Bọ lập mới post một bài phản ánh quá chí lí về đào tạo đại học ở VN mình - 'hình ống' cải cách cải cách mong 'hình chóp' lại ra 'hình nón', thật là oẳn tà roằn.
Mà với cách quản lí cái cần nghiêm không nghiêm (nổi) như VN mình thì ý tưởng đẹp lại ra oẳn tà roằn thì có gì khó hiểu đâu.
Chưa có cuộc khảo sát nào chứ nếu có mình tin con số phần trăm lớn các bác lãnh đạo ngành giáo dục hoặc liên quan 'chiến lược con người' của nước nhà tính cho con ĐƯỢC đi học đại học ở nước ngoài (cũng giống mong mỏi của mình và nhiều nhiều dân thường khác thôi).
Thế câu trả lời là gì?
Thấy thật không công bằng cho các bạn sinh viên nhà mình, đầu óc sáng sủa (để qua được kỳ thi đại học), trả qua 4 năm giảng đường đại học để rồi ra cơ hội tự đi xin được công việc đúng ngành học thật khó như mò tôm đáy bể, một trời một vực so với các bạn đi du học về (với nền đầu vào như nhau). Cái bằng trong nước bị ỉ ôi, có đi làm cũng phải đào tạo lại. 4 năm không nhiều nhưng đâu phải ít để mà lãng phí.
Oẳn tà roằn
Từ lâu lắm rồi trong ngành giáo dục và đào tạo người ta vẫn hay nói đến hai chữ nghịch lý, nói lâu đâm nhàm chẳng còn ai còn để ý đến điều đó nữa, thành ra "chuyện bình thường", đến nỗi không "bình thường" như thế mới là chuyện lạ. Xưa cả nước chỉ có vài chục trường đại học, 10 triệu học sinh hằng năm chen nhau vào, khó đến nỗi nhà nào có con đỗ đại học đều mừng như cha chết sống lại, cả làng cả tổng đều biết. Nhiều người kêu rằng đó là nghịch lý, chẳng có đâu thi vào đại học lại khó như ở nước ta. Nhiều người đứng ra bênh, nói đó là chuyện bình thường, thi đại học không khó thì thi cái gì khó? Đầu vào chất lượng cao mới mong đầu ra cao chất lượng.
Khốn thay đầu ra chẳng những chất lượng không cao mà ngày càng thấp tẹt, thấp đến nỗi đầu ra tuồng như bằng đầu vào. Giống như anh tú tài ngủ đông 4,5 năm thức dậy thành ông cử nhân, vậy thôi. Cứ đến tận nơi các trường mà xem người học cái gì, học thế nào, thi cử ra sao thì biết. Một giáo viên đại học này cười chua chát, nói sinh viên ngày nay không phải đi học mà đi điểm danh. Miễn sao đủ buổi đến lớp là đủ tiêu chuẩn là ra trường, rất đơn giản. Nhiều người lại kêu nghịch lý. Việc đào tạo hình ống, không thể chấp nhận được. Lại nhiều người đứng ra bênh, nói chuyện bình thường, đại học của ta là đại học quốc doanh, giáo dục quốc doanh đã nghiện ngập 100% rồi, làm sao có việc đào tạo hình chóp? Muốn có đào tạo hình chóp phải xã hội hóa việc đào tạo, cho các trường tư thục ra đời, phải có cạnh tranh may ra mới có cái hình chóp mơ ước.
Đến khi được phép ra đời, như hạn hán gặp mưa rào, các trường tư thục tranh nhau ra đời nhanh nhiều đến nỗi chỉ trong vòng 10 năm số trường đại học tăng gấp đôi gấp ba, từ vài chục trường đến nay ngót nghét 200 trường. Thất kinh. Trường quá nhiều, học sinh đỗ điểm cao thì ít, thế là tranh nhau tiếp thị chiêu sinh, nào tặng tiền, tặng áo quần, tặng luôn cả điểm. Điểm sàn Bộ đã hạ xuống 13 điểm nhưng các trường vẫn không đủ thí sinh. Có trường chỉ tiêu 1400 em, đến giờ này chỉ được hơn trăm móng. Bộ thương tình, mới đề ra cái điều 33 qui chế tuyển sinh, ưu tiên vùng miền ưu tiên đối tượng, cho các trường có cái cớ lách luật. Thế cho nên nhiều nơi thí sinh chỉ cần 7,8 điểm cũng được lùa vào trường. Nếu là trường cao đẳng thì chỉ cần đúng 5 điểm!
Nhiều người lại kêu phi lý, nói đào tạo ào ào kiểu này rồi hình chóp chẳng thấy đâu, nguy cơ hình phễu đã thấy rõ. Nhiều người lại đứng ra bênh, nói chuyện bình thường, đào tạo ào ào bởi vì tuyển sinh ào ào ,dạy dỗ ào ào. Chi bằng ta học theo thế giới bỏ quách tuyển sinh đi, đừng quan tâm đầu vào, chỉ cần quan tâm đầu ra là đủ. Nói như nhà báo Phan Lợi: "Người học có thể đăng ký ghi tên bất cứ trường nào, song không phải cứ đủ bốn năm là nghiễm nhiên cầm bằng tốt nghiệp mà có thể là sáu, tám và thậm chí 10 năm nếu quá trình học không nhận đủ số tín chỉ cần thiết. Theo cách đó, chất lượng nhân lực là thật, dù có khi chỉ sau hai năm một người giỏi đã lấy bằng tốt nghiệp!" Nghe cũng bùi tai, nhưng khi đánh trống ghi tên vào trường, liệu người ta có chịu học và dạy "sáu, tám và thậm chí 10 năm" không? Ai cũng biết dưới gầm trời này không đâu là không tham nhũng, người ta đã đánh trống ghi tên vào trường, dại gì người ta không bỏ phông bao để ra trường? Nếu "chỉ sau hai năm một người giỏi đã lấy bằng tốt nghiệp" thì một người giàu chỉ cần vài tháng, có khi chỉ cần vài ngày!
Trong khi việc chống tham nhũng khác nào đơm đó ngọn tre thì tuyển sinh theo lối đánh trống ghi tên, giáo dục và đào tạo nước nhà sẽ không là hình phễu nữa, nó là cái hình gì đó rất quái dị, gọi là hình oẳn tà roằn.
Than ôi cái gốc không gỡ được, vật cản khổng lồ hảy còn nằm lù lù ở đấy, thì mọi chuyện trên đời đều dừng lại ở chữ BÍ, riêng gì đại học.
*** nguồn: Quê Choa blog
Mà với cách quản lí cái cần nghiêm không nghiêm (nổi) như VN mình thì ý tưởng đẹp lại ra oẳn tà roằn thì có gì khó hiểu đâu.
Chưa có cuộc khảo sát nào chứ nếu có mình tin con số phần trăm lớn các bác lãnh đạo ngành giáo dục hoặc liên quan 'chiến lược con người' của nước nhà tính cho con ĐƯỢC đi học đại học ở nước ngoài (cũng giống mong mỏi của mình và nhiều nhiều dân thường khác thôi).
Thế câu trả lời là gì?
Thấy thật không công bằng cho các bạn sinh viên nhà mình, đầu óc sáng sủa (để qua được kỳ thi đại học), trả qua 4 năm giảng đường đại học để rồi ra cơ hội tự đi xin được công việc đúng ngành học thật khó như mò tôm đáy bể, một trời một vực so với các bạn đi du học về (với nền đầu vào như nhau). Cái bằng trong nước bị ỉ ôi, có đi làm cũng phải đào tạo lại. 4 năm không nhiều nhưng đâu phải ít để mà lãng phí.
Oẳn tà roằn
Từ lâu lắm rồi trong ngành giáo dục và đào tạo người ta vẫn hay nói đến hai chữ nghịch lý, nói lâu đâm nhàm chẳng còn ai còn để ý đến điều đó nữa, thành ra "chuyện bình thường", đến nỗi không "bình thường" như thế mới là chuyện lạ. Xưa cả nước chỉ có vài chục trường đại học, 10 triệu học sinh hằng năm chen nhau vào, khó đến nỗi nhà nào có con đỗ đại học đều mừng như cha chết sống lại, cả làng cả tổng đều biết. Nhiều người kêu rằng đó là nghịch lý, chẳng có đâu thi vào đại học lại khó như ở nước ta. Nhiều người đứng ra bênh, nói đó là chuyện bình thường, thi đại học không khó thì thi cái gì khó? Đầu vào chất lượng cao mới mong đầu ra cao chất lượng.
Khốn thay đầu ra chẳng những chất lượng không cao mà ngày càng thấp tẹt, thấp đến nỗi đầu ra tuồng như bằng đầu vào. Giống như anh tú tài ngủ đông 4,5 năm thức dậy thành ông cử nhân, vậy thôi. Cứ đến tận nơi các trường mà xem người học cái gì, học thế nào, thi cử ra sao thì biết. Một giáo viên đại học này cười chua chát, nói sinh viên ngày nay không phải đi học mà đi điểm danh. Miễn sao đủ buổi đến lớp là đủ tiêu chuẩn là ra trường, rất đơn giản. Nhiều người lại kêu nghịch lý. Việc đào tạo hình ống, không thể chấp nhận được. Lại nhiều người đứng ra bênh, nói chuyện bình thường, đại học của ta là đại học quốc doanh, giáo dục quốc doanh đã nghiện ngập 100% rồi, làm sao có việc đào tạo hình chóp? Muốn có đào tạo hình chóp phải xã hội hóa việc đào tạo, cho các trường tư thục ra đời, phải có cạnh tranh may ra mới có cái hình chóp mơ ước.
Đến khi được phép ra đời, như hạn hán gặp mưa rào, các trường tư thục tranh nhau ra đời nhanh nhiều đến nỗi chỉ trong vòng 10 năm số trường đại học tăng gấp đôi gấp ba, từ vài chục trường đến nay ngót nghét 200 trường. Thất kinh. Trường quá nhiều, học sinh đỗ điểm cao thì ít, thế là tranh nhau tiếp thị chiêu sinh, nào tặng tiền, tặng áo quần, tặng luôn cả điểm. Điểm sàn Bộ đã hạ xuống 13 điểm nhưng các trường vẫn không đủ thí sinh. Có trường chỉ tiêu 1400 em, đến giờ này chỉ được hơn trăm móng. Bộ thương tình, mới đề ra cái điều 33 qui chế tuyển sinh, ưu tiên vùng miền ưu tiên đối tượng, cho các trường có cái cớ lách luật. Thế cho nên nhiều nơi thí sinh chỉ cần 7,8 điểm cũng được lùa vào trường. Nếu là trường cao đẳng thì chỉ cần đúng 5 điểm!
Nhiều người lại kêu phi lý, nói đào tạo ào ào kiểu này rồi hình chóp chẳng thấy đâu, nguy cơ hình phễu đã thấy rõ. Nhiều người lại đứng ra bênh, nói chuyện bình thường, đào tạo ào ào bởi vì tuyển sinh ào ào ,dạy dỗ ào ào. Chi bằng ta học theo thế giới bỏ quách tuyển sinh đi, đừng quan tâm đầu vào, chỉ cần quan tâm đầu ra là đủ. Nói như nhà báo Phan Lợi: "Người học có thể đăng ký ghi tên bất cứ trường nào, song không phải cứ đủ bốn năm là nghiễm nhiên cầm bằng tốt nghiệp mà có thể là sáu, tám và thậm chí 10 năm nếu quá trình học không nhận đủ số tín chỉ cần thiết. Theo cách đó, chất lượng nhân lực là thật, dù có khi chỉ sau hai năm một người giỏi đã lấy bằng tốt nghiệp!" Nghe cũng bùi tai, nhưng khi đánh trống ghi tên vào trường, liệu người ta có chịu học và dạy "sáu, tám và thậm chí 10 năm" không? Ai cũng biết dưới gầm trời này không đâu là không tham nhũng, người ta đã đánh trống ghi tên vào trường, dại gì người ta không bỏ phông bao để ra trường? Nếu "chỉ sau hai năm một người giỏi đã lấy bằng tốt nghiệp" thì một người giàu chỉ cần vài tháng, có khi chỉ cần vài ngày!
Trong khi việc chống tham nhũng khác nào đơm đó ngọn tre thì tuyển sinh theo lối đánh trống ghi tên, giáo dục và đào tạo nước nhà sẽ không là hình phễu nữa, nó là cái hình gì đó rất quái dị, gọi là hình oẳn tà roằn.
Than ôi cái gốc không gỡ được, vật cản khổng lồ hảy còn nằm lù lù ở đấy, thì mọi chuyện trên đời đều dừng lại ở chữ BÍ, riêng gì đại học.
*** nguồn: Quê Choa blog
Đối với lớp trẻ, Lu chủ trương nên cho đi du học, học xong chúng nó muốn sống ở đâu, làm việc ở đâu thì tùy theo sự hòa nhập của chúng. Lana đã từng đi du học 2 nước thì cũng biết cách giáo dục của xứ người rùi. Lu ngại nhất, bằng cấp chức vị thật hoành tráng, nhưng chất lượng chỉ để bàn thờ ngửi khói sương thì của nào cũng tiêu, nước nào cũng nghèo.
ReplyDeleteTiếc nhất là lớp trẻ nhiều bạn rất khá, nhưng giáo dục hiện tại lại chỉ hướng họ tới một tấm bằng nào đó, mà có thể đã quên đi thực chất. Chán!
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteBạn xóa còm trên của bạn, cho sạch nhà và cho nó lành, Bạn L.N nhé.
ReplyDelete@Đỗ: pác Đỗ cẩn thận phải hôn? Lana đâu thấy cái còm đó có vấn đề gì đâu nhỉ.
ReplyDeleteĐặt mình là những người có trách nhiệm trong một lãnh vực nào đó, nếu xung quanh chỉ là nói tốt đẹp, lung linh, chỉ toàn những tung hô, thì sao có thể nhìn ra bức tranh thực có để điều chỉnh những phần xám cho nó tốt lên?