Bác Loát là chị ruột của Ba, đang sống ở quê Hưng Yên.
Chuyến đi Sapa của cả nhà đã hoàn hảo nếu không có một cuộc điện thoại cho Ba vào buổi tối ngay trước khi lên tàu về Hà Nội. Ba thừ người. Trên tàu Ba, Mẹ và mình cùng bàn bạc, mỗi người một ý mở ra cho đến khi tìm được phương án tạm tốt nhất ba mẹ mới yên tâm đi nằm trong tiếng tàu chạy xình xịch.
Cú điện thoại đó là chị Dung, con lớn của bác Loát gọi cho cậu (là Ba). Cúp máy xong, ba nhìn mẹ nói trầm trầm: Con Dung nhờ cậu gọi vào Đà Nẵng cho thằng V. về đón mẹ vào ĐN khám chữa bệnh. V. là con trai trưởng của bác Loát.
Bật hỏi một câu hỏi vô tư hoàn toàn không thành ý: Bác Loát bệnh gì? Sao lại vào Đà Nẵng chữa ạ? là bệnh ấy cứ phải vào phía trong mới chữa được ạ?
Hai bác có 8 người con. 4 người ở quê, 4 còn lại ở Hà Nội, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Sài Gòn. Tất cả đều có gia đình, con cái, công ăn việc làm ổn định và đều ở riêng. 4 trong số 8 anh chị trước đây được cậu (là Ba) đỡ đón lên Thái Nguyên cho học nghề hoặc đại học, trong đó có anh V. đang ở Đà Nẵng và chị Nhung ở lại Thái Nguyên, vậy nên cậu rất có 'uy tín'.
Cách nay nửa năm bác trai đổ bệnh nằm một chỗ, bác gái một tay chăm sóc, các con kẻ ở xa lâu lâu về thăm góp tiền lo thuốc thang, người ở gần xẹt qua xẹt lại đỡ mẹ. Nay bỗng dưng bác gái phát bệnh vừa tiểu đường vừa gan/ mật. Thế là 2 việc một lúc: đưa mẹ đi chữa bệnh và thay mẹ chăm cha.
Ở quê mình vẫn còn tục lệ cha mẹ lo chuẩn bị tài sản (nhà, đất) chia cho con trai, con gái đi lấy chồng hưởng phước nhà chồng. Đồng nghĩa với việc nhà mình con trai lo là chính, con gái lại lo nghĩa vụ nhà chồng.
Chắc vậy nên lúc này các em ở quê lo thay nhau chăm sóc bác trai. Chị lớn ở HN đang bận xây nhà, lại là con gái, nên các em gọi đến anh trưởng V. ở ĐN về đón mẹ đi bệnh viện. Đến lượt V. cũng lại đang bận xây nhà, nói mua vé nhờ người đưa mẹ vô nhưng ở nhà muốn thấy anh phải sốt sắng hơn, về đón. Kết quả là chị lớn phải gọi cầu cứu Cậu!
Cậu ứa nước mắt. Trầm hẳn. Lẩm bẩm 'đẻ thì đẻ cho đến cạn sức'.
Ừa, các anh chị không tính đến gọi Nhung ở Thái nguyên - là con lớn thứ 2, sau D. và trên V. Đoán có lẽ vì V. khá giả hơn lại là 'trách nhiệm con trai'??
Con gái thì sao nào?
'Con nghĩ thế này, bỏ qua chuyện tài sản đi. Con trai hay con gái, công sinh thành và công nuôi dưỡng con nào lớn hơn?/ Đừng nhìn qua nhìn lại, đẻ 8 người hay đẻ một mình chúng con thì vẫn là chúng con đã được sinh ra, chăm bẵm. Nhiều con và có điều kiện thì đi đông đi tây chữa bệnh, có một con và lỡ nghèo thì nằm nhà con chăm, nhất là ăn cháo vẫn ấm. Nghĩ thế sẽ thấy đơn giản, chẳng còn gì phức tạp'.
Không có gì khó khăn để Ba và Mẹ và con cùng chụm đầu một ý nghĩ: Ừ, con gái đón bác lên Thái nguyên. Càng bàn càng thấy khả thi:
* Anh chị có điều kiện về thời gian, Nhung làm giáo viên đang kỳ nghỉ hè, con cái đều đã lớn, tự lập.
* Nhung hiền. Ba đưa Nhung lên đỡ đầu từ nhỏ. Cả Nhung và anh Chính chồng chị rất rất quý, quấn quýt với Cậu Mợ không khác gì con trong nhà. Nếu ba mẹ gợi ý, phân tích, anh chị sẽ nghe ra liền.
* Bỏ qua Hà Nội thì Thái Nguyên gần hơn Đà Nẵng nếu con cái muốn qua lại chăm sóc thăm hỏi mẹ.
Ba mẹ quyết định rất nhanh: Sáng sớm về đến Hà Nội, thay vì ở lại HN như định Ba Mẹ sẽ về Thái Nguyên luôn nói chuyện với vợ chồng chị Nhung.
Ngay sáng đó, anh chị kịp thuê 1 chuyến xe về quê Hưng Yên đón bác Loát lên trong ngày.
Tối, khi xe về đến Thái Nguyên, Anh V. và vợ ở Đà Nẵng gọi ra, Ba nói: 'Thôi hôm nay anh Chính chị Nhung về đón mẹ lên TN khám bệnh, trên này có cậu mợ. Trước mắt thế là phải nhất. Cậu chỉ dặn các cháu sống sao để thương yêu và bảo ban nhau cùng lo chuyện nhà, việc còn dài'. Vâng, vâng.
Anh Chính chồng Nhung gọi cho mình thì cứ nhắc đi nhắc lại 'cậu mợ thật sáng suốt em ạ.'.
...
Vừa gọi điện về Thái Nguyên cho mẹ. Mẹ bảo ngày mai Ba và anh Chính sẽ đưa bác về Hà Nội làm thêm một số xét nghiệm. Từ bữa bác lên các anh các chị thường xuyên gọi lên hỏi tình hình. Tự nhiên tin sau này nếu bác phải điều trị lâu dài các anh chị sẽ qua lại cùng Nhung chăm sóc mẹ.
***
Là khi một vài người xông vào giành giật một quyền lợi hay đùn đẩy một trách nhiệm, bỗng hình thành cảm giác 'sợ thiệt' cho những người xung quanh, khi đó sự phân chia (nếu cần) có thể trở nên khó khăn. Ngược lại, khi 1, 2 người đặt cư xử bằng tình cảm và nhường nhịn trước, tính thiện trong những người còn lại được lay động. Không còn nỗi lo 'thiệt', họ có thể sẽ sợ mình bị bật ra khỏi cộng đồng 'người tốt'. Cái tốt có tính lôi cuốn mạnh hơn cái xấu.
Chỉ trừ những nhân cách đã bị hỏng, đã quá chai lì, còn thì trong mỗi con người tình thương máu mủ, biết ơn sinh thành luôn vẫn có ẩn sâu trong tim. Trong mỗi họ cũng luôn có cả phần thiện/ ác, lòng nhân/ ích kỷ, chỉ là làm thế nào để đánh thức phần thiện thành trội hơn thôi.
Là mình tin vậy, biết mọi người có tin?
Em cũng tin như chị, "cái tốt có tính lôi cuốn mạnh hơn cái xấu". :)
ReplyDeleteCảm ơn chị đã động viên em. Nhiều khi suy nghĩ quá đâm ra lẩm cẩm chị ạ. Hic, nhưng em bao giờ cũng thế, đứng dậy và bắt đầu lại nhanh thôi. Lại cảm ơn chị lần nữa, hihi.
Mà chị ơi, chị chưa hạ cánh vụ Sài Gòn đó nhé!
Nhà anh có tới 8 anh em, ai cũng chịu khó nhường nhịn, vậy mà chiều cụ cũng khó phết đấy em ạ! Các cụ già, thường hay cả nghĩ. Mình nói một câu thiếu suy nghĩ là các cụ cứ nghĩ mãi ấy chứ. Cha mẹ già là mình phải lựa thôi em ơi!
ReplyDeleteĐồng ý với Lana về điều này.
ReplyDeleteEm cứ đọc đi rồi lại đọc lại.Nghĩ đến Mẹ chưa có lúc nào được nghỉ ngơi,thanh thản...Rồi đến một lúc Mẹ cũng sẽ ốm. Lúc đó em ra sao?
ReplyDeleteNuôi dưỡng chăm sóc các con là một việc làm có ý nghĩa nhất với bất cứ người làm cha mẹ nào.Nhưng ít con cái hiểu được lòng cha mẹ.
@NADIA: báo cáo SG gì nhỉ? Anh Thụy anh ấy đi bí mật bí mật mới cần báo cáo em ạ :))
ReplyDelete@ĐMT: Anh Thụy ơi, trong chuyện này em không nghe bác em không kêu ca hay tự ái một câu nào. Thật đấy. Con cái đưa đi khám thì đi khám, đưa đi chữa thì đi chữa, không thì ở nhà. Người quê mà anh.
ReplyDelete@Chôm Chôm: Cảm ơn Chôm Chôm.
ReplyDelete@Nga: Chị cũng sợ lắm mỗi khi nghĩ Ba Mẹ già 'trăm tuổi'. Chị lớn nhiêu đây rồi Mẹ vẫn là chỗ dựa tình cảm. Có sao mình sẽ chới với lắm...
Khi đã trưởng thành, nên tạo mọi điều kiện gần gũi, chăm sóc cha mẹ. Người già hay cô đơn lắm.
ReplyDeleteNgười già là vậy. Không biết mình già có được vậy không?
ReplyDelete@ Lana , suy nghĩ của hai bác & Lana rất hợp tình hợp lý !
ReplyDeleteTruyền thống người Việt chúng ta co' trách nhiệm lẫn bổn phận phụng dưỡng cha mẹ già .
Phàm cha mẹ đau ốm cần con cháu nâng giấc ,săn sóc mớiphải đạo làm con, hà tất phân biệt là trai hay gái !
.trina có chị bạn 8 năm chăm mẹ chồng bị liệt & tới mẹ ruột 7 năm , vợ chồng chị 5 con nhỏ ,nhưng thu xếp rất khéo Lana ơi !
Chia sẻ của Lana rất qúi , trina chúc Lana luôn vui nhé !
@Đỗ, Phú và Trina: Cảm ơn đã chia sẻ. Có câu chuyện Cha và Con, Lana sưu tầm về đây, chắc nhiều bạn đã đọc ở đâu đó rồi:
ReplyDeleteCha và con
Một người cha già nua ngồi hóng mát trên băng ghế gỗ trước sân nhà cùng đứa con trai thành đạt của ông. Bất chợt một con quạ sà xuống đậu bên bờ giậu.
Người cha già nua hỏi đứa con của mình: Con gì vậy con?
Người con trả lời: Đó là con quạ.
Một lúc sau, ông lão lại hỏi con trai: Con gì vậy con?
Người con trả lời: Đó là con quạ.
Vài phút sau, ông lão lại hỏi con trai: Con gì vậy con?
Người con đáp lại: Cha ơi, con vừa nói đó là con quạ mà.
Một chốc sau, ông lão lại hỏi con trai lần thứ tư: Con gì vậy con?
Lần này, giọng người con đã có phần bực bội, anh ta trả lời gắt gỏng: Cha ơi, đó là con quạ! Con quạ!
Sau đó vài phút, người cha lại hỏi con trai lần nữa: Con gì vậy con?
Lần này thì đứa con phát cáu lên, anh to tiếng: Cha ơi, sao cha cứ hỏi hoài một câu hỏi, mặc dù đã bao nhiêu lần con trả lời cha: đó là con quạ! Cha không hiểu hay sao?
Người cha già lụm khụm đi về phòng mình và quay trở ra chiếc ghế gỗ với một quyển sổ cũ kỹ. Ông lần giở đến một trang viết và đưa cho con trai đọc. Đứa con đọc được những dòng chữ sau trong quyển nhật ký của cha:
"Ngày... tháng... năm...
Hôm nay, khi tôi cùng đứa con trai bé bỏng của tôi ngồi hóng mát trước sân nhà, thì có một con quạ sà xuống. Con tôi hỏi tôi hết thảy hai mươi lăm lần đó là con chim gì. Tôi trả lời con trai tôi đủ hai mươi lăm lần rằng đó là con quạ mà trong lòng vẫn ngập tràn hạnh phúc."