Chủ nhật cũng phải đi làm, dù là đi làm để bữa sau nghỉ bù thì cũng vẫn là chủ nhật phải đi làm :(( Có ai cùng nỗi hậm hực với tui hông?(Hình sưu tầm)
Con người ta đúng là có khả năng thích nghi đáng kể. Từ khi bắt đầu cuộc đời đi làm, mười mấy năm mình không hề có khái niệm ngày làm việc và cuối tuần. Công việc này bắt buộc phải đi làm theo ca (workship). Ca xoay vào ngày nào làm ngày đó, hết 1 vòng ca chiều-sáng-đêm thì được nghỉ bù. Ngày nào cũng như ngày nào chả phân biệt lễ hay chủ nhật. Thậm chí Tết đến chỉ mong lịch nghỉ bù trùng ngày 30 Tết đặng lo làm cơm cúng, để đêm giao thừa trực cũng không sao. Có ai ái ngại giùm thì cười đáp 'nghề dịch vụ mà, lễ càng bận hơn ấy vì càng ngày lễ càng đông khách bay tới bay lui. Quen rồi ạ nên chẳng thấy gì'.
Ấy thế mà mới đổi làm theo giờ hành chánh có hơn 1 năm, chủ nhật ngày lễ nghỉ chơi, giờ phải làm 1 bữa khác lịch thấy như đời xám tối. hị hị :((
Chợt muốn viết một series entry về nghề chia sẻ với mọi người. Nhưng viết về nghề của mình thế nào cũng có đụng đến những thảm họa hàng không, điều mà rất ngại viết, vì sợ uy hiếp tinh thần bà con đi lại...
Nhớ khi vừa đi làm được hơn 3 tháng, chiếc Yak-40 bay từ Sài Gòn ra Nha Trang bị mất liên lạc khi còn cách điểm đến chỉ vài phút bay, thất tốc rồi rớt ở thung lũng Ô Kha Lâm Đồng. Có lỗi khách quan do thời tiết, có lỗi chủ quan của người lái, hệ thống thiết bị dẫn đường khi ấy rất lạc hậu... Mất mát chồng mất mát. Chiếc trực thăng quân sự chở phóng viên và bác sĩ tới hiện trường tiếp tục gặp nạn, không còn ai. Choáng váng. Những ngày sau đó cả cơ quan chùng xuống, não nề. Cảm giác trách nhiệm thật lớn đeo đuổi mình từ ngày đó.
Một lần trên chuyến bay ngồi cạnh 2 bạn trẻ, bắt chuyện qua lại, biết mình làm trong nghề các bạn ấy hỏi một vài câu, nghe mình trả lời xong thích thú quá hỏi tiếp, rồi hỏi tiếp nữa đến tận khi máy bay chạm đất, rồi vui vẻ cảm ơn, vui vẻ chào 'hôm nay gặp chị bọn em mới được biết nhiều điều hay ghê, trước đây chỉ biết ngồi lên máy bay và chờ hạ cánh thôi'.
Hợ hợ, nhăn một hồi lại thấy đi làm bất thường chủ nhật hóa ra có cái hay, bỗng lại lan man nghĩ về công việc và thấy yêu công việc của mình.
Note: Người ơi ai có câu hỏi gì về cái nghề lơ.. máy bay, í lộn, nghề dẫn đường máy bay, thì viết cho với, Lana còn biết bắt đầu từ đâu khi nói về nghề. Cảm ơn nhiều lắm.
Con người ta đúng là có khả năng thích nghi đáng kể. Từ khi bắt đầu cuộc đời đi làm, mười mấy năm mình không hề có khái niệm ngày làm việc và cuối tuần. Công việc này bắt buộc phải đi làm theo ca (workship). Ca xoay vào ngày nào làm ngày đó, hết 1 vòng ca chiều-sáng-đêm thì được nghỉ bù. Ngày nào cũng như ngày nào chả phân biệt lễ hay chủ nhật. Thậm chí Tết đến chỉ mong lịch nghỉ bù trùng ngày 30 Tết đặng lo làm cơm cúng, để đêm giao thừa trực cũng không sao. Có ai ái ngại giùm thì cười đáp 'nghề dịch vụ mà, lễ càng bận hơn ấy vì càng ngày lễ càng đông khách bay tới bay lui. Quen rồi ạ nên chẳng thấy gì'.
Ấy thế mà mới đổi làm theo giờ hành chánh có hơn 1 năm, chủ nhật ngày lễ nghỉ chơi, giờ phải làm 1 bữa khác lịch thấy như đời xám tối. hị hị :((
Chợt muốn viết một series entry về nghề chia sẻ với mọi người. Nhưng viết về nghề của mình thế nào cũng có đụng đến những thảm họa hàng không, điều mà rất ngại viết, vì sợ uy hiếp tinh thần bà con đi lại...
Nhớ khi vừa đi làm được hơn 3 tháng, chiếc Yak-40 bay từ Sài Gòn ra Nha Trang bị mất liên lạc khi còn cách điểm đến chỉ vài phút bay, thất tốc rồi rớt ở thung lũng Ô Kha Lâm Đồng. Có lỗi khách quan do thời tiết, có lỗi chủ quan của người lái, hệ thống thiết bị dẫn đường khi ấy rất lạc hậu... Mất mát chồng mất mát. Chiếc trực thăng quân sự chở phóng viên và bác sĩ tới hiện trường tiếp tục gặp nạn, không còn ai. Choáng váng. Những ngày sau đó cả cơ quan chùng xuống, não nề. Cảm giác trách nhiệm thật lớn đeo đuổi mình từ ngày đó.
Một lần trên chuyến bay ngồi cạnh 2 bạn trẻ, bắt chuyện qua lại, biết mình làm trong nghề các bạn ấy hỏi một vài câu, nghe mình trả lời xong thích thú quá hỏi tiếp, rồi hỏi tiếp nữa đến tận khi máy bay chạm đất, rồi vui vẻ cảm ơn, vui vẻ chào 'hôm nay gặp chị bọn em mới được biết nhiều điều hay ghê, trước đây chỉ biết ngồi lên máy bay và chờ hạ cánh thôi'.
Hợ hợ, nhăn một hồi lại thấy đi làm bất thường chủ nhật hóa ra có cái hay, bỗng lại lan man nghĩ về công việc và thấy yêu công việc của mình.
Note: Người ơi ai có câu hỏi gì về cái nghề lơ.. máy bay, í lộn, nghề dẫn đường máy bay, thì viết cho với, Lana còn biết bắt đầu từ đâu khi nói về nghề. Cảm ơn nhiều lắm.
Em cứ thắc mắc là trên trời như vậy thì làm sao "vẽ đường" cho máy bay nó xuống ạ? Lại có vụ kẹt máy bay như kẹt xe máy ô tô, hi hi.
ReplyDeleteChúc Chị ngày chủ nhật đi làm "vui vẻ", cố lên Chị, hihi.
Việc chính hiện tại của Lana là gì nhỉ, làm "lơ" máy bay là mấy năm trước hả Lana, bạn là tiếp viên hàng không?
ReplyDelete@MHR: Cảm ơn câu hỏi của bé, chị nhất định sẽ trả lời. Trả lời 2 câu này ngắn gọn cũng cần một entry riêng.
ReplyDeleteVụ kẹt máy bay tất nhiên là có, dù các chuyến bay đều được sắp lịch sẵn để bảo đảm 'thông đường' nhưng đôi khi vẫn có những thay đổi đột xuất gây kẹt... thế là các chuyến bay đang tới sẽ phải vòng chờ, và xếp hàng để xuống.
Chị sẽ viết cụ thể hơn sau. Đại khái cũng giống kẹt xe, khác là không có vụ chen lấn hay tràn vỉa hè MHR à. hi hi.
Hihi, Mẹ em cũng hay ngồi thắc mắc câu này với cả nhiều lúc thấy máy bay nó cứ như đứng 1 chỗ ấy, mẹ bảo: ơ, đứng lại không bay thế sao không bị rơi nhỉ? ( Bó tay luôn, he he )
ReplyDelete@BeBo: Lana không làm tiếp viên HK BeBo à (kể ngày xưa thích thì cũng chuyển qua làm phần việc đó rồi nhưng không thích, hì). Lana làm cho bộ phận chuyên 'lơ' máy bay, chuyên hơn nữa là về khí tượng hàng không.
ReplyDeleteTrước Lana làm việc trực tiếp, giờ thì gián tiếp theo nghề mẹ BeBo ạ :)
@MHR: Không bó tay lắm :)
ReplyDeleteCái này không chuyên ngành, chị trả lời giúp em nè: Đó là hiệu ứng của khoảng cách. Nếu máy bay bay thấp thì mẹ mới nhìn thấy nó di chuyển, còn nó quá cao thì mẹ không nhận thấy được. Bầu trời mênh mông mà.
Tuy nhiên nếu có một cái gì đó đứng yên làm mốc mẹ sẽ thấy máy bay nó 'đi' :)
Trên thực tế, các loại máy bay chở khách thông dụng như Boing 737, 747, 777 hay Airbus A320 A321 khi bay ở độ cao ổn định thường bay với vận tốc 800-950km/h cơ đấy.
Làm việc ngày lễ và chủ nhật được nghỉ gấp đôi thời gian, sách đã dẫn.
ReplyDeleteTôi thường làm thêm sáng thứ bảy và nghỉ một ngày giữa tuần, thời gian trôi vèo vèo, không kịp nhìn ngắm dung nhan, đo tuổi tác.
Em không những làm CN mà đang bị đì làm luôn 7 ngày/ tuần đây nè chị ui. Đừ người luôn.
ReplyDeleteEm cũng có ng` quen làm "lơ" máy bay như chị tả đó. Nhưng người bạn này không gọi đó là "lơ máy bay" mà gọi là "vẽ đồ thị không gian"....hehehehehe
Có Fooleryn đồng cảnh ngộ với chị Lana đây ạ! :D
ReplyDelete-Fooleryn-
P/s: Dù có "thấy đời xám tối" thì cũng bình yên chị nhé!
Trời! Lơ máy bay xinh và quyến rũ thế, thảo nào vé máy bay mắc tiền quá nha ...hú hú...:-D
ReplyDelete@Đỗ: Tùy nghề thôi Đỗ à. Bên Lana chắc do đặc thù công việc, lại là doanh nghiệp có thu, tự lập bảng lương, nên không có cái 'nhân đôi' đó.
ReplyDeleteLana không thích nghỉ giữa tuần đi làm weekend đâu.
@Đỗ: Công ty Lana chắc do đặc thù công việc, khu vực 'sản xuất' đều làm việc 24/24 nên không có cái 'nhân đôi' đó đâu bác Đỗ à.
ReplyDelete@Dã Quỳ: Làm việc 7 ngày/7 vậy lấy đâu ra ngày nghỉ với người thân Dã Quỳ? vậy vẫn thấy blogging đều đều Lana phục rồi đó.
@Fooleryn: Chia sẻ chia sẻ. Ừ vẫn bình yên nhé.
ReplyDelete@Titi: Trong công thức tính giá vé máy bay không có thấy kèm khoản đó Titi ôi :))
Vụ YAK-40 là năm bao nhiêu vậy mày? Chẳng thấy báo chí nào đưa tin... Máy bay VIP có nằm trong "vòng tay" của nàng ko hả nàng? Hihi ...
ReplyDelete@Mai: Yak-40 rơi ở Ô Kha 14/11/92. Báo chí có đưa tin nhưng rất ít (nhiều chuyện đau lòng mà không thể nói hết, về thiết bị điều hành, tìm kiếm cứu nạn quá nghèo nàn... Thời đó mà. Máy bay rơi mấy ngày mới tìm thấy, nhiều người được cho là còn sống nhưng đã không chờ nổi cứu hộ, mày ạ).
ReplyDeleteChiếc trực thăng quân sự sau đó thì báo chí tuyệt nhiên không nói.
Tao bị ám ảnh mãi về câu chuyện này.
Ông bác đẹp trai mở trung tâm dạy Anh Văn trong Sì Gòng của Lu cũng làm nghề "lơ" máy bay đấy. Ông í tốt nghiệp cử nhân khoa văn chương rồi sang Mỹ tu nghiệp nghề "lơ" máy bay. Một thời gian sau thì mở trung tâm dạy học ko làm nghề không lưu nữa. Hiện nay thì đang có hai đứa con cho theo học trung học bên Mẽo.
ReplyDeleteAnh nhớ vụ Yak-40. Tin thật buồn. Nhớ cả vụ Đôn-Mương ở Thailand nữa. Lâu rồi mà nhắc lại vẫn thấy sợ!
ReplyDeleteDù sao độ an toàn của máy bay vẫn cao.
ReplyDeleteNhưng ở đâu cũng thế cũng có độ rủi ro và tai nạn thường xảy ra khi gặp một chuỗi các yếu tố sự kiện không may. Người trực điều hành bay ca đó có bị "sửa lưng" ko nhỉ? Và sau bao lâu người ta mới hoàn hồn? Dù có thể không phải lỗi của người ta, nhưng cơn sốc chắc phải kinh khủng lắm.
@LU: Oh vậy à LU, vậy là ở đây có thêm Dã Quỳ và LU có người quen/ người nhà làm chung nghề với Lana rồi đó.
ReplyDelete@ĐMT: Vâng anh ạ. Vụ chiếc TU134 rơi ở SB Donmuong BangKok thì em chưa về ngành nhưng cũng được biết. Thật là không muốn nhắc nhiều đâu ạ. (Đến anh còn sợ vậy cơ mà) :(
ReplyDelete@Mai: Ừ đúng, nếu tính xác xuất thì độ an toàn đường không vẫn là cao, càng cao so với tình trạng đường bộ ở VN.
ReplyDeleteNgười điều hành ca đương nhiên là bị vấn đề tâm lý nặng nề. Còn về pháp lý thì sẽ tùy thuộc xem có lỗi điều hành hay không. Nếu có thì không đơn giản là 'sửa lưng' đâu nhé.
Đi bằng phương tiện gì cũng có rủi ro, chỉ khác là ít hay nhiều thôi chị ơi.
ReplyDeleteChị có bị nhiều áp lực trong công việc không vậy?
@HPLT: Dân làm dịch vụ đi lại chờ mãi HP Lang Thang lên tiếng :)
ReplyDeleteÁp lực..., nói sao nhỉ, thỉnh thoảng thôi HPLT ạ.
Những tháng cao điểm, em thường xuyên làm việc CN đó chị, lại còn làm đêm là bình thường luôn.
ReplyDeleteEm mà trong phi hành đoàn thì suốt ngày quấy rối cô kiểm soát không lưu để được nghe cái giọng nói đầy nữ tính kia, he he he
Nếu ngại viết về những thảm họa, chị viết về những sự cố đã được giải quyết êm xuôi đi chị. Em thì thích kịch tính mà, nên đợi nghe đây.
Hic hic ghét đi làm CN, ax em cũng phải đi làm nên trời mưa gió thế em vẫn phải lọ mọ chở em Mít đi học :(( mà sao mỗi bên HK làm ngày CN hôm qua hay sao ý chị ạ?
ReplyDeleteMà mấy vụ tai nạn HK ý em mà có hỏi cũng chả bao giờ thấy ax kể - chắc lo mình sợ không dám đi máy bay :))
@Moon.: Thông cảm với Moon. Thật ra công việc xưa nay của chị cứ đều đều, cũng có khi bận khi rảnh, nhưng nói chung là ít 'cao điểm'.
ReplyDeleteCảm ơn gợi ý của Moon nhé, ừ có lẽ chị sẽ viết dần về những 'trải nghiệm' thót tim (trong công việc, hihi).
@Nhà Mốc Mít: Không biết sao nữa MMM à, hôm qua đến cơ quan mọi người cũng bảo 'dân chúng nghỉ hết mỗi HK mình đi làm' :(
ReplyDeletevụ 'hỏi ko kể': có lẽ người cũng ngành có những nỗi lo giống nhau :))
Mới đọc cái tít tưởng "Đi làm chủ"...hehe. Chúc chị đầu tuần vui vẻ
ReplyDeletePhú à, không dám đi làm chủ. hihi. Nhất là lại mới đọc cái entry "Bìm bịp kêu nước lớn" bên nhà Phú nữa chứ :)
ReplyDeleteLana,
ReplyDeleteTôi mới coi VTV1 nói chuột Hamster bị cấm nuôi vì dễ mang bệnh xoắn cầu và dịch hạch. Mới biết bữa nay. Bạn coi lại thế nào đi nhé.
@Đỗ: Cảm ơn bác Đỗ, trước khi cho Mei nuôi Lana cũng có đọc về Hamster và cũng có biết qua. Nhưng mà con thích quá nên không ngăn nữa.
ReplyDeleteNgười ta cũng lại khuyên nhà có con nit cũng nên nuôi một con thú gì đó. Mà con nào thì cũng có khả năng có bệnh của con đó bác ạ. Có cái hay cái dở. Thôi lại đành tự nhủ thế vậy :(
Vụ TU134 rơi ở BKK là năm 1988, vụ Yak-40 là cuối năm 1992.
ReplyDelete@VMC: Vâng đúng rồi ạ, sau này còn một chiếc TU-134 ở Phnompenh nữa. Cả 3 đều có lý do thời tiết xấu. Những vụ đó báo LĐ có tham gia lấy tin không ạ?
ReplyDeleteLana không muốn nhắc nhiều chuyện thảm họa, vì sợ :((
ngày còn bé thì cực mê nghề phi công
ReplyDeletelớn chút thì cực mê chụp ảnh máy bay
lớn chút nữa thì cực ngán (và ghét) đi máy bay (nhưng phải đi hoài)
lớn chút nữa thì bắt đầu... sợ máy bay.
hix hix... cũng phải làm ngày CN liên tục nè...
toupéo
@TOU: Chuyện mê nghề phi công và chụp ảnh máy bay giờ mới nghe, còn chuyện sợ thì biết rồi... hì hì. Còn biết là sợ đến ngồi lặng nín thở đếm phút nữa kia.
ReplyDeleteChuyện làm bận: không dại gì so với người lịch lúc nào cũng kín mít :)