May 10, 2010

Về một chứng bệnh

1. Mấy hôm trước chị của một đứa bạn thân gọi điện nhờ mình đi mua thuốc định kỳ giúp chị. Chị bị chứng hoang tưởng tái phát, một dạng TTPL (*). Bình thường chị tình cảm, chăm sóc chồng và con trai chu đáo, nhưng khi căng thẳng bệnh chị thường tưởng tượng ra xung quanh toàn độc hại, sợ bị đầu độc, lúc nặng chị nghi ngại cả người thân.

Trước chị, mình đã ít nhiều có kinh nghiệm nói chuyện với người TTPL với góc độ người thân. Để 'nói chuyện được' với người TTPL không dễ. Lắng nghe, làm sao để họ nghĩ mình tin họ tư duy bình thường, trong khi treat họ như người bệnh, không chấp nê và bỏ qua những 'bất thường' của họ và hiểu đó là vì bệnh.
Từ khi mình thuyết phục được chị đi cùng đến 1 BV chuyên về tâm thần, gặp bác sĩ khám và kê đơn, chị rất tin mình (trước cả nhà vẫn trường kỳ chữa trị cho chị, nhưng chỉ là tới bác sĩ tư, vì rất nhiều những 'ngại').
Chồng chị rất tốt và hiền, bố mẹ rất yêu thương và lo cho chị, nhưng mua thuốc chị cứ chỉ muốn mình mua. Khi bệnh, chị luôn sợ trong thuốc có độc. Người bệnh thường tin ai thì tin chết người đó luôn. Cớ bận nhưng chị cứ chờ. Được 3 ngày đành thôi, lại chiều chị vậy.

8h tối mới xong việc, rủ Tuyết đi cùng cho đỡ 'cô đơn' (hix hix) xách xe chạy đến đúng tiệm thuốc chị dặn. Vừa đi vừa nghĩ, không phải là việc bắt buộc mình, nhưng thôi, được yêu quý và được tin thế cũng là hạnh phúc. Lại nhớ câu LU viết trong 1 comment là mình 'tạo cho người đối diện cảm giác an toàn'. Trước đó cũng không ít lần có ai đó nói mình phù hợp với công việc chăm sóc người bệnh hoặc dạy trẻ. Ừ, thấy rồi, sẽ không bao giờ mình thất nghiệp. Sau này về già nghỉ hưu chắc mình sẽ đi dạy trẻ hoặc chăm sóc những người cần sự chia sẻ về tinh thần.
À mà có con bạn thân ở xa đã hẹn về già sẽ chui chung ổ với mình. Chả biết lúc đó mình dựa nó hay nó dựa mình nữa :)

2. Về TTPL:
Người bị TTPL có những rối loạn về tư duy theo kiểu phân liệt. Nhiều trong số họ những logic kỳ dị trong tư duy chỉ biểu hiện rõ theo từng đợt tái phát, ngoài ra họ vẫn có thể giao tiếp, sinh hoạt như người bình thường. Chính vì điều này mà người thân và xung quanh không nhận thấy đó là những biểu hiện của bệnh, đơn thuần lên án hay tìm cách thay đổi những suy nghĩ kỳ dị của họ, trong khi việc nên làm là gặp tư vấn chuyên gia càng sớm càng tốt.
(Có link về Bệnh TTPL ở cuối entry nói tóm tắt nhưng khá nhiều thông tin hữu ích để tham khảo về TTPL).

3. Cách đây không lâu, một cô bạn nhỏ hơn vài tuổi, học chung trường hồi đại học gọi điện hỏi vì có nghe nói mình từng dẫn người đi chữa bệnh TTPL, hỏi ở đâu? như thế nào?... Tư vấn đến hơn 30 phút những ít ỏi đã biết, thế em hỏi cho ai? - dạ đứa bạn em có em gái bị bệnh nhờ hỏi. Sau ngờ ngợ nhớ ra hình như chính là em gái nó bệnh đã lâu. Bỗng cảm thấy tức giận nó: Tại sao lại phải dấu ngay cả khi hỏi để chữa bệnh cho em? Đi đó đây hoc hành đến thế còn tự ti dấu bệnh từ trong suy nghĩ thì làm sao đủ hiểu biết để hỗ trợ người thân chiến đấu với bệnh bây giờ?
Nhưng rồi cũng chỉ nói 'cái này cần rất nhiều nhận thức, quan tâm và sự kiên trì của người thân, gia đình, mà đầu tiên là chính người thân phải nhìn nhận đó là bệnh như nhiều bệnh khác, cởi bỏ những mặc cảm thì mới mong có kết quả tích cực được'. Cô bạn 'vâng'. Cũng không chắc 'vâng' đó có chút nào 'em hiểu' không.

Mới thấy tư duy nặng nề xưa vẫn luôn là một tảng đá cản cho việc thay đổi thái độ của cộng đồng đối với những căn bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần.

4. Trăn trở
Như bạn Lừng (blogger) có nói trong một entry, và trên thực tế, XH càng phát triển nguy cơ stress, trầm cảm dẫn đến TTPL càng cao. Ở VN rất nhiều trường hợp do thiếu thông tin về bệnh, không được phát hiện và chữa trị ngay từ khi có những triệu chứng ban đầu, nên để bệnh thành nặng khó chữa. Vậy nhưng việc tuyên truyền về bệnh này vẫn chưa được coi trọng và đưa đến cộng đồng một cách hệ thống. Nên cứ trăn trở...

Mình trực tiếp chứng kiến không ít những gia đình có người thân bị TTPL. Khó có thể kể hết những căng thẳng bất tận về cả vật chất và tinh thần mà người thân trong gia đình người bệnh phải gánh chịu, chưa nói đến nỗi khổ khi họ chạm phải sự kỳ thị từ xung quanh và từ chính bản thân.

Trăn trở nên viết..., mình ngoại đạo nói nhiều về bệnh học từ những nhận biết của bản thân e sẽ sai sót, gửi theo đây vài đường link mọi người cùng tham khảo:

*** Tâm thần phân liệt - Bệnh có thể chữa được
*** Trẻ vị thành niên dễ bị trầm cảm, vì sao
*** Lung Vu - Trầm cảm và tự tử
(Viết tắt: TTPL = Tâm thần phân liệt)

29 comments:

  1. Cám ơn Lana vẫn còn nhớ cái entry từ thủa nào. Nhưng entry của em chỉ dám nhắc đến mấy thứ bệnh mà người ở VN không quá coi trọng thui.

    TTPL cần được điều trị và chăm sóc chu đáo. Những đợt bệnh tái phát buộc phải có thuốc điều trị.

    ReplyDelete
  2. Hôm đấy em cũng định tương một entry về bệnh này.

    ReplyDelete
  3. @Lừng: Stress, trầm cảm, TTPL ở VN giờ rất nhiều người bị Lừng ạ. Tiếc là thông tin còn nhỏ lẻ, mơ hồ với người dân lắm.

    ReplyDelete
  4. @Lana:
    Thank you for sharing useful information.

    ReplyDelete
  5. Uhm, ??? vưn vưn (etc) bác sỹ bịnh thật ròi. Bắt chân cái.

    ReplyDelete
  6. @NLVD: Bài này ko liên quan đến ai hay chuyện gì cụ thể đâu NLVD à. Thật ra chị đã viết từ đầu tháng 4, đã gửi tư vấn một người bạn lấy lời khuyên... nhưng rồi cứ lần lữa chưa post được, bởi mỗi lần định post thì lại có chuyện gì đó nhạy cảm khiến chị lại cất đi...

    Nếu có ý gì, chị chỉ muốn chia sẻ thêm một chút về việc giao tiếp: "lắng nghe, làm sao để họ nghĩ mình tin họ tư duy bình thường, trong khi treat họ như người bệnh, không chấp nê và bỏ qua những 'bất thường' của họ và hiểu đó là vì bệnh".

    ReplyDelete
  7. @VMC: Well I post this with intent to share, my friend. Hope it help.
    Cheers.

    ReplyDelete
  8. @Lana:
    Post cái ảnh trong đường link này kèm bài:
    http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200709/original/images1403521_dotphamoitamthan3.jpg

    ReplyDelete
  9. Chị viết cái này có ích lắm ạ.

    Em muốn nói thêm là hiện giờ khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân của TTPL: không chỉ có thể là do môi trường xã hội, mà còn có thể do di truyền, hoặc có thể do một số bệnh nhiễm trùng ở mẹ trong khi mang thai hay sinh nở.

    Quan trọng là phải tuân thủ điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Mua thuốc theo lời dặn của bệnh nhân theo em không phải là một ý kiến hay ạ.

    ReplyDelete
  10. Lana:
    Dì của Đậu bị bệnh như vậy. :(

    ReplyDelete
  11. @Đậu: Nhiều người mắc lắm Đậu à, như Lana viết đấy. Rất thật.
    Chân thành chia sẻ...

    ReplyDelete
  12. @NCQ: NCQ comment rất đúng, mua và uống đều theo đơn bác sĩ. Ở đây Lana chỉ là đến tiệm thuốc mua thuốc giùm thôi.
    Lana ko muốn kể, thật ra Lana vẫn phải cẩn thận gọi lại người nhà chị trước khi đi mua, NCQ à.

    ReplyDelete
  13. Anh có một anh bạn, du học ở Anh về, cao, đẹp trai và hay lắm. Mỗi tội anh ấy lúc nào cũng tưởng (và luôn luôn khẳng định) đất nước này không để anh ấy làm Thủ tướng thì thật là phí. Rốt cuộc, giờ anh ấy vẫn đang ở nhà và được vợ nuôi.

    ReplyDelete
  14. Có một bộ phim rất hay về một bệnh nhân bị tâm thần phân liệt nổi tiếng. Đó là "Beautiful Mind" về nhà toán học John Nash. Ông ta suốt ngày tưởng tượng ra cảnh bị KGB của Liên Xô truy đuổi để ám sát.

    ReplyDelete
  15. thynguyen81.vnweblogs.comMay 11, 2010 at 9:50 AM

    Cứ bị bệnh là khổ chị ạ. Mắc bệnh gì cũng khổ.Cảm ơn chị đã cho em hiẻu thêm về một căn bệnh.

    ReplyDelete
  16. Chỗ em cũng có chị TTPL dạng nhẹ. Làm việc, sinh hoạt khá bình thường, có sắc đẹp hẳn hoi nhưng lúc nào chị ấy cũng nghĩ người khác nói đểu mình. Hơi tí thì chị ấy tự ái và mất ngủ. Nhiều khi chỉ vì một câu đùa mà chị ấy thao thức, nửa đêm gọi điện vặn vẹo mọi người đến mệt. Hu hu...

    ReplyDelete
  17. @Thụy: Vâng... người ngoài khó định bệnh lắm anh ạ. Em chỉ biết là khi bắt đầu xuất hiện những bất thường thì phải nghĩ ngay đến tư vấn chuyên gia tâm lý hoặc tâm thần học.

    ReplyDelete
  18. @VMC: Lana không hiểu sao sợ xem những cuốn phim như thế, cảm thấy nặng nề..., chắc prefer phim hài thôi.

    ReplyDelete
  19. @Nga: Ừ... mắc bệnh gì cũng khổ, những cái khổ chưa hẳn giống nhau, nhưng đều khổ. Rất tội.

    ReplyDelete
  20. Lu có viết 1 bài về tâm thần phân liệt lúc còn yahoo 360, ko biết bỏ đâu mất rồi. Bệnh này thì Lu biết có mấy người quen bị đấy. Đa số họ mắc chứng này là do ko hài lòng ở bản thân mình mà ra. Mong muốn một việc gì đó mà ko làm được thì họ lại sinh ra bệnh hoang tưởng thôi. Bệnh này khó chữa lắm...

    ReplyDelete
  21. Thì Lu cũng có nói với chị Mai là tính của Lana cool mà, biết control cảm giác. Thật sự những người biết control cảm giác của mình thì sẽ mang lại cảm giác an toàn cho người tiếp xúc.

    ReplyDelete
  22. @LU: cảm ơn LU nhiều lắm, biết không? khi nào Lana mon men bị 'mất kiểm soát' (out of control) thì lại nhớ nhận xét của LU để ráng cân bằng lại :)

    ReplyDelete
  23. Một chị bạn kể với em rằng, những người mang triệu chứng TTPL họ rất nhạy cảm khi nghe ai đó nói về mình đại loại thế này ´´ bộ nhà ngươi hâm hả, khùng quá đi, ..đồ té giếng…´´ nặng hơn là ´´đi khám đi´´ hoặc ´´…dạo này tửng lắm rồi đó nha.... ´´Và hậu quả sau khi nghe xong những lời lẽ bên trên là bệnh nhân tức khí, trả đũa đối phương theo hướng rất tiêu cực, bệnh vì thế càng diễn tiến theo chiều hướng xấu đi vì người mắc bệnh TTPL hay có một suy nghĩ chung là ´´mình phải bảo vệ mình trước khi quá muộn´´ . Mặc dù không người đả kích tấn công nhưng vì họ mắc chứng ´´hoang tưởng´´ nên cứ nghĩ rằng mình đang bị hoặc chắc chắn sẽ bị tấn công. Quá trình trị liệu dành cho những người mang bệnh như thế này khá dài và gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Mặt khác, người tiếp xúc với bệnh nhân cần phải hết sức kiên nhẫn vì chỉ cần mất kiên nhân kiểu ´´mày khùng hả…tao cho mày khùng luôn..´´ là không có liệu pháp nào có tác dụng với căn bệnh này cả. Vì thế chi Lana có thể thấy các Care Givers hỗ trợ cho những người mang triệu chứng này thường là những người vô cùng kiên nhẫn.

    ReplyDelete
  24. HPLT à, chị nghĩ luôn giữ bình tĩnh và hết sức kiên nhẫn là điều cần cho rất nhiều người, nhiều nghề, không riêng Care Givers cho những ca TTPL đâu (thật ra thì ở VN họ give advice cho người nhà nhiều hơn).
    Có thể em và nhiều người có cảm giác Care Givers ở đây kiên nhẫn hơn nhiều. Cũng có thể đúng, nhưng chị Lana nghĩ còn vì kiến thức nghề nghiệp giúp họ xác định rất rõ họ đang giao tiếp với người tư duy không ổn, vì thế họ ít bị tác động và 'lạnh' được để chỉ tập trung vào việc họ cần làm thôi.

    ReplyDelete
  25. À VMC ơi, nhà toán học John Nash trong phim anh nhắc đến do nghiên cứu nhiều quá mà mắc bệnh (hoang tưởng), hay vốn phân liệt nhưng mảng trí não về toán học vẫn xuất sắc nhỉ? có thể thế không nhỉ?
    Tự nhiên Lana lại hơi thắc mắc (vì mình chưa hiểu hết về bệnh này).

    ReplyDelete
  26. Mình thấy có bài viết này về trầm cảm rất hữu ích, xin để link ở đây cho bạn nào quan tâm:
    http://loanhquanh.blogspot.com/2010/04/buc-tuong-lanh-ngat.html

    ReplyDelete
  27. Cám ơn bài viết cuả chị nhé! Em cũng đang tìm hiểu căn bệnh này :)

    -Fooleryn-

    ReplyDelete
  28. Tôi có bà chị, dân đi Nga mấy lần, làm viện KH hẳn hoi. Từ ngày nghỉ hưu, bả đeo đầy mấy miếng đá gì đó của tụi Hàn Quốc nói để trị bách bệnh. Báo chí viết vụ nằm giường chữa bệnh bằng thứ đá đó lừa đảo, bả nói báo nói bậy. Thế là bệnh gì khg biết?

    ReplyDelete

Nào mình cùng chia sẻ cảm nhận...