May 24, 2012

Những đứa trẻ anh chị em



Bạn hãy đừng bỏ qua video này. Đây là clip về câu chuyện những tình nguyện viên của San Damiano Foundation năm 2007 đã tìm thấy ba chị em Sam, Esther và Jane ở một vùng đất nghèo miền đông Uganda. Tiếng nức nở không thể kìm của một tình nguyện viên, việc bé chị (8 tuổi) chăm sóc 2 đứa em lê lết trên nền đất. Đặc biệt là cô bé khi nhận bánh của những người khách đã cho 2 đứa em ăn trước rồi mới lấy cho mình dù chính cô cũng rất đói. Người dẫn chuyện trong clip nói "không thể tưởng tượng nổi làm sao một đứa bé nhỏ vậy mà đã biết cần phải làm gì và làm thế nào".
Sau khi được cho ăn, hai đứa bé em ngồi dậy được, người phụ nữ trong đoàn tình nguyện đã thảng thốt kêu lên "they're just staving, just staving" (đơn giản là chúng bị đói, chúng bị đói)...
Ba chị em sau đó được đưa về cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi của một tổ chức phi lợi nhuận, được chăm sóc, đùm bọc, và được học hành (link). Cái kết cảm động và thật có hậu.

Mình coi clip lại nhớ tới hai anh em mồ côi mẹ Tráng A Trao (7 tuổi) và Tráng Thị Lan (5 tuổi) chuyến đi cơm thịt gặp ở Mầm Non Dền Thàng. Mẹ của hai bé trước đó là lao động chính nuôi cả nhà bằng cách qua Trung Quốc làm thuê, rồi mắc một căn bệnh gì không rõ, về nhà nằm hơn một tháng thì chết cuối 2011 (Dền Thàng là xã thuộc Bát Xát, Lào Cai, rất gần biên giới với TQ). Bố của hai em như cô giáo kể là 'hơi chậm, không được như người bình thường' chỉ làm thuê lặt vặt ai gọi gì làm nấy, vợ chết chới với không nuôi nổi hai đứa con.
Mình để ý đến Trao vì cậu bé quá bé nhỏ so với các bạn trong lớp và hơi ngơ ngác. Hỏi cô giáo mới được biết cậu bé đã 7 tuổi quá tuổi mẫu giáo, không có tên trong danh sách của trường. Tuy 7 tuổi nhưng hai chân hơi yếu, lại còi nhỏ và hơi chậm nên không học tiểu học được, ngày ngày theo em gái đến lớp Mầm non. Đi đâu cậu anh cũng đi theo đứa em, ngay cả trong lớp chúng cũng luôn ngồi cạnh nhau. Mầm non Dền Thàng được chương trình Cơm thịt hỗ trợ nên các bé có cơm trưa, anh Trao ăn ké lớp em gái và các bạn. Về nhà, bé Lan 5 tuổi, cao lớn hơn anh, trở thành trụ cột. Bố nhiều khi đi làm thuê ở làng khác cả tuần hai tuần liền, hai anh em mò mẫm tự nấu ăn, những ngày không còn gì ăn thì dắt nhau nhà chú bác họ quanh bản ai có gì cho ăn nấy, mà bản trên đó người ta đều nghèo.

Luôn bên cạnh dù ở lớp của em...

hay khi ở nhà

ăn tối

Bữa 'cơm' tự nấu, vẫn còn hơn những bữa phải đi ăn nhờ
(Hình: Lana & Cô giáo Tuyền MN Dền Thàng)

Sau chuyến đi, một bạn đọc trang cơm thịt nghe hoàn cảnh quá thương đã nhờ kết nối với cô giáo Tuyền phụ trách Mầm non Dền Thàng để giúp hai đứa bé. Đều đặn mỗi tháng bạn gởi một món tiền đủ để mỗi tuần các cô giáo giúp mua gạo + rau + đồ ăn khô cho hai anh em. Từ ngày có gạo giúp, bố Trao và Lan chỉ làm thuê quanh bản không đi xa nữa. Yên lòng hơn một chút dù chỉ là giải pháp tạm thời. Sau hè này bé Lan sẽ vào lớp Một, không thuộc Mầm non nữa. Mình vừa gọi lên cho cô Tuyền, trường Tiểu học trên đó không có bếp ăn chung cho trẻ. Rồi làm sao hai anh em chúng biết chuẩn bị cơm cặp lồng? Anh Trao không biết có được theo em ngồi trong lớp Một? Cô giáo chủ nhiệm mới của bé Lan liệu có nhiệt tình nhận giúp giống như các cô giáo Mầm non?
Có những hoàn cảnh ta nhìn thấy mà không biết làm gì, không làm được gì, quay đi mà nặng lòng biết bao.

17 comments:

  1. Cho Tem nữa nha, mà không cho cũng đã tem rồi. Chia sẽ 1 chút với Lana, có vậy mới thấy tuổi thơ của tụi mình khó khăng nhưng chẳng là gì so với mấy bé cả.

    ReplyDelete
    Replies
    1. @Hùng Thoa: Nhà ấy chăm đọc nhóm thật đấy.

      Lana có lần đọc được câu này: "If you have food in your refrigerator, clothes on your back, a roof over your head and a place to sleep, you are richer than 75% of this world..." (nếu bạn có đồ ăn trong tủ lạnh, có quần áo mặc, có một mái che và một chỗ để ngủ thì bạn đã hạnh phúc hơn 75% của thế giới này).
      Tuổi thơ của tụi mình xưa khó khăn nhưng nhìn quanh đều khó, ít bị cảm giác. Bây giờ phân biệt giàu nghèo/ thành thị với vùng sâu vùng xa lớn quá, bức tranh thành thê thảm ha Hùng-Thoa.

      Delete
  2. Nghẹn! ......
    Chị ơi, em email cho chị nha!

    hugsss

    ReplyDelete
    Replies
    1. @Dã Quỳ: Dã Quỳ ơi chị Lana nhận email rồi, sẽ forward email nhóm của bác Tuấn (cơm thịt), cô giáo Tuyền, Lana và bạn Quý (bạn mà đang giúp hai bé mỗi tháng) tới Dã Quỳ để biết thêm thông tin nha.
      Vấn đề nan giải là chưa tìm được người tin cậy ở gần các bé có thể nhận ủy quyền giúp chúng hàng ngày DQ ạ.
      Hà Nội có trung tâm SOS nhận nuôi trẻ mồ côi khó khăn, họ tổ chức rất tốt, trẻ được xếp theo nhóm trong từng ngôi nhà nhỏ với một mẹ, được ăn ngủ sinh hoạt như một gia đình, có trường học riêng. Tiếc rằng SOS VN chỉ nhận những trẻ bình thường không khuyết tật, nên nghe tả thì họ chỉ nhận bé Lan.
      Đành thôi, vì đón bé Lan đi nữa thì anh nó biết bám vào ai :((

      Delete
    2. Lana forward email cho Hùng đọc ké được không? cho anh xin số phone, chứ đừng "cho anh xin số nhà" luôn nhé?

      Delete
    3. @Dã Quỳ, Hùng Thoa: Lana đã forward thư cùng email tới bạn Quý network mọi người. Nếu Gmail dấu (hide) thư forward ở cuối (sau dấu ba chấm), DQ và HT click vô đó để lấy đủ thông tin nhóm bác Tuấn, cô giáo Tuyền, Lana, bạn Quý nha.

      Ở dưới cùng có số điện thoại liên lạc của cô giáo Tuyền - MN Dền Thàng. ĐT của Lana thì Lana sẽ gởi qua mail nha, dạ không số nhà (ha chị Thoa ha):)

      Delete
  3. Nhin may tam hinh ma long xon xang. Hoi me mat hai chi em minh cung vay do.

    ReplyDelete
    Replies
    1. @Trăng: Hugs, Lana xin lỗi vì vô tình gợi bạn ký ức.
      ngày đó Trăng mấy tuổi?

      Delete
    2. Luc do Minh 5 Tuoi Lana a. Chi thi lon hon.
      Mua Dong nam do cung lanh ghe lam. Boi vay cang nho me hon.

      Delete
    3. @Trăng: Cho Lana hug H một cái thật chặt, bạn hiền.

      Delete
    4. Trăng, cho mình được ôm Trăng thật chặt luôn nha. Câu còm của Trăng :" mùa Đông năm đó..."làm mình chảy nước mắt, Trăng ơi.
      Hương

      Delete
  4. Coi mat mui sang sua, ngoan ngoan. Co dieu gi ma ho khong cho cau be ay di hoc nhi?

    ReplyDelete
    Replies
    1. @Đỗ: Trẻ con dân tộc trên đó đứa nào nhìn cũng lành lành, ngơ ngác, hơi chậm chậm. Nhưng cô giáo thì bảo cậu bé này chậm hơn những đứa khác. Hai chân lại yếu mãi mấy năm gần đây mới đi lại được.
      Cô giáo cũng nói đang làm hồ sơ cho Chao mà không biết có chuyển qua Tiểu học được ko anh ạ.

      Delete
  5. Anh đã biết đến nhiều hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực. Nhưng đoạn video nói trên và mấy tấm ảnh về anh em Trao và Lan làm anh thực sự xúc động. Phải chăng cái nghèo khó lại đạy người ta biết đùm bọc nhau hơn?
    Và chợt nghĩ, liệu ở Việt Nam mình đã có một tổ chức phi Chính phủ nào hoạt động nhân đạo thiết thực và chuyên nghiệp như San Damiano Foundation chưa nhỉ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. @a Thụy: Em nghĩ những đứa trẻ sống trong cảnh khốn khó không biết thế nào là ích kỷ, chúng không có gì để lo giữ. Khốn khó cũng làm chúng nương tựa vào nhau một cách tự nhiên, như cây cỏ vậy. Lên miền núi rất thường xuyên gặp những đứa anh đứa chị bé xíu dắt địu theo em vào lớp học, bón nhường cho em ăn rồi mới cho mình.

      Ở VN mình em thấy SOS rất được. Em đến từng các nhà nhỏ nhìn bọn trẻ nấu ăn học hành trồng rau chia sẻ.. đúng như không khí gia đình. Chỉ có điều SOS lại ko nhận đỡ những đứa trẻ như bé Trao :((

      Delete
    2. Ở VN không có nhà trẻ mồ côi nào dành cho trẻ bị tật hay sao Lana?
      Hương

      Delete
    3. @Hương: Chắc là có Hương ạ. Nhưng những nơi nuôi trẻ mà Lana biết tận mắt thì SOS là nơi lý tưởng (nếu có thể dùng từ này) cho những đứa trẻ không nơi nương tựa - chúng được sống trong không khí gia đình và được nuôi dưỡng, học hành tương đối đủ để có thể hòa nhập cuộc sống sau này.
      Đưa chúng đi khỏi vùng đất ruột, đi xa người cha (cho dù không được bình thường) thì có lẽ phải là nơi hứa hẹn thật hơn mới nên đưa, Lana nghĩ vậy Hương à.

      Delete

Nào mình cùng chia sẻ cảm nhận...