Đã hết chuỗi ngày Hà Nội lạnh căm căm, co ro cả ngày như con gấu chỉ đợi sống qua mùa đông, nhưng vì sức ì nên dù hôm nay trời trở ấm hơn mình vẫn cứ bỏ xe máy, đi xe bus (buýt) đi làm.
(hình: sưu tầm từ google search)
Ở bến xe Buýt Kim Mã tầm 7h sáng thường hay gặp 1 chiếc xe máy cập đến, người đàn ông mặc quần áo quân phục, dáng vẻ và khuôn mặt đều giản dị, chở theo một cô gái khoảng chừng 30 tuổi. Cô gái bước xuống khó nhọc, một bên tay và chân cô bị tật cứng. Người đàn ông dừng xe rất ân cần, để cô xuống xe cẩn thận rồi mới trở xe đi tiếp. Cô thường đi cùng xe 22, lên cùng bến với mình, xuống cũng cùng bến. Các bác xe ôm ở đó như đã quen, luôn có một người trong số họ dắt xe tới tận chỗ cô vừa bước xuống, chờ cô khó nhọc trèo lên rồi chở cô đi - chắc là đến sở làm.
Hôm nay đứng chờ xe 22 lâu hơn mọi khi. Cô gái đứng rất gần đủ để nhận thấy khuôn mặt cô rất nhiều di tích những vết khâu ngang dọc, một bên như từng bị đổi dạng - di chứng của một tai nạn khủng khiếp. Rất kỳ lạ, có một linh cảm đặc biệt như mình đã từng biết cô gái này, ở đâu đó. Mình đột nhiên phá bỏ cái lệ mọi khi, chủ động bắt chuyện một người lạ bằng một nụ cười: - Xe hôm nay lâu nhỉ? Em đi làm bên Gia Lâm à?
Cô trả lời ngay, cũng với một nụ cười (và sau này nụ cười ấy dường như luôn thường trực): - Vâng. Em làm ở Đoàn tiếp viên, trong khu sân bay Gia Lâm chị ạ.
- Ô thế à? vậy thì ngay gần sát chỗ chị, vậy mà không biết. Mọi khi chị chỉ biết hay gặp em cùng xe. Chị ở bên điều hành bay.
- Ôi vậy ạ? Em cũng hay thấy chị khi chờ xe. Nhà chị gần đây à?
- Ừ, chị ở ngay đây, em ở gần đây không?
- Dạ không gần lắm, nhưng chồng em làm việc ở Thái Hà nên sáng anh ấy chở em qua đây rồi rẽ đi làm cũng tiện chị ạ.
Tế nhị không hỏi đến những thương tích trên người cô. Chỉ hỏi:
- Vậy ở Đoàn tiếp viên em làm ở bộ phận nào?
- Dạ em làm thư viện.
Ôi nhớ ra rồi. Thì ra linh cảm là đúng. Ôi Hằng 12. Là Hằng 12 với rất nhiều những điều để kể, những điều đã được viết. Câu chuyện tai nạn. Câu chuyện mất hết tất cả khi trở về từ cõi chết. Mình từng thấy em, cô tiếp viên xinh xắn hiền ngoan hồi những năm 1995 - 1996. Dù sau đó vẫn biết tin về em qua nhiều kênh nhưng không gặp. Ôi Chúa khuôn mặt em đã khác đến nỗi mình không còn nhận ra.
Xe đến. Mình lên cùng em, đứng lại ngay phía gần cửa trước. Phụ xe nói một thanh niên cho em ngồi ké ghế. Ở em có một sự bình thản tự tin đến nỗi làm nhẹ mọi thứ xung quanh. Mình mọi khi thường hay xuống phía cuối xe tìm ghế ngồi, hôm nay đứng cạnh em suốt cả dọc đường, đôi khi còn cảm giác lúng túng như chân tay mình bị thừa thãi. Lái xe, phụ xe buýt mọi khi hay cộc cằn bỗng trở nên nhẹ nhàng vui vẻ, thỉnh thoảng lại chêm 1, 2 câu vào câu chuyện của hai chị em.
Tìm lại trên google. Những câu chuyện về em đã được phóng viên Việt Khôi kể cả rồi. Chân thực. Đúng hơn là còn chưa hết - vì em không muốn nói ra những chuyện không cần phải nhớ. Em hoàn toàn không muốn trách hận người khác.
* Một nữ tiếp viên trở về từ cõi chết - câu chuyện về sự vươn lên kì diệu
* Chuyện tình trong mơ của một nữ tiếp viên Vietnam Airlines
Em không biết rằng tôi biết về em ngày xưa và vẫn nghe tin về em cả sau này chính vì tôi có họ bà con xa với H. - người đã bỏ em ngay sau thời điểm tai nạn - ngay khi em còn đang ở giữa sự sống và cái chết - không hề một quan tâm, vương vấn (em và H. mới cưới vài tháng trước đó). Một trong những câu chuyện tệ nhất mà tôi từng biết, nhưng đã không ồn ào chỉ vì em không muốn nhắc, không gán lỗi, chỉ lặng lẽ bỏ qua.
Em kể giờ em đã có gia đình với một người chồng rất yêu thương em và một con gái hơn 2 tuổi. "Hôm phóng viên hỏi em ước mong gì, em đã nói 'em ước có một gia đình riêng ấm cúng' và anh ấy đã tỏ tình với em ngay hôm ấy chị ạ, nhưng em còn nghĩ rất nhiều. Điều cuối cùng là em sợ em không thể có con vì xương chậu từng bị vỡ. Em đã hỏi bác sĩ điều trị cho em liệu cháu có thể có con không? Được câu trả lời là 'có' em mới nhận lời lấy anh. Khi có bầu em mừng lắm. Em mang bầu và sinh con không gặp trở ngại gì. Bé rất ngoan. Em nghĩ những chuyện xảy ra là không may của số phận, nhưng bù lại, bây giờ em thấy mình rất may mắn".
Chúng tôi nói chuyện về những người quen chung, về hiện tại. Câu chuyện lấp lánh những tia vui. Em luôn cười. Ở mắt em luôn là sự hài lòng và nghị lực, không một trách oán. Cảm ơn em đã cho tôi đã cho tôi bắt đầu một ngày bằng một câu chuyện cổ tích có thật.
(hình: sưu tầm từ google search)
Ở bến xe Buýt Kim Mã tầm 7h sáng thường hay gặp 1 chiếc xe máy cập đến, người đàn ông mặc quần áo quân phục, dáng vẻ và khuôn mặt đều giản dị, chở theo một cô gái khoảng chừng 30 tuổi. Cô gái bước xuống khó nhọc, một bên tay và chân cô bị tật cứng. Người đàn ông dừng xe rất ân cần, để cô xuống xe cẩn thận rồi mới trở xe đi tiếp. Cô thường đi cùng xe 22, lên cùng bến với mình, xuống cũng cùng bến. Các bác xe ôm ở đó như đã quen, luôn có một người trong số họ dắt xe tới tận chỗ cô vừa bước xuống, chờ cô khó nhọc trèo lên rồi chở cô đi - chắc là đến sở làm.
Hôm nay đứng chờ xe 22 lâu hơn mọi khi. Cô gái đứng rất gần đủ để nhận thấy khuôn mặt cô rất nhiều di tích những vết khâu ngang dọc, một bên như từng bị đổi dạng - di chứng của một tai nạn khủng khiếp. Rất kỳ lạ, có một linh cảm đặc biệt như mình đã từng biết cô gái này, ở đâu đó. Mình đột nhiên phá bỏ cái lệ mọi khi, chủ động bắt chuyện một người lạ bằng một nụ cười: - Xe hôm nay lâu nhỉ? Em đi làm bên Gia Lâm à?
Cô trả lời ngay, cũng với một nụ cười (và sau này nụ cười ấy dường như luôn thường trực): - Vâng. Em làm ở Đoàn tiếp viên, trong khu sân bay Gia Lâm chị ạ.
- Ô thế à? vậy thì ngay gần sát chỗ chị, vậy mà không biết. Mọi khi chị chỉ biết hay gặp em cùng xe. Chị ở bên điều hành bay.
- Ôi vậy ạ? Em cũng hay thấy chị khi chờ xe. Nhà chị gần đây à?
- Ừ, chị ở ngay đây, em ở gần đây không?
- Dạ không gần lắm, nhưng chồng em làm việc ở Thái Hà nên sáng anh ấy chở em qua đây rồi rẽ đi làm cũng tiện chị ạ.
Tế nhị không hỏi đến những thương tích trên người cô. Chỉ hỏi:
- Vậy ở Đoàn tiếp viên em làm ở bộ phận nào?
- Dạ em làm thư viện.
Ôi nhớ ra rồi. Thì ra linh cảm là đúng. Ôi Hằng 12. Là Hằng 12 với rất nhiều những điều để kể, những điều đã được viết. Câu chuyện tai nạn. Câu chuyện mất hết tất cả khi trở về từ cõi chết. Mình từng thấy em, cô tiếp viên xinh xắn hiền ngoan hồi những năm 1995 - 1996. Dù sau đó vẫn biết tin về em qua nhiều kênh nhưng không gặp. Ôi Chúa khuôn mặt em đã khác đến nỗi mình không còn nhận ra.
Xe đến. Mình lên cùng em, đứng lại ngay phía gần cửa trước. Phụ xe nói một thanh niên cho em ngồi ké ghế. Ở em có một sự bình thản tự tin đến nỗi làm nhẹ mọi thứ xung quanh. Mình mọi khi thường hay xuống phía cuối xe tìm ghế ngồi, hôm nay đứng cạnh em suốt cả dọc đường, đôi khi còn cảm giác lúng túng như chân tay mình bị thừa thãi. Lái xe, phụ xe buýt mọi khi hay cộc cằn bỗng trở nên nhẹ nhàng vui vẻ, thỉnh thoảng lại chêm 1, 2 câu vào câu chuyện của hai chị em.
Tìm lại trên google. Những câu chuyện về em đã được phóng viên Việt Khôi kể cả rồi. Chân thực. Đúng hơn là còn chưa hết - vì em không muốn nói ra những chuyện không cần phải nhớ. Em hoàn toàn không muốn trách hận người khác.
* Một nữ tiếp viên trở về từ cõi chết - câu chuyện về sự vươn lên kì diệu
* Chuyện tình trong mơ của một nữ tiếp viên Vietnam Airlines
Em không biết rằng tôi biết về em ngày xưa và vẫn nghe tin về em cả sau này chính vì tôi có họ bà con xa với H. - người đã bỏ em ngay sau thời điểm tai nạn - ngay khi em còn đang ở giữa sự sống và cái chết - không hề một quan tâm, vương vấn (em và H. mới cưới vài tháng trước đó). Một trong những câu chuyện tệ nhất mà tôi từng biết, nhưng đã không ồn ào chỉ vì em không muốn nhắc, không gán lỗi, chỉ lặng lẽ bỏ qua.
Em kể giờ em đã có gia đình với một người chồng rất yêu thương em và một con gái hơn 2 tuổi. "Hôm phóng viên hỏi em ước mong gì, em đã nói 'em ước có một gia đình riêng ấm cúng' và anh ấy đã tỏ tình với em ngay hôm ấy chị ạ, nhưng em còn nghĩ rất nhiều. Điều cuối cùng là em sợ em không thể có con vì xương chậu từng bị vỡ. Em đã hỏi bác sĩ điều trị cho em liệu cháu có thể có con không? Được câu trả lời là 'có' em mới nhận lời lấy anh. Khi có bầu em mừng lắm. Em mang bầu và sinh con không gặp trở ngại gì. Bé rất ngoan. Em nghĩ những chuyện xảy ra là không may của số phận, nhưng bù lại, bây giờ em thấy mình rất may mắn".
Chúng tôi nói chuyện về những người quen chung, về hiện tại. Câu chuyện lấp lánh những tia vui. Em luôn cười. Ở mắt em luôn là sự hài lòng và nghị lực, không một trách oán. Cảm ơn em đã cho tôi đã cho tôi bắt đầu một ngày bằng một câu chuyện cổ tích có thật.
Cám ơn Lana, lần đầu nghe chuyện này. Thật cảm động.
ReplyDeleteThật cảm động.
ReplyDeleteCảm ơn Lana
Chuyện của cô gái này đã được dựng thành phim rồi.
ReplyDeleteÔng trời có mắt. Cô gái thật đáng khâm phục :-)
ReplyDeleteAnh biết chuyện này. Biết chuyện Hằng 12. Cám ơn em đã viết thành một câu chuyện giản dị mà thật cảm động. Cô ấy thực sự là một tấm gương phấn đấu và vươn lên không biết mệt mỏi để chiến thắng số phận. Riêng anh, anh thấy chồng cô ấy cũng là một người đàn ông đáng ngưỡng mộ.
ReplyDeleteGiờ em mới biết chuyện này. Đúng là một câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Cám ơn chị.
ReplyDeleteLana để 2 link trên dẫn đến cùng một bài.
ReplyDeleteCòn về "Chuyện tình trong mơ..." thì để thời gian chứng tỏ thêm. Người Russia nói là để hiểu nhau cần cùng nhau ăn hết một pud muối (sơ sơ khoảng 16.38 kg thôi).
@To all: Câu chuyện thật và thật đáng khâm phục về nghị lực giành lại cuộc sống và vươn lên không chỉ của riêng Hằng mà cả bố mẹ, người thân, gia đình Hằng nữa. Hôm qua Lana viết lại cảm nhận của chính mình khi gặp lại Hằng, sợ để qua, bận rộn cảm xúc trôi mất.
ReplyDeleteChị Lana ơi cho em xin địa chỉ email của chị với ạ. Để em gửi 'thư riêng':).
ReplyDelete@VMC: Lana search và có thấy thông tin về câu chuyện lên phim. Nhưng có lẽ vì (phần nào) biết câu chuyện và những người trong cuộc, Lana sợ phim (VN) truyền tải không hết, hoặc khác đi những cung bậc Hằng đã trải qua.
ReplyDeleteTham lam cá nhân vậy thôi. Hy vọng bộ phim sẽ có hiệu ứng tốt và thành công.
@Ẩn danh: em gửi về nglanoanh@yahoo.com hoặc lana.nguyen2@gmail.com nha. Cheers.
ReplyDelete@Nga: Lana cảm ơn chị, em sửa lại cái link rồi chị ạ.
ReplyDelete"chuyện tình trong mơ" là của tác giả bài báo dùng, em giữ nguyên của họ khi mình để link. Em đồng ý với chị không nên dùng những từ to tát. Trong câu chuyện của Hằng, không cần tô vẽ gì cả bản thân nó đã là một câu chuyện rất đẹp rồi.
Mình không thể nói sau này, nhưng người chồng của Hằng đến với cô ấy, bằng tình cảm cũ từ thời đi học + sự thương cảm trong hoàn cảnh nhà cô ấy đã cạn kiệt tiền của công sức, cô ấy không có việc làm, tật một nửa người... em nghĩ đã là chuyện cổ tích rồi.
Cộng thêm hình ảnh em thường thấy ở bến chờ xe buýt các sáng + ánh mắt, nét mặt, nụ cười của cô ấy khi nói chuyện với em hôm qua, em thấy cho đến giờ cô ấy hạnh phúc chị ạ.
lúc còn đi học, Lu cứ thấy sao mình cực khổ quá! mỗi ngày chỉ mong ngủ đủ 5 hours để tỉnh táo mà hầu như gần 10 năm Lu ko làm được chuyện này thường xuyên. Có lúc Lu tự hỏi mình có điên ko mà cứ học như người máy ban đêm rồi ban ngày đi làm? nhưng có một lần trong lớp Art History Lu được ngồi gần một người khuyết tật lại đi xe lăn thì Lu thấy mắc cở lắm. Lu mắc cở vì tại sao có lúc Lu lại nhục chí ham ăn ham ngủ đến thế? người ta tàn tật mà vẫn phấn đấu tới trường, thậm chí ngồi xe lăn và bị câm mà vẫn học đại học được thì Lu lành lặn sao Lu lại rên khổ? Đôi khi thấy những gương nghị lực của người tàn tật thì mình lại có thêm í chí mà phấn đấu chị ơi...
ReplyDelete@LU: Cảm ơn LU đã ghé đọc và comment. Đúng đó LU, không phải lúc nào cũng chỉ 'nhìn xuống' (những người khổ hơn mình), nhưng mỗi khi thấy một tấm gương nghị lực mình lại như thấy mình nhiều may mắn.
ReplyDeleteNhỏ bạn đồng nghiệp của Lana mới bảo: Đọc về Hằng 12 em lại nhớ đến câu nói đã đọc ở đâu đó: 'Tôi đang buồn bã vì không có được đôi giày mới mình yêu thích thì bỗng gặp một người bị cụt chân, không có chân để đi giày'. Nghe hơi 'chát chúa' nhỉ, mình nhân comment của LU dẫn lại lời cô bạn thôi chứ thực tình là ít thích ghi lại những ngữ cảnh gợi gam màu xám :(