Bữa offline rồi có một đề tài được lướt qua là nên lấy vợ Nam hay vợ Bắc. Vợ Nam thì sao vợ Bắc thì sao... Tất nhiên nói cho vui thôi vì ở đó có 'các bà' Nam, Bắc, lẫn Bắc lẫn Nam, đủ cả, nói quá là... là sao nhỉ, chưa biết, nói thử biết liền :))
Mình vốn là đứa mà tính từ khi bắt đầu biết để ý, đọc, xem những chuyện về gặp nhau - yêu - lấy vợ lấy chồng - sinh con - gia đình..., thời gian sống ở Nam, Bắc và một vùng nào đó không Nam chẳng Bắc chia đều cho nhau, nên vô tư chẳng chút hân hoan hay tự ái vùng miền nào khi nghe những 'thảo luận' Bắc - Nam hướng này hướng khác, nghe để đó. Nghĩ ra, nói chung thì mỗi vùng cũng có nét chung, nói riêng thì văn hóa vùng miền không phải yếu tố quyết định cách tư duy riêng của một ai đó. Mà cách cư xử, thái độ sống... phần nhiều do cách tư duy của mỗi người quyết định.
Còn cách tư duy là kết quả của những gì thì nhiều tài liệu nghiên cứu xã hội học, sách tâm lý, giáo dục... nói nhiều. Mình chỉ là dân đọc thôi, không dám kết.
Chỉ xin góp câu chuyện từ một bà giáo tiếng Nga dạy mình hồi mình qua đó.
Ngày đó, các bà giáo tiếng Nga không chỉ dạy tiếng Nga mà như bảo mẫu, như người mẹ hướng dẫn cách hòa nhập cuộc sống và văn hóa đất nước Nga. Lớp học tiếng Nga của tụi mình gồm sinh viên đa quốc tịch da trắng da vàng da đen da nâu đủ cả. Nam và nữ. Sinh viên nên tất nhiên đều trẻ. Một lần trong giờ học, bà giáo hỏi: Các bạn hãy thử nói xem, người chồng là gì trong gia đình?
Xôn xao nhưng cuối cùng có vẻ câu trả lời chốt lại là 'голова' (cái đầu). Bà giáo gật đầu: Đúng rồi, người đàn ông là cái đầu trong gia đình.
Tụi con trai sung sướng cái mặt nghênh nghênh hỉ hả. Đám con gái ngồi im kiểu 'hứ, đồ trẻ con, có thế mà cũng vênh mặt'.
Xong, bà giáo lại hỏi: Rồi, người đàn ông là cái đầu, vậy phụ nữ là gì trong gia đình?
À... đến đây thì câu trả lời có vẻ phân tán, chủ yếu vẫn là đám đàn ông tích cực trả lời.
- Thưa cô là trái tim (một chàng đặt tay lên ngực, mắt long lanh liếc về phía nàng mà hắn thích)
- Là cánh tay phải
- Là đôi chân (mình không nhớ câu này của chàng nào, chỉ nhớ đã rất thú vị với câu trả lời này, hình như 1 chàng châu Phi).
Bà giáo vẫn lắc đầu.
- Thưa cô là cái hòm chứa
- Là trợ lý đắc lực
- là người bạn
...
- Đều không đúng, bà giáo nói, người chồng là cái đầu, người vợ là cái cổ, rồi bà nói chậm: cái cổ quay đi đâu, cái đầu quay đi đó!
Trời ơi tới đây thì đám con gái òa lên, vỗ tay rần rần. Phe kia nãy giờ ào ào bỗng ngồi thộn hết cả mặt ra như ngỗng ị.
Để cả đám trả đũa nhau chán, bà giáo ra hiệu trật tự rồi nói tiếp:
- Nhưng các bạn nữ phải nhớ rằng câu chuyện này của chúng tôi còn 1 câu nữa mới hết. "Cái cổ quan trọng là vậy, nhưng phải luôn luôn nhớ nó là cái cổ, đứng lùi phía sau. Cái đầu luôn ở phía trước hứng gió mưa bão lạnh. Khi nhìn vào người ta sẽ thấy cái đầu trước cái cổ. Nếu không là thế thì cái cổ không còn là cái cổ, và người đàn bà trở thành đàn ông rồi."
Mình vốn là đứa mà tính từ khi bắt đầu biết để ý, đọc, xem những chuyện về gặp nhau - yêu - lấy vợ lấy chồng - sinh con - gia đình..., thời gian sống ở Nam, Bắc và một vùng nào đó không Nam chẳng Bắc chia đều cho nhau, nên vô tư chẳng chút hân hoan hay tự ái vùng miền nào khi nghe những 'thảo luận' Bắc - Nam hướng này hướng khác, nghe để đó. Nghĩ ra, nói chung thì mỗi vùng cũng có nét chung, nói riêng thì văn hóa vùng miền không phải yếu tố quyết định cách tư duy riêng của một ai đó. Mà cách cư xử, thái độ sống... phần nhiều do cách tư duy của mỗi người quyết định.
Còn cách tư duy là kết quả của những gì thì nhiều tài liệu nghiên cứu xã hội học, sách tâm lý, giáo dục... nói nhiều. Mình chỉ là dân đọc thôi, không dám kết.
Chỉ xin góp câu chuyện từ một bà giáo tiếng Nga dạy mình hồi mình qua đó.
Ngày đó, các bà giáo tiếng Nga không chỉ dạy tiếng Nga mà như bảo mẫu, như người mẹ hướng dẫn cách hòa nhập cuộc sống và văn hóa đất nước Nga. Lớp học tiếng Nga của tụi mình gồm sinh viên đa quốc tịch da trắng da vàng da đen da nâu đủ cả. Nam và nữ. Sinh viên nên tất nhiên đều trẻ. Một lần trong giờ học, bà giáo hỏi: Các bạn hãy thử nói xem, người chồng là gì trong gia đình?
Xôn xao nhưng cuối cùng có vẻ câu trả lời chốt lại là 'голова' (cái đầu). Bà giáo gật đầu: Đúng rồi, người đàn ông là cái đầu trong gia đình.
Tụi con trai sung sướng cái mặt nghênh nghênh hỉ hả. Đám con gái ngồi im kiểu 'hứ, đồ trẻ con, có thế mà cũng vênh mặt'.
Xong, bà giáo lại hỏi: Rồi, người đàn ông là cái đầu, vậy phụ nữ là gì trong gia đình?
À... đến đây thì câu trả lời có vẻ phân tán, chủ yếu vẫn là đám đàn ông tích cực trả lời.
- Thưa cô là trái tim (một chàng đặt tay lên ngực, mắt long lanh liếc về phía nàng mà hắn thích)
- Là cánh tay phải
- Là đôi chân (mình không nhớ câu này của chàng nào, chỉ nhớ đã rất thú vị với câu trả lời này, hình như 1 chàng châu Phi).
Bà giáo vẫn lắc đầu.
- Thưa cô là cái hòm chứa
- Là trợ lý đắc lực
- là người bạn
...
- Đều không đúng, bà giáo nói, người chồng là cái đầu, người vợ là cái cổ, rồi bà nói chậm: cái cổ quay đi đâu, cái đầu quay đi đó!
Trời ơi tới đây thì đám con gái òa lên, vỗ tay rần rần. Phe kia nãy giờ ào ào bỗng ngồi thộn hết cả mặt ra như ngỗng ị.
Để cả đám trả đũa nhau chán, bà giáo ra hiệu trật tự rồi nói tiếp:
- Nhưng các bạn nữ phải nhớ rằng câu chuyện này của chúng tôi còn 1 câu nữa mới hết. "Cái cổ quan trọng là vậy, nhưng phải luôn luôn nhớ nó là cái cổ, đứng lùi phía sau. Cái đầu luôn ở phía trước hứng gió mưa bão lạnh. Khi nhìn vào người ta sẽ thấy cái đầu trước cái cổ. Nếu không là thế thì cái cổ không còn là cái cổ, và người đàn bà trở thành đàn ông rồi."
Hihi cái so sánh đầu cổ này buồn cười quá chị, đúng là cổ mà ra hứng gió mưa thì cổ viêm họng ;) Tuy vậy, em vẫn đồng ý với một suy nghĩ thoáng hơn: tùy từng thời điểm bác nào có khả năng làm đầu tốt hơn cho gia đình mà cũng được bác kia tâm phục khẩu phục thì cứ để cho bác ấy làm không cứ là chồng hay vợ chị à, khi nào cái đầu mệt yếu thì cái cổ lên thay.
ReplyDeleteHình như ở ngoài Bắc nhiều người bị bướu cổ lắm í, hí hí.
ReplyDeletehehe, cho nên chị chỉ khảo cổ ko thèm khảo đầu :))
ReplyDeleteÔi hay nhỉ? Ngẫm ra đúng lắm à hihi.
ReplyDeleteEm rinh về blog "làm cuả", chị nhé!
Cũng đúng phết, câu của bà giáo ấy. Nhưng em còn bít có người còn nói vợ là cái vương miện đặt trên đầu anh ta, còn đàn con là những hạt kim cương đính trên cái vương miện ấy nữa cơ. Ổng lý luận, đàn ông càng giỏi thì vợ trong nhà càng phải được nâng niu, chiều chuộng, kính trọng, để nàng đẹp, nàng thơm tho, nàng có sức dạy con chu đáo...nàng và đàn con sẽ long lanh, lóng lánh như cái vương miện quí ấy, chị ạ. Hi hi...:-D
ReplyDeleteHạnh phúc thay cho người nào là vợ, con của người đàn ông trong còm của Titi.
ReplyDelete@ Lana ơi , chồng nam vợ bắc& ngược lại &vợ bắc chồng trung sống chung ,ko phân biệt vùng địa lý đâu Lana đồng ý ko !
ReplyDeletetrina thấy người chồng như cột nhà ,chỗ dựa tinh thần ,lẫn bóng mát cho vợ con, khi mỏi mệt , chán nản ,mình có người chia sẻ ,an ủi& nâng đỡ nhau
Điều quan trọng nhất :bình đẳng & tuyệt đối tôn trọng nhau thì ngôi nhà hạnh phúc sẽ bền vững Lana a`!
@HY: Câu chuyện của bà giáo chỉ là nói chung thôi HY à, tất nhiên trong mỗi hoàn cảnh cụ thể con người ta lại phải thích nghi.
ReplyDeleteTuy nhiên, dù thế nào đi nữa, khi 'cái cổ lên thay' như HY dẫn thì cũng là cái cổ làm nhiệm vụ của cái đầu - trở thành cái đầu (dù là bắt buộc).
Vì thế Lana vẫn thích câu chuyện của bà giáo.
@NLVD: Bướu cổ vừa là bệnh lại xấu cả hình thức, NLVD nhỉ? :))
ReplyDelete@Hậu: Khảo đầu hay chứ chị, nhất là nếu phải cùng xoay :)
ReplyDelete@Fooleryn: Bé thích thì tốt rồi. Hy vọng sau này bé sẽ là cái cổ xinh, mềm dẻo và có cái đầu cùng xoay nhịp nhàng :)
ReplyDelete@Titi, BeBo: Được như Titi nói thì phụ nữ sướng quá. Nhưng trong một số trường hợp, vì cái vương miện chỉ phải lo làm đẹp, thơm tho... không cùng lo toan với cái đầu nên lỡ có gặp bão, cái đầu không vững là vương miện rớt luôn.
ReplyDeleteKhông ai mong bão, nhưng đôi khi nó vẫn có mà :((
Em nghĩ vợ/chồng là cái gì thì mỗi người, mỗi lúc, mỗi nơi quan niệm một khác.
ReplyDeleteNhưng nếu cả hai cùng có những kỳ vọng giống nhau về người kia thì mọi việc sẽ xuôi. Chứ vợ cứ nghĩ mình phải là đầu mà chồng cứ nghĩ vợ phải là cổ thì kết cục cổ đi đằng cổ, đầu đi đằng đầu.
Hay thật! Vợ thì đương nhiên là quan trọng rồi. Mà là quan trọng nhất ấy chứ! Ai làm chủ gia đình, câu hỏi này trả lời mãi cũng không xong. Hì!
ReplyDeleteAnh nhớ một câu chuyện vui:
Một người khách vào quầy bán sách hỏi:
- Cô cho tôi mua cuốn Đàn Ông Là Chủ Gia Đình!
Cô bán hàng trả lời:
- Truyện viễn tưởng bán ở quầy bên cạnh!
Chị! Đọc thấy thấm quá.
ReplyDeleteTheo PN thành phố HCM thì Vợ như thế này đấy:
Là thầy: nửa chữ đã là thầy, huống hồ vợ dạy ta nguyên một chữ... nhẫn! Lẽ ra, sau khi lấy vợ, ta sẽ quen ngay với sự nhẫn nhục, chịu đựng... nhiều bố tính tình nóng nảy, hung dữ, thế mà sau khi cưới vợ bỗng trở nên hiền khô, dễ bảo.
Nhà khoa học: vợ thường cấm ta nhậu nhẹt, nhằm bảo vệ lá gan ta khỏi bị xơ, không nhiễm siêu vi B, ăn ngủ đúng lập trình, tạo nên đồng hồ sinh học, tránh xa xì trét, rất tốt cho sức khỏe tinh thần.
Chuyên gia vệ sinh, an toàn thực phẩm: vợ luôn tạo điều kiện cho ta ăn cơm nhà, tránh cơm bụi, quán xá, thức ăn đường phố mất vệ sinh, dễ nhiễm khuẩn lây bệnh...
Nhà xã hội học: vợ luôn dạy ta biết lao động là vinh quang. Cụ thể hóa qua việc... nấu ăn, giặt giũ, lau nhà, tắm con...
Người dẫn đường, hướng tới tương lai: điều đó đã rõ qua câu nói "Đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng người đàn bà”.
Nhà tâm lý, đạo đức học: vợ luôn dạy ta biết cách thương yêu, đùm bọc, sẻ chia và quan tâm đến người khác, ví dụ như... bố mẹ vợ, anh chị em vợ và bạn của vợ.
Bác sĩ riêng: vợ luôn khuyên ta nên ăn... cơm, tránh phở, với lời giáo huấn cụ thể: "Phở thương cũng chỉ ngoài da. Cơm thương thấm tận ruột già, ruột non!".
----------
Cũng hay chớ.
Hehe. Nghe kể rồi đọc lại vẫn vui.
ReplyDeleteVợ, híc, là tất cả :(
Hihi, bà giáo của chị dí dỏm ghê
ReplyDeleteEm cũng thích làm cái cổ
"Vợ là gì trong nhà?"
ReplyDeleteLà "người vợ" đơn giản và tự nhiên như cái tên ấy, cũng giống như "người chồng" thôi, nó sẽ tự nhiên mà không phải lo đầu cổ chi cho mệt bạn ơi. Tui nghĩ vậy.
Vợ <-- tuy ko có công sinh ra ta như có công nuôi nấng và dạy dỗ cho ta nên người --> Lu nghe mí ku đờn ông trong công ti rêu rao thế đấy ;))
ReplyDelete@Trina: Tất nhiên Lana đồng ý với cả 2 ý của Trina rồi. Chuyện Bắc - Trung - Nam, Lana có nói trong entry - khi ra khỏi biên giới nho nhỏ ra biển rộng to to, khác biệt vùng miền không còn lớn nữa.
ReplyDeleteLana đọc trong 1 tản văn ở 'Quà của Bố' (TOU's Blog): Nhà thiếu cha như nhà thiếu nóc, nắng mưa đều đưa đầu chịu báng/ nhà thiếu mẹ như nhà thiếu vách, chỉ có được mái che còn là trống hoác tứ bề/ nhà thiếu con là nhà rỗng không...
Điều này quá đúng nhưng xin lỗi nếu lỡ làm ai đang thiếu hụt đau lòng, cả Lana cũng trong số đó. Vì thế Lana ko dẫn trong entry, chỉ dẫn đây để đồng ý với Trina: cần biết đánh giá và tôn trọng nhau thì ngôi nhà mới đủ đầy, và quan trọng hơn, ấm áp.
Câu chuyện của bà giáo, ngoài sự tôn trọng nhau, cách nghĩ cách cư xử còn có ý nghĩa về sự gắn kết hòa hợp giữa cái đầu và cái cổ. Sâu sắc lắm Trina ạ.
@L2C: Đúng rồi L2C ơi, có những trường hợp người chồng che nắng che mưa để dột tứ bề nhưng vẫn cứ muốn vợ phục tùng không được góp ý kiến. Càng tự ái càng mệt cả hai.
ReplyDeleteTúm lại là như Lana trả lời HY ở trên, mỗi hoàn cảnh lại phải thích nghi. Dù sao thông điệp của câu chuyện từ bà giáo chị vẫn luôn thích.
@Phú: Hầy... nói 'vợ là tất cả' rồi mặt nhăn lại là sao ha?? :)
ReplyDelete@Thụy: Anh buông xuôi, hoàn toàn không đọc truyện viễn tưởng nữa rồi ạ? :(
@ANH: Khôn ghê. Có ai không thích làm cái cổ nhỉ? hì hì.
ReplyDelete@Nga: Em đánh thynguyen81 vào ô name, đánh thêm đường link địa chỉ Blog của em vào ô URL ngay dưới để chị Lana và mọi người có thể theo link vào thăm Blog của em nhé.
@Đỗ: Cười và nghĩ vui vui thôi, không làm gì cho mệt đâu Đỗ. Trời ơi Blog là nơi để sống thật với bạn bè và thư giãn, để mệt nữa thì chán lắm :)
ReplyDelete@LU yêu, câu đó đàn ông họ nói vui. Mấy bà vợ mà thực hiện 'dạy dỗ' là bị cho ngay thành 'bướu cổ' đó LU à, như NLVD comment trên kia ấy :))
ReplyDeleteThực ra, trong thâm tâm, em không thích quan niệm về vợ và chồng của các cụ xưa. Em chỉ muốn một tình bạn thật bình đẳng giữa 2 người đam mê nhau. Hí hí... đam mê nhau để giữ lửa yêu đương, bình đẳng để tôn trọng nhau hết mức có thể. Như thế cuộc sống chung mới có sức bền để vượt qua được thời đại bão hòa vật chất nài chị ơi :-)
ReplyDeleteChị! Vâng. Em cũng mong thi thoảng các anh chị qua nhà em cùng bình loạn.
ReplyDelete@Ti yêu, đam mê, tôn trọng... để giữ lửa cho cuộc sống không đơn điệu, nhưng vẫn cần có sự phân công, sẻ chia những trách nhiệm trong cuộc sống chung mà. Sao em lại cho đấy là quan niệm của các cụ xưa nhỉ? mới lị, các cụ nhà mình với thế giới cũng khác nhau chứ nhỉ?
ReplyDeletebà giáo chị là người phụ nữ Nga đặc trưng Ti à :)
Đang tám với bạn đó. Ý tui là ai cũng phải làm chủ gia đình chứ khg phải làm chủ của người kia, nó tự nhiên như chức năng của người ta chứ không cần cố. Bạn nhớ bài "Tháng Ba Tây Nguyên"... Tháng Ba, sớm sớm mẹ ra rừng, theo dấu chân chồn đi tìm nấm mới. Chiều chiều, cha chọn một góc vườn, dạy con trai phóng lao trừ hổ báo... Phân chia vợ chồng quá giản đơn, bạn nhỉ.
ReplyDelete@Đỗ: Oh well, tám vui thì Lana tám liền đây. Như bạn nói, hai người tự chia sẻ tự nhiên như hít thở khí trời mà có sự hòa hợp - vậy thì còn gì bằng.
ReplyDeleteCâu chuyện của bà giáo giống như người mẹ dạy con gái sắp về nhà chồng ấy mà. À mà không riêng con gái cần trang bị ý thức cho một cuộc sống chung. Có những trường hợp cái đầu nhất định mình phải là ông chủ, hoặc cái cổ lại phình to (bạn NLVD gọi là bướu cổ) - họ tự nhiên sống như-họ-muốn không cần biết đến người kia.
Mình nghĩ câu chuyện của bà giáo nói đúng như ý Đỗ đấy - cả hai làm chủ gia đình chứ không làm chủ người kia. Thêm nữa, là sự hợp nhau, linh hoạt của cái khớp sống cổ :)
Hihi, thích thú quá khi đọc entry này chị Lana ak. Em thì hào hứng tìm hiểu về chuyện gia đình, tình yêu lắm! Thế nên đọc entry và comment của mọi ng thấy yêu đời quá đi! Kinh nghiệm của những người đi trc truyền lại cho đám trẻ thật là bổ ích. E thích cái cổ và cái đầu. hehe.
ReplyDelete@Scarlett: Thích, và thấy yêu đời là tốt rồi.
ReplyDeleteBánh mẹ làm ngon lắm bé ạ :)
em ko biết em có hiểu hết ẩn ý của câu chuyện của bà giáo ko nữa, đọc comment em cũng ko chắc là mình hiểu luôn. Nhưng em sẽ để đó, từ từ trải nghiệm và suy nghĩ! (tình cờ ghé ngang blog chị, biết từ blog của anh/chú TOU)
ReplyDeleteChào em, cảm ơn em đã ghé. Câu chuyện của bà giáo không có những ẩn ý cố định, nó mở cho ai cũng có thể hiểu theo cách của mình. Hình như chị cũng thế, hiểu nó dần theo trải nghiệm của mình. Nên, em cứ tự nhiên nhé.
ReplyDeleteMến.