Bạn đã bao giờ nghe chuông điện thoại, bốc máy, đầu dây bên kia "Em à"... ?
Tớ đã từng shock 'loạn nhịp' vì 'Em à?'. Giờ thì tớ xếp đó vào nhóm 'shock văn hóa' (culture shock). Vì sao gọi thế thì tớ sẽ giải thích ngay đây.
Số là, tớ ở TN từ nhỏ đến 16 tuổi, chưa từng nghe 'Em à'.
Hai năm sau đó học ở Hà Nội, cũng chưa nghe 'Em à'.
Rồi đi du học. Năm thứ nhất, thứ hai, tớ đã từng rung rinh lắm khi nhận được bức thư 'Bé con à'. Nhưng vì thấm lời mẹ dặn đi xa đừng yêu sớm, thế là anh 'bé con à' yêu người khác mất :(
Cuối năm thứ 3 tớ có người yêu. Ở xa là nhiều mà hồi đó chỉ toàn thư tay đâu có dễ điện thoại, thế nên tớ chỉ được nghe tổng cộng vài lần 'Em à', không đủ để quen với cụm từ vô cùng dễ mềm lòng ấy cho đến khi cuộc sống đẩy mỗi đứa mỗi nơi xa mãi.
Về nước, vô Sài Gòn nhận việc đi làm rồi lấy chồng có con, tớ cất lãng mạn vào một góc, quên đi là có cụm từ 'Em à' trong cuộc sống.
Nói túm lại là từ nhỏ cho tới khi rời Sài Gòn tớ đinh ninh 'Em à', 'Anh à' là cái từ những người của riêng nhau nói với nhau, mà là khi người ta rất care, rất thương, ai diễm phúc mới có được. Chúa ơi, chính vì thế nên một lần khi mới chuyển ra Hà Nội, tớ bị chao nghiêng ngả khi nghe điện thoại 'Em à'. Trái tim đập bung biêng đến nỗi tớ phải thò tay giữ lấy. Em à - nghe sao mà dịu, sao mà ... gỗ đá cũng phải mềm.
Dần dần, tớ nhận thấy, nghe thấy nhiều 'Em à' hơn, không phải là với tớ, không phải từ đồng chí 'Em à' đó mà là nghe người khác nói với những người khác, không là cặp đôi, không là tình nhân, tóm lại, chẳng là riêng tư của nhau cũng có thể 'Em à'. Nhiều khi chỉ đơn giản là câu hỏi để chắc đây là em mà tôi hẹn gọi đấy à.
Đồng nghiệp thân thân, có việc hẹn gọi - 'Em à?'. Đối tác thiện cảm, có việc gọi mobile, nghe đúng giọng - 'Em à?...'. Thậm chí chị bạn làm chung với tớ gọi cho Sếp khi Sếp ở nhà mà cũng hét toáng 'Anh à, abcd..'.
Đấy là khác giới, chứ cùng giới thì càng phổ biến nhé. Các chị bạn hay đồng nghiệp mà quý quý tớ gọi cho tớ rất thường hay 'Em à, chị... đây'.
Thế, tớ nhận ra rằng đây là đặc sản của Hà Nội. Hà Nội 'Em à' không như Sài Gòn hay những miền khác. Hờ, tớ nhận ra tớ shock rung rinh 'Em à' ngày đầu Hà Nội mà thật ra là 'chẳng nghiêm trọng đến thế', là tớ shock văn hóa đấy thôi, bé cái nhầm :)
Thế nhưng kể cả là như vậy, cho đến giờ, chắc là vì tớ chưa ngấm hẳn đất mới, nên lâu lâu tớ vẫn bị dừng mất một giây, để trấn tĩnh đừng rung trước hai cái từ đặc sản Hà Nội rất dễ mềm lòng 'Em à?'.
(Hình: sưu tầm)
*** Có chút liên quan:
- VÁY CƯỚI
Tớ đã từng shock 'loạn nhịp' vì 'Em à?'. Giờ thì tớ xếp đó vào nhóm 'shock văn hóa' (culture shock). Vì sao gọi thế thì tớ sẽ giải thích ngay đây.
Số là, tớ ở TN từ nhỏ đến 16 tuổi, chưa từng nghe 'Em à'.
Hai năm sau đó học ở Hà Nội, cũng chưa nghe 'Em à'.
Rồi đi du học. Năm thứ nhất, thứ hai, tớ đã từng rung rinh lắm khi nhận được bức thư 'Bé con à'. Nhưng vì thấm lời mẹ dặn đi xa đừng yêu sớm, thế là anh 'bé con à' yêu người khác mất :(
Cuối năm thứ 3 tớ có người yêu. Ở xa là nhiều mà hồi đó chỉ toàn thư tay đâu có dễ điện thoại, thế nên tớ chỉ được nghe tổng cộng vài lần 'Em à', không đủ để quen với cụm từ vô cùng dễ mềm lòng ấy cho đến khi cuộc sống đẩy mỗi đứa mỗi nơi xa mãi.
Về nước, vô Sài Gòn nhận việc đi làm rồi lấy chồng có con, tớ cất lãng mạn vào một góc, quên đi là có cụm từ 'Em à' trong cuộc sống.
Nói túm lại là từ nhỏ cho tới khi rời Sài Gòn tớ đinh ninh 'Em à', 'Anh à' là cái từ những người của riêng nhau nói với nhau, mà là khi người ta rất care, rất thương, ai diễm phúc mới có được. Chúa ơi, chính vì thế nên một lần khi mới chuyển ra Hà Nội, tớ bị chao nghiêng ngả khi nghe điện thoại 'Em à'. Trái tim đập bung biêng đến nỗi tớ phải thò tay giữ lấy. Em à - nghe sao mà dịu, sao mà ... gỗ đá cũng phải mềm.
Dần dần, tớ nhận thấy, nghe thấy nhiều 'Em à' hơn, không phải là với tớ, không phải từ đồng chí 'Em à' đó mà là nghe người khác nói với những người khác, không là cặp đôi, không là tình nhân, tóm lại, chẳng là riêng tư của nhau cũng có thể 'Em à'. Nhiều khi chỉ đơn giản là câu hỏi để chắc đây là em mà tôi hẹn gọi đấy à.
Đồng nghiệp thân thân, có việc hẹn gọi - 'Em à?'. Đối tác thiện cảm, có việc gọi mobile, nghe đúng giọng - 'Em à?...'. Thậm chí chị bạn làm chung với tớ gọi cho Sếp khi Sếp ở nhà mà cũng hét toáng 'Anh à, abcd..'.
Đấy là khác giới, chứ cùng giới thì càng phổ biến nhé. Các chị bạn hay đồng nghiệp mà quý quý tớ gọi cho tớ rất thường hay 'Em à, chị... đây'.
Thế, tớ nhận ra rằng đây là đặc sản của Hà Nội. Hà Nội 'Em à' không như Sài Gòn hay những miền khác. Hờ, tớ nhận ra tớ shock rung rinh 'Em à' ngày đầu Hà Nội mà thật ra là 'chẳng nghiêm trọng đến thế', là tớ shock văn hóa đấy thôi, bé cái nhầm :)
Thế nhưng kể cả là như vậy, cho đến giờ, chắc là vì tớ chưa ngấm hẳn đất mới, nên lâu lâu tớ vẫn bị dừng mất một giây, để trấn tĩnh đừng rung trước hai cái từ đặc sản Hà Nội rất dễ mềm lòng 'Em à?'.
(Hình: sưu tầm)
*** Có chút liên quan:
- VÁY CƯỚI
Anh thích cách xưng hô này lắm! Trước khi còn làm báo, anh quen một chị Tổng Giám đốc, được chị ấy rất quý. Mỗi lần gọi, câu đầu tiên là "em à", "em đấy à" hoặc "chị đây". Nghe thích cực!
ReplyDeleteRất kết "Em à" " Anh à" của Hà Nội.
ReplyDeleteVả bài viết của Lana thì thật dễ thương.
Thế chị có kết " chị à, chị ơi" ko :)
ReplyDeleteThế nên em đã được cảnh báo nghe trai Hà Nội nói chuyện coi chừng chết lúc nào ko hay. Vậy mà vẫn bị "sốc văn hóa".Hihi!
ReplyDeleteEm à, anh à, con à, má à... đều thấy dễ nghe và tình cảm. Không riêng HN đâu, nhiều nơi, nhiều người dùng lắm.
ReplyDelete@TĐM: Nếu được nghe, em bảo đảm là ai cũng thích cách xưng hô này (ít nhất là thích ở vai người nghe).
ReplyDeleteRiêng em viết được bài này mà vẫn chưa quen nói 'Em à' anh ạ :)
@Bí: Bây giờ mới rảnh, vô Blog nhìn thấy chị còm mừng húm - vì dạo này thấy chị bận quá.
ReplyDeleteNhư em trả lời anh Thụy, em chắc nhiều người kết 'em à'/ 'anh à' của HN lắm.
Công nhận entry dễ thương ghê. Trúng phóc luôn. Em cũng bị shock y như vậy đấy. Mới cả, một cách tự nhiên dù muốn em cũng không học được cách nói mềm như vậy.
ReplyDeleteHihi, lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho mềm lòng nhau
ReplyDelete@Mía: Câu hỏi của Mía làm chị đang nghĩ nên trả lời dễ thương hay trả lời thành thật (hihi).
ReplyDeleteNói vui đấy. Thật ra, 'chị ơi chị à' nghe thân thiết dễ thương lắm, nhưng nó không mang cái 'sự quan tâm che chở' của 'Em à' Hà Nội, nên cảm nhận có khác. Em ra đây đi, nghe 'Em à' coi có ngất ngây không :)
@Goldroramy: Chào Goldromany ghé chơi nhà chị Lana nha.
ReplyDeleteHỏi nhỏ, em shock 'Em à' xong có tỉnh lại không hay ngập chìm luôn ? :))
@Đỗ: Đồng ý là nhiều người dùng, nhưng ý Lana là phạm vi đối tượng dùng 'Em à' ấy bác Đỗ.
ReplyDeleteHay Lana cần phải thêm câu 'từ kinh nghiệm cá nhân nhỉ?
:)
@L2C: Lựa để 'mềm lòng nhau' mà lại phải lựa phù hợp 'văn hóa vùng' nữa L. nhỉ?
ReplyDeleteHehe,bật mí chị nghe là mối tình đầu của em cũng gốc HN đấy,HN lai SG,trời ơi,nghe mê lắm, dưng mà hồi đó học chung lớp nên ko có xưng em,hắn cứ "oanh à", có lúc liều thì là..em à,nghe cũng phê,nhưng mà hổng quen:D
ReplyDeleteChị Lana khen người HN khéo thế :-D
ReplyDelete@NLVD: Hay là chúng mình bắt tay nhau học đi :)
ReplyDeleteMà, chưa học được là còn dễ 'chết' đấy NLVD ạ, chứ học được rồi, tự nói được với nhiều người ngon lành rồi, thì lại thấy đó chỉ là 'văn hóa mềm', chả còn rung rinh sốc siếc gì nữa :)
@Mía: hix hix nhờ entry này có khi mình được nghe khối tâm sự có dính đến 'người HN' đây (wink wink) :)
ReplyDelete@Titi: Thế là khen à Ti iu? vậy thì đúng khéo thật vì chính chị cũng không nhận ra là chị đang khen, hihi.
ReplyDeleteThấy vậy viết vậy. Những gì viết kể là 100% thật từ thực tế đến cảm nhận đấy 2Ti à. Có nhiều điều người ở hoài nghe hoài có khi không nhận thấy, người mới tới (có so sánh) mới nhận ra.
"Em à". Đúng là rung rinh. Phú cũng định viết về cảm xúc tương tự nhưng lần lữa chưa biết viết sao, may quá có chị nói hộ. :)
ReplyDeleteEm cũng hay nói "em à" với những người em xung quanh, nhưng "anh à" thì muốn chỉ nói với Xã thôi, nói với anh khác, ngại lắm, hehehe... thế nào cũng bị hiểu nhầm, hihihi...
ReplyDeleteChị à, mình đôi khi rung rinh từ những điều tưởng chừng rất nhỏ nhặt, nhưng không hề nhỏ chút nào.
ReplyDeleteĐích thị là cách xưng hô của em đó nha. Em à, or name + à!!!!
ReplyDeleteĐọc rồi, ngồi ngẫm nghĩ ...,ừm hình như chưa ai gọi mình như thế, cũng như daogiatrang, mình cũng chỉ có "anh à" với OX mà thôi.
ReplyDeleteLana viết thật quá, rất dễ thương!!!
Chấm bài này của mày!
ReplyDelete@Phú: Phú cũng từng shock "Anh à" đúng không? :))
ReplyDelete@Moon: Đúng vậy Moon. Đôi khi những điều nhỏ nhặt mà không nhỏ...
@Lvu: Lừng ui, name + à thì thông dụng hơn nhiều, SG hay HN cũng dùng quen. Nhưng 'Em à' có khác chút đấy. Đại loại name + à không gây rung rinh nhưng 'Em à' thì có :)
ReplyDelete@Mai: Chả thấy góp cho bạn một câu xem khi về HN được nghe 'em à' thì thế nào? (hay nghe hàng ngày ở nhà rồi nên thấy quen?) :)
@Đaogiatrang & BeBo: Lana cũng như ĐGT và BeBo, thế nên viết trong bài là trước kia Lana vẫn đinh ninh 'Anh à, Em à' là 'từ dùng riêng' cho tới khi trở ra HN được nghe 'Em à' đặc sản :)
ReplyDelete(Có nhiều comments ở trên chứng thực cho 'Em à' HN rồi nha).
Đang quen vậy nên bảo đảm là ĐGT và Bebo mà nghe 'Em à' HN sẽ ngất ngây rung rinh mất vài giây :)
giá mà có nhiều người bít rung rinh vì chữ đó như Lana thì tốt quá :-) hehe, tại vì em hay xài lắm!
ReplyDeleteChị!
ReplyDeleteNhững ngày nghỉ lễ. Chúc chị và hai con vui khoẻ may mắn!
Hì, đang nghĩ ko biết người nghe "anh à" của mình "rung" đến đâu :))
ReplyDeleteĐừa thôi, tao shock 1 lần với câu "Em" - chỉ 1 lần thôi:)
(hí hí) Chị à..
ReplyDelete@Gấu: Gấu hay xài chắc nhiều rung rinh lắm rồi ấy, chỉ có điều người ra không nói ra đấy thôi (nếu đúng là Gấu chưa biết có rung rinh) :)
ReplyDelete@Nga: Lâu không gặp không biết em và 2 bé thế nào? công việc tốt không? Ngày lễ vui nhé.
@Mai: Nghe chỉ một lần thôi thấy hơi cảm thán thế nào...
ReplyDelete@Fooleryn: Bé à (), nggỉ lễ vui nha.
Có khi chỉ do thói quen :P
ReplyDeleteCứ mỗi lần nghe "em à" thì em lại "anh à" :D
Không biết bao nhiêu lần như thế với một anh bạn lớn tuổi hơn thế là bấy niêu lần bị các em trong phòng soi và dọa mách chồng :))
hihi, em lại thích nghe "anh đây" hoặc "em đây" khi mình gọi điện cho họ í. Cảm giác như là họ luôn ở đó, vững chãi cho mình, chị nhỉ? :p
ReplyDelete@Nhà Mốc Mít: Ừ thì chị viết về cái thói quen đó của HN mà.
ReplyDelete@Mẹ C&B: Mỗi người sẽ có những từ quen riêng và thích riêng mà mẹ C&B. Riêng cái Em à không dành riêng vẫn khiến chị cảm thấy hơi lạ lạ và hay hay :)
1. "Số là, tớ ở TN từ nhỏ đến 16 tuổi, chưa từng nghe 'Em à'."
ReplyDeleteMới đọc câu này giật mình quá, nhưng sau mới nhớ ra, hồi đó có gì chắc cũng "O. à" thôi nhỉ ?
2. "rồi lấy chồng có con, tớ cất lãng mạn vào một góc,"
Chị à, em là ko có đồng ý vụ này đâu đấy nhé, nghe nó thế nào ấy. Ai bảo chị cất kĩ quá vậy.
Em à,
ReplyDeleteBây giờ em mới biết chuyện này à?
Hè hè,
Chúc nghỉ lễ vui nhé.
@PTN: PTN giật mình à? Chị lại nghĩ thời mình 16 tuổi chưa 'có gì' là bình thường chứ, hay chị là dân học toán khô khan nhỉ?
ReplyDelete(hèn gì hắn kém tuổi mình mà giờ con đã đi đại học, hihi)
Ngày đó chị và mấy đứa bạn thân nữa, không phải 16, mà đến 18, 19 tuổi vẫn chỉ chép thơ, nếu có thì mến thầm anh này anh kia thôi :)
(có bạn thân học phổ thông và đại học của chị cũng đọc Lana's Blog mà :))
p.s 'O. à' thì nghe hoài. Từ nhỏ nghe ở nhà đến bây giờ. hi hi.
@VMC: Anh à ()
ReplyDeletehi hi,
có lời rồi,
hiếm khi kiếm được cái comment hóm hỉnh của VMC như cái này.
Cũng chúc nghỉ lễ thật vui và thoải mái Ạ.
:)
chị à, em không shock nhưng kết chàng HN là vì thế :))
ReplyDelete@Mèo điệu: Chị đoán nhiều người 'chết' vì điều này, có điều chàng nào mà đánh gục được Mèo điệu thì cũng phải hay lắm đây (bói tẹo :))
ReplyDeletehihi, chị à, cho đến bây giờ vẫn chưa có ai tình nguyện hết mình đánh gục em, nên em vẫn chưa gục :))
ReplyDeletenghe hai chữ em à riết quen nên em chẳng để ý nữa, đọc bài của chị mới để ý, mí chàng ngoài HN gọi cho em bao giờ cũng "em à" ngọt ngào không thể tả, mà em thì rất hảo ngọt, nhưng em cũng chỉ thưởng thức có chừng mực thôi, hihi