May 18, 2012

Về tai nạn Sukhoi SJ-100 / Salak

Về tai nạn chiếc máy bay Sukhoi Superjet-100 ngày 09/05/2012 trong lịch trình bay biểu diễn chào hàng tại một loạt các nước châu Á của hãng chế tạo máy bay Sukhoi (Nga) làm toàn bộ 45 người trên khoang thiệt mạng có thể đọc ở đây (wiki tiếng Anh, khá đầy đủ) hoặc ở đây (wiki tiếng Việt, tuy nhiên trang này vẫn ghi con số người thiệt mạng là 50 như tin lúc đầu mặc dù báo chí đã thông báo có 5 hành khách hủy không lên máy bay theo kế hoạch).

Trên các trang mạng nói các nhà phân tích nghiêng về giả thuyết lỗi con người (human error), thậm chí có nơi đặt thẳng nghi vấn lỗi do người lái. Ừa ghi lỗi cho người đã chết luôn là dễ nhất. Tất nhiên có những lý do cho giả thuyết này (sẽ trình bày ở dưới) nhưng nguyên nhân thật sự dẫn đến thảm họa thì phải chừng 1 năm nữa sau khi kết quả giải mã hộp đen máy bay được công bố (trên mỗi máy bay có hai thiết bị cùng được gọi là hộp đen, một chiếc là máy ghi âm buồng lái, chiếc kia là máy ghi dữ liệu chuyến bay, hai thiết bị này nếu khôi phục được đủ dữ liệu sẽ cho biết mọi tình trạng thiết bị / trao đổi và lời nói của tổ lái cho đến giây cuối cùng máy bay hoạt động).

Cho tới khi đó chúng ta không biết thật sự điều gì đã xảy xa khiến chiếc máy bay mang theo 45 người đâm trực diện vào núi.
Cho tới khi đó mọi giả thuyết chỉ là suy đoán.

Cho tới khi đó chúng ta chỉ có trong tay những fact thế này:
- Chiếc máy bay Sukhoi SJ-100 gặp nạn khi đang bay biểu diễn (dù trên khoang có nhiều hành khách). So với các chuyến bay thương mại chở khách thông thường, chuyến bay trình diễn người lái thường có xu thế vận hành máy bay thực hiện những tư thế nghiêng/ chao, thay đổi độ cao đột ngột hay thậm chí bay qua những địa hình khó để thể hiện những tính năng ưu việt của máy bay.
- Cơ trưởng chiếc Sukhoi SJ-100 Alexander Yablontsev là người có kinh nghiệm lái máy bay dày dạn và từng điều khiển máy bay bay qua những địa hình tương tự khu vực gặp nạn ( link).
- Sự liên lạc cuối cùng trước khi máy bay biến mất khỏi màn hình radar điều hành là khi tổ lái liên lạc với đài kiểm soát dưới mặt đất xin giảm độ cao từ 3000m xuống 1800m và được-đồng-ý. Núi Salak cao 2200m.
- Lực lượng cứu nạn cho biết máy bay đã đâm thẳng vào sườn núi ở độ cao khoảng 1900m, trượt xuống tới mực 1600m. Xác máy bay được tìm thấy tan thành mảnh nhỏ.
- Có 7 vụ máy bay nhỏ rơi ở khu vực núi Salak trong mười năm từ năm 2002 đến 2012. Khu vực này được ghi vào 'sổ đen' của hàng không Indonesia do nhiễu động mạnh trong không khí và thời tiết thay đổi phức tạp (link).

hiện trường nơi chiếc máy bay rơi chụp từ trực thăng

Nói túm lại trong thảm kịch Sukhoi này người ta đặt dấu hỏi cho những con số 3000m xuống 1800m/ đỉnh núi 2200m. Người ta nhắc đến khái niệm 'độ cao an toàn tối thiểu' / 'nhiễu động vùng núi' mà Lana đã đề cập khá rõ trong "Chuyện nghề 3", xin trích lại rằng nhiễu động mạnh/ dòng giáng mạnh nguy hiểm cho máy bay khu vực địa hình núi thường xuất hiện trong lớp từ mặt đất lên tới 1,5 lần độ cao đỉnh núi, ở trường hợp của Salak là 3300m.

Mời các bạn xem hình dưới trong "Chuyện nghề 3" (9/2010) và clip mô phỏng tai nạn Sukhoi SJ-100, 5/2012:




Càm ràm: Cuối cùng để phán xét hoặc rút kinh nghiệm, nếu loại bỏ tất cả những lỗi kỹ thuật và khách quan để cuối cùng lỗi thuộc về phi công thì cũng cần xem lại liệu ông ta đã được tư vấn đầy đủ về đặc điểm địa hình và những mối nguy hiểm ở khu vực máy bay bay qua? Một tai nạn hàng không thường hiếm khi do lỗi của chỉ một khâu mà thường là một loạt các lỗi hệ thống xuyên qua nhiều bức cản an toàn.

Kết luận cuối phải chờ hai hộp đen kia...

20 comments:

  1. Doc vu nay truoc khi bay xa, hoi on.

    ReplyDelete
    Replies
    1. @Đỗ: Đọc tin ban đầu không thì ớn thật, nhưng hiểu thêm đỡ ớn ha anh pác. Người ta không thống kê chứ mà thống kê thì tỉ lệ các chuyến bay trình diễn gặp nạn lớn hơn nhiều lần những chuyến chở khách thông thường.

      Delete
  2. Bay bieu dien chao hang ma rot thi coi bo khong on roi . Nhu vay thi ban may bay ai dam mua.

    ReplyDelete
    Replies
    1. @Trăng: Ừa ha, nếu tin vào xui xẻo, nhưng mà trong lịch sử hàng không, chào hàng và trình diễn lại rớt nhiều Trăng ui, vậy đó.

      Delete
  3. Thích loạt bài về nghề nghiệp của bạn Lana lắm. Những vấn đề phức tạp mà Lana dẫn giải rất dễ hiểu. Có đọc những bài trước rất kỹ và học hỏi được nhiều. Viết tiếp nhe. Chúc vui.

    ReplyDelete
    Replies
    1. @DT: Có độc giả như bạn DT thì sẽ viết tiếp. Thanks và chúc bạn vui nha (tưởng tượng ra và nhớ nhiều món ăn ;)

      Delete
  4. Hóa ra ở đây đã có nhiều tai nạn thế ròi. Hix... hay lại một tam giác Bermuda mới hả chị? hix

    ReplyDelete
    Replies
    1. @Titi: Thống kê thực tế là vậy. Cái này liên quan tới 'bay trong điều kiện địa hình núi', trong hàng không hiểu được chứ không bí ẩn như Bermuda Titi ạ.

      Delete
  5. Tớ cũng rất thích loạt bài về nghề của Lana, hiểu thêm đc rất nhiều về những vấn đề trong ngành hàng không. Lana viết tiếp về chủ đề này nữa đi nhé. Mà thật ra, tớ thích bạn viết về gia đình, về con cái, cuộc sống... Cái "điểm yếu" (ko biết gay gắt) mà bạn nhận lại là điều tớ luôn mong rèn đc cho mình. Thích cái cách ấy của bạn lắm đấy!

    ReplyDelete
    Replies
    1. @Hoang Ly: Cảm ơn cậu. Thông thường mình cứ tự rèn mình. Tuy nhiên cái gì thái quá về một cực cũng dở. Đôi khi cũng cần biết nổi nóng và thể hiện mình muốn gì. Không làm được điều đó không hẳn hay đâu.

      Vậy tớ sẽ viết tiếp nha. Vẫn còn của để dành đấy :)

      Delete
  6. Hôm trước e cũng tính hỏi Lana vụ này có phải do sóng núi ko - thuật ngữ mà em nhớ ở bài dạo xưa chị viết, cũng là tác nhân chính nhìu vụ crash, hình như cả vụ ở Nha Trang hay đâu gần đó nữa?

    Em thấy giả thiết sóng núi có vẻ hợp lý như Lana phân tích. Cai chi tiết mà ông cơ trưởng xin hạ độ cao và được đồng ý đó chả thấy bài báo nào nói thêm đọc rất ức chế. Nếu đúng vậy thì người chăn ruồi cũng có lỗi chứ, em có hỉu sai hem?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Theo chị nghĩ, xin hạ độ cao ở mức thấp như vậy là để trình diễn, lượn qua sườn núi ngắm cảnh cực phê. Nhưng chắc gặp gió mạnh hoặc trục chặc gì đó nên mới bị tai nạn, Gấu ạ :-(

      Delete
    2. @Gấu: Gặp 'học trò' như Gấu thích ghê cơ, đọc kỹ và rất nhớ bài (đây là về lĩnh vực ruột của chị nhá, 'media' hay 'xã hội học' thì đổi vai nhá) :)

      Chị cũng nghi là do dòng giáng sau núi Salak đã 'hút' máy bay Sukhoi SJ-100 hoặc nói cách khác là nhiễu động sóng núi là nguyên nhân tai nạn, nhưng mới là giả thiết thôi Gấu. Để chờ coi hộp đen cho biết thêm gì, lúc đó sẽ kiểm chứng giả thiết của mình.

      Về chuyện KSVKL cho giảm độ cao, trường hợp này đặc biệt vì đó là chuyến bay trình diễn. Như đã nói nếu là chuyến bay thương mại thông thường thì yêu cầu về độ cao an toàn tối thiểu phải được cả người lái và KSVKL tuân thủ. Tuy nhiên lại có quy định người lái là người quyết định cuối cùng, và nếu trong khi xin cấp lệnh người lái đề nghị giảm độ cao xuống dưới mức an toàn quy định kèm theo yêu cầu chuyển chế độ bay bằng mắt (người lái chủ động nhiều hơn) thì KSVKL không có lỗi (các chuyến bay có thể bay ở chế độ bằng thiếu bị hoặc bay bằng mắt).

      Vấn đề là công tác chuẩn bị và tư vấn cho người lái trước chuyến bay. Như chị nói, lỗi thường không chỉ ở một khâu duy nhất...

      Delete
    3. @Titi: Titi cũng đúng. Có điều thông thường vì tính mạng của nhiều hành khách trên máy bay, người lái phải luôn chọn phương án an toàn và hết sức tránh mạo hiểm trừ khi tình huống là bắt buộc.
      Có lẽ là bay trình diễn có gắn với "phê" một chút :(

      Delete
  7. Vẫn thấy là tại sao lại lựa một vùng hiểm để biểu diễn dẫn đến tai nạn vậy chị?
    Hoặc bản thân khu vực này là một ẩn số mà con người muốn chinh phục?
    Em rất có cảm tình với Salak, bởi đó là một loại trái cây ngon lạ lùng ở Indo, nhưng hôm nay hơi giật mình bởi nó lại là tên của vùng hiểm

    ReplyDelete
    Replies
    1. @Moon: Cũng có giả thuyết đặt ra như ý "muốn chinh phục" Moon nói đấy.
      Chờ coi sao...

      Delete
  8. Đúng là chuyên gia viết bài có khác. Rất nhiều kiến thức. Nhưng anh lạ là tại sao giải cái hộp đen tìm nguyên nhân mà phải lâu thế nhỉ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Về khôi phục và giải mã hộp đen thì em không rành lắm anh ạ. Lại có cái để hỏi thêm rồi.

      Delete
  9. nhà nuớc mà làm ăn kiểu hộp đen thì sao nhỉ

    ReplyDelete
    Replies
    1. @Guy: Hỏi gì hóc thế nhỉ.
      Đề nghị tìm hiểu số phận của Assange wikileak, chắc là có câu trả lời ;)

      Delete

Nào mình cùng chia sẻ cảm nhận...