Hôm nay là giữa đông, vậy mà trời hửng hanh hanh nắng. Tự nhiên hơi lãng đãng, nhớ cái tiết cuối hè chuyển sang thu 'khe khẽ như không phơ phất - hoa sặc sỡ đến lo âu' mà người Nga đã đặt một cái tên gọi riêng là бабье лето. Từ này, Bằng Việt đã dịch là 'mùa hè rớt' từ bài thơ 'Бабье лето' của nhà thơ Nga Olga Berggolts. Và cái từ "Mùa hè rớt" đã trở thành 'thương hiệu riêng' của Bằng Việt từ đó.
(hình: sưu tầm từ google search)
MÙA HÈ RỚT
(Bằng Việt dịch)
Có một mùa trong ánh sáng diệu kỳ,
Cái nóng êm ru, màu trời không chói,
Mùa hè rớt – cho những người yếu đuối,
Cứ ngỡ ngàng như mới bắt đầu xuân!
Trên má mơ hồ tơ nhện bay giăng,
Khe khẽ như không, nhẹ nhàng, phơ phất,
Lanh lảnh bầy chim bay đi muộn nhất,
Hoa cuối mùa sặc sỡ đến lo âu!
Những trận mưa rào đã tắt từ lâu,
Tất cả thấm trong cánh đồng lặng sẫm...
Hạnh phúc – hiếm hơn khoé nhìn say đắm
Ghen tuông – dù chua chát cũng thưa hơn!
Ôi cái mùa đại lượng rất thân thương,
Ta tiếp nhận, vì ngươi sâu sắc quá!
Nhưng ta nhớ, trời ơi, ta vẫn nhớ,
Tình yêu đâu? Rừng lặng, bóng sao im.
Sao ơi sao, sao sắp rụng vào đêm,
Ta biết lắm, thời gian đang vĩnn biệt...
Nhưng chỉ mãi bây giờ, ta mới biết
Yêu thương, ngậm ngùi, tha thứ, chia tay...!
БАБЬЕ ЛЕТО
(Olga Berggolts)
Есть время природы особого света,
неяркого солнца, нежнейшего зноя;
Оно называется
бабье лето
и в прелести спорит с самою весною.
Уже на лицо осторожно садится
летучая, легкая паутина...
Как звонко поют запоздалые птицы!
Как пышно и грозно пылают куртины!
Давно отгремели могучие ливни,
все отдано тихой и темною нивой…
Все чаще от взгляда бываю счастливой,
все реже и горше бываю ревнивой.
О, мудрость щедрейшего бабьего лета,
с отрадой тебя принимаю... И все же.
любовь моя, где ты, аукнемся, где ты?
А рощи безмолвны, а звезды все строже...
Вот видишь — проходит пора звездопада,
и, кажется, время навек разлучаться...
...А я лишь теперь понимаю, как надо
любить, и жалеть, и прощать, и прощаться...
Olga Berggolts có một chùm thơ được dịch sang tiếng Việt hay lắm. Mình k nhớ hết nhưng bài này, Mùa lá rụng, và bài gì rất nổi tiếng có câu "Chỉ có một lần thôi. Anh hỏi em yên lặng. Thế là em hờn giận. Để chúng mình xa nhau"... Thơ của đồng chí này hết ý luôn.
ReplyDeleteBằng Việt dịch. Kính nể bác này đặt lời Việt hay. Nhưng cũng có nhiều chỗ khác xa với nguyên bản.
ReplyDeleteVMC:Dịch thơ mà bám sát nguyên bản, đôi lúc buồn cười lắm!
ReplyDeleteBài thơ dễ thương :-)
ReplyDeleteEm lại thích dịch sát nghĩa. Dù đôi khi dịch sát nghĩa rất khó hiểu và thậm chí là buồn cười như anh Thụy nhận định. Nhưng thế thì mình mới thấy được văn hóa cũng như tư duy của họ khác mình thế nào :-)
Vừa ở ngoài đường về, lạnh ơi là lạnh gặp mùa hè rớt mà thèm ... nắng và thèm ấm! Nhân tiện gặp chuyên gia Thơ, hỏi nhé... có một bài thơ thấy bảo dân MGU đã từng tìm bản tiếng Nga mà không ra. Bản Việt ai dịch không rõ, hình như của Pushkin, ai biết hiểu đính hộ mình nhé. Chép lại theo trí nhớ:
ReplyDeleteTôi nghèo lắm em ơi nghèo hơn tất cả
Chẳng có gì ngoài một trái tim yêu
Tôi muốn gào lên ai đã dạy tôi yêu
Để cho tôi phải đau khổ sơm chiều
Những lúc mưa rơi dệt tình đoạn tuyệt
Tấm thảm dày dệt thêu băng tuyết
Hiện con tim quằn quại của lòng tôi
Xẻng đào mồ là một làn môi
Huyệt lạnh chôn tim là một người con gái
Cồng đưa ma hay tiếng em êm ái
Đôi mắt em hay ngọn nến chiêu hồn
Một nét mi dài hay một nén hương
Đấy tất cả là mối tình tuyệt vọng
Bờ biển hôm nay gió mưa tơi tả
Sóng điên cuồng ghì nát mảnh băng rơi
Gió quấn quít ôm hôn cành hoa lá
Còn riêng tôi tôi nghèo hơn tất cả
Chẳng có gì ngoài một trái tim yêu
Cũng ko nhớ bản dịch của ai luôn...
@Mai: Ồ bài này nghe lạ lạ, chắc phải là mày sưu tập sau khi tao và mày đã разлучились (separated) phải không?
ReplyDeleteĐể tao sẽ thử search và đi hỏi các chuyên gia thơ Nga về bài thơ này xem nhé. Có gì sẽ hồi âm.
@VMC, Titi và TĐM: Đúng là kính nể Bằng Việt về những câu thơ nuột nà, nhưng cũng vì ưu tiên tiêu chí nuột nà này nên BV đành xếp tiêu chí 'sát nghĩa' xuống sau.
ReplyDeleteLana cũng thường tìm những bản dịch khác cho các bài thơ dịch của Olga B. Có những bản dịch sát nghĩa hơn và cũng khá hay, nhưng riêng chữ 'rớt' của Bằng Việt cho 'бабье лето' quá sức đặc biệt không có thay thế nào hay hơn, nên vì một chữ mà yêu cả bài thơ vậy :)
VMC thấy sao?
Còn bài thơ "câu chuyện mười năm trước" TĐM nhắc đến quen thuộc lắm trong các cuốn sổ tay chép thơ xưa đấy, nhưng tác giả là ai thì cho đến nay vẫn còn chưa rõ. Có cái link này mọi người tham khảo:
http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=65
http://blog.timnhanh.com/canhsat4sao/comment/lai-chuyen-dao-van-hai-bai-tho-giong-nhau-.35CAF5B2.html
Lana xem từ "rớt" có hơi "thế nào" ấy không. :)Nếu như, chẳng hạn "бабье лето" hiểu ra đại khái là "những ngày hạ (vàng) chen (len) thu" ?
ReplyDelete@Nga: Chị Nga ơi, cá nhân em thì em thích từ rớt của Bằng Việt trong 'mùa hè rớt' lắm - nó tả được cái cuối hè, rớt hè ... có lẽ như dân gian gọi 'rớt bão' chăng?
ReplyDeleteIndian summer theo http://en.wikipedia.org/wiki/Indian_summer hay http://ru.wikipedia.org/wiki/%D0%91%D0%B0%D0%B1%D1%8C%D0%B5_%D0%BB%D0%B5%D1%82%D0%BE đều khó mà dịch ra có từ "rớt" của bác Bằng Việt.
ReplyDeleteNgoài ra, từ này tạo ra cảm giác gì đó như "thừa" của ai đó, kể cả trong trường hợp thiên nhiên này. Làm giảm đi vẻ đẹp, theo mình, trong các ảnh minh hoạ về бабье лето. À, ngày trước, mình cứ tưởng chỉ ở USSR mới có mùa này : Thời mà "trăng Liên Xô đẹp hơn trăng ở đâu đó", hi hi.
À mà nói về thời tiết, khí hậu với Lana khác nào "đánh trống trước cửa nhà ai đấy", he he.
Dù sao, ý thích của Lana là --- thích rồi. :)