Không ít diễn đàn "người Việt xấu xí", đúng và nhiều giá trị nhận thức lắm. Vậy chớ người Việt đẹp không? rất đẹp không? đẹp sao?
------
Từ khi bắt được kẻ gây án tiệm vàng Bắc Giang là mình bỏ qua những tít bài về vụ đó. Điều mình còn nghĩ là cháu bé 8 tuổi sống sót - bé đang hồi phục trong viện. Lòng vẫn thương lo không biết ngày sau bé sẽ đi qua cú sốc tinh thần mất cả gia đình ba mẹ em gái cùng tai nạn kinh hoàng này thế nào, liệu người thân có đủ sự tinh tế để giúp bé lớn lên có một tâm hồn bình an...
Hôm qua đọc bài báo về bộ trưởng y tế tới thăm bé trong viện. Có một bức hình với chú thích gây rung động lòng người: người bác của bé bằng mọi nỗ lực vừa khóc vừa ôm cháu che chắn nhất quyết không cho rất đông các phóng viên chụp hình bé vì không muốn hình ảnh cháu mình lên thông tin đại chúng. Cùng lúc hơn hai luồng cảm xúc xô về: Xót xa, cảm động, và nhẹ lòng: Bé vẫn còn có vòng tay ruột thịt yêu thương ôm ẵm.
(hình: nguồn giaoduc.net.vn)
Người Việt mình đẹp đến nao lòng là đó: yêu thương, đùm bọc, trách nhiệm với ruột thịt, người thân; ở nhà "sểnh cha còn chú, vắng mẹ cháu bú dì"; ra ngoài đâu cũng có thể thấy "lá lành đùm lá rách" dù đã 'lá' là đểu mỏng manh thôi.
Ba mẹ mình xưa ngoài nuôi 5 anh em mình còn kéo đỡ thêm một đàn cháu bên nội bên ngoại từ quê ruộng Hưng Yên. Nhà nghèo không đỡ bằng tiền, ba mẹ đỡ các cháu bằng cách cho học và định hướng tạo dựng nghề nghiệp. Thắng con cậu ruột mình lên Thái Nguyên từ lớp 3 sống cùng tụi mình, bố mẹ Thắng còn phải gửi gạo lên chứ ngày đó nhà mình ăn độn ngô, bo bo, bột mì còn đói nữa. Hôm rồi nói với Ba "Có giá trị không tính được há Ba? có những sự giúp đỡ làm thay đổi cả cuộc đời". Khi xưa chắc ba mẹ không nghĩ mình làm gì lớn lao, giúp con giúp cháu khi mình có thể như một điều tự nhiên, nhưng nhìn lại nếu không được định hướng học hành nghề nghiệp thì Nhung, Thắng, Thọ, Vịnh, Hòa, Hà, Hải, Hạnh, Lan... nhà mình giờ vẫn làm ruộng ở quê cuộc sống sẽ thật khác. Bây giờ nhà mình ngoài 6 anh em ruột (tính cả Thắng) còn có chị Nhung sống và dạy học ở Thái Nguyên chăm ba mẹ hơn cả mình và Huệ Oanh. Thêm một dàn anh em họ có việc gì là tụ về. Lúc nào cũng cảm thấy vòng tay nhà mình thật chắc thật vững, ấm áp thương yêu.
Mình cũng có người bạn học, hai con của bạn mới đang học phổ thông nhưng tới giờ bạn đã đón ba bốn đứa cháu từ quê cho học cho nghề tạo dựng cuộc sống. Và mình cũng thấy không ít người khác giúp anh chị em, giúp con giúp cháu như một nghĩa vụ tự nguyện, như một lẽ tự nhiên như thế.
Tự nhiên tới nỗi nhiều người không để tâm rằng mỗi việc làm ấy đều có ý nghĩa không thể tính đếm, là nét đẹp sâu xa người của người Việt mình mà không dễ tìm thấy ở nhiều xã hội 'cao cấp' mình đã sống qua.
Ừa nữa, mình còn biết rất nhiều người Việt định cư ở nước ngoài, làm việc cật lực ngoài việc tạo dựng cuộc sống của bản thân, gia đình riêng còn dành dụm tiền gởi về giúp đỡ người thân ở quê nhà. Nhà hàng xóm mình ngày ở SG cả nhà không nghề nghiệp gì vẫn sống ngon lành bằng tiền người nhà bên Mỹ gởi đều về mỗi tháng. Cho dù cách giúp này có chuyện phải bàn (khi nào cho cái cần khi nào đưa con cá để đừng tạo ra gánh nặng ỉ lại), nhưng nhìn từ khía cạnh khác nó trỏ ta về cái ràng buộc ruột thịt của người Việt mình. Lung linh.
------
Từ khi bắt được kẻ gây án tiệm vàng Bắc Giang là mình bỏ qua những tít bài về vụ đó. Điều mình còn nghĩ là cháu bé 8 tuổi sống sót - bé đang hồi phục trong viện. Lòng vẫn thương lo không biết ngày sau bé sẽ đi qua cú sốc tinh thần mất cả gia đình ba mẹ em gái cùng tai nạn kinh hoàng này thế nào, liệu người thân có đủ sự tinh tế để giúp bé lớn lên có một tâm hồn bình an...
Hôm qua đọc bài báo về bộ trưởng y tế tới thăm bé trong viện. Có một bức hình với chú thích gây rung động lòng người: người bác của bé bằng mọi nỗ lực vừa khóc vừa ôm cháu che chắn nhất quyết không cho rất đông các phóng viên chụp hình bé vì không muốn hình ảnh cháu mình lên thông tin đại chúng. Cùng lúc hơn hai luồng cảm xúc xô về: Xót xa, cảm động, và nhẹ lòng: Bé vẫn còn có vòng tay ruột thịt yêu thương ôm ẵm.
(hình: nguồn giaoduc.net.vn)
Người Việt mình đẹp đến nao lòng là đó: yêu thương, đùm bọc, trách nhiệm với ruột thịt, người thân; ở nhà "sểnh cha còn chú, vắng mẹ cháu bú dì"; ra ngoài đâu cũng có thể thấy "lá lành đùm lá rách" dù đã 'lá' là đểu mỏng manh thôi.
Ba mẹ mình xưa ngoài nuôi 5 anh em mình còn kéo đỡ thêm một đàn cháu bên nội bên ngoại từ quê ruộng Hưng Yên. Nhà nghèo không đỡ bằng tiền, ba mẹ đỡ các cháu bằng cách cho học và định hướng tạo dựng nghề nghiệp. Thắng con cậu ruột mình lên Thái Nguyên từ lớp 3 sống cùng tụi mình, bố mẹ Thắng còn phải gửi gạo lên chứ ngày đó nhà mình ăn độn ngô, bo bo, bột mì còn đói nữa. Hôm rồi nói với Ba "Có giá trị không tính được há Ba? có những sự giúp đỡ làm thay đổi cả cuộc đời". Khi xưa chắc ba mẹ không nghĩ mình làm gì lớn lao, giúp con giúp cháu khi mình có thể như một điều tự nhiên, nhưng nhìn lại nếu không được định hướng học hành nghề nghiệp thì Nhung, Thắng, Thọ, Vịnh, Hòa, Hà, Hải, Hạnh, Lan... nhà mình giờ vẫn làm ruộng ở quê cuộc sống sẽ thật khác. Bây giờ nhà mình ngoài 6 anh em ruột (tính cả Thắng) còn có chị Nhung sống và dạy học ở Thái Nguyên chăm ba mẹ hơn cả mình và Huệ Oanh. Thêm một dàn anh em họ có việc gì là tụ về. Lúc nào cũng cảm thấy vòng tay nhà mình thật chắc thật vững, ấm áp thương yêu.
Mình cũng có người bạn học, hai con của bạn mới đang học phổ thông nhưng tới giờ bạn đã đón ba bốn đứa cháu từ quê cho học cho nghề tạo dựng cuộc sống. Và mình cũng thấy không ít người khác giúp anh chị em, giúp con giúp cháu như một nghĩa vụ tự nguyện, như một lẽ tự nhiên như thế.
Tự nhiên tới nỗi nhiều người không để tâm rằng mỗi việc làm ấy đều có ý nghĩa không thể tính đếm, là nét đẹp sâu xa người của người Việt mình mà không dễ tìm thấy ở nhiều xã hội 'cao cấp' mình đã sống qua.
Ừa nữa, mình còn biết rất nhiều người Việt định cư ở nước ngoài, làm việc cật lực ngoài việc tạo dựng cuộc sống của bản thân, gia đình riêng còn dành dụm tiền gởi về giúp đỡ người thân ở quê nhà. Nhà hàng xóm mình ngày ở SG cả nhà không nghề nghiệp gì vẫn sống ngon lành bằng tiền người nhà bên Mỹ gởi đều về mỗi tháng. Cho dù cách giúp này có chuyện phải bàn (khi nào cho cái cần khi nào đưa con cá để đừng tạo ra gánh nặng ỉ lại), nhưng nhìn từ khía cạnh khác nó trỏ ta về cái ràng buộc ruột thịt của người Việt mình. Lung linh.
1. Bao ngày nay em cũng chỉ lăn tăn mỗi một điều em bé sẽ sống thế nào với cú sốc tâm lý này :(.
ReplyDelete2. Bố mẹ em cũng giống ba mẹ chị, đến giờ mỗi khi nhà có việc các cháu quây quần về đông gấp mấy con đẻ í :D và đương nhiên nếp ấy vẫn tiếp tục được bọn em phát huy chị à.
Đẹp sâu lại còn xa nữa thì ... :-D
ReplyDeleteÔng Bác tâm lý quá, phục bác này. Làm người phải có cái tâm như thế.
ReplyDelete@Mẹ MM: Ừa, chị nghĩ cái nếp trong nhà được truyền một cách tự nhiên cho con cái, do mình đã 'hít thở' cái không khí ấy rồi tự ngấm. Vậy nên chị mới nói nó là cái đẹp rất sâu của (nhiều) người Việt, MMM à.
ReplyDeleteEm vẫn còn nhớ như in những bữa cơm độn sắn, độn khoai ở Quảng Trị quê em những năm cuối thập niên 80.
ReplyDeleteBài học "đói cho sạch, rách cho thơm", "lá lành đùm lá rách" sẽ không bao giờ cũ cả, chị nhỉ!
@Po: Không ít người lớn bây giờ cảm thán là tụi trẻ con (thành thị) thời nay đầy đủ không biết được những thiếu thốn khổ cực. Kể ra khổ cực là cực, nhưng lại có ý nghĩa để biết phấn đấu, biết cảm sâu sắc hơn những sung sướng đủ đầy và biết trân trọng c/s.
ReplyDeleteCó vẻ cũng đúng ha Po?
@Titi: Đôi khi bí từ không tìm được từ nào đúng hơn với điều muốn nói.
ReplyDeletecái nếp này sâu, nhưng gần :)
@Inter: welcome Inter và cảm ơn còm đồng cảm. Câu chuyện về người bác chỉ thoáng qua trên báo, nhưng làm nhiều người đang lo cho bé thấy ấm lòng.
ReplyDeleteEm thấy cả họ hàng nhà Lê Văn Luyện cũng đùm bọc nhau. Có vẻ người dân ở đó họ rất đùm bọc người thân.
ReplyDeleteCái này đúng là phải cha mẹ làm gương mình chứng kiến hàng ngày mới trở thành việc làm của mình về sau.
Hy vọng cô bé sẽ không thiếu thốn tình yêu thương.
Đúng là đẹp sâu xa. Kính phục hai cụ.
ReplyDelete@L2C: Chị cũng thấy như em. Có lẽ cũng vì cái nếp đùm bọc đâu đâu cũng chung nên hầu như dư luận đều thông cảm cho người nhà của Luyện cố tình che dấu giúp hắn đi trốn.
ReplyDeleteNếu có, thì là trách họ ở cách nuôi dạy con từ trước (cũng có thể là cách sống của cha mẹ - đặt nặng đồng tiền - ăn vào Luyện, cái này là chị suy đoán).
Cách sống, cách tư duy của cha mẹ ảnh hưởng vào con cái một cách tự nhiên, dần dần, điều này là chắc chắn L ha.
@Đỗ: Bây giờ nhìn lại mới kính phục pác ạ.
ReplyDelete