một mình...
Mình thì ngơ ngẩn cả ra vì cuộc điện thoại vừa được nghe ké, và cả câu lẩm bẩm nữa, vội cuống cuồng tốc ký.
(*) É. là viết tắt một cái tên.
January 24, 2010
Cho ngày sinh nhật của con
Labels:
Dim Mei
23:40, 23/01/2010.
Ngày kia là sinh nhật Dim. Mai cả nhà sẽ dành cả ngày cho Dim. Con muốn cả nhà cùng đi xem bộ phim hài Gián điệp vú em (The Spy Next Door (2010)) sau đó sẽ cùng đi ăn ở một quán Dim thích (chỗ này mẹ cũng thích vì quán ấm cúng, chỗ ngồi lịch sự và ít ồn ào). Tối nay tự nhiên mẹ khó ngủ. Đầu cứ nghĩ đến những điều sẽ nói với Dim sau khi Dim thổi nến... nghĩ miên man, rồi lại dậy ghi lại, sợ mai không sắp xếp được.
Mẹ muốn nói rằng mẹ vô cùng yêu con. Mẹ yêu hai chị em Dim Mei. Có thể sẽ có lúc mọi người trong nhà, hoặc chính mẹ thấy mẹ quấn quýt với em Mei nhiều hơn - là vì em Mei nhiều thời gian ở nhà hơn, ngủ cạnh mẹ, và con cũng ít quấn mẹ hơn, con tự lập hơn, và ... ít nhõng nhẽo hơn. Thế, nhưng con chưa bao giờ than phiền - mẹ biết con hiểu rằng mẹ luôn yêu con vô cùng, mẹ vô cùng yêu con.
Ngày kia Dim tròn 14 tuổi. Gần 15 năm rồi mẹ luôn bên cạnh con. Từ khi con còn ở trong bụng mẹ, đến khi mẹ sinh con ra, cả tuần sau vẫn ngơ ngác với chính mình sao lại có thể có điều kỳ diệu đến thế - nặn ra được một em bé lại còn biết ăn, biết khóc. Rồi con biết lạ, cái mặt mếu mếu khi thấy người lạ. Rồi con lẫm chẫm biết đi. Con nói những câu đầu tiên dài một hàng không đủ nghĩa.... và ngày kia, con 14 tuổi.
Mẹ đi Úc học cố gắng hết sức để đưa con theo cùng. Em nhỏ hơn nhưng phải xa mẹ cả năm, con luôn ở cạnh mẹ, bởi vì mẹ biết ở lứa tuổi ấy 2 năm đi ra ngoài thế giới sẽ giúp cho con nhiều hơn em, cho con mở rộng tầm nhìn, cho con sự tự tin và một khung trời để con phấn đấu sau này. Và ở tuổi con lúc đó, mẹ cũng cần ở cạnh con hơn.
14 tuổi, con biết để ý, tự giác lo học, tự lập. Con là cô lớp trưởng hòa đồng, học giỏi, xinh xắn và tự tin. Cho đến bây giờ mẹ gần như có thể yên tâm, tin tưởng và tự hào về con (và cũng là về mẹ). Tất nhiên cũng còn đôi lúc, đôi việc cần điều chỉnh, nhưng điều đáng quý là con lắng nghe mẹ. Ai cũng luôn có điều để phải điều chỉnh lúc này hay lúc khác, ngay cả đến mẹ tuổi này cũng vậy. Điều quan trọng là mình biết nhìn lại, lắng nghe, cố gắng và tự điều chỉnh. Những chuệch choạc sẽ qua nếu mình biết đặt cho mình mục tiêu phía trước và cố gắng đi theo hướng đó. Mẹ mong con, sắp tới cho đến sau này, phấn đấu để tự tin, vững vàng, biết chia sẻ và biết yêu thương. Ước con trở thành người biết sống có ích cho chính mình, cho bố mẹ, người thân, cho cuộc sống, cho những người yêu thương con và cho gia đình nhỏ của con sau này, khi con trưởng thành.
Và trên con đường ấy, mẹ luôn ở bên cạnh con, con gái vô cùng yêu quý của mẹ.
Ngày kia là sinh nhật Dim. Mai cả nhà sẽ dành cả ngày cho Dim. Con muốn cả nhà cùng đi xem bộ phim hài Gián điệp vú em (The Spy Next Door (2010)) sau đó sẽ cùng đi ăn ở một quán Dim thích (chỗ này mẹ cũng thích vì quán ấm cúng, chỗ ngồi lịch sự và ít ồn ào). Tối nay tự nhiên mẹ khó ngủ. Đầu cứ nghĩ đến những điều sẽ nói với Dim sau khi Dim thổi nến... nghĩ miên man, rồi lại dậy ghi lại, sợ mai không sắp xếp được.
Mẹ muốn nói rằng mẹ vô cùng yêu con. Mẹ yêu hai chị em Dim Mei. Có thể sẽ có lúc mọi người trong nhà, hoặc chính mẹ thấy mẹ quấn quýt với em Mei nhiều hơn - là vì em Mei nhiều thời gian ở nhà hơn, ngủ cạnh mẹ, và con cũng ít quấn mẹ hơn, con tự lập hơn, và ... ít nhõng nhẽo hơn. Thế, nhưng con chưa bao giờ than phiền - mẹ biết con hiểu rằng mẹ luôn yêu con vô cùng, mẹ vô cùng yêu con.
Ngày kia Dim tròn 14 tuổi. Gần 15 năm rồi mẹ luôn bên cạnh con. Từ khi con còn ở trong bụng mẹ, đến khi mẹ sinh con ra, cả tuần sau vẫn ngơ ngác với chính mình sao lại có thể có điều kỳ diệu đến thế - nặn ra được một em bé lại còn biết ăn, biết khóc. Rồi con biết lạ, cái mặt mếu mếu khi thấy người lạ. Rồi con lẫm chẫm biết đi. Con nói những câu đầu tiên dài một hàng không đủ nghĩa.... và ngày kia, con 14 tuổi.
Mẹ đi Úc học cố gắng hết sức để đưa con theo cùng. Em nhỏ hơn nhưng phải xa mẹ cả năm, con luôn ở cạnh mẹ, bởi vì mẹ biết ở lứa tuổi ấy 2 năm đi ra ngoài thế giới sẽ giúp cho con nhiều hơn em, cho con mở rộng tầm nhìn, cho con sự tự tin và một khung trời để con phấn đấu sau này. Và ở tuổi con lúc đó, mẹ cũng cần ở cạnh con hơn.
14 tuổi, con biết để ý, tự giác lo học, tự lập. Con là cô lớp trưởng hòa đồng, học giỏi, xinh xắn và tự tin. Cho đến bây giờ mẹ gần như có thể yên tâm, tin tưởng và tự hào về con (và cũng là về mẹ). Tất nhiên cũng còn đôi lúc, đôi việc cần điều chỉnh, nhưng điều đáng quý là con lắng nghe mẹ. Ai cũng luôn có điều để phải điều chỉnh lúc này hay lúc khác, ngay cả đến mẹ tuổi này cũng vậy. Điều quan trọng là mình biết nhìn lại, lắng nghe, cố gắng và tự điều chỉnh. Những chuệch choạc sẽ qua nếu mình biết đặt cho mình mục tiêu phía trước và cố gắng đi theo hướng đó. Mẹ mong con, sắp tới cho đến sau này, phấn đấu để tự tin, vững vàng, biết chia sẻ và biết yêu thương. Ước con trở thành người biết sống có ích cho chính mình, cho bố mẹ, người thân, cho cuộc sống, cho những người yêu thương con và cho gia đình nhỏ của con sau này, khi con trưởng thành.
Và trên con đường ấy, mẹ luôn ở bên cạnh con, con gái vô cùng yêu quý của mẹ.
January 21, 2010
Chờ
Hôm nay trời mưa, dầm dề, ướt lép nhép, nên cứ tản mạn, tản mạn...
Cố gắng nhắc mình lắm mới tập trung làm xong được một cái công văn còi. Thôi lại vào NK viết những thứ lung bung lang bang ra vậy. Mình có lần bảo với người bạn thân: người này người kia nói mình hợp làm y tá, hộ lý, cô giáo dạy trẻ..., nói 'đẹp hơn' là cho người bên cạnh cảm giác bình an. Nhưng, (chữ nhưng to tướng), mình bảo người nào mình chót 'bị' mình thân và tin cậy thì đôi lúc sẽ phải chịu trận nghe mình huyên thuyên đủ thứ chuyện linh tinh lang tang không đầu không cuối giá trị hiện thực bằng chẳng đồng xu nào, dở hơi :(
Đầu sáng, điện thoại reo. Là mẹ. Tắt bấm lại, nghĩ là chuyện vé đợt Tết Ba Mẹ vào SG mình vừa mua hôm qua.
- A lô, mẹ gọi ạ?
- Ừ...
(có gì lăn tăn thế nhỉ? mẹ 'Ừ' những mấy giây)
- Con đây, có gì không mẹ?
- Không... mưa quá cơ nhỉ...
Hờ... chẳng giống mọi khi? Thường là mình gọi về cách nhật hỏi han, Mẹ mà chủ động gọi là có việc gì đó nên vào chuyện luôn kia.
- Vâng... mưa..., thì sao mẹ?
- Là sáng dậy thấy mưa quá mẹ sợ đi lại có cách rách... mọi người đi lại ấy.
À thì ra là chuyện mình báo thứ 7 này mấy người bạn sẽ cùng lên TN chơi ghé thăm Ba Mẹ. Thấy mưa chắc mẹ sợ lịch nhỡ thay đổi. Dù mình biết rõ mẹ thích đón bạn bè con cái đến chơi như thế nào, nhưng cũng không nghĩ mẹ lại trông chờ khấp khởi đến thế. Mưa này đâu có nhằm nhò gì, mà còn những 2 hôm nữa cơ mà. Chắc mẹ cũng tự biết nên bốc máy gọi xong rồi lại lúng túng. Thấy thương mẹ. Bỗng so sánh với đứa trẻ chờ quà chợ nhìn trời đổ mưa, sợ mẹ bị ướt thì ít ít thôi, sợ phải đợi quà lâu thì nhiều :(
- Không sao đâu mẹ, đi có xe mà.
- Ừ, vậy thôi nhé.
Chẳng hiểu sau này đến lúc mình già như mẹ, mình có thèm đến như mẹ không nhỉ, cái không khí có bạn bè con cái về chuyện trò xốn sang ấy.
(hình: sưu tầm từ google search)
Cố gắng nhắc mình lắm mới tập trung làm xong được một cái công văn còi. Thôi lại vào NK viết những thứ lung bung lang bang ra vậy. Mình có lần bảo với người bạn thân: người này người kia nói mình hợp làm y tá, hộ lý, cô giáo dạy trẻ..., nói 'đẹp hơn' là cho người bên cạnh cảm giác bình an. Nhưng, (chữ nhưng to tướng), mình bảo người nào mình chót 'bị' mình thân và tin cậy thì đôi lúc sẽ phải chịu trận nghe mình huyên thuyên đủ thứ chuyện linh tinh lang tang không đầu không cuối giá trị hiện thực bằng chẳng đồng xu nào, dở hơi :(
Đầu sáng, điện thoại reo. Là mẹ. Tắt bấm lại, nghĩ là chuyện vé đợt Tết Ba Mẹ vào SG mình vừa mua hôm qua.
- A lô, mẹ gọi ạ?
- Ừ...
(có gì lăn tăn thế nhỉ? mẹ 'Ừ' những mấy giây)
- Con đây, có gì không mẹ?
- Không... mưa quá cơ nhỉ...
Hờ... chẳng giống mọi khi? Thường là mình gọi về cách nhật hỏi han, Mẹ mà chủ động gọi là có việc gì đó nên vào chuyện luôn kia.
- Vâng... mưa..., thì sao mẹ?
- Là sáng dậy thấy mưa quá mẹ sợ đi lại có cách rách... mọi người đi lại ấy.
À thì ra là chuyện mình báo thứ 7 này mấy người bạn sẽ cùng lên TN chơi ghé thăm Ba Mẹ. Thấy mưa chắc mẹ sợ lịch nhỡ thay đổi. Dù mình biết rõ mẹ thích đón bạn bè con cái đến chơi như thế nào, nhưng cũng không nghĩ mẹ lại trông chờ khấp khởi đến thế. Mưa này đâu có nhằm nhò gì, mà còn những 2 hôm nữa cơ mà. Chắc mẹ cũng tự biết nên bốc máy gọi xong rồi lại lúng túng. Thấy thương mẹ. Bỗng so sánh với đứa trẻ chờ quà chợ nhìn trời đổ mưa, sợ mẹ bị ướt thì ít ít thôi, sợ phải đợi quà lâu thì nhiều :(
- Không sao đâu mẹ, đi có xe mà.
- Ừ, vậy thôi nhé.
Chẳng hiểu sau này đến lúc mình già như mẹ, mình có thèm đến như mẹ không nhỉ, cái không khí có bạn bè con cái về chuyện trò xốn sang ấy.
(hình: sưu tầm từ google search)
January 19, 2010
Câu chuyện của ngày
Đã hết chuỗi ngày Hà Nội lạnh căm căm, co ro cả ngày như con gấu chỉ đợi sống qua mùa đông, nhưng vì sức ì nên dù hôm nay trời trở ấm hơn mình vẫn cứ bỏ xe máy, đi xe bus (buýt) đi làm.
(hình: sưu tầm từ google search)
Ở bến xe Buýt Kim Mã tầm 7h sáng thường hay gặp 1 chiếc xe máy cập đến, người đàn ông mặc quần áo quân phục, dáng vẻ và khuôn mặt đều giản dị, chở theo một cô gái khoảng chừng 30 tuổi. Cô gái bước xuống khó nhọc, một bên tay và chân cô bị tật cứng. Người đàn ông dừng xe rất ân cần, để cô xuống xe cẩn thận rồi mới trở xe đi tiếp. Cô thường đi cùng xe 22, lên cùng bến với mình, xuống cũng cùng bến. Các bác xe ôm ở đó như đã quen, luôn có một người trong số họ dắt xe tới tận chỗ cô vừa bước xuống, chờ cô khó nhọc trèo lên rồi chở cô đi - chắc là đến sở làm.
Hôm nay đứng chờ xe 22 lâu hơn mọi khi. Cô gái đứng rất gần đủ để nhận thấy khuôn mặt cô rất nhiều di tích những vết khâu ngang dọc, một bên như từng bị đổi dạng - di chứng của một tai nạn khủng khiếp. Rất kỳ lạ, có một linh cảm đặc biệt như mình đã từng biết cô gái này, ở đâu đó. Mình đột nhiên phá bỏ cái lệ mọi khi, chủ động bắt chuyện một người lạ bằng một nụ cười: - Xe hôm nay lâu nhỉ? Em đi làm bên Gia Lâm à?
Cô trả lời ngay, cũng với một nụ cười (và sau này nụ cười ấy dường như luôn thường trực): - Vâng. Em làm ở Đoàn tiếp viên, trong khu sân bay Gia Lâm chị ạ.
- Ô thế à? vậy thì ngay gần sát chỗ chị, vậy mà không biết. Mọi khi chị chỉ biết hay gặp em cùng xe. Chị ở bên điều hành bay.
- Ôi vậy ạ? Em cũng hay thấy chị khi chờ xe. Nhà chị gần đây à?
- Ừ, chị ở ngay đây, em ở gần đây không?
- Dạ không gần lắm, nhưng chồng em làm việc ở Thái Hà nên sáng anh ấy chở em qua đây rồi rẽ đi làm cũng tiện chị ạ.
Tế nhị không hỏi đến những thương tích trên người cô. Chỉ hỏi:
- Vậy ở Đoàn tiếp viên em làm ở bộ phận nào?
- Dạ em làm thư viện.
Ôi nhớ ra rồi. Thì ra linh cảm là đúng. Ôi Hằng 12. Là Hằng 12 với rất nhiều những điều để kể, những điều đã được viết. Câu chuyện tai nạn. Câu chuyện mất hết tất cả khi trở về từ cõi chết. Mình từng thấy em, cô tiếp viên xinh xắn hiền ngoan hồi những năm 1995 - 1996. Dù sau đó vẫn biết tin về em qua nhiều kênh nhưng không gặp. Ôi Chúa khuôn mặt em đã khác đến nỗi mình không còn nhận ra.
Xe đến. Mình lên cùng em, đứng lại ngay phía gần cửa trước. Phụ xe nói một thanh niên cho em ngồi ké ghế. Ở em có một sự bình thản tự tin đến nỗi làm nhẹ mọi thứ xung quanh. Mình mọi khi thường hay xuống phía cuối xe tìm ghế ngồi, hôm nay đứng cạnh em suốt cả dọc đường, đôi khi còn cảm giác lúng túng như chân tay mình bị thừa thãi. Lái xe, phụ xe buýt mọi khi hay cộc cằn bỗng trở nên nhẹ nhàng vui vẻ, thỉnh thoảng lại chêm 1, 2 câu vào câu chuyện của hai chị em.
Tìm lại trên google. Những câu chuyện về em đã được phóng viên Việt Khôi kể cả rồi. Chân thực. Đúng hơn là còn chưa hết - vì em không muốn nói ra những chuyện không cần phải nhớ. Em hoàn toàn không muốn trách hận người khác.
* Một nữ tiếp viên trở về từ cõi chết - câu chuyện về sự vươn lên kì diệu
* Chuyện tình trong mơ của một nữ tiếp viên Vietnam Airlines
Em không biết rằng tôi biết về em ngày xưa và vẫn nghe tin về em cả sau này chính vì tôi có họ bà con xa với H. - người đã bỏ em ngay sau thời điểm tai nạn - ngay khi em còn đang ở giữa sự sống và cái chết - không hề một quan tâm, vương vấn (em và H. mới cưới vài tháng trước đó). Một trong những câu chuyện tệ nhất mà tôi từng biết, nhưng đã không ồn ào chỉ vì em không muốn nhắc, không gán lỗi, chỉ lặng lẽ bỏ qua.
Em kể giờ em đã có gia đình với một người chồng rất yêu thương em và một con gái hơn 2 tuổi. "Hôm phóng viên hỏi em ước mong gì, em đã nói 'em ước có một gia đình riêng ấm cúng' và anh ấy đã tỏ tình với em ngay hôm ấy chị ạ, nhưng em còn nghĩ rất nhiều. Điều cuối cùng là em sợ em không thể có con vì xương chậu từng bị vỡ. Em đã hỏi bác sĩ điều trị cho em liệu cháu có thể có con không? Được câu trả lời là 'có' em mới nhận lời lấy anh. Khi có bầu em mừng lắm. Em mang bầu và sinh con không gặp trở ngại gì. Bé rất ngoan. Em nghĩ những chuyện xảy ra là không may của số phận, nhưng bù lại, bây giờ em thấy mình rất may mắn".
Chúng tôi nói chuyện về những người quen chung, về hiện tại. Câu chuyện lấp lánh những tia vui. Em luôn cười. Ở mắt em luôn là sự hài lòng và nghị lực, không một trách oán. Cảm ơn em đã cho tôi đã cho tôi bắt đầu một ngày bằng một câu chuyện cổ tích có thật.
(hình: sưu tầm từ google search)
Ở bến xe Buýt Kim Mã tầm 7h sáng thường hay gặp 1 chiếc xe máy cập đến, người đàn ông mặc quần áo quân phục, dáng vẻ và khuôn mặt đều giản dị, chở theo một cô gái khoảng chừng 30 tuổi. Cô gái bước xuống khó nhọc, một bên tay và chân cô bị tật cứng. Người đàn ông dừng xe rất ân cần, để cô xuống xe cẩn thận rồi mới trở xe đi tiếp. Cô thường đi cùng xe 22, lên cùng bến với mình, xuống cũng cùng bến. Các bác xe ôm ở đó như đã quen, luôn có một người trong số họ dắt xe tới tận chỗ cô vừa bước xuống, chờ cô khó nhọc trèo lên rồi chở cô đi - chắc là đến sở làm.
Hôm nay đứng chờ xe 22 lâu hơn mọi khi. Cô gái đứng rất gần đủ để nhận thấy khuôn mặt cô rất nhiều di tích những vết khâu ngang dọc, một bên như từng bị đổi dạng - di chứng của một tai nạn khủng khiếp. Rất kỳ lạ, có một linh cảm đặc biệt như mình đã từng biết cô gái này, ở đâu đó. Mình đột nhiên phá bỏ cái lệ mọi khi, chủ động bắt chuyện một người lạ bằng một nụ cười: - Xe hôm nay lâu nhỉ? Em đi làm bên Gia Lâm à?
Cô trả lời ngay, cũng với một nụ cười (và sau này nụ cười ấy dường như luôn thường trực): - Vâng. Em làm ở Đoàn tiếp viên, trong khu sân bay Gia Lâm chị ạ.
- Ô thế à? vậy thì ngay gần sát chỗ chị, vậy mà không biết. Mọi khi chị chỉ biết hay gặp em cùng xe. Chị ở bên điều hành bay.
- Ôi vậy ạ? Em cũng hay thấy chị khi chờ xe. Nhà chị gần đây à?
- Ừ, chị ở ngay đây, em ở gần đây không?
- Dạ không gần lắm, nhưng chồng em làm việc ở Thái Hà nên sáng anh ấy chở em qua đây rồi rẽ đi làm cũng tiện chị ạ.
Tế nhị không hỏi đến những thương tích trên người cô. Chỉ hỏi:
- Vậy ở Đoàn tiếp viên em làm ở bộ phận nào?
- Dạ em làm thư viện.
Ôi nhớ ra rồi. Thì ra linh cảm là đúng. Ôi Hằng 12. Là Hằng 12 với rất nhiều những điều để kể, những điều đã được viết. Câu chuyện tai nạn. Câu chuyện mất hết tất cả khi trở về từ cõi chết. Mình từng thấy em, cô tiếp viên xinh xắn hiền ngoan hồi những năm 1995 - 1996. Dù sau đó vẫn biết tin về em qua nhiều kênh nhưng không gặp. Ôi Chúa khuôn mặt em đã khác đến nỗi mình không còn nhận ra.
Xe đến. Mình lên cùng em, đứng lại ngay phía gần cửa trước. Phụ xe nói một thanh niên cho em ngồi ké ghế. Ở em có một sự bình thản tự tin đến nỗi làm nhẹ mọi thứ xung quanh. Mình mọi khi thường hay xuống phía cuối xe tìm ghế ngồi, hôm nay đứng cạnh em suốt cả dọc đường, đôi khi còn cảm giác lúng túng như chân tay mình bị thừa thãi. Lái xe, phụ xe buýt mọi khi hay cộc cằn bỗng trở nên nhẹ nhàng vui vẻ, thỉnh thoảng lại chêm 1, 2 câu vào câu chuyện của hai chị em.
Tìm lại trên google. Những câu chuyện về em đã được phóng viên Việt Khôi kể cả rồi. Chân thực. Đúng hơn là còn chưa hết - vì em không muốn nói ra những chuyện không cần phải nhớ. Em hoàn toàn không muốn trách hận người khác.
* Một nữ tiếp viên trở về từ cõi chết - câu chuyện về sự vươn lên kì diệu
* Chuyện tình trong mơ của một nữ tiếp viên Vietnam Airlines
Em không biết rằng tôi biết về em ngày xưa và vẫn nghe tin về em cả sau này chính vì tôi có họ bà con xa với H. - người đã bỏ em ngay sau thời điểm tai nạn - ngay khi em còn đang ở giữa sự sống và cái chết - không hề một quan tâm, vương vấn (em và H. mới cưới vài tháng trước đó). Một trong những câu chuyện tệ nhất mà tôi từng biết, nhưng đã không ồn ào chỉ vì em không muốn nhắc, không gán lỗi, chỉ lặng lẽ bỏ qua.
Em kể giờ em đã có gia đình với một người chồng rất yêu thương em và một con gái hơn 2 tuổi. "Hôm phóng viên hỏi em ước mong gì, em đã nói 'em ước có một gia đình riêng ấm cúng' và anh ấy đã tỏ tình với em ngay hôm ấy chị ạ, nhưng em còn nghĩ rất nhiều. Điều cuối cùng là em sợ em không thể có con vì xương chậu từng bị vỡ. Em đã hỏi bác sĩ điều trị cho em liệu cháu có thể có con không? Được câu trả lời là 'có' em mới nhận lời lấy anh. Khi có bầu em mừng lắm. Em mang bầu và sinh con không gặp trở ngại gì. Bé rất ngoan. Em nghĩ những chuyện xảy ra là không may của số phận, nhưng bù lại, bây giờ em thấy mình rất may mắn".
Chúng tôi nói chuyện về những người quen chung, về hiện tại. Câu chuyện lấp lánh những tia vui. Em luôn cười. Ở mắt em luôn là sự hài lòng và nghị lực, không một trách oán. Cảm ơn em đã cho tôi đã cho tôi bắt đầu một ngày bằng một câu chuyện cổ tích có thật.
January 15, 2010
Nỗi nhớ Tháng ba
Labels:
Chiến tranh,
Hoa,
Thơ
Hôm nay mình làm sao thế này nhỉ? - Mình bình thường đấy chứ, không khó chịu, không mệt mỏi, không buồn không vui. Sáng dậy đúng giờ, đi làm, công việc chạy bình thường - Thế sao bỗng giật mình nhìn lại 2 cái comments vừa viết khi đọc "Chuyện đời 8" của VMC và "Jesus" ở Blog Lvu, thấy giọng mình hôm nay như nhiều muối và ớt?
Không có lý do nào để lý giải cả. Hay con người cứ thi thoảng lại vô cớ bị bật ra khỏi cái trạng thái an hòa của mình như thế, naturally?
Calm down, relax... Mình sẽ nhớ và đọc thơ nhé. Như thế có thể sẽ làm mình dịu an trở lại. Nỗi nhớ Tháng ba. Có một bài thơ hình như chưa bao giờ được đăng. Bài thơ này mình chép tay và thuộc từ hồi đi học (mình nhớ tác giả là anh Nam Long học trường Tàu Odessa những năm cuối 1980s). Và từ khi biết bài thơ, mình yêu loài hoa xoan, kỳ lạ thế.
Nỗi nhớ Tháng ba
(tác giả: Nam Long)
Khi Hoa Xoan nở trắng đường xuống bến
Em nhớ tháng ba về
Nỗi nhớ như từng tia nắng mỏng
Nhắc cái nắm tay buổi tiễn đưa
Hai mươi năm đến bây giờ
Bến nước làng ta mỗi mùa thêm bậc
Em đợi anh cả thời trẻ nhất
Chỉ vì một bận nắm tay
Anh đi, gởi lại nụ cười
Cùng bạn bè đi giữ gìn biên giới
Chọn tấc đất thiêng anh nằm lại
Bến sông quê thành nỗi nhớ tháng ba
Mùa Xuân này trên ấy nhiều hoa
Em với đóa bông Trang trôi về ngấn nước
Hoa vô tư như tình anh ngày trước
Theo tháng ba đi, về...
Hai mươi năm một nỗi nhớ day dưa
Bến sông quê nhớ người trai trẻ
Nỗi nhớ tháng ba thành mùa hoa Xoan nở
Nhắc nguyên tình ta buổi tiễn đưa.
Đọc xong, viết xong... lại hơi buồn.
(hình: sưu tầm từ google search)
Không có lý do nào để lý giải cả. Hay con người cứ thi thoảng lại vô cớ bị bật ra khỏi cái trạng thái an hòa của mình như thế, naturally?
Calm down, relax... Mình sẽ nhớ và đọc thơ nhé. Như thế có thể sẽ làm mình dịu an trở lại. Nỗi nhớ Tháng ba. Có một bài thơ hình như chưa bao giờ được đăng. Bài thơ này mình chép tay và thuộc từ hồi đi học (mình nhớ tác giả là anh Nam Long học trường Tàu Odessa những năm cuối 1980s). Và từ khi biết bài thơ, mình yêu loài hoa xoan, kỳ lạ thế.
Nỗi nhớ Tháng ba
(tác giả: Nam Long)
Khi Hoa Xoan nở trắng đường xuống bến
Em nhớ tháng ba về
Nỗi nhớ như từng tia nắng mỏng
Nhắc cái nắm tay buổi tiễn đưa
Hai mươi năm đến bây giờ
Bến nước làng ta mỗi mùa thêm bậc
Em đợi anh cả thời trẻ nhất
Chỉ vì một bận nắm tay
Anh đi, gởi lại nụ cười
Cùng bạn bè đi giữ gìn biên giới
Chọn tấc đất thiêng anh nằm lại
Bến sông quê thành nỗi nhớ tháng ba
Mùa Xuân này trên ấy nhiều hoa
Em với đóa bông Trang trôi về ngấn nước
Hoa vô tư như tình anh ngày trước
Theo tháng ba đi, về...
Hai mươi năm một nỗi nhớ day dưa
Bến sông quê nhớ người trai trẻ
Nỗi nhớ tháng ba thành mùa hoa Xoan nở
Nhắc nguyên tình ta buổi tiễn đưa.
Đọc xong, viết xong... lại hơi buồn.
(hình: sưu tầm từ google search)
January 13, 2010
Thăm bạn ốm
Hôm qua cùng 3 anh chị nữa vào thăm một anh cùng là LHS nằm viện Việt Đức. Anh bị K. vừa phải mổ cắt 4/5 dạ dày. Đến nơi lại không đúng giờ thăm bệnh nên phải xin bảo vệ mới được cho phép lần lượt từng người vào thăm. Mình vào trước. Anh tỉnh táo. Cười nhẹ. Anh nói chuyện nhẹ nhõm như anh chỉ bị một cơn cảm rồi sẽ qua. Không thấy ở anh cái sự lên gân lên cốt cố gắng, cũng không có vẻ quá mệt mỏi của một người vừa qua ca mổ dù chắc chắn vết mổ còn rất đau, và hơn thế những ưu tư trong sâu kia không hề ít. Nhẹ nhàng. Người nằm bệnh xoa dịu người đến thăm.
Mình không phải người khó chịu ở đa phần thời gian, đa phần hoàn cảnh, nhưng có một điều đặc biệt là mình cảm thấy khó chấp nhận khi chứng kiến người ta yếu ớt èo uột ỉ lại chỉ trông đợi giúp đỡ. Khi còn có thể cố gắng mà không chịu cố gắng, chỉ luẩn quẩn đổ thừa tại cái này, tại cái kia là mình ghét đến bức bối. Trong mọi hoàn cảnh phải luôn tự cố gắng đã trước khi trông chờ người khác chìa tay đỡ.
Và thế, ngược lại, mỗi khi nhìn thấy một người chống chọi với nghịch cảnh mà vẫn giữ được vẻ điềm tĩnh, vẫn ráng tươi tỉnh, vẫn nghĩ được cho người khác là mình cảm động đến thắt lòng, cảm động và ngưỡng mộ. Khi rất ghét một điều gì thì sẽ rất ngưỡng mộ điều ngược lại.
Câu chuyện trong bệnh viện cứ vẩn vơ trong đầu mãi. Tối, nói chuyện với một người bạn qua mạng. Bạn kể bạn mới xem một bộ phim rất cảm động nói về người chồng bị bạo bệnh nhưng giấu vợ con, lo thu xếp mọi thứ trước khi chết, tìm người yêu cũ của vợ, bố của con gái đầu về và sắp xếp làm như tình cờ vậy...
Mình nhớ mình cũng đã xem một phim của Trung Quốc, lâu lắm rồi, về một người mẹ có 5 đứa con (hay 6, không nhớ nữa) từ vài tuổi đến mười mấy tuổi, nghèo, chồng đã chết. Rồi bà phát hiện bà bị ung thư. Bà cố gắng chạy đua với thời gian còn lại, dồn hết nghị lực làm mọi việc để lo cho các con khi bà không còn. Bà tìm người thân nhận hoặc các nơi bà có thể yên tâm gửi con làm con nuôi. Cứ thế từng đứa một. Và thế bà đã kịp thu xếp cho tất cả những đứa con của mình trước khi thời gian của bà đến lúc.
Xem phim, nhìn những điều gặp trong cuộc sống, là có ảnh hưởng chứ.
Bạn bảo cứ hay nghĩ vậy sẽ khổ đấy, 'hấp thụ nỗi buồn thế gian vào người'. Nhưng mình không nặng nề. Nhìn anh ấy bệnh mà vẫn nhẹ nhàng thế, mình đâu có nặng nề. Chỉ nghĩ: Nếu rơi vào trường hợp như mấy bộ phim mới nhắc đến mình cũng sẽ cố gắng làm như vậy (NẾU thôi, hơi linh tinh một chút).
Mình không phải người khó chịu ở đa phần thời gian, đa phần hoàn cảnh, nhưng có một điều đặc biệt là mình cảm thấy khó chấp nhận khi chứng kiến người ta yếu ớt èo uột ỉ lại chỉ trông đợi giúp đỡ. Khi còn có thể cố gắng mà không chịu cố gắng, chỉ luẩn quẩn đổ thừa tại cái này, tại cái kia là mình ghét đến bức bối. Trong mọi hoàn cảnh phải luôn tự cố gắng đã trước khi trông chờ người khác chìa tay đỡ.
Và thế, ngược lại, mỗi khi nhìn thấy một người chống chọi với nghịch cảnh mà vẫn giữ được vẻ điềm tĩnh, vẫn ráng tươi tỉnh, vẫn nghĩ được cho người khác là mình cảm động đến thắt lòng, cảm động và ngưỡng mộ. Khi rất ghét một điều gì thì sẽ rất ngưỡng mộ điều ngược lại.
Câu chuyện trong bệnh viện cứ vẩn vơ trong đầu mãi. Tối, nói chuyện với một người bạn qua mạng. Bạn kể bạn mới xem một bộ phim rất cảm động nói về người chồng bị bạo bệnh nhưng giấu vợ con, lo thu xếp mọi thứ trước khi chết, tìm người yêu cũ của vợ, bố của con gái đầu về và sắp xếp làm như tình cờ vậy...
Mình nhớ mình cũng đã xem một phim của Trung Quốc, lâu lắm rồi, về một người mẹ có 5 đứa con (hay 6, không nhớ nữa) từ vài tuổi đến mười mấy tuổi, nghèo, chồng đã chết. Rồi bà phát hiện bà bị ung thư. Bà cố gắng chạy đua với thời gian còn lại, dồn hết nghị lực làm mọi việc để lo cho các con khi bà không còn. Bà tìm người thân nhận hoặc các nơi bà có thể yên tâm gửi con làm con nuôi. Cứ thế từng đứa một. Và thế bà đã kịp thu xếp cho tất cả những đứa con của mình trước khi thời gian của bà đến lúc.
Xem phim, nhìn những điều gặp trong cuộc sống, là có ảnh hưởng chứ.
Bạn bảo cứ hay nghĩ vậy sẽ khổ đấy, 'hấp thụ nỗi buồn thế gian vào người'. Nhưng mình không nặng nề. Nhìn anh ấy bệnh mà vẫn nhẹ nhàng thế, mình đâu có nặng nề. Chỉ nghĩ: Nếu rơi vào trường hợp như mấy bộ phim mới nhắc đến mình cũng sẽ cố gắng làm như vậy (NẾU thôi, hơi linh tinh một chút).
January 11, 2010
Mùa hè rớt - Olga Berggolts
Hôm nay là giữa đông, vậy mà trời hửng hanh hanh nắng. Tự nhiên hơi lãng đãng, nhớ cái tiết cuối hè chuyển sang thu 'khe khẽ như không phơ phất - hoa sặc sỡ đến lo âu' mà người Nga đã đặt một cái tên gọi riêng là бабье лето. Từ này, Bằng Việt đã dịch là 'mùa hè rớt' từ bài thơ 'Бабье лето' của nhà thơ Nga Olga Berggolts. Và cái từ "Mùa hè rớt" đã trở thành 'thương hiệu riêng' của Bằng Việt từ đó.
(hình: sưu tầm từ google search)
MÙA HÈ RỚT
(Bằng Việt dịch)
Có một mùa trong ánh sáng diệu kỳ,
Cái nóng êm ru, màu trời không chói,
Mùa hè rớt – cho những người yếu đuối,
Cứ ngỡ ngàng như mới bắt đầu xuân!
Trên má mơ hồ tơ nhện bay giăng,
Khe khẽ như không, nhẹ nhàng, phơ phất,
Lanh lảnh bầy chim bay đi muộn nhất,
Hoa cuối mùa sặc sỡ đến lo âu!
Những trận mưa rào đã tắt từ lâu,
Tất cả thấm trong cánh đồng lặng sẫm...
Hạnh phúc – hiếm hơn khoé nhìn say đắm
Ghen tuông – dù chua chát cũng thưa hơn!
Ôi cái mùa đại lượng rất thân thương,
Ta tiếp nhận, vì ngươi sâu sắc quá!
Nhưng ta nhớ, trời ơi, ta vẫn nhớ,
Tình yêu đâu? Rừng lặng, bóng sao im.
Sao ơi sao, sao sắp rụng vào đêm,
Ta biết lắm, thời gian đang vĩnn biệt...
Nhưng chỉ mãi bây giờ, ta mới biết
Yêu thương, ngậm ngùi, tha thứ, chia tay...!
БАБЬЕ ЛЕТО
(Olga Berggolts)
Есть время природы особого света,
неяркого солнца, нежнейшего зноя;
Оно называется
бабье лето
и в прелести спорит с самою весною.
Уже на лицо осторожно садится
летучая, легкая паутина...
Как звонко поют запоздалые птицы!
Как пышно и грозно пылают куртины!
Давно отгремели могучие ливни,
все отдано тихой и темною нивой…
Все чаще от взгляда бываю счастливой,
все реже и горше бываю ревнивой.
О, мудрость щедрейшего бабьего лета,
с отрадой тебя принимаю... И все же.
любовь моя, где ты, аукнемся, где ты?
А рощи безмолвны, а звезды все строже...
Вот видишь — проходит пора звездопада,
и, кажется, время навек разлучаться...
...А я лишь теперь понимаю, как надо
любить, и жалеть, и прощать, и прощаться...
(hình: sưu tầm từ google search)
MÙA HÈ RỚT
(Bằng Việt dịch)
Có một mùa trong ánh sáng diệu kỳ,
Cái nóng êm ru, màu trời không chói,
Mùa hè rớt – cho những người yếu đuối,
Cứ ngỡ ngàng như mới bắt đầu xuân!
Trên má mơ hồ tơ nhện bay giăng,
Khe khẽ như không, nhẹ nhàng, phơ phất,
Lanh lảnh bầy chim bay đi muộn nhất,
Hoa cuối mùa sặc sỡ đến lo âu!
Những trận mưa rào đã tắt từ lâu,
Tất cả thấm trong cánh đồng lặng sẫm...
Hạnh phúc – hiếm hơn khoé nhìn say đắm
Ghen tuông – dù chua chát cũng thưa hơn!
Ôi cái mùa đại lượng rất thân thương,
Ta tiếp nhận, vì ngươi sâu sắc quá!
Nhưng ta nhớ, trời ơi, ta vẫn nhớ,
Tình yêu đâu? Rừng lặng, bóng sao im.
Sao ơi sao, sao sắp rụng vào đêm,
Ta biết lắm, thời gian đang vĩnn biệt...
Nhưng chỉ mãi bây giờ, ta mới biết
Yêu thương, ngậm ngùi, tha thứ, chia tay...!
БАБЬЕ ЛЕТО
(Olga Berggolts)
Есть время природы особого света,
неяркого солнца, нежнейшего зноя;
Оно называется
бабье лето
и в прелести спорит с самою весною.
Уже на лицо осторожно садится
летучая, легкая паутина...
Как звонко поют запоздалые птицы!
Как пышно и грозно пылают куртины!
Давно отгремели могучие ливни,
все отдано тихой и темною нивой…
Все чаще от взгляда бываю счастливой,
все реже и горше бываю ревнивой.
О, мудрость щедрейшего бабьего лета,
с отрадой тебя принимаю... И все же.
любовь моя, где ты, аукнемся, где ты?
А рощи безмолвны, а звезды все строже...
Вот видишь — проходит пора звездопада,
и, кажется, время навек разлучаться...
...А я лишь теперь понимаю, как надо
любить, и жалеть, и прощать, и прощаться...
January 09, 2010
Chuyện làm bếp
Labels:
Chia sẻ,
Khoa học thường thức,
Nấu nướng - Nội trợ
Phải nói ngay từ đầu là mình không phải chuyên gia về nấu ăn, cũng không giỏi, chỉ thường thường trong cái mảng 'kỹ năng' này. Nhưng vì thích nấu nên hay học, nấu mãi thì cũng học được chút kinh nghiệm hay hay. À có lẽ nói thích nấu chưa chính xác - đúng hơn là mình thích nhìn thấy món ăn của mình nấu xong được người ăn hưởng ứng, hít hà, xuýt xoa khen, ăn hết sạch trơn... Nói chân thật thì có lẽ chỉ là cái tội thích được khen nịnh :)
Mình định viết cái tựa đề là chuyện nấu ăn, sau đổi lại là chuyện làm bếp - vì để chuẩn bị bữa ăn không chỉ là 'nấu thế nào', mà còn có cả khâu thiết kế (một mâm cơm hợp lý và nhìn bắt mắt nữa).
Bữa ăn bây giờ mà quá nhiều thịt, cá thì rất khó ăn. Còn phải làm sao để màu sắc trông tươi và sinh động nữa. Hãy chêm ít nhất 3 loại rau củ. Các loại rau củ có màu tự nhiên rất phong phú đủ để bạn có thể hình dung ra một mâm cơm đẹp :)
Chuyện 'mâm cơm đẹp' này rất thú vị. Nhiều khi nấu một bữa ăn, có vài ba món thì mất một hoặc tệ hơn là hai món không đạt. Trang trí bắt mắt ai biết đâu, khách nhìn đẹp quá chưa ăn đã thấy thích thú, nhỡ lại chót nhanh miệng khen đầu bếp nữa thì ôi thôi, chút sau có cắn nhầm muối hạt cũng đành ráng nuốt trôi rồi 'ngậm bồ hòn làm ngọt'. Thế là muối hạt thì im lặng, lời khen thì truyền đi (cái này gọi là: không ngon nhưng quân tử lỡ khen rồi (1)), hì hì.
Điều tiếp theo mình nhận thấy là một món ăn ngon mang một theo giá trị vô hình rất đặc biệt - đấy là cái hồn của người nấu. Cũng giống như giọng hát chuẩn, bài bản nhưng hát không có hồn bài hát thành nhạt, bức tranh không có hồn chẳng thể là bức tranh đẹp, món quà đắt tiền không mang theo sự quan tâm chân thành của người tặng chỉ có giá để đem bán hoặc trưng khoe. Mà lạ, cũng là món ăn mình đã nấu thạo đến thành món ruột, nhưng rõ hôm nào tâm trạng không tốt thì mình chế nó thành rất dở, hôm nào vui vẻ tươi tỉnh thì nó rất ngon. Có lẽ cái gương mặt tươi rói của người đứng bếp cũng là một thứ gia vị rất quan trọng. Nếu vừa nấu vừa hát nữa thì chắc người ăn sẽ ngất ngây luôn :). (Cái này thì lại là: không hẳn ngon nhưng 'họ' lại thấy ngon (2)).
Có một bí kíp là: hãy làm cho món ăn của bạn độc đáo. Ví như một món ăn thông dụng ai cũng biết, lên anh gu gờ đánh tên vào, bấm sớt-chờ một cái là thấy cả dãy trang dạy tỉ mỉ công thức nấu, rành mạch đến từng chi tiết... thế mà sao vẫn có người này nấu ngon, người kia nấu dở? Còn hơn thế nữa, làm thế nào để người ta vẫn khen bạn nấu ngon dù trước đó họ đã từng được ăn chính món ấy ở hơn 10 chỗ khác rồi? - câu trả lời là món ăn của bạn phải có cái gì đó độc đáo.
'Cái gì đó' ở đây đôi khi nhỏ thôi, nhưng lại là điểm nhấn tinh tế cho món ăn của bạn: một chút đường bỏ vào xào chung với dưa khi nấu canh dưa chua; nhúng rau muống sau, nhưng vớt ra trước để giữ nước canh trong cho món canh rau muống nấu khoai sọ; phi xả băm cho giòn thơm trong món mực xào xả ớt (hoặc vịt/gà xào xả ớt); hương vị của vài lát gừng và chanh xắt mỏng trong món cá hồi bỏ lò; thêm dầu hào trong hỗn hợp gia vị ướp các món thịt nướng..v.v.. Tất nhiên các bí quyết làm độc đáo này phải hợp với món ăn của bạn, làm nó ngon và đặc biệt hơn, bám vào cái dây thần kinh khẩu vị của người ăn và làm họ nhớ ((3): nhớ mà không biết nhớ vì cái gì). Những mẹo riêng cho mỗi món kiểu này phải đúc rút qua kinh nghiệm và/hoặc chịu khó học (lỏm) chứ đừng tự tích cực quá sáng tạo lung tung nhé :)
Khi bạn nấu rất thạo một món ăn nào đó rồi, nắm được cái hồn của món ăn đó thì có thể thử sáng tạo.
Cuối cùng, món ăn dù ngon mà ăn từ hôm nay qua ngày mai rồi cách 2 ngày sau lại lặp lại thì trở thành 'phải ăn' rồi. Hãy cố gắng để sự lặp lại là ít nhất trong thực đơn bữa ăn 1 tuần của bạn. Bữa ăn phải vui vẻ chứ đừng là miễn cưỡng, đúng không?
(hình trong bài sưu tầm từ google search)
Mình định viết cái tựa đề là chuyện nấu ăn, sau đổi lại là chuyện làm bếp - vì để chuẩn bị bữa ăn không chỉ là 'nấu thế nào', mà còn có cả khâu thiết kế (một mâm cơm hợp lý và nhìn bắt mắt nữa).
Bữa ăn bây giờ mà quá nhiều thịt, cá thì rất khó ăn. Còn phải làm sao để màu sắc trông tươi và sinh động nữa. Hãy chêm ít nhất 3 loại rau củ. Các loại rau củ có màu tự nhiên rất phong phú đủ để bạn có thể hình dung ra một mâm cơm đẹp :)
Chuyện 'mâm cơm đẹp' này rất thú vị. Nhiều khi nấu một bữa ăn, có vài ba món thì mất một hoặc tệ hơn là hai món không đạt. Trang trí bắt mắt ai biết đâu, khách nhìn đẹp quá chưa ăn đã thấy thích thú, nhỡ lại chót nhanh miệng khen đầu bếp nữa thì ôi thôi, chút sau có cắn nhầm muối hạt cũng đành ráng nuốt trôi rồi 'ngậm bồ hòn làm ngọt'. Thế là muối hạt thì im lặng, lời khen thì truyền đi (cái này gọi là: không ngon nhưng quân tử lỡ khen rồi (1)), hì hì.
Điều tiếp theo mình nhận thấy là một món ăn ngon mang một theo giá trị vô hình rất đặc biệt - đấy là cái hồn của người nấu. Cũng giống như giọng hát chuẩn, bài bản nhưng hát không có hồn bài hát thành nhạt, bức tranh không có hồn chẳng thể là bức tranh đẹp, món quà đắt tiền không mang theo sự quan tâm chân thành của người tặng chỉ có giá để đem bán hoặc trưng khoe. Mà lạ, cũng là món ăn mình đã nấu thạo đến thành món ruột, nhưng rõ hôm nào tâm trạng không tốt thì mình chế nó thành rất dở, hôm nào vui vẻ tươi tỉnh thì nó rất ngon. Có lẽ cái gương mặt tươi rói của người đứng bếp cũng là một thứ gia vị rất quan trọng. Nếu vừa nấu vừa hát nữa thì chắc người ăn sẽ ngất ngây luôn :). (Cái này thì lại là: không hẳn ngon nhưng 'họ' lại thấy ngon (2)).
Có một bí kíp là: hãy làm cho món ăn của bạn độc đáo. Ví như một món ăn thông dụng ai cũng biết, lên anh gu gờ đánh tên vào, bấm sớt-chờ một cái là thấy cả dãy trang dạy tỉ mỉ công thức nấu, rành mạch đến từng chi tiết... thế mà sao vẫn có người này nấu ngon, người kia nấu dở? Còn hơn thế nữa, làm thế nào để người ta vẫn khen bạn nấu ngon dù trước đó họ đã từng được ăn chính món ấy ở hơn 10 chỗ khác rồi? - câu trả lời là món ăn của bạn phải có cái gì đó độc đáo.
'Cái gì đó' ở đây đôi khi nhỏ thôi, nhưng lại là điểm nhấn tinh tế cho món ăn của bạn: một chút đường bỏ vào xào chung với dưa khi nấu canh dưa chua; nhúng rau muống sau, nhưng vớt ra trước để giữ nước canh trong cho món canh rau muống nấu khoai sọ; phi xả băm cho giòn thơm trong món mực xào xả ớt (hoặc vịt/gà xào xả ớt); hương vị của vài lát gừng và chanh xắt mỏng trong món cá hồi bỏ lò; thêm dầu hào trong hỗn hợp gia vị ướp các món thịt nướng..v.v.. Tất nhiên các bí quyết làm độc đáo này phải hợp với món ăn của bạn, làm nó ngon và đặc biệt hơn, bám vào cái dây thần kinh khẩu vị của người ăn và làm họ nhớ ((3): nhớ mà không biết nhớ vì cái gì). Những mẹo riêng cho mỗi món kiểu này phải đúc rút qua kinh nghiệm và/hoặc chịu khó học (lỏm) chứ đừng tự tích cực quá sáng tạo lung tung nhé :)
Khi bạn nấu rất thạo một món ăn nào đó rồi, nắm được cái hồn của món ăn đó thì có thể thử sáng tạo.
Cuối cùng, món ăn dù ngon mà ăn từ hôm nay qua ngày mai rồi cách 2 ngày sau lại lặp lại thì trở thành 'phải ăn' rồi. Hãy cố gắng để sự lặp lại là ít nhất trong thực đơn bữa ăn 1 tuần của bạn. Bữa ăn phải vui vẻ chứ đừng là miễn cưỡng, đúng không?
(hình trong bài sưu tầm từ google search)
January 07, 2010
Những cung bậc của một ngày
Labels:
Cuộc sống,
Đất nước tôi
1. Bức xúc:
Sáng điểm qua tin báo. Ở một nơi thuộc địa phận TP Hồ Chí Minh - nhìn quang cảnh không thể đổ cho lỗi nghèo nàn, mà sao sự hiểu biết lại xác xơ đến vậy. Một người phụ nữ bị người nhà trói tay chây vứt nằm giữa đường. Thằng bé con trai 5 tuổi vào cởi trói cho mẹ bị đánh ngăn lại. Một số người vào can. Một số người đứng nhìn. Ở bức tranh này có một sự vô cảm đến phát sợ.
Cho dù trước đó là câu chuyện gì đi nữa thì hành động này quá sức phản cảm, quá sức tệ hại... không biết dùng từ gì để nói nữa.
http://vietnamnet.vn/xahoi/doisong/201001/Mot-phu-nu-bi-nguoi-nha-day-doa-giua-duong-888141/
Có ai gọi cho chính quyền, khu phố không nhỉ? lạ thật, họ ở đâu nhỉ? VN mình vẫn có một cái rất dở là lệ lớn hơn luật. Người ta phán xét sự việc xung quanh chủ yếu theo lệ và rất ít ý thức theo pháp luật. Chuyện bạo hành là vi phạm pháp luật nhưng nếu đó là người nhà thì người ta lại bảo: Ôi chuyện nhà người ta. Thế người nhà thì được bạo hành nhau à?
Sẽ là một ấn tượng kinh khủng và ám ảnh với cậu bé 5 tuổi con trai nạn nhân. Nếu vết thương tinh thần đóng góp để tạo nên một nhân cách méo mó, dễ gây gổ, bạo lực sau này thì lại đất nước hứng chịu. Không biết có ai nghĩ đến điều ấy không.
2. Ngọt ngào và bình yên:
Trái đất luôn cân bằng, vì thế nó lơ lửng mà vẫn trường tồn. Có đỉnh điểm này thì lại có đỉnh điểm ở phía ngược lại để tổng quan tất cả lại trở về điểm cân bằng.
Đọc "Chống chếnh mùa, cần một người cho đời thôi lẻ bóng" mà suốt bài viết chẳng hề thấy chống chếnh, chỉ thấy một người đang trải lòng nhẹ nhàng đón nhận cái lạnh bình yên của mùa đông:
http://www.vietnamnet.vn/blogviet/ketnoi/201001/Chong-chenh-mua-can-mot-nguoi-cho-doi-thoi-le-bong-887812/
"...Và mùa đông, mình yêu mùa đông nhất, đơn giản là mình ghét mùa hè và phức tạp hơn, mình yêu những hoài niệm về một mùa đông xa lắc... Yêu nhất là hơi ấm trong những ngày đông gió gọi, hơi lạnh phả vào mặt, vào tai, vào mặt, lạnh buốt, rét ngọt... Những lúc ấy, nếu có người yêu thì thèm một vòng tay, còn chỉ có bạn bè thì thèm một cái nắm tay, một cái xích lại gần nhau, thế là đủ cho đông thôi gào thét.
Khi bận rộn, khi chỉ có một mình, cần một nâu hòa tan thôi cùng được, rồi giữ khư khư cốc tỏa khói thơm ngào trong tay thật lâu, rồi đưa mắt nhìn ra xa xăm, không phải là đang cố tỏ ra ta lãng mạn mà thật giản dị, mình đang tận hưởng giây phút yên bình không xao động.. Thế là đủ!" (Trích từ "Chống chếnh mùa..." - link trên)
(hình trong bài sưu tầm từ google search)
Sáng điểm qua tin báo. Ở một nơi thuộc địa phận TP Hồ Chí Minh - nhìn quang cảnh không thể đổ cho lỗi nghèo nàn, mà sao sự hiểu biết lại xác xơ đến vậy. Một người phụ nữ bị người nhà trói tay chây vứt nằm giữa đường. Thằng bé con trai 5 tuổi vào cởi trói cho mẹ bị đánh ngăn lại. Một số người vào can. Một số người đứng nhìn. Ở bức tranh này có một sự vô cảm đến phát sợ.
Cho dù trước đó là câu chuyện gì đi nữa thì hành động này quá sức phản cảm, quá sức tệ hại... không biết dùng từ gì để nói nữa.
http://vietnamnet.vn/xahoi/doisong/201001/Mot-phu-nu-bi-nguoi-nha-day-doa-giua-duong-888141/
Có ai gọi cho chính quyền, khu phố không nhỉ? lạ thật, họ ở đâu nhỉ? VN mình vẫn có một cái rất dở là lệ lớn hơn luật. Người ta phán xét sự việc xung quanh chủ yếu theo lệ và rất ít ý thức theo pháp luật. Chuyện bạo hành là vi phạm pháp luật nhưng nếu đó là người nhà thì người ta lại bảo: Ôi chuyện nhà người ta. Thế người nhà thì được bạo hành nhau à?
Sẽ là một ấn tượng kinh khủng và ám ảnh với cậu bé 5 tuổi con trai nạn nhân. Nếu vết thương tinh thần đóng góp để tạo nên một nhân cách méo mó, dễ gây gổ, bạo lực sau này thì lại đất nước hứng chịu. Không biết có ai nghĩ đến điều ấy không.
2. Ngọt ngào và bình yên:
Trái đất luôn cân bằng, vì thế nó lơ lửng mà vẫn trường tồn. Có đỉnh điểm này thì lại có đỉnh điểm ở phía ngược lại để tổng quan tất cả lại trở về điểm cân bằng.
Đọc "Chống chếnh mùa, cần một người cho đời thôi lẻ bóng" mà suốt bài viết chẳng hề thấy chống chếnh, chỉ thấy một người đang trải lòng nhẹ nhàng đón nhận cái lạnh bình yên của mùa đông:
http://www.vietnamnet.vn/blogviet/ketnoi/201001/Chong-chenh-mua-can-mot-nguoi-cho-doi-thoi-le-bong-887812/
"...Và mùa đông, mình yêu mùa đông nhất, đơn giản là mình ghét mùa hè và phức tạp hơn, mình yêu những hoài niệm về một mùa đông xa lắc... Yêu nhất là hơi ấm trong những ngày đông gió gọi, hơi lạnh phả vào mặt, vào tai, vào mặt, lạnh buốt, rét ngọt... Những lúc ấy, nếu có người yêu thì thèm một vòng tay, còn chỉ có bạn bè thì thèm một cái nắm tay, một cái xích lại gần nhau, thế là đủ cho đông thôi gào thét.
Khi bận rộn, khi chỉ có một mình, cần một nâu hòa tan thôi cùng được, rồi giữ khư khư cốc tỏa khói thơm ngào trong tay thật lâu, rồi đưa mắt nhìn ra xa xăm, không phải là đang cố tỏ ra ta lãng mạn mà thật giản dị, mình đang tận hưởng giây phút yên bình không xao động.. Thế là đủ!" (Trích từ "Chống chếnh mùa..." - link trên)
(hình trong bài sưu tầm từ google search)
January 06, 2010
Phim "Hàng rào ngăn thỏ", Nước Úc và Thế hệ bị đánh cắp
Trong một giờ học thư viện của lớp học dự bị tiếng Anh thuộc chương trình học bổng AusAID, bà giáo người Úc đã giới thiệu với chúng tôi bộ phim "Hàng rào ngăn Thỏ" (Rabbit-Proof Fence). Bà kể rằng bộ phim dựa trên tiểu thuyết "Lần theo hàng rào ngăn Thỏ" (Follow the Rabbit-Proof Fence) của Doris Pilkington Garimara. Đây là một câu chuyện có thực, về một 'lịch sử đáng xấu hổ' (lời của bà) trong việc khai phá, thành lập và xây dựng nước Úc của người da trắng.
(Hình: Poster của bộ phim Rabbit-Proof Fence, 2002)
Đó là lần đầu tiên tôi được nghe về câu chuyện của Thế Hệ Bị Đánh Cắp (Stolen Generation) trong lịch sử nước Úc. Họ là những nạn nhân của chính sách độc đoán 'văn minh hóa trẻ em thổ dân' kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thập kỷ 1960s của thế kỷ 20.
Để kể toàn bộ câu chuyện này, phải quay lại từ năm 1859, khi Thomas Austin nhập cảng 24 loại thỏ và thả vào nông trại ở tiểu bang Victoria. Ông tin là ở một châu Úc rộng như thế, một ít thỏ không làm hại gì mà có thể mang thêm vẻ sinh động. Năm 1894 thỏ lan tràn khắp Úc Châu, cắn phá mùa màng. Sau thế chiến lần thứ nhất, miền Tây của Châu Úc bị dịch thỏ hoành hành, nông dân phải dựng hàng rào cá nhân và dùng mồi có thuốc độc để trừ thỏ. Từ năm 1901 đến 1907, người ta đã 3 lần dựng lên hàng rào chạy suốt từ Bắc đến Nam bang Tây Úc, dài mấy nghìn dặm (1 dặm tương đương khoảng 1,6km) để ngăn sự lan tràn của đại dịch thỏ, được gọi là Hàng rào ngăn Thỏ (Rabbit- proof Fence).[5]
Trước khi Anh chiếm Úc Châu làm thuộc địa, đa số người sinh sống ở đây là thổ dân, được gọi chung là Aborigines, thuộc giòng họ người Torres Strait Islanders. Lâu dần, một số ít người da trắng kết hợp với dân địa phương sinh ra một số trẻ em lai mang hai dòng máu. Giới chính quyền thuộc địa khi đó đưa ra một chính sách gom những trẻ em này và 'văn minh hóa' chúng. Họ nói rằng họ phải bảo vệ nhóm trẻ em có mang dòng máu người da trắng, tuy nhiên theo nhiều nguồn tin, lý do chính của chính sách này là chính quyền có ý định đồng hóa các em thổ dân, cho các em giá trị châu Âu nhằm xóa đi ảnh hưởng văn hóa, ngôn ngữ cùng các truyền thống của người thổ dân Úc. Theo chính sách này, chính phủ cử người tới các cộng đồng thổ dân, tách riêng trẻ em có da màu nhạt hơn, cưỡng bức lấy đi khỏi cha mẹ và trao cho các gia đình da trắng, trại trẻ mồ côi và các cơ quan khác. Tình trạng cách ly này dẫn đến nhiều hậu quả đau buồn. Đa số các em này lớn lên mà không biết nguồn gốc gia đình, không có ý thức chủng tộc hay văn hóa, trong đó nhiều em đối mặt với cảm giác bất an, thiếu tự tin, mang nặng mặc cảm tự ti, chán đời, muốn tự tử, hay lâm vào cảnh nghiện ngập, hút sách hay bạo động.[6]
Nhà sử học Robert Manne đã gọi đây là "hành động đáng hổ thẹn nhất của Australia trong thế kỷ 20". Theo các nghiên cứu mang tên "Trả họ về nhà" được công bố vào cuối những năm 1990s, có hơn 10,000 trẻ em thổ dân đã bị chính phủ tước đoạt từ mái ấm gia đình trong khoảng thời gian từ năm 1910 đến 1970, sau này được nói đến như Stolen Generation (Thế hệ bị đánh cắp). Nhiều người dân Australia khi đó mới biết về chuyện này nhưng họ hoàn toàn thờ ơ. [1]
Cuối cùng, sau rất nhiều đấu tranh của cộng đồng thổ dân, ngày 13/02/2008 Thủ tướng Australia Kevin Rudd đã lên sóng truyền hình quốc gia đưa ra lời xin lỗi chính thức với những người thuộc Thế hệ bị đánh cắp[2]. Hàng ngàn người Thổ dân đã tụ họp bên ngoài tòa Quốc hội Liên bang ở Canberra để nghe lời xin lỗi đầu tiên từ Thủ tướng trong suốt lịch sử Úc, kể từ ngày Thế hệ bị đánh cắp bị cưỡng đoạt khỏi mái ấm gia đình. Thời khắc 9 giờ sáng ngày thứ Tư 13/02/2008 đã đi vào lịch sử nước Úc như một dấu mốc đáng ghi nhận trong hơn 220 lập quốc của nước này.[6]
Trở lại với câu chuyện phim "Hàng Rào Ngăn Thỏ" (Rabbit-Proof Fence, 2002) dựa trên cuốn tiểu thuyết "Follow the Rabbit-Proof Fence" của Doris Pilkington. Tác giả cuốn sách đã thuật lại câu chuyện thực về cuộc đời người mẹ của bà.
Câu chuyện xảy ra năm 1931, dưới sự cầm quyền của A. O. Neville - người lãnh đạo chương trình bảo vệ trẻ em có nửa dòng máu trắng, Molly Craig (mẹ của Doris) khi đó 14 tuổi cùng với người em gái tên Daisy Craig (8 tuổi) và người em họ tên Gracie Field (10 tuổi) bị bắt khỏi nhà đem về Trại định cư sông Moore dành cho người thổ dân. Molly đã dẫn hai em chạy trốn khỏi trại tập trung. Không biết đường về nhưng biết hàng rào ngăn thỏ chạy ngang qua Jigalong làng mình nên Molly dẫn hai em đi bộ dọc theo hàng rào để tìm về. Cuộc hành trình kéo dài 9 tuần, 1500 dặm đường, vượt qua đói khát, vượt qua cái nắng giết người trên sa mạc Tây Úc nổi tiếng khắc nghiệt và sự lùng bắt gắt gao của những người quản lý trại. Gracie bị bắt lại. Cuối cùng, nhờ sự khôn ngoan, một phần do may mắn và sự tốt bụng giúp đỡ của một ít người gặp trên đường trốn chạy, Molly dẫn được Daisy về đến làng, gặp lại mẹ và bà.
Cuốn phim vô cùng cảm động. Diễn viên không khóc, đúng hơn là khóc mà không phải tiếng khóc, nhưng luôn là nước mắt ở người xem. Khi ba đứa trẻ bị người da trắng tới bắt lên xe hơi chạy đi, hai người đàn bà mất con, mẹ của Molly và Daisy và mẹ của Gracie lăn lộn gào thét vì đau khổ và bất lực. Tiếng khóc của họ không như tiếng khóc, nó như một tiếng tru đau đớn thống thiết mà không ngôn từ, nước mắt nào có thể diễn tả được. Sau đó là cuộc hành trình trốn chạy thống khổ của 3 đứa trẻ qua 1500 dặm đường (~2400km) để trở về vòng tay mẹ.
Sự xuất hiện của Molly và Daisy đời thực (86 và 79 tuổi) ở cuối phim khiến cho sự xúc động lên đến tột đỉnh[4]. Sau này, khi đã lấy chồng và có con, chính Molly lại một lần nữa bị bắt lại về Trại Định cư sông Moore cùng 2 con gái nhỏ của Bà. Molly ôm con chạy trốn lần nữa nhưng chỉ mình bà được tự do. Cho đến khi bộ phim về cuộc đời bà được dựng (2001), bà chỉ được gặp lại con gái Doris (tác giả cuốn sách) mà chưa từng được gặp lại đứa con nhỏ Annabelle dù bà vẫn luôn chờ đợi. Annabelle đã hoàn toàn mất ký ức về những người ruột thịt và cô từ chối nhận lại họ.[3]
Còn tôi, sau đó, đã tìm đọc tất cả những tư liệu có thể tìm thấy về Thế hệ bị đánh cắp. Mỗi khi tôi vô tình gặp một người Thổ dân Úc trên đường phố Melbourne, câu chuyện phim lại trở về rõ mồn một, và lòng tôi trào nên một sự cảm thông thầm lặng...
Tư liệu tham khảo:
[1] Australia: Thế hệ bị đánh cắp và lời xin lỗi muộn màng
[2] Rudd, Nelson apologise to Stolen Generations
[3] Leaping The Fence Of Australia's Past
[4] Rabbit-Proof Fence: Phillip Noyce's Diary
[5] Rabbit Proof Fence
[6] Úc chính thức xin lỗi người bản địa
Và những bài viết khác về bộ phim "Rabbit-proof Fence", tiểu thuyết "Follow the Rabbit-proof Fence" của Doris Pilkington.
(Hình: Poster của bộ phim Rabbit-Proof Fence, 2002)
Đó là lần đầu tiên tôi được nghe về câu chuyện của Thế Hệ Bị Đánh Cắp (Stolen Generation) trong lịch sử nước Úc. Họ là những nạn nhân của chính sách độc đoán 'văn minh hóa trẻ em thổ dân' kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thập kỷ 1960s của thế kỷ 20.
Để kể toàn bộ câu chuyện này, phải quay lại từ năm 1859, khi Thomas Austin nhập cảng 24 loại thỏ và thả vào nông trại ở tiểu bang Victoria. Ông tin là ở một châu Úc rộng như thế, một ít thỏ không làm hại gì mà có thể mang thêm vẻ sinh động. Năm 1894 thỏ lan tràn khắp Úc Châu, cắn phá mùa màng. Sau thế chiến lần thứ nhất, miền Tây của Châu Úc bị dịch thỏ hoành hành, nông dân phải dựng hàng rào cá nhân và dùng mồi có thuốc độc để trừ thỏ. Từ năm 1901 đến 1907, người ta đã 3 lần dựng lên hàng rào chạy suốt từ Bắc đến Nam bang Tây Úc, dài mấy nghìn dặm (1 dặm tương đương khoảng 1,6km) để ngăn sự lan tràn của đại dịch thỏ, được gọi là Hàng rào ngăn Thỏ (Rabbit- proof Fence).[5]
Trước khi Anh chiếm Úc Châu làm thuộc địa, đa số người sinh sống ở đây là thổ dân, được gọi chung là Aborigines, thuộc giòng họ người Torres Strait Islanders. Lâu dần, một số ít người da trắng kết hợp với dân địa phương sinh ra một số trẻ em lai mang hai dòng máu. Giới chính quyền thuộc địa khi đó đưa ra một chính sách gom những trẻ em này và 'văn minh hóa' chúng. Họ nói rằng họ phải bảo vệ nhóm trẻ em có mang dòng máu người da trắng, tuy nhiên theo nhiều nguồn tin, lý do chính của chính sách này là chính quyền có ý định đồng hóa các em thổ dân, cho các em giá trị châu Âu nhằm xóa đi ảnh hưởng văn hóa, ngôn ngữ cùng các truyền thống của người thổ dân Úc. Theo chính sách này, chính phủ cử người tới các cộng đồng thổ dân, tách riêng trẻ em có da màu nhạt hơn, cưỡng bức lấy đi khỏi cha mẹ và trao cho các gia đình da trắng, trại trẻ mồ côi và các cơ quan khác. Tình trạng cách ly này dẫn đến nhiều hậu quả đau buồn. Đa số các em này lớn lên mà không biết nguồn gốc gia đình, không có ý thức chủng tộc hay văn hóa, trong đó nhiều em đối mặt với cảm giác bất an, thiếu tự tin, mang nặng mặc cảm tự ti, chán đời, muốn tự tử, hay lâm vào cảnh nghiện ngập, hút sách hay bạo động.[6]
Nhà sử học Robert Manne đã gọi đây là "hành động đáng hổ thẹn nhất của Australia trong thế kỷ 20". Theo các nghiên cứu mang tên "Trả họ về nhà" được công bố vào cuối những năm 1990s, có hơn 10,000 trẻ em thổ dân đã bị chính phủ tước đoạt từ mái ấm gia đình trong khoảng thời gian từ năm 1910 đến 1970, sau này được nói đến như Stolen Generation (Thế hệ bị đánh cắp). Nhiều người dân Australia khi đó mới biết về chuyện này nhưng họ hoàn toàn thờ ơ. [1]
Cuối cùng, sau rất nhiều đấu tranh của cộng đồng thổ dân, ngày 13/02/2008 Thủ tướng Australia Kevin Rudd đã lên sóng truyền hình quốc gia đưa ra lời xin lỗi chính thức với những người thuộc Thế hệ bị đánh cắp[2]. Hàng ngàn người Thổ dân đã tụ họp bên ngoài tòa Quốc hội Liên bang ở Canberra để nghe lời xin lỗi đầu tiên từ Thủ tướng trong suốt lịch sử Úc, kể từ ngày Thế hệ bị đánh cắp bị cưỡng đoạt khỏi mái ấm gia đình. Thời khắc 9 giờ sáng ngày thứ Tư 13/02/2008 đã đi vào lịch sử nước Úc như một dấu mốc đáng ghi nhận trong hơn 220 lập quốc của nước này.[6]
Trở lại với câu chuyện phim "Hàng Rào Ngăn Thỏ" (Rabbit-Proof Fence, 2002) dựa trên cuốn tiểu thuyết "Follow the Rabbit-Proof Fence" của Doris Pilkington. Tác giả cuốn sách đã thuật lại câu chuyện thực về cuộc đời người mẹ của bà.
Câu chuyện xảy ra năm 1931, dưới sự cầm quyền của A. O. Neville - người lãnh đạo chương trình bảo vệ trẻ em có nửa dòng máu trắng, Molly Craig (mẹ của Doris) khi đó 14 tuổi cùng với người em gái tên Daisy Craig (8 tuổi) và người em họ tên Gracie Field (10 tuổi) bị bắt khỏi nhà đem về Trại định cư sông Moore dành cho người thổ dân. Molly đã dẫn hai em chạy trốn khỏi trại tập trung. Không biết đường về nhưng biết hàng rào ngăn thỏ chạy ngang qua Jigalong làng mình nên Molly dẫn hai em đi bộ dọc theo hàng rào để tìm về. Cuộc hành trình kéo dài 9 tuần, 1500 dặm đường, vượt qua đói khát, vượt qua cái nắng giết người trên sa mạc Tây Úc nổi tiếng khắc nghiệt và sự lùng bắt gắt gao của những người quản lý trại. Gracie bị bắt lại. Cuối cùng, nhờ sự khôn ngoan, một phần do may mắn và sự tốt bụng giúp đỡ của một ít người gặp trên đường trốn chạy, Molly dẫn được Daisy về đến làng, gặp lại mẹ và bà.
Cuốn phim vô cùng cảm động. Diễn viên không khóc, đúng hơn là khóc mà không phải tiếng khóc, nhưng luôn là nước mắt ở người xem. Khi ba đứa trẻ bị người da trắng tới bắt lên xe hơi chạy đi, hai người đàn bà mất con, mẹ của Molly và Daisy và mẹ của Gracie lăn lộn gào thét vì đau khổ và bất lực. Tiếng khóc của họ không như tiếng khóc, nó như một tiếng tru đau đớn thống thiết mà không ngôn từ, nước mắt nào có thể diễn tả được. Sau đó là cuộc hành trình trốn chạy thống khổ của 3 đứa trẻ qua 1500 dặm đường (~2400km) để trở về vòng tay mẹ.
Sự xuất hiện của Molly và Daisy đời thực (86 và 79 tuổi) ở cuối phim khiến cho sự xúc động lên đến tột đỉnh[4]. Sau này, khi đã lấy chồng và có con, chính Molly lại một lần nữa bị bắt lại về Trại Định cư sông Moore cùng 2 con gái nhỏ của Bà. Molly ôm con chạy trốn lần nữa nhưng chỉ mình bà được tự do. Cho đến khi bộ phim về cuộc đời bà được dựng (2001), bà chỉ được gặp lại con gái Doris (tác giả cuốn sách) mà chưa từng được gặp lại đứa con nhỏ Annabelle dù bà vẫn luôn chờ đợi. Annabelle đã hoàn toàn mất ký ức về những người ruột thịt và cô từ chối nhận lại họ.[3]
Còn tôi, sau đó, đã tìm đọc tất cả những tư liệu có thể tìm thấy về Thế hệ bị đánh cắp. Mỗi khi tôi vô tình gặp một người Thổ dân Úc trên đường phố Melbourne, câu chuyện phim lại trở về rõ mồn một, và lòng tôi trào nên một sự cảm thông thầm lặng...
Tư liệu tham khảo:
[1] Australia: Thế hệ bị đánh cắp và lời xin lỗi muộn màng
[2] Rudd, Nelson apologise to Stolen Generations
[3] Leaping The Fence Of Australia's Past
[4] Rabbit-Proof Fence: Phillip Noyce's Diary
[5] Rabbit Proof Fence
[6] Úc chính thức xin lỗi người bản địa
Và những bài viết khác về bộ phim "Rabbit-proof Fence", tiểu thuyết "Follow the Rabbit-proof Fence" của Doris Pilkington.
January 04, 2010
Ba Mẹ (2)
Tấm hình đã cũ và hơi bị ố màu của Ba Mẹ thời trẻ. Mẹ bảo kỷ niệm cưới của ba mẹ chỉ có mỗi tấm hình này - Ba đưa Mẹ lên thị xã chụp hình.
Cách đây 5 năm đi làm lại tấm hình này cùng những hình xưa của cả nhà đưa về cho Ba Mẹ, chỉ giữ lại bản mềm (soft copy). Rồi di chuyển nhiều, để mất soft copy, may mà giữ lại được một slide-show có bức hình này. Hôm nay hỏi được cách tách (extract) ra lấy lại được file ảnh, cảm thấy hạnh phúc như giữ lại được một báu vật sắp tuột khỏi tay.
Chắc Ba Mẹ cũng không phản đối khi con gái muốn giữ tấm hình này trong Blog, và tự hào chia sẻ.
*** Entry liên quan:
- BA MẸ
Subscribe to:
Posts (Atom)