September 30, 2010

Có lẽ mình nên biết

Nhân việc bộ phim dã sử 'Đường tới thành Thăng long', một Blogger bạn mình so sánh sao người dân mình hãnh diện khi nói đến những tòa nhà kiến trúc kiểu Pháp để lại mặc dù Pháp đô hộ mình cả thế kỷ nhưng lại ghét TQ đến mức tẩy chay cả những giá trị nghệ thuật của họ. Mình đọc và thừa nhận rằng điều đó đúng và đáng suy nghĩ. Và mình có câu trả lời riêng rằng khác biệt bạn nói là do một câu chuyện đã qua và một câu chuyện vẫn còn đến hôm nay.

Mình chỉ là một hạt cát, mong một cuộc đời nho nhỏ bình an, gần như 'mũ ni che tai' với những điều to tát. Thế rồi vẫn có những điều bình thường ngay cạnh mình, những cuộc đời bình thường ngay cạnh mình nhắc nhớ về chiến tranh, về đất và biển đảo, nơi mà ngày hôm nay vẫn còn những ngư dân bị bắt bớ và những người lính cầm súng. Vì thế, mình nghĩ có lẽ mình và bạn mình nên biết những điều này:






*** đọc thêm entry liên quan:
- CẢM NHẬN VỀ CHIẾN TRANH
- VỀ FIR và VÙNG TRỜI

43 comments:

  1. Em nghĩ người dân và chính phủ nước đó không nhất thiết là một.

    Em không thích "tình láng giềng" của TQ cũng như cách kinh doanh của các doanh nghiệp TQ. Nhưng con người TQ thì em biết nhiều người tốt đến bất ngờ.

    Em trai em bị hen rất nặng hồi nhỏ và mẹ em tình cờ gặp một cậu là con trai của 2 bác sỹ ở Bắc Kinh. Họ đã gửi thuốc sang cho em em uống suốt nhiều năm. Giờ thằng em em đã khỏi hẳn rồi. Hàng năm cậu đó vẫn viết thư thăm hỏi cả gia đình em.

    Các giá trị nghệ thuật và văn hóa TQ là do con người TQ làm nên. Còn các xung đột chính trị là xuất phát từ chính sách của chính phủ TQ. Hai cái này không nhất thiết phải liên quan đến nhau chị nhỉ.

    ReplyDelete
  2. em nghĩ, cũng là một kiểu của nỗi đau nhưng do cách người ta đối xử nhau hàng ngày nữa. Có người làm mình đau và rồi họ biết điều đó và cố né điều đó, có người làm mình đau rồi lại ngày một ngày hai làm những điều nhắc nhớ mình đau thêm... đại loại vậy.

    ReplyDelete
  3. Sợ là bạn ấy hơi nhầm lẫn một tí. Đó là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau.
    1. Phim lịch sử VN mà trang phục, cảnh trí TQ là khg được. Khg nhắc lại vì quá nhiều người lớn, người nhỏ nói khắp nơi rồi.
    2. Văn hóa, kiến trúc của người Pháp, của người Hoa, người Chăm, Khme, Ấn độ (Những ngôi nhà, đền chùa, tháp...) của họ đều được tôn trọng và giữ gìn mà, di tích mà.

    ReplyDelete
  4. @L2C: Hoàn toàn đồng ý với em. Chính phủ và người dân, đường lối chính trị, tư duy kinh doanh... với từng người dân không nhất thiết là một (dù tư duy kinh doanh ở một mức độ nào đó cũng thể hiện văn hóa chung). Ngay cả trong một cái văn hóa chung vẫn có những cá nhân riêng không hẳn phải là một.

    ReplyDelete
  5. @LeKhanhBaoQuyen: Cảm ơn em đã 'đọc' được điều chị muốn nói 'cái đã qua và cái đang còn đó'.

    ReplyDelete
  6. @Đỗ: Ừa Lana đồng ý với Đỗ. Nếu không phải là một bộ phim về lịch sử mà chỉ là phim giải trí, thương mại thông thường thì 'Đường đến thành Thăng Long' không bị phản đối đến thế.
    Tuy nhiên Lana cũng nhận thấy là sự phản đối gay gắt hơn vì cả cái sự 'ghét TQ' nữa. Thế là tự nhiên cái đề tài này lại nhắc Lana về 2 cái clip ấy Đỗ ạ. Biết là đề tài không dễ nói đến nhưng thôi, Blog là để chia sẻ những suy tư, đôi khi với chính mình...

    ReplyDelete
  7. Bua gio em cung co nghe dai SBTN ben nha cousin em noi qua chung ve cai phim nay ma chua co thoi gian de coi nua chi ah, em khong bai TQ ma cung chang thich noi den chuyen chinh tri, chi nghe noi la lich su VN ma mac do TQ la em thay muon quy'nh cai thang cha dao dien qua, cai nay khong the noi la ong ngu duoc, ong lam dao dien thi ong phai gioi hon minh roi, co dieu ong nay can duoc "day" qua cali cho ba con nguoi VN minh qua'nh 1 tran roi tinh tiep.

    ReplyDelete
  8. Hà hà, lại mang vấn đề nhạy cảm ra rồi. Hic

    ReplyDelete
  9. Chào cả nhà, em là bạn blogger ấy đây ạ, hôm trước em có ngồi nghĩ tiếc tiền của người mình bỏ ra mà phim không được chiếu nên cũng có nghĩ miên man và so sánh một cách tương đối không chính xác lắm như trên. Em nghĩ là hay cứ chiếu ra rồi phê bình sau về mọi chuyện hay dở cho đỡ phí tiền của bỏ ra vì các bác ở trên sợ dư luận thì sẽ cấm thôi nhưng cấm rồi thì mình sẽ ko bao giờ được biết cái phim ấy thực ra nó như thế nào cả. Có thể chỉ là một loạt phim truyền hình giải trí thôi, không có gì to tát. Đại khái em nghĩ vậy nhưng nghe mọi người bàn thì em thấy là em cũng chưa lường hết được mọi điều lợi hại khi cái phim đấy được chiếu ra, chuyện này khó có thể quy ra tiền mà tính được vậy nên em cũng không dám bàn tiếp nữa.

    Cảm ơn chị Lana, em xem cái video thứ nhất đã không cầm được nước mắt :(

    ReplyDelete
  10. Bấy lâu nay có ghé blog của Lana đọc, thích lắm nay mới xin đi theo và comment. Cám ơn Lana về bài blog hôm nay, đặc biệt sự tế nhị sâu xa của bạn khi nhắc đến sự hy sinh của cả hai bên cho đất nước. Đọc bài CẢM NHẬN VỀ CHIẾN TRANH của bạn viết mà bồi hồi rất lâu, cám ơn cái nhìn cân xứng của bạn về sự mất mát trong cuộc chiến và hậu chiến của các người lính và gia đình của họ từ hai phía. Mới đọc mà có cảm tưởng đã quen thân rất lâu rồi. Hy vọng có dịp trao đổi nhiều thêm nhé, tản mạn tùm lum cũng được, không nhất thiết đề tài này. Thân mến.

    ReplyDelete
  11. @Phụng: Những người làm phim bị phê phán nhiều lắm rồi Phụng à. Nghĩ làm 1 bộ phim như vậy tốn rất nhiều tiền bạc thời gian công sức, làm xong không được chấp nhận như vậy thất vọng lớn lắm.

    ReplyDelete
  12. @Thụy: Vâng anh, em biết chuyện nhạy cảm, nhưng trong đầu bỗng cứ lấn bấn nên lại blogging chia sẻ...

    ReplyDelete
  13. @HY: Mình trao đổi bên em chị biết suy nghĩ của em trong chuyện này rất thiện và có lý mà. Mình không ngược ý nhau, nhưng nếu có thì tranh luận cũng sẽ thú vị vì mình đều cầu thị và ôn hòa, thiện chí. Chị chỉ tránh những tranh luận nặng lời thôi.

    Cái clip này không có ý gì khác ngoài việc chị muốn chia sẻ với bạn ghé Blog. Hôm qua chị cũng cho Dim Mei nhà chị coi nữa Yến ạ, các con bắt đầu lớn, cần hiểu rằng ngoài c/s đầy đủ này còn có những mất mát ngoài kia, để biết quý trọng.
    Cảm ơn comment của em. Thân.

    ReplyDelete
  14. @DT: Cảm ơn thiện cảm của DT. 'Cảm nhận về Chiến tranh' Lana viết thật cảm nhận của mình, như một sự thôi thúc, viết xong và lần nào đọc lại cũng vẫn tự bồi hồi.
    Vui vì DT đã đồng cảm.
    Ừa đồng ý, trao đổi tản mạn tùm lum.
    Mến.

    ReplyDelete
  15. Chị ơi! yêu ghét là bình thường, nhưng mờ phải xem phim đã ròi mới nói cho chính xác được chị ợ. Hiệu ứng đám đông bài Tàu này làm sao địch nổi hiệu ứng cả tỉ người Trung quốc bài Hàn Quốc một thời? Thế ròi cũng phải xẹp đó chị. Vì đau thương do chiến tranh gây ra không thể cứ mãi mãi làm hắc ám niềm vui, sự đi lên của những người đang sống :-)

    ReplyDelete
  16. @Titi: Chị ghi nhận cái nhìn tích cực của em và 'lớp trẻ' mà. Chỉ là chị muốn tìm lý giải cho câu hỏi vì sao sự phản đối việc 'trộn lẫn TQ' trong phim lịch sử Việt lại gay gắt đến mức thế.

    Anyway, chuyện căng thẳng ngoài biển đảo vẫn chưa kết thúc Titi ạ.

    ReplyDelete
  17. Căng thẳng ngoài biển đảo, không riêng VN, nhiều nước khó chịu với chính phủ TQ lắm. Cơ mờ, việc làm xấu xa ấy không thể khiến ta ghét oan cho 1 tác phẩm mười mấy tập với nội dung yêu nước chứ chị ? Lỗi của ai người nấy chịu chứ? Đó là chưa kể tác phẩm nghệ thuật thì không thể dập khuôn theo hiện thực (mặc dù hiện thực ngàn xưa của ta chả ai hình dung được nó như thế nào? ).

    Sáng nay em đọc tin thấy nói Hội đồng kiểm duyệt của ta cũng cảnh báo người dân ko nên phê phán nếu chưa xem phim :-)

    ReplyDelete
  18. @Titi: Tuy người dân mới chỉ xem trailer nhưng đọc ý kiến của GS sử học Lê Văn Lan và mới đây của ô Lê Ngọc Minh (cục phó CĐA) thì rõ ràng việc có nhiều yếu tố TQ trong phim là có thật. Chị nghĩ người dân sẽ không phủ nhận những giá trị nghệ thuật trong phim và nỗ lực của đoàn làm phim, nhưng chuyện không chấp nhận trang phục, bối cảnh TQ thay thế trong phim lịch sử VN là có lý.

    Chị thì cho rằng hiện thực xa xưa sử sách lưu lại không đủ, nhưng thà không đủ còn hơn đưa những hình ảnh không xác thực để lớp trẻ hình dung theo hướng đó. Phim ảnh có ảnh hưởng lắm chứ, vì vậy làm phim lịch sử không thể không thận trọng.

    Chị nghĩ đây chính là kinh nghiệm quý về kinh doanh. Khi định đưa ra một sản phẩm nào cần tính trước sự đón nhận/ phản ứng của 'khách hàng' mình nhắm đến Ti ợ.

    ReplyDelete
  19. Chị ơi, em ko hiểu tại sao, người ta có thể quay được phim những giây phút ấy, mà sao lại ko thể tìm ngay thi thể của các chiến sĩ hy sinh khi ấy ? Để đến nỗi 61/64 người mất tích ?

    ReplyDelete
  20. Ít nhất cũng có vài ngày sau đó kiếm tìm thế nào chứ ? Trời đất !

    ReplyDelete
  21. @PTN: Chị không có câu trả lời cho em PTN ạ.
    Lúc đó ở đó hình như đâu còn ai (lành lặn và có phương tiện).

    Nếu em để ý thì góc quay clip này từ phía tàu của TQ.

    ReplyDelete
  22. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  23. Chị ơi, những người làm phim họ nghĩ hết chứ . Nhưng làm phim không dễ như mình nói đâu. Đây là bộ phim hoành tráng đầu tiên về thời kỳ đó, dĩ nhiên nó bị soi gấp nhiều lần các phim khác. Làm trong ngành điện ảnh chắc không ai không biết phim Chiến Hạm Potemkin ..lúc đầu cũng bị bài bác kinh khủng, cuối cùng, nó được vinh danh là phim kinh điển của ngành điện ảnh đó chị .
    Em không nói ĐTTTL sẽ được như thế, nhưng nói chung, nghệ thuật là đi trước thời đại. Bắt bẻ nó cũng được nhưng không nên bài bác và quay lưng vì kiểu gì nó cũng là một sản phẩm sáng tạo, là lao động tâm huyết của bao người. Nếu nó dở thì tự nó sẽ chết không cần gươm đao :-D

    ReplyDelete
  24. @Titi: Ừ chị đồng ý là tác phẩm nghệ thuật nên để nó tự 'bơi'. Xứng đáng sẽ được đón nhận, dở thì tự nó sẽ chết.

    Chỉ vì 'Đường đến...' là phim lịch sử lại đụng đến 'nhạy cảm' VN - TQ nên bị bắt bẻ gay gắt. Chị đồng ý là quá gay gắt, có lẽ cũng vì phim này được định công chiếu vào dịp đại lễ, phần vì hình như nhiều chuyện cứ phải gay gắt tập thể mới được lưu ý :((

    ReplyDelete
  25. Lu đã còm bên anh Thụy là làm film dã sử thì TQ làm rất khá, đó là nói về tay nghề, nhưng về bộ film này thì cấm chiếu rất đúng!
    Bên công ti Lu mấy hôm nay cũng nghe người Việt bàn tán thế này nè, xin lỗi đã viết ra nguyên văn câu nhạy cảm này, "Đừng tin những gì cộng sãn nói..." họ bất bình khi mà cả nước đang lo lắng việc mất đất, người dân ở nước ngoài cũng lo về quê nhà, mọi sự kì thị gần như xóa đi để dân ở trong và ngòai nước có thể bắt đầu sống và làm việc hòa bình với nhau. Thế mà có film lại sắp đem ra chiếu vào cái ngày lễ lớn của VN, do TQ làm, nếu nhà nước ko cấm thì niềm tin vào những gì dân ở nước ngoài nghe được sự thay đổi ở VN là giả tạo. Đến bao giờ nước mình mới toàn tâm có được í chí biết tự chủ, ko còn tính dân ku ngu ku đen thích bị đè đầu, mà bị một dân tộc ngu dốt hơn đè đầu cởi cổ thì có nhục ko?
    Tại sao đất mình nó thích lấy là nó lấy?
    Nếu VN đồng í cho chiếu thì đây sẽ là "chance" cho lớp người chống cộng ngày xưa, ở hải ngoại, đem ra làm một đường chính trị tuyên truyền ko tốt.
    Ai cũng nghĩ đơn giản là cho chiếu đi rồi phê phán, rồi dẹp nó, too late! chính trị là chính trị. Những người bỏ tiền đầu tư có lẽ lúc đầu nghĩ sẽ ăn khách, cho dù film được khen hay bị chửi, vì miễn nó được chú í là hốt bạc. Nhưng còn cái lý do chính trị tuyên truyền nằm phía sau bộ film, liệu có thể dẹp được đi ko? cứ mãi hô hào TQ xâm chiếm chủ quyền, nay cho chiếu film làm lai căng TQ thì có khác nào tự công nhận quyền đô hộ của họ ngàn năm nay?
    Hi vọng các bác chốp bu nắm quyền trong nước nên tính kỹ, đã tới lúc VN có quyền lựa chọn cho mình một thế độc lập bứt ra khỏi đám dân giỏi đẻ đó.
    Mỹ và TQ cùng tranh nhau quyền tạo ảnh hưởng ở VN lúc này, VN đang có quyền chọn lựa, vấn đề chỉ là quyết định khôn ngoan và chính xác để phần lợi vẫn thuộc về VN Thôi.

    ReplyDelete
  26. @Lu: mình lại nghĩ khác. Muốn phê bình một tác phẩm nghệ thuật, phải dựa vào nghệ thuật mà đánh giá. Bất cứ góc nhìn phi nghệ thuật nào đều chỉ là áp đặt. Lịch sử nghệ thuật cho thấy, tất cả các tác phẩm bị kỳ thị chỉ vì chính trị, đạo đức ...đều trở thành những tác phẩm bất hủ về sau. Mình nói điều này chỉ để các bạn hiểu thêm về nghệ thuật, một lĩnh vực chưa bao giờ chịu sự áp đặt của chính trị và đạo đức hai lĩnh vực càng ngày càng bộc lộ sự phi nhân và ác độc.
    Chưa kể, nếu chúng ta chê mà chưa xem tận mắt, chỉ dựa vào cảm tính và nghe ngóng lời của người khác, chúng ta sẽ bị mắc cái tội chửi đổng.

    ReplyDelete
  27. Lấy thêm ví dụ , tất cả các phim của đạo diễn Trương NGhệ Mưa trước đây đều bị dân TQ chửi là ÂU hóa, là mất gốc, là đánh cắp văn hóa dân gian...chửi toán loạn, chửi hết nước hết cái toàn dựa vào những ẩn ức sợ hãi và tự ti ...ngày nay, tất cả phim của ông đều được coi là làm dạng ranh cho nền điện ảnh TQ , đưa nền điện ảnh Châu Á tiến lên một bậc mới hoàn toàn anh tài ngang ngửa với thế giới :-)

    ReplyDelete
  28. Ti Ti : lúc này ko phải là lúc làm nghệ thuật, nếu nhóm đó muốn thể hiện thì nên chọn đề tài khác vì chắn chắc ai cũng biết đề tài này có dính dấp chính trị.
    Lu đọc bài viết bên blog quê choa thì biết tên người làm film là SON. Mất mấy trăm tỉ cũng rất đau cho người sản xuất, nhưng mất lòng tin của cả dân tộc thì đau hơn nhiều.
    Tham một chút lợi nhuận mà khoác cho nó cái áo "nghệ thuật" ở đây thì ko hay lắm. Tác phẫm bất hủ? ha ha...cái này còn chờ đến ngày cháu Lu biết nẹn ra đời cháu chít, thì mới hi vọng tác phẫm này trở thành bất hủ =))
    Lu ko nghĩ nó ngang tầm thế giới nếu nói về tính nghệ thuật đâu, nhưng hiện nay nó đang ngang tầm thế giới về tính chính trị thì đúng hơn.
    Lu nghĩ bi giờ mà các bác nhà nước đồng í cho nó đem ra chiếu thì, giống như blog "quê choa" có nói --> dân chúng sẽ đập phá sập cả nơi phát sóng í chứ, đặc biệt những người có con cháu hi sinh trong việc bảo vệ đất biển...thú thật là mỗi khi nhìn những lao động VN ốm yếu đi tha phương cầu thực, ở khu vực người Hoa, Lu thấy có sự bất công!

    ReplyDelete
  29. @Lu : Trời! Nếu đúng là dân mình sẽ làm như thế thì chẳng khác nào thời xưa Tần Thủy Hoàng bắt đốt hết sách vì sợ dân hiểu biết sẽ không tuân lệnh mình. Thế nghĩa là chúng ta trở về thời mông muội rồi. Gì thì gì, đây vẫn chỉ là một bộ phim , dính đến chính trị vì nó nói về chính trị chứ nó không thuộc về phạm trù chính trị Lu à. Lu ko đọc hết comt của mình, trong đó mình ko nói phim này sẽ trở thành cái gì to tát. Mình chỉ nói rằng đừng đem những thứ phi nghệ thuật áp vào nghệ thuật, vừa khiên cưỡng vừa độc đoán, y như thời bao cấp ngày xưa, làm phim là phải tuyên truyền cho Đảng và CHính phủ ấy. Thế còn gì là tự do sáng tác nữa.

    Mà thôi, đi vào tranh lựng nghệ thuật là xa chủ đề này mất ròi. Nhắc lại là mình chỉ muốn mọi người bình tĩnh, xem xong thì hãy phê người ta, không thì chẳng khác nào bà già mất gà, cứ đứng giữa đường chửi bất cứ thằng nào đang cầm con gà trong tay :-(

    ReplyDelete
  30. Theo Lu thì lúc này ko nên đưa film ra cho bà con xem, vấn đề ko phải ở kỹ thuật hay nghệ thuật cái chi chi cà, mà nó đang đụng chạm đến chính trị.

    Dân bên đây cũng đang chờ xem bên nhà giải quyết thế nào? la lối khóc lóc TQ dành đất, rồi bi giờ lại muốn đem một film của TQ ra chiếu kỹ niệm 1000 năm? đoàn làm film đã đầu tư tiền ko đúng chỗ rồi, có lẽ họ nghĩ có tay trong nên việc gì cũng qua, nhưng lần này chính dân chúng tẩy chay.

    Làm ăn ra làm ăn, người bỏ vốn phải hiểu kinh doanh có đi kèm chính trị là mạo hiểm. Tại sao VN lúc nào cũng dính đến tiền bạc thế? xây tường tranh chưa kip chào mừng lễ đã lủng lỗ chỗ, xây cầu chưa đi đã sập chết người. Rồi bi giờ nếu vì sợ nhóm làm film lỗ bạc tỉ cho chiếu ra thì...VN nên vứt đi.
    Nhưng bạn bè tranh luận thế thôi, mỗi người một suy nghĩ. Để chờ xem lần này các bác lãnh đạo văn hóa có bị "mua" nữa ko? gióng như hôm lễ mừng NBC thì cũng có quảng cáo beer bê lên phông màn sân khấu!

    Lu đang busy nên ko có time viết 1 bài về những phàn nàn mấy hôm nay Lu nghe được của dân Việt ở San Jose về vụ film lịch sử VN mà do TQ làm. Có nghe qua rồi thì mới thấy người Việt ở bên ngoài cũng ko đồng tình đâu Ti TI à.

    Lu chỉ nói suy nghĩ của Lu thôi, ko có í tranh luận nữa đâu. :)

    ReplyDelete
  31. Ti Ti : À, Lu nghĩ ra 1 cách easy cho việc phát hành film của TQ này rồi.
    Vì đoàn làm film chỉ chú trọng nghệ thuật và kỹ thuật, chứ ko dính dáng đến tuyên truyền chính trị, cách ổn thỏa nhất là các bác lãnh đạo kêu họ sửa lại tên film.
    Thay vì "đường về Thăng Long", có thể đổi sang như "Anh hùng xạ điêu", "chuyện tình sử Trung Hoa",...đại khái thế.
    Và tên nhân vật trong film đừng dùng tên nhân vật lịch sử VN sẽ dễ bị đụng chạm. Có thể thay thế như, "Trương Vô Kỵ", "Hoàng Dược Sư", "Tạ Tốn"...đại khái thế.
    Lu nghĩ sau khi edit, thì cho phát hình thoải mái toàn quốc cũng ko sợ lòng dân phản đối nữa.
    Họ sẽ đón nhận film theo đúng nghĩa xem nghệ thuật thứ bảy. VN vừa giử đuợc độc lập quyết định của mình, xoa dịu được lòng dân trong và ngoài nước, lại ko làm tâm huyết của đoàn làm film bị lỗ vốn.
    Nhà sãn xuất ko lo thay đổi tên film và nhân vật sẽ làm film mất khách đâu. Mấy hôm nay dân chúng phản đối thế này thì đó là 1 cách PR quá tốt cho film rồi.
    Trình chiếu ra sẽ có cả vạn người trong và ngoài nước tìm xem coi nội dung ra sao? Lu nghĩ cách này là hay và ổn thoả nhất, nhất cử lưởng tiện, dân mình thì ghiện kiếm hiệp Hồng Kông nên họ sẽ ủng hộ mà.
    Thật ra "theo ý dân" là thể hiện sự tôn trọng "majority" ở Mỹ, Lu ko biết bên VN thì có làm theo ko?

    ReplyDelete
  32. Lana: em thích những cảm nhận chiến tranh của Lana, nhưng đúng như comment của Bí ở trong đó, thực tế không có sự tồn tại của tính nhân văn xuyên suốt, bao giờ nó cũng bị ảnh hưởng bởi những âm mưu lí trí và lợi ích. Ta buộc phải đặt nó trong bối cảnh xác định.

    Em có thể nói í kiến ủng hộ Titi, và em không hoan nghênh phim này, cũng không cấm cản nó. Mọi ngừi iên tâm đi, sau lệ đãi rùi thì nó cũng lên sóng thôi. Các bác nhà mình không phải vì lí do nhạy cảm chính trị mà không chiếu đâu, chỉ vì mún cho êm chuyện cho qua mấy ngày tháng 10 rợp bóng cờ bay nầy.

    Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ chúng ta tiếp tuc chia rẽ, nếu đứng về góc độ nhận thức chính trị, và chênh lệch, nếu đúng từ nhận thức nghệ thuật. Từ đó mà phơi bày toàn bộ điểm yếu của mình.

    Em cũng nói ở bên nhà anh Thụy rồi, tại sao phải 'sợ' một bộ phim? Nếu không dám chiếu bọn TQ nó mới cười mình: một dân tộc quá nhát gan và dễ tổn thương, thậm chí không phân biệt nổi chính trị và phim ảnh. Một dân tộc thích vào hùa để đạp đổ hơn là chấp nhận mọi sự represent về mình.

    Em nghĩ khác Titi ở chỗ em không coi đây là một cách làm mới, hay nỗ lực sáng tạo gì cả. Em cho đó là một sự sòng phẳng: nếu mình kém thì hãy thừa nhận là mình không làm được, phải nhờ người khác. Và có những cái giá phải chi ra, không chỉ tiền bạc. Còn nếu ta đóng cửa tự sướng với sự kém ấy, và xoa dịu bản thân bằng những màu mè chính trị, tự ái quốc thể, thì suốt đời cũng chỉ dậm chân tại chỗ và thụt lùi thôi.

    Lịch sử là cái cần tôn trọng, nhưng lịch sử cũng không phải là cái bóng đè (tạm thời không tìm được từ nào khác), sao phải sợ động chạm thế?

    Nếu xem xong bộ phim thì cả làng cả nước mình ngả theo TQ hết ư? chả có tuyên bố lịch sử nào lại dựa vào một bộ phim hư cấu mà lo là mình thừa nhận 1000 năm Bắc thuộc qua tác phẩm này. Mà nếu lịch sử đúng là lệ thuộc 1000 năm, thì sao phải không thừa nhận?

    Cái cần nói cho nhau là 1000 năm không bị đồng hóa, dù bị tước hết mọi vũ khí tuyên truyền trong tay, nhất là sách vở, vậy mà vẫn tồn tại. Ăn thua gì một bộ phim?

    Em chỉ phản đối bộ phim này nếu nó xúc phạm danh dự và tự ái của một nhóm hay nhiều người - trên quan điểm trách nhiệm và đạo đức của truyền thông. Nhưng vấn đề là có đúng là chúng ta bị xúc phạm không và có đáng hay không?

    ReplyDelete
  33. @Gấu: đúng là tiến sĩ, comt đâu ra đó chứ không tủn mủn, rời rạc như mềnh :-P
    Bảo sao người VN mình cứ bị chia rẽ, vì lý luận không có gốc và chẳng ai chịu nhìn vào lý lẽ, cứ chỉ nhìn thấy mỗi cái cảm xúc đang uất hận trong lòng thoai. Hụ hụ...

    ReplyDelete
  34. He, he, good idea, thích cái còm sau cùng của Lu quá đi, hi-5 với nhỏ 1 cái nè, đổi tên hết là quá đúng luôn.

    ReplyDelete
  35. Lu thật sự ko thích cái cách người mình nói một đàng nhưng thực tế hay làm một nẽo. Có lẽ Lu quen với cái cách bên xứ người rồi, một là một và hai là hai. Đối với Lu trắng đen ko nhập nhòe được, ko thể nào cứ tặc lưỡi, "thôi kệ, hoàn cảnh thế này, hòan cảnh thế kia phải chịu thôi!".

    Nếu từ đầu Lu ko đọc báo nhà thấy cứ hô hào TQ thế này, TQ thế kia, TQ thế nọ...chửi tưng lên mà rồi cũng ko làm gì được, thì từ đầu mình nên chịu phép.

    Lu có cảm giác như dân mình đang là một người, à Lu đã gặp trong hồ bơi một lần, trang bị tận răng như đi săn cá mập, nhưng chỉ dám chúi ở hồ dành cho trẻ em.

    Hình như điều gì thì dân mình cũng chỉ làm nửa mùa thương đau rồi cất đó hay sao ấy...sợ một chút, ghét một chút, can đảm một chút...nói chung là mỗi thứ cứ một chút cho có vị của 4 mùa.

    Tất nhiên là film sẽ vẫn luồn ra vòng kiểm soát để trình làng, điều này ai cũng hiểu là ở VN có tiền rải ra thì bẻ cả luật lệ, vã lại ai cũng cần có cơm có cháo. Lí do này mà cái gì xây dựng ra ở VN thì chưa khai trương đã sụm bà chè.

    Cũng khó trách được, vì có thực mới vực được đạo, ngày nào từ trên cao đến dưới thấp lương đủ sống ko kêu ca, thì ngày đó luật pháp mới nghiêm minh.

    ReplyDelete
  36. Nhà báo Gấu lý luận và comt thật sắc bén, đâu ra đó, đúng như bạn Titi nhận xét. Gấu rất hay, không có tư tưởng a dua, a hùa, hài là ra hài, nghiêm túc là ra nghiêm túc, không có kiểu xoa xoa, ừ hữ, Ý kiến rất rõ ràng, mạch lạc, đọc là hiểu muốn nói gì. Văn sao người vậy, hy vọng là thế.
    ÔI, XIN LỖI CHỦ NHÀ VÌ PHÁT BIỂU CHỆCH ĐỀ

    ReplyDelete
  37. Ôi hôm nay em mới có thời gian đọc các comment ở đây. Phải nói là em rất khâm phục các ý kiến. Tất cả các ý kiến. Mọi người tài thật đấy, tài đến thế là cùng mà em chịu không chạy theo được. Đọc rồi em mới phát hiện ra em là người không có lập trường, cứ nghiêng bên này ngả bên kia ai cũng thấy đúng cả. Hi hi, cám ơn mọi người đã com nhé.

    ReplyDelete
  38. Oi xin loi ca nha Lana ve nha` me Thai Nguyen nen khong rot tra moi khach, trong khi moi nguoi tranh luan rom ra va dung nhu NLVD noi, y kien nao cung rat hay.

    Lana rat mung vi san nha minh hom nay moi nguoi tranh luan thang than nhung rat ban be`. Open duoc y kien cua minh va nghe duoc y kien cua nguoi khac that su la thu vi, thoai mai va co ich nua.

    ReplyDelete
  39. LU, BeBo: y kien cua nhung nguoi Viet o nuoc ngoai yeu VN va on hoa (khong qua bias) cung da/ng nghe lam.

    Lana rat dong tinh voi suggestion doi ten phim, doi the loai, doi ten nhan vat... khong phai doi gi them roi cong chieu nhu nhung phim khac. Loi lo^~ the nao tuy thuoc vao chat luong phim. Bo di yeu to chinh tri va lich su se giai quyet duoc van de on ao hien tai.

    ReplyDelete
  40. Titi: Titi oi Trailer cua phim duoc cong bo^/ ma (chi xem tren vnexpress). Chi nghi~ da phan nhu~ng y kien chinh thuc tren bao dua tren trailer ay chu khong phai noi mo` dau. Nhung chi da dong y voi em o tren, su phan doi la qua gay gat.

    ReplyDelete
  41. @Gau: Cam on Co`m cua Gau. Rat thang than va ro rang. Du co nhung diem chi chua hoan toan 'tam phuc' nhung that su la khau phuc :)

    vi du cho cai diem 'khong hoan toan tam phuc' ay la em noi 'xem xong bộ phim thì cả làng cả nước mình ngả theo TQ hết ư?' khong phai ca lang ca nuoc, nhung khong vi the ma nhung nguoi co cam nhan cu lang im nhu thoc khong y kien gi khi thay bo phim ve lich su VN co nhieu yeu to TQ.

    ReplyDelete
  42. 99% người chửi phim này đều chỉ được xem qua trailer. Xem trailer chưa thể kết luận gì được chị ạ. Nếu không, người ta chỉ cần xem trailer quảng cáo, chả ai đi rạp nữa làm giề :-D
    Thôi, em không tranh lựng nữa. Tranh lựng mãi mà mỗi người vẫn một ý chả gặp nhau được chán lắm :-(

    ReplyDelete
  43. Ti yêu ơi, cái đáng quý của những comment ở đây là mỗi người một ý, dù khác nhau nhưng ý nào cũng đáng để tham khảo. Và mọi người tranh luận thẳng thắn nhưng không dùng ngôn ngữ khó nghe và tôn trọng người kia.

    Chị hiểu ý Titi nói về tính nghệ thuật trong phim. Về tính nghệ thuật thì đúng là phải xem mới biết được.

    Những ý kiến phản hồi hiện tại chủ yếu xoay quanh phục trang, bối cảnh phim mượn của TQ, là những cái thấy được từ trailer mà.

    ReplyDelete

Nào mình cùng chia sẻ cảm nhận...