September 17, 2010

Chuyện nghề - tiếp theo (3)

* CHUYỆN NGHỀ (1)
* CHUYỆN NGHỀ - tiếp theo (2)

Còn nhớ đó là ngày thứ 10 tính từ sau 14/11, tôi và vài đồng nghiệp ra sân đậu nơi chiếc phi cơ nhỏ chở Annette (cô gái người Hà Lan) vừa từ Nha Trang về để chuyển qua chiếc chuyên cơ của tổ chức cứu nạn quốc tế đi Singapore. Cửa đuôi chiếc máy bay được mở, cô nằm trên cáng đắp một chiếc chăn mỏng để lộ khuôn mặt. Tôi không biết tả cô thế nào bởi tôi không thể đọc được bất kỳ điều gì từ đôi mắt xanh nhạt trên khuôn mặt nhỏ nhắn trắng bợt. Cô nhìn mọi người hoặc đơn giản là mở rộng mắt, hoàn toàn vô hồn, không cảm xúc, không đau đớn, không hồi sinh. Đôi mắt và khuôn mặt Annette khi ấy là sự mô tả ám ảnh nhất cái gọi là 'không còn cảm giác' mà tôi đã gặp cho đến tận bây giờ.

Mất 5 ngày để tìm đến địa điểm máy bay rơi. Thêm mấy ngày để đi đường mòn băng núi đến nơi và đưa được cô cùng 'mọi người' ra đến nơi có phương tiện. Thật ra, trực thăng đã được huy động, nhưng...
Một chiếc phi cơ nhỏ chở sếp L.H. (sau này là phó TGĐ cụm cảng HK miền Nam) phụ trách công tác tìm kiếm cứu nạn bay ra đến khu vực cao nguyên Lâm Đồng bị rung lắc dữ dội buộc phải quay hướng hạ cánh khẩn cấp ở Cam Ranh, chuyển qua đi đường bộ. Ngày 22/11 Một chuyến trực thăng quân đội được huy động từ HN chở theo bác sĩ, lực lượng cứu nạn (và nhà báo?) vào gần đến nơi lại tiếp tục gặp nạn, không còn ai. Đến ngày 25/11 tiếp tục một chiếc trực thăng cứu nạn từ Nha Trang vào Ô Kha gặp trở ngại trên không nhưng may mắn đáp an toàn xuống một trường học.
<=> Có một sự nguy hiểm chung đã xảy ra với các máy bay tầm thấp trên khu vực núi đồi cao nguyên này.
Sau tai nạn có một bài trên báo Tuổi Trẻ dẫn lời một người từng là phi công kinh nghiệm trước 75 rằng thung lũng Ô Kha được các phi công thời đó truyền danh là 'thung lũng tử thần', không ít phi cơ đã rớt ở đây.

Không chỉ riêng 'thung lũng tử thần' Ô Kha, phía Bắc cũng có 'đỉnh núi tử thần' đối với các loại máy bay loại nhỏ. Đó là núi U Bò ở khu vực giáp ranh huyện Bắc Yên (Sơn La) với Trạm Tấu của Yên Bái, nơi đã đặt dấu chấm cho ước mơ mở công ty bay dịch vụ (bay taxi) tại quê hương của người phụ nữ Pháp gốc Việt Anoa. Lại là một câu chuyện bay khác mà bạn có thể đọc ở đâyở đây.
(Hình: giả thuyết cho đỉnh núi tử thần U Bò/ sư tầm từ www.aviationweather.ws)

Cho dù có những ý kiến về từ trường đặc biệt, về trọng lực âm... ở Ô kha, thực tế thuyết phục nhất trong những ngày của chiếc Yak-40 là tại khu vực này có nhiễu động địa hình rất mạnh, gây ra bởi gió thung lũng/ sóng núi. Người bay và người điều hành bay đều không thể không biết sự nguy hiểm của địa hình và gió/ sóng núi, nhất là ở tầng thấp.

Sóng núi và độ cao an toàn tối thiểu
Vào hôm 14/11 là ngày Yak-40 gặp nạn và những ngày sau đó ngoài khơi Nha Trang có một cơn bão (áp thấp?) hoạt động gây gió lớn và thời tiết xấu ở khu vực nam Trung bộ. Yếu tố quan trọng là gió lớn thổi theo hướng đông đông bắc - tây tây nam rìa xoáy thấp này tạo góc với hướng của dãy núi gây ra hiện tượng gió thung lũng và sóng núi. Dòng gió bị biến dạng khi thổi qua sườn núi và/ hoặc dòng xiết dọc thung lũng tạo nên dòng giáng mạnh ở sườn phía khuất gió. Máy bay bay vào khu vực này sẽ bị tác động mạnh bởi nhiễu động địa hình, cụ thể là giật lắc, thăng lên giáng xuống bất thường (strong turbulance). Đặc biệt nguy hiểm là dòng giáng sườn phía sau núi có thể tạo hiệu ứng như một 'lực hút' (xem hình / ). Giải pháp là phải bay ở một độ cao an toàn trên vung nhiễu động này (vùng nhiễu động ảnh hưởng và cường độ nhiễu động sau núi tùy thuộc vào dáng dãy núi, hướng thổi tương đối của dòng gió so với sườn núi, vận tốc gió..., thông thường vùng nhiễu động mạnh lên tới độ cao ~ 1.5 lần độ cao đỉnh sườn núi).

Chiếc Yak-40 có thể đã xin hạ độ cao hơi sớm khi còn đang trong khu vực địa hình hiểm trở/ gió núi sóng núi mạnh. Việc 'sớm' này có thể do máy bay 'bay chậm hơn' và đến tiếp cận trễ một vài phút bay so với tính toán vì gió ở mực cao bay ngày hôm đó mạnh và thổi ngược với hướng bay, cộng với có thể phi công thiếu một chút bề dày kinh nghiệm, cộng với màn mây phía dưới che khuất, cộng với không may mắn... Nhiều dấu cộng cho một kết cục bi thảm.

Những chiếc trực thăng sau, tôi nghĩ là đã buộc phải bay vào hiện trường trong tình thế nguy cấp. Hiệu ứng thung lũng quá nặng, để lại kinh nghiệm đau đớn tiếp theo.
(còn tiếp)

- CHUYỆN NGHỀ - Tiếp theo (4)
- CHUYỆN NGHỀ (TIẾP THEO VÀ TẠM NGƯNG)

26 comments:

  1. Trong cuốn Outliers của Malcolm Gladwell có giải thích về tai nạn máy bay rất thú vị. Hình như cuốn này có bản dịch ở VN hay sao đó.

    ReplyDelete
  2. Thích đoạn Lana mô tả đôi mắt của Annete.

    ReplyDelete
  3. Ồ, bi giờ em mới bit về những kiểu ổ voi của đường không đáy nhé. Chị viết thế nài rất bổ ích Lana à :-)

    ReplyDelete
  4. Ngày 22/11 Một chuyến trực thăng quân đội được huy động từ HN chở theo bác sĩ, lực lượng cứu nạn (và nhà báo?) vào gần đến nơi lại tiếp tục gặp nạn, không còn ai.

    Chị, có nghĩa là lại thêm một vụ tai nạn cho trực thăng cứu hộ với tử vong 100% tiếp theo nữa à?

    ReplyDelete
    Replies
    1. dung do ban! minh co nghe mama minh noi la! tren may bay bi nan! co 2 chi em deu lam tiep vien hang khong! nguoi chi thi di theo may bay va bi nan! nguoi e nghe tin nen di theo truc thang tu nha trang bay vao! minh nghe la co 3 hay 2 lan truc thang bay vao o kha hay sao do! lan thu nhat chiec truc thang bay vao bi mat tay lai nhug may man thoat duoc va ha canh an toan lan thu 2 truc thang bay tu nha trang vao( tren chiec truc thang do co ca nguoi em co chi bi nan) khi den nui thi truc thang mat tay lai hay do ap suat j do! minh cug ko ro nua! the la truc thang da dam vao vach nui! doan nguoi trong truc thang chet het luon! the la 2 chi e tiep vien deu chet....... that la toi nghip! ak tren may bay bi nan do co rat nhieu vang va tien! nguoi dan toc nguoi ta di dao tram huong! gap dc va lay gan het!...

      Delete
  5. Tôi cũng muốn hỏi như bạn Anh, nghĩa là thêm một máy bay nữa rớt, cùng tất cả mọi người trên đó?

    ReplyDelete
  6. @Lvu: Lana giờ mới được nghe về cuốn đó. Nhất định sẽ kiếm đọc. Cảm ơn Lừng nhiều.

    ReplyDelete
  7. @VMC: Hôm qua khi viết bài này nhìn thấy bài về đôi mắt hút hồn bên nhà VMC...

    ReplyDelete
  8. @Titi: Chính là thế, chị đã không định viết loạt bài này nhưng nghĩ đến bây giờ VN mình bắt đầu có những loại máy bay nhỏ tư nhân (bầu Đức chẳng hạn). mà máy bay nhỏ bay thấp và sẽ phải lưu ý hết sức với những 'ổ voi' như thế này.

    ReplyDelete
  9. @ANH & Đỗ: Đúng vậy, thêm một chiếc nữa và người, khi viết lại câu chuyện này Lana thật không còn từ để cảm thán nữa...

    ReplyDelete
  10. Nhìn chị thì bé nhỏ mà sao công việc của chị nặng nề quá??? hic...

    ReplyDelete
  11. Đầu đời đã có "kỉ niệm" khó quên với nghề rồi hen chị.
    Thiệt sự kể ra, thấy công việc gai góc quá, vì liên quan đến sự an nguy của nhiều người...
    Tuyến ngày xưa ấy là tuyến đến thẳng sân bay Nha Trang phải không chị ? trước đây, sân bay NT nằm ngay gần Trần Phú mà.
    Giờ đây, đáp ở Cam Ranh, thì có còn đi qua cái thung lũng đó không, em tới lui hoài, lần nào cũng trầm trồ mê mẩn, hôm nay mới rùng mình một phát

    ReplyDelete
  12. @daogiatrang: Công việc hàng ngày thực cũng không nặng nề, chỉ là thỉnh thoảng có chút căng thẳng thôi.
    Còn chuyện chị đang kể là chuyện nặng nề nhất trong nhiều năm DGT ạ.

    ReplyDelete
  13. @Moon: Ừ, rất khó quên vì lúc đó mình mới 'chân ướt chân ráo' Moon ạ.

    Đúng rồi, trước đây sử dụng sân bay Nha Trang, giờ sân bay rời qua Cam Ranh rồi. Không phải rùng mình đâu vì có bay qua đó thì máy bay cũng ở độ cao an toàn (phía trên xa ổ voi) Moon ạ.

    ReplyDelete
  14. http://tamnhin.net/phat-trien/4174/Mien-nhiem-chu-tich-HQT-va-Tong-Giam-doc-Tong-Cty-Cang-hang-khong-mien-Bac-.html

    ReplyDelete
  15. @Anonymous: Cảm ơn bạn đã ghé đọc và quan tâm đến chuyện nghề.
    Về cái link bạn gửi: Trong ngành HK, các Tổng Công ty Cảng HK, Hãng HK Quốc gia (VN Airlines), và TCT Quản lý bay (cơ quan điều hành bay) là 3 đầu mối độc lập bạn ạ. Chuyện ông TGĐ Nội Bài không liên quan đến chuyện nghề của mình, bên mình chỉ là điều hành (lơ :)) máy bay thôi.

    ReplyDelete
  16. em rất thích đọc loạt bài này, thú vị lắm. Lana viết về nghề có khác, với giọng văn khác hẳn, rất có trình. thks Lana.

    chờ đọc tiếp, lạy Chúa, đừng rơi nữa chứ Lana ơi.

    ReplyDelete
  17. @Lvu: cuốn đó ở VN dịch là Những kẻ xuất chúng, do Alpha xuất bản. Chỉ có một chương về rơi máy bay, chương 7: The Ethnic Theory of Plane Crashes, nhưng từ một góc bàn rất khác (văn hóa).

    Em chưa đọc tiếng Việt, nhưng em có bản PDF tiếng Anh cuốn này đấy, Lana lấy hem em gửi nhé? :-)

    ReplyDelete
  18. Gấu: Cảm ơn Gấu nhiều, Gấu thấy thú vị là được rồi (có lần đã dọa sẽ viết về nghề cho Gấu đọc mà).
    Tất nhiên rồi, không rơi nữa.

    Gấu gửi cho chị vào lana.nguyen2@gmail.com nhé. Sẽ đọc và feedback. Cảm ơn Gấu và bạn Lừng.

    ReplyDelete
  19. Lana viết loạt bài này rất hay. Lu thích những bài viết về thông tin xảy ra trong thực tế như vầy, hay lắm. Sau này Lu thấy đi Air Bus đời mới nhất là có cảm giác đở sợ, nó cất cánh và hạ cánh êm hơn Boeing.

    ReplyDelete
  20. Tiếp đi mày! Đang im thin thít, dựa cột và nghe...

    ReplyDelete
  21. Em cũng dựa cột chờ đọc hết chuyện chị kể.

    Vậy là chị Lana làm về hàng không, em có biết một em tên Tuấn người Thái nguyên học ở Nga về hồi lâu có nghe tin làm điều khiển không lưu, không biết chị Lana có biết ko.

    ReplyDelete
  22. @LU & Mai: Muốn viết nhanh đặng còn đổi đề tài nhưng đầu tuần nhiều việc, 2 nàng của tui đợi chút nha.

    @HY: Chị làm lâu hơn ở Tân Sơn Nhất HY ạ, từ khi ra HN lại làm ở văn phòng công ty nên chắc khó biết bạn ấy, với lại KSV không lưu trùng tên Tuấn nhiều.

    ReplyDelete
  23. Em cũng quẹo tới quẹo lui hoài ngóng chị đây, hì hì... thôi đành lục lọi bài cũ ra để đọc vậy!

    ReplyDelete
  24. @Daogiatrang: Thanks em. Đợi chị chút nha :)

    ReplyDelete
  25. trời ơi, lại thêm một báy bay và người!

    ReplyDelete

Nào mình cùng chia sẻ cảm nhận...