Cái entry này khởi nguồn từ câu chát của một người bạn: "Bố mẹ tớ ngày xưa nuôi một đàn con, khó khăn thiếu thốn nhưng cả đời bố mẹ tớ chưa nợ hoặc xin ai một đồng nào". Tớ với cậu giống nhau cùng không thích sự cầu xin. Nghe kêu khổ 1 lần thấy cảm thông, nhưng nghe lần thứ 2, lần thứ 3 thì thấy nản.
Hôm nay tớ muốn viết để nói rằng tớ trân trọng những người nhận sự giúp đỡ với lòng tự trọng. Ừ, phải nhận sự giúp đỡ vật chất là khi bất quá không còn cách nào khác (ở đây tạm không nói đến sự giúp đỡ tinh thần, công việc, kinh nghiệm sống..v...v..). Người ta nói nghèo đi đôi với hèn, nhưng ở một số người tớ vẫn thấy không hẳn như vậy. Người giúp đỡ vì tâm không trông đợi sự trả ơn, nhưng nếu họ nhìn thấy sự giúp đỡ được đặt vào người có tự trọng, biết vươn lên, biết trân trọng và sử dụng sự giúp đỡ ấy một cách có ích, họ sẽ nhẹ lòng.
Khi cậu nói "bố mẹ tớ...", chút xíu thì tớ nói "Ừ bố mẹ tớ cũng vậy", nhưng kịp dừng lại vì nhớ trước kia nhà tớ đã từng nhận những bát cơm gạo trắng.
Ngày đó thời bao cấp, bố mẹ tớ là giáo viên, ăn theo tiêu chuẩn lương thực nhà nước. Tớ nấu 'cơm' - một nồi toàn ngô hoặc bo bo..., chỉ có một nắm gạo ghế gọn vào 1 góc để dành cho ông nội già răng yếu và cậu út lúc đó còn nhỏ xíu.
Bà cụ hàng xóm và các con sống trong một khu đất rộng, họ đều làm ruộng, ba mẹ tớ mua một mảnh trong đó làm nhà nên thành hàng xóm. Ngoài đất ở, nhà cụ nhiều ruộng lắm nên có gạo. Thỉnh thoảng nhà có cỗ, cụ lại cho đứa cháu nhỏ bưng qua nhà tớ một tô cơm trắng với 1 đĩa/ bát nhỏ đồ ăn. Đứa bưng qua và đứa nhận đều là trẻ con, hình như người lớn tránh. Chị em tớ lúc đó mới trên dưới 10 tuổi mà bây giờ mỗi khi ngồi nhắc lại, đứa nào cũng nhớ in hình ảnh thằng hàng xóm nhỏ thó đứng ở bụi tre ngăn 2 nhà đưa cái khay có tô cơm trắng, dù cơm ấy chúng tớ không ăn, để phần cho ông và út.
Tớ nghĩ, ngày đó chắc mẹ tớ nuốt nhiều nước mắt vào lòng lắm.
Cụ thì đã mất lâu rồi.
Hôm nọ em gái tớ sửa nhà lên thêm tầng. Ba mẹ tớ qua trông nom giúp. Mẹ bảo hai vợ chồng HO kêu nhóm thợ của anh em cậu Đoàn (ít hơn tớ vài tuổi) là vài trong số con của nhà hàng xóm, cháu cụ, bây giờ lập nhóm làm thợ xây. Suốt ba tháng thợ làm, mẹ đi chợ nấu cơm trưa cho thợ. Nhà xong, khi thanh toán tiền công thợ, anh em cậu Đoàn gửi lại tiền ăn mẹ bảo thôi mẹ không lấy.
Nói chuyện với tớ, mẹ bảo: Nhóm thợ có mấy anh em thằng Đoàn, chúng nó chăm chỉ lắm, mà vất vả. Tiền chợ mẹ mua tổng cộng chỉ mấy triệu, mẹ không lấy lại nói là phụ thêm vì tình hàng xóm, nhưng thật tình là mẹ nhớ đến ơn bà cụ ngày xưa. Coi như mình trả nghĩa cho cụ.
Đấy là chuyện của nhà tớ. Quay trở lại cuộc sống bây giờ, nhiều chỗ tiền tung bay chóng mặt, trong khi vẫn có những đứa trẻ không đủ ăn, ánh mắt sáng lên khi nói ước mơ lớn nhất là được đến trường.
Thế nên tớ trộm nghĩ câu "bố mẹ tớ..." của cậu rất đáng trân trọng, nhưng nếu cứ duy lý quá với câu ấy trong một vài trường hợp có thể thành cực đoan. 'Lá lành đùm lá rách, lá rách nhiều đùm lá rách ít'. Có những câu chuyện đùm bọc ấy, cuộc sống đẹp thêm biết bao lần.
Tớ không muốn viết quá dài nhưng thật lòng, về chuyện 'nhận giúp đỡ và lòng tự trọng' này tớ muốn nói nhiều lắm.
Tớ muốn nhắc đến câu chuyện hai ông bà già 97 tuổi lẩn thẩn sống nhờ nhà tình thương của XH, bỗng dưng trúng số độc đắc mấy tỉ, hàng đám người kéo đến nhận là 'con cháu', xin tiền. Những cô gái quen với người ngoại quốc, Việt kiều (VK) với bàn tay luôn chìa sẵn, nay 'ba em bệnh', mai 'em em không tiền nộp học' để một người bạn VK của tớ chán chường bảo: "nhìn các cô gái bây giờ chỉ thấy muốn tiền" (tớ chữa lại anh ta: 'các cô gái mà anh gặp').
Tớ cũng muốn nhắc đến một vùng đất năm nào cũng lũ lụt. Mỗi năm đến hẹn lại lên các đoàn cứu trợ lại về phân phát tiền, gạo muối. Vậy nhưng có nhà vừa nhận 200 ngàn tiền cứu trợ thì mai ông đem 100 ngàn đi nhậu, bà đem nốt 100 ngàn chơi đề.
Nhưng hơn hết, bên cạnh những điều ấy, tớ đặc biệt muốn nhắc đến câu chuyện về cô bác sĩ trẻ đã vươn lên nhờ lòng hảo tâm tớ đọc trong VMC Blog.
Giá trị vật chất của sự giúp đỡ tất nhiên cũng quan trọng, nhưng cách giúp, cách nhận, cách trân trọng sự giúp đỡ mới khiến việc 'đùm bọc' ấy trở nên đáng nói, đáng nhớ, hay nên quên...
Cảm ơn bạn vì cuộc nói chuyện. Nhờ đó mà tớ viết những dòng này.
(hình sưu tầm)
Hôm nay tớ muốn viết để nói rằng tớ trân trọng những người nhận sự giúp đỡ với lòng tự trọng. Ừ, phải nhận sự giúp đỡ vật chất là khi bất quá không còn cách nào khác (ở đây tạm không nói đến sự giúp đỡ tinh thần, công việc, kinh nghiệm sống..v...v..). Người ta nói nghèo đi đôi với hèn, nhưng ở một số người tớ vẫn thấy không hẳn như vậy. Người giúp đỡ vì tâm không trông đợi sự trả ơn, nhưng nếu họ nhìn thấy sự giúp đỡ được đặt vào người có tự trọng, biết vươn lên, biết trân trọng và sử dụng sự giúp đỡ ấy một cách có ích, họ sẽ nhẹ lòng.
Khi cậu nói "bố mẹ tớ...", chút xíu thì tớ nói "Ừ bố mẹ tớ cũng vậy", nhưng kịp dừng lại vì nhớ trước kia nhà tớ đã từng nhận những bát cơm gạo trắng.
Ngày đó thời bao cấp, bố mẹ tớ là giáo viên, ăn theo tiêu chuẩn lương thực nhà nước. Tớ nấu 'cơm' - một nồi toàn ngô hoặc bo bo..., chỉ có một nắm gạo ghế gọn vào 1 góc để dành cho ông nội già răng yếu và cậu út lúc đó còn nhỏ xíu.
Bà cụ hàng xóm và các con sống trong một khu đất rộng, họ đều làm ruộng, ba mẹ tớ mua một mảnh trong đó làm nhà nên thành hàng xóm. Ngoài đất ở, nhà cụ nhiều ruộng lắm nên có gạo. Thỉnh thoảng nhà có cỗ, cụ lại cho đứa cháu nhỏ bưng qua nhà tớ một tô cơm trắng với 1 đĩa/ bát nhỏ đồ ăn. Đứa bưng qua và đứa nhận đều là trẻ con, hình như người lớn tránh. Chị em tớ lúc đó mới trên dưới 10 tuổi mà bây giờ mỗi khi ngồi nhắc lại, đứa nào cũng nhớ in hình ảnh thằng hàng xóm nhỏ thó đứng ở bụi tre ngăn 2 nhà đưa cái khay có tô cơm trắng, dù cơm ấy chúng tớ không ăn, để phần cho ông và út.
Tớ nghĩ, ngày đó chắc mẹ tớ nuốt nhiều nước mắt vào lòng lắm.
Cụ thì đã mất lâu rồi.
Hôm nọ em gái tớ sửa nhà lên thêm tầng. Ba mẹ tớ qua trông nom giúp. Mẹ bảo hai vợ chồng HO kêu nhóm thợ của anh em cậu Đoàn (ít hơn tớ vài tuổi) là vài trong số con của nhà hàng xóm, cháu cụ, bây giờ lập nhóm làm thợ xây. Suốt ba tháng thợ làm, mẹ đi chợ nấu cơm trưa cho thợ. Nhà xong, khi thanh toán tiền công thợ, anh em cậu Đoàn gửi lại tiền ăn mẹ bảo thôi mẹ không lấy.
Nói chuyện với tớ, mẹ bảo: Nhóm thợ có mấy anh em thằng Đoàn, chúng nó chăm chỉ lắm, mà vất vả. Tiền chợ mẹ mua tổng cộng chỉ mấy triệu, mẹ không lấy lại nói là phụ thêm vì tình hàng xóm, nhưng thật tình là mẹ nhớ đến ơn bà cụ ngày xưa. Coi như mình trả nghĩa cho cụ.
Đấy là chuyện của nhà tớ. Quay trở lại cuộc sống bây giờ, nhiều chỗ tiền tung bay chóng mặt, trong khi vẫn có những đứa trẻ không đủ ăn, ánh mắt sáng lên khi nói ước mơ lớn nhất là được đến trường.
Thế nên tớ trộm nghĩ câu "bố mẹ tớ..." của cậu rất đáng trân trọng, nhưng nếu cứ duy lý quá với câu ấy trong một vài trường hợp có thể thành cực đoan. 'Lá lành đùm lá rách, lá rách nhiều đùm lá rách ít'. Có những câu chuyện đùm bọc ấy, cuộc sống đẹp thêm biết bao lần.
Tớ không muốn viết quá dài nhưng thật lòng, về chuyện 'nhận giúp đỡ và lòng tự trọng' này tớ muốn nói nhiều lắm.
Tớ muốn nhắc đến câu chuyện hai ông bà già 97 tuổi lẩn thẩn sống nhờ nhà tình thương của XH, bỗng dưng trúng số độc đắc mấy tỉ, hàng đám người kéo đến nhận là 'con cháu', xin tiền. Những cô gái quen với người ngoại quốc, Việt kiều (VK) với bàn tay luôn chìa sẵn, nay 'ba em bệnh', mai 'em em không tiền nộp học' để một người bạn VK của tớ chán chường bảo: "nhìn các cô gái bây giờ chỉ thấy muốn tiền" (tớ chữa lại anh ta: 'các cô gái mà anh gặp').
Tớ cũng muốn nhắc đến một vùng đất năm nào cũng lũ lụt. Mỗi năm đến hẹn lại lên các đoàn cứu trợ lại về phân phát tiền, gạo muối. Vậy nhưng có nhà vừa nhận 200 ngàn tiền cứu trợ thì mai ông đem 100 ngàn đi nhậu, bà đem nốt 100 ngàn chơi đề.
Nhưng hơn hết, bên cạnh những điều ấy, tớ đặc biệt muốn nhắc đến câu chuyện về cô bác sĩ trẻ đã vươn lên nhờ lòng hảo tâm tớ đọc trong VMC Blog.
Giá trị vật chất của sự giúp đỡ tất nhiên cũng quan trọng, nhưng cách giúp, cách nhận, cách trân trọng sự giúp đỡ mới khiến việc 'đùm bọc' ấy trở nên đáng nói, đáng nhớ, hay nên quên...
Cảm ơn bạn vì cuộc nói chuyện. Nhờ đó mà tớ viết những dòng này.
(hình sưu tầm)