Có lẽ tôi bắt đầu nói về nghề bằng sự kiện nặng nề và gây nhiều trăn trở nghề nghiệp nhất đối với tôi - chuyện xảy ra ngày 14/11/1992, khi tôi vừa nhận việc hơn 2 tháng và còn đang thời gian thực tập. 7h30 sáng tôi đến cơ quan và nhận thấy mọi việc không như ngày thường. Nét mặt ai cũng căng thẳng lo lắng tột bực: Chiếc YAK-40/ VN474 cất cánh TSN 06h20 đi Nha Trang vừa bị mất tích.
Chiếc Yak sau này được tìm thấy rơi tại thung lũng Ô-Kha cách Nha Trang còn khoảng hơn 30km. Nhưng đó là chuyện của 5 ngày sau. Còn ngay lúc đó câu hỏi cần được trả lời càng sớm càng tốt là chuyện gì đã xảy ra? máy bay rơi hay bị không tặc? Rơi thì rơi ở chỗ nào?
Đến chiều hôm đó vẫn không có thông tin gì theo hướng không tặc. Khả năng máy bay rơi là phần lớn. Nếu như hiện nay thì địa điểm máy bay gặp nạn dễ dàng xác định được ngay dựa theo vị trí trên màn hình Radar nhưng thời đó trang thiết bị còn lạc hậu, nhiều khu vực có máy bay bay qua chưa được phủ sóng Radar, việc kiểm soát không lưu/ dẫn đường chủ yếu dựa vào liên lạc thoại với phi công. Thông tin liên lạc cuối cùng của chiếc Yak-40 với mặt đất là phi công báo đã nhìn thấy biển xin hạ độ cao vào hạ cánh (sự sai lệch vị trí đáng tiếc này có những nguyên nhân mà tôi sẽ nói đến ở phần sau).
Lại cần nói thêm rằng do đặc điểm địa hình và hướng đường băng, máy bay đến sân bay Nha Trang trước khi vào hạ cánh phải bay vòng ra biển, bay vào qua Hòn Tre rồi mới vào hạ cánh. Vì thế, dựa vào báo cáo cuối cùng của phi công, thoạt tiên vị trí nếu máy bay gặp nạn rất có thể là ngoài khơi biển Nha Trang. Tàu bè và các lực lượng hải quân được huy động tìm kiếm, nhưng tuyệt nhiên không tìm được dấu hiệu gì bất thường. Cùng lúc các lực lượng khác được huy động tìm dấu vết chiếc tàu bay theo nhiều hướng. Hy vọng cho khả năng xấu nhất đừng xảy ra vẫn còn nhưng cứ mỗi giờ trôi qua lại giảm dần. Dẫu sao, chưa tìm thấy là vẫn còn hy vọng...
Chờ đợi, lo lắng, tìm kiếm bằng mọi kênh có thể, đến ngày thứ 4 thì có thông tin một người phụ nữ lớn tuổi ở một bản dân tộc nọ nói rằng vài hôm trước bà thấy có chiếc máy bay 'bay thấp qua đầu ngọn cây nhà bà' rồi lao về phía bên kia dãy núi và sau đó là tiếng nổ. Theo hướng đó bộ phận phối hợp tìm kiếm tại Khánh sơn đã nhặt được 1 chiếc túi nôn của tàu bay và một số tờ giấy có chữ nước ngoài.
Câu trả lời gần như đã rõ. Hy vọng gần như đã tắt. Chỉ còn mong sớm tìm đến nơi và cứu được người...
(còn tiếp)
- CHUYỆN NGHỀ - tiếp theo (2)
- CHUYỆN NGHỀ - Tiếp theo (3)
- CHUYỆN NGHỀ - Tiếp theo (4)
- CHUYỆN NGHỀ (TIẾP THEO VÀ TẠM NGƯNG)
*** Entry liên quan:
- ĐI LÀM CHỦ NHẬT
Chiếc Yak sau này được tìm thấy rơi tại thung lũng Ô-Kha cách Nha Trang còn khoảng hơn 30km. Nhưng đó là chuyện của 5 ngày sau. Còn ngay lúc đó câu hỏi cần được trả lời càng sớm càng tốt là chuyện gì đã xảy ra? máy bay rơi hay bị không tặc? Rơi thì rơi ở chỗ nào?
Đến chiều hôm đó vẫn không có thông tin gì theo hướng không tặc. Khả năng máy bay rơi là phần lớn. Nếu như hiện nay thì địa điểm máy bay gặp nạn dễ dàng xác định được ngay dựa theo vị trí trên màn hình Radar nhưng thời đó trang thiết bị còn lạc hậu, nhiều khu vực có máy bay bay qua chưa được phủ sóng Radar, việc kiểm soát không lưu/ dẫn đường chủ yếu dựa vào liên lạc thoại với phi công. Thông tin liên lạc cuối cùng của chiếc Yak-40 với mặt đất là phi công báo đã nhìn thấy biển xin hạ độ cao vào hạ cánh (sự sai lệch vị trí đáng tiếc này có những nguyên nhân mà tôi sẽ nói đến ở phần sau).
Lại cần nói thêm rằng do đặc điểm địa hình và hướng đường băng, máy bay đến sân bay Nha Trang trước khi vào hạ cánh phải bay vòng ra biển, bay vào qua Hòn Tre rồi mới vào hạ cánh. Vì thế, dựa vào báo cáo cuối cùng của phi công, thoạt tiên vị trí nếu máy bay gặp nạn rất có thể là ngoài khơi biển Nha Trang. Tàu bè và các lực lượng hải quân được huy động tìm kiếm, nhưng tuyệt nhiên không tìm được dấu hiệu gì bất thường. Cùng lúc các lực lượng khác được huy động tìm dấu vết chiếc tàu bay theo nhiều hướng. Hy vọng cho khả năng xấu nhất đừng xảy ra vẫn còn nhưng cứ mỗi giờ trôi qua lại giảm dần. Dẫu sao, chưa tìm thấy là vẫn còn hy vọng...
Chờ đợi, lo lắng, tìm kiếm bằng mọi kênh có thể, đến ngày thứ 4 thì có thông tin một người phụ nữ lớn tuổi ở một bản dân tộc nọ nói rằng vài hôm trước bà thấy có chiếc máy bay 'bay thấp qua đầu ngọn cây nhà bà' rồi lao về phía bên kia dãy núi và sau đó là tiếng nổ. Theo hướng đó bộ phận phối hợp tìm kiếm tại Khánh sơn đã nhặt được 1 chiếc túi nôn của tàu bay và một số tờ giấy có chữ nước ngoài.
Câu trả lời gần như đã rõ. Hy vọng gần như đã tắt. Chỉ còn mong sớm tìm đến nơi và cứu được người...
(còn tiếp)
- CHUYỆN NGHỀ - tiếp theo (2)
- CHUYỆN NGHỀ - Tiếp theo (3)
- CHUYỆN NGHỀ - Tiếp theo (4)
- CHUYỆN NGHỀ (TIẾP THEO VÀ TẠM NGƯNG)
*** Entry liên quan:
- ĐI LÀM CHỦ NHẬT
"Chiếc Yak sau này được tìm thấy rơi tại thung lũng Ô-Kha ở giáp biên giới tỉnh Khánh Hòa với Ninh Thuận cách Nha Trang khoảng hơn 30km"
ReplyDelete--------------------------------------------
Có lẽ ở đây dùng từ "ranh giới" thay cho từ "biên giới" thì chính xác hơn , được không chị ?
@Bạn nick dài dài: Cảm ơn nha. Mình có chỉnh lại rồi, chắc nói thung lũng Ô Kha là đủ nhỉ.
ReplyDelete:), chờ xem, chờ xem.
ReplyDeleteAnh nhớ vụ này, hình như khi tìm được, có một số người còn sống phải không em?
ReplyDeleteSợ quớ. May là trong mấy tuần tới em hong đi đâu bằng máy bay. Không thì chắc là bị ám ảnh kinh lắm :-(
ReplyDeleteKhổ thân chị, chắc lúc đó lo sốt vó lên ấy :-(
Chờ đọc tiếp nha chị.
ReplyDeleteChuyện nghề hay đó chị.
ReplyDeleteKhông nghĩ rằng những năm đó liên lạc với phi công có khi chỉ bằng thoại (bộ đàm chăng) thôi sao bạn?
ReplyDeletechờ đọc tiếp, mấy chuyện này chỉ biêt đọc thôi hà,cũng sợ sợ. Nhở lớn chưa biết máy bay là gì?:(
ReplyDelete@Titi: Đừng sợ Titi ạ. Chị viết lại chuyện này cũng vì muốn kể về nghề, để mọi người hiểu cách điều hành bây giờ đã khác xa xưa. VN mình năm 2009 được nhận giải thưởng Đại Bàng (Eagle Award) của Hiệp hội vận tải hàng không thế giới IATA cho nhà cung cấp dịch vụ điều hành bay có thành tích nổi bật đấy:
ReplyDeletehttp://www.ven.vn/news/detail/tabid/77/newsid/928/seo/Vanscorp-vinh-du-voi-giai-thuong-Eagle-Award-cua-IATA/language/vi-VN/Default.aspx
@NLVD: Hay nhưng khá là khó viết (nhạy cảm).
ReplyDelete@Đỗ: Có thiết bị liên lạc không-địa chuyên ngành chứ không phải bộ đàm bác ạ, chỉ là chưa phủ sóng Radar như hiện nay. Có radar dẫn đường người Kiểm soát viên không lưu (KSVKL) không chỉ liên lạc mà trực quan nhìn thấy máy bay di chuyển vị trí trên màn hình, định vị và dẫn đường chính xác hơn nhiều nhiều lần.
@Phú, Moon & Mía: Sẽ ráng viết liền không để mọi người bị ám ảnh khi đi máy bay. Nhiều điều bây giờ khác xa ngày đó rồi, công nghệ chẳng hạn.
ReplyDelete@TĐM: Em ước gì đó là 'một số' anh ạ.
Em sẽ viết kể tiếp sớm.
Hoan hô Lana, em chắc chắn loạt bài này sẽ hay lắm, viết về công việc của Lana mà em tin nhiều người muốn tìm hiểu.
ReplyDeleteEm cũng thuộc loại sợ bay, dù hay phải bay. Em nghe nói là bên Tây nó có những khóa trị chữa bệnh này bằng cách dắt mọi người đi giải thích chỉ cho thấy vận hành của máy bay và điều hành bay. Khi hiểu ra rồi thì tự nhiên hết sợ.
Hi vọng Lana cũng sẽ cung cấp nhiều thông tin như thế nhé. vì cái vụ kia nó charge tiền cao lắm á :-)
To anh Gau: nam sau anh qua My choi di ngay dip airshow em dat anh vo airforce base, giai thich cho anh chuyen bay bong, roi cho anh thu ngoi tren buong lai, roi bo anh vo cai long quay quay....hihihi...mien phi hoan toan nha.
ReplyDeleteChi Lana oi: cai nay thu vi qua chi, em cung dang cho chi ke ve cong viec cua chi ne. Hoi xua em co yeu 1 anh phi cong, bay cho United Airline, gio bay cho Koran airline, anh lau lau cung ke cho em nghe ve cong viec cua anh. Em k so di may bay, thiet do, em thich nua la khac. Bua nao co airshow em cung chay vo trong airforce base leo len may chiec may bay chien dau ngoi tuong tuong minh dang duoc bay, hihih...
Chờ Lana...
ReplyDelete@ Nhỏ Phụng giỏi, em nên làm việc ở airshow mới phải.
Chị ơi, em vừa đọc vừa sợ, nhưng vẫn muốn đọc nữa, hu hu hu
ReplyDelete@Gấu: Chị Lana không trực tiếp ngồi radar dẫn đường máy bay mà là mảng khí tượng, một phần của dịch vụ không lưu nên cũng phải nắm chung những điều cơ bản. Chị sẽ viết cho Gấu và mọi người hình dung về điều hành máy bay. Thanks Gấu đã theo dõi đọc và động viên :)
ReplyDelete@Phụng, BeBo: Công nhận Phụng đặc biệt ghê. Phụng phải học và làm gì đó về nghề bay mới phải BeBo nhỉ?
ReplyDelete@PTN: Chị ko muốn mọi người sợ đâu. Chờ đọc tiếp nhé.
Vì tỷ lệ sống sót trong các vụ tai nạn máy bay không cao nên dễ khiến mọi người e sợ. Nhưng hình như tỷ lệ tai nạn của đường hàng không lại thấp nhất trong các loại hình vận tải phải không chị? Cho nên thực ra hàng không vẫn là một hình thức vận tải an toàn.
ReplyDelete@ANH: Đúng vậy. Vì những tai nạn HK nếu có đều thảm khốc và được báo chí khai thác nên gây ấn tượng mạnh. Thật ra nói về xác xuất tai nạn thì HK là an toàn nhất, càng đúng đối với VN mình (đường bộ quá không an toàn).
ReplyDeleteôi, hồi nhỏ em ở Nha Trang , sao chẳng nhớ gì về vụ này nhỉ.
ReplyDelete@LeKhanhBaoQUyen: Ngày đó sân bay Nha Trang còn hoạt động, giờ thì máy bay đi và đến Nha Trang là ở sân bay Cam Ranh rồi bé ạ.
ReplyDeleteChị nghĩ là những sự kiện như thế này với người làm nghề trực tiếp như bọn chị bị ấn tượng mạnh hơn nhiều. Chuyện này ngày đó chỉ có 1 vài bài báo đưa tin, rồi cuộc sống lại trôi với bao nhiêu sự kiện khác mà.