November 07, 2011

Điểm là trình của cô

Hôm nay đọc một bài văn xót nhói cảm xúc, đã cất để dành chiều về chia sẻ với Dim Mei nhưng vẫn như còn điều gì. À, là gợi nhớ một bài văn khác ở blog anh bác bạn. Hai bài văn hai cách cô cảm nhận và cho điểm, hai cách cô tác động tới hứng thú học của trò.

Bài văn 1: "Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống".
Bài làm ở đây.
Điểm: 8 + 1.
Nhận xét của cô: "Cô đã hơn một lần bị bất ngờ và xúc động khi chấm bài của Hiếu. Đây là một bài văn chưa thật đủ ý, đôi chỗ diễn đạt chưa tốt nhưng bài thật sự độc đáo và rất đáng quý ở sự chân thành và nghị lực của con".


Bài văn 2: "Viết về tình thương yêu trong gia đình".
Bài làm ở đây.
Điểm: 4.8 (sau khi trò thắc mắc đã được cô 'nới' lên 5.3).
Lời phê của cô: "Chú ý trích đoạn".


* Cảm nhận: Hai bài văn cùng theo lối kể chuyện - tự sự, sáng tạo, chân thực, tình cảm. Thì, điểm đúng thật là "trình" của cô đấy, cô ơi (là lá la).
** Kết: Các cha mẹ ở Sài Gòn hoa lệ nên chuyển (con cái) ra Hà Nội sinh sống (và đi học).
*** Cư dân bloggers HN: Tìm thêm gấp vài địa chỉ ốc ngon óp đón bạn :)

18 comments:

  1. còn cách chị làm cái entry này thì thật là sáng sủa, rõ ràng, dễ nhìn, đơn gọn đủ...riêng mấy dấu hoa thị thì thông minh cận kề xuất chúng

    ---
    9 điểm nhé hêhe

    ReplyDelete
  2. nhờ chị làm bài này em mới chịu khó đọc bài văn của Hiếu, khóc luôn!

    ReplyDelete
  3. @J.Guy: Ừ chị cũng vậy. nhòe nước.

    ReplyDelete
  4. Ngày hôm qua 2 lần mắt nhoè đều do đọc báo chị à :( 1. Bài văn của Hiếu, 2. Đám tang hai cháu Tâm - Anh.

    ReplyDelete
  5. Chị ơi, chắc cô giáo em Hiếu đã đọc được bài của anh Đỗ nên cô chấm chính xác hơn đóa :-D

    ReplyDelete
  6. Câu chuyện của cậu bé chân thật, truyền cho người đọc cảm, không chỉ riêng về hoàn cảnh mà còn nhìn thấy những vấn đề của xã hội nữa. Đó là điều đạt được của bài làm.

    ReplyDelete
  7. chi oi, chi co thay rang cau be va gia dinh cau ay rat can va rat dang duoc nhan su giup do cua cong dong k? chi co the trao doi voi bac Tran Dang Tuan ve truong hop nay k? Boi em nhan thay, nguoi keu goi su ung ho cua moi nguoi la rat quan trong, khong phai bat cu ai co long tot deu lam duoc voi hieu qua cao. Trong thoi gian ngan, chi bang 1 bai viet cua bac Tuan, ma nhieu tre em o mien Nui da duoc an com voi thit, trong khi do thi em biet da tung co nhieu nguoi lam nhu bac Tuan nhung khong ai co duoc su ung ho lon nhu vay. Cau be nay k chi co hoan canh rat kho khan ma con la hoc sinh gioi nua. chi oi, duoc k chi?

    ReplyDelete
  8. Đúng là trình của cô giáo trường Ams-HN thì hơn hẳn rồi mà chị !
    Cái ** khó đấy, hic hic, khó nhất vì "vào được trường Ams để học chẳng dễ dàng gì" nhưng em vẫn khoái cái *** của chị.

    ReplyDelete
  9. @Cả nhà: Bài văn của Hiếu là một bài viết rút ruột. Đọc mà xót xa lòng.
    Hôm qua về đến nhà đã thấy bài văn của Hiếu đang trên màn hình máy tính. Dim Mei đã đọc không cần mẹ giới thiệu.
    Có gì đó nhẹ lòng.

    Entry này là Lana muốn nói về cách cô cho điểm (8+1): Nếu chỉ nói khô khan về viết-văn thì bài viết còn rườm rà và bố cục chưa chuẩn (8 điểm).
    Điểm +1 kia là ngoại lệ, của một người thày có tâm và có tấm lòng.

    ReplyDelete
  10. @Hoanglan: Hiếu ở ngay lòng Hà Nội phải nhịn ăn sáng đến trường, dù thiếu thốn khó khăn cùng cực nhưng Hiếu khát học và khao khát vươn lên. Điều này thật đáng quý.
    Chị Lana thật sự có nghĩ đến Giỏ thị của xóm... Tuy nhiên, lúc này câu chuyện của Hiếu đang chộn rộn, báo chí ồn ào, nhiều nơi đang tổ chức đóng góp giúp đỡ, trong khi việc giúp từ thiện nên để ý khía cạnh tế nhị nếu muốn tránh những tác dụng ngược.

    Hoanglan ghé đây tẹo nhé:
    http://trandangtuan.wordpress.com/2011/10/07/s%E1%BB%91-tai-kho%E1%BA%A3n-va-danh-sach-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-qua-tai-kho%E1%BA%A3n/#comment-1708

    ReplyDelete
  11. Anh đọc bài của Hiếu, rất cảm động. Nghèo mà học giỏi, biết thương cha mẹ là phúc của gia đình đấy em ạ!

    ReplyDelete
  12. Cậu bé này đã lòng chuyện thật của mình vào bài văn có đề tài khá rộng này (không phải dễ diễn đạt)rất khá.
    Cô giáo không máy móc, và đã chấm điểm bằng cái tâm của mình. Văn chứ không phải toán, mà tính điểm theo đáp án "đúng,sai".

    ReplyDelete
  13. Sáng nay đọc rồi, nhưng chưa có thời giờ đọc bài văn nên chưa thể comment.
    Mừng quá mỗi khi đọc được những trình như vậy.
    Mà HN còn gì hấp dẫn hơn nữa không chị ????he he he

    ReplyDelete
  14. @a Thụy: Vâng, cậu bé rất rcó chí và hiếu thảo.
    Cũng may cậu đã lớp 11, hy vọng làn sóng hơi ào ạt sau bài báo về Hiếu chỉ ảnh hưởng đến c/s và tâm lí của em theo hướng tốt.

    ReplyDelete
  15. @BeBo: Đúng rồi mẹ Th. Cô giáo thật là có tấm lòng. Trường Ams là trường Dim đang ước thi được vào học đấy mẹ Th.

    ReplyDelete
  16. @Moon: Hà Nội đương nhiên là còn nhiều cái hấp dẫn lắm. Vậy mà kèo mãi chưa được óp với người vừa đẹp vừa dễ thương của SG.

    Yêu cái cách đọc kỹ mới còm quá đi.

    ReplyDelete
  17. Lana ơi, mắt mình cũng nhòe mấy lần khi đọc bài văn của Hiếu. Tới hôm qua đọc trên báo thấy mẹ Hiếu lo được giúp đỡ rồi không biết có còn được tính là hộ nghèo không, không còn được là hộ nghèo, không được bảo hiểm y tế thì chết (mình ko nhớ được nguyên văn) thấy tội nghiệp cho bà mẹ quá.

    ReplyDelete
  18. @Hoang Ly: Hoang Ly ơi mẹ Hiếu lo vậy không phải không có lý (đọc mà thương).
    Vì, nhiều lần rồi, cứ vụ nào cộng đồng chú ý là y rằng báo chí nhảy vào khai thác tới tận cọng rơm. Từ thiện quyên góp rầm rập như sóng, rồi lặng, lặng luôn.

    Tiền từ thiện đến một lúc cả xấp không phải không giá trị, nhưng cách giúp tiền không khéo thì có thể có những tác dụng ngược nữa.
    Cũng may Hiếu đã khá cứng rồi để hy vọng em không bị sóng (ào) xô.

    ReplyDelete

Nào mình cùng chia sẻ cảm nhận...