1. Sáng Thứ 7 trước cho HS thi chỉ 9h30 sáng là xong nên còn thời gian rỗi. Tiện đang ở Gia Lâm chợt muốn ghé nhà một chị đồng nghiệp cũ mà từ khi chuyển qua Hà Nội ít ghé được. Thèm ngồi vãn chuyện với ông (sinh ra chị). Ông khoảng 75 - 76 tuổi, xưa dạy học, rất minh mẫn và nho nhã. Ông dạy toán nhưng đọc rất nhiều sách tiếng hán, tiếng Pháp và sách nho. Có những bữa nói chuyện với ông ngồi nguyên buổi, chẳng bao giờ chán.
Tới, có mình ông ở nhà. Chị vừa đi khỏi, gọi điện, chị kêu 'trời sao không hẹn trước?', - 'không sao, thật ra em cũng thích vào thăm ông thôi mà'.
Ngồi chuyện, chuyện văn, chuyện đời, nhẹ nhàng, sâu sắc. Kèo ông đọc lại cho con câu tiếng Pháp xưa ông dạy con đi, về les petit và grant esprits (người nhỏ nhặt/ cao thượng) ấy.
Ông đọc, vừa đọc vừa giải nghĩa mỗi từ. Mắt ông mờ nhìn không còn rõ, mình thì tiếng Pháp vỡ lòng xếp cuối sổ, lại bỏ lâu rồi, ráng chép lại chắc sai nhiều lỗi. Thích câu này lắm nên ghi ra đây có ai thương nhờ sửa giúp cho với, xin cảm ơn trước nhiều:
"Les petit esprit sont trop blesser des petite chose. Les grand esprit voient le toute et non sont voient blesser".
Lập bập tạm dịch 'Những người nhỏ nhặt hay bị mất lòng vì những điều nhỏ nhặt. Người rộng lượng (có tầm) không phải không nhìn thấy những điều ấy, nhưng không bị mất lòng'. Ông bảo: Chị dịch như thế đúng ý rồi, nhưng để tôi dịch cho như thế này mới ra văn: 'Những kẻ có đầu óc biển tiểu hay mếch lòng bởi những điều nhỏ mọn. Những người có trí lớn vẫn trông rõ những điều nhỏ mọn ấy nhưng không bao giờ mếch lòng'.
Lập bập tạm dịch 'Những người nhỏ nhặt hay bị mất lòng vì những điều nhỏ nhặt. Người rộng lượng (có tầm) không phải không nhìn thấy những điều ấy, nhưng không bị mất lòng'. Ông bảo: Chị dịch như thế đúng ý rồi, nhưng để tôi dịch cho như thế này mới ra văn: 'Những kẻ có đầu óc biển tiểu hay mếch lòng bởi những điều nhỏ mọn. Những người có trí lớn vẫn trông rõ những điều nhỏ mọn ấy nhưng không bao giờ mếch lòng'.
2. Lại nhớ tháng trước cả nhà về quê đợt bác ốm, anh Quý và Út từ SG cũng ra. Đi cùng mẹ và anh Quý vào nhà trong làng thăm bà ngoại. Bà là người anh Quý, mình, cùng với 15 đứa cháu nội ngoại khác của bà (và có lẽ là cả làng mình) đều vô cùng yêu quý và, nếu có thể nói, kính phục. Không phải về tiền, của cải hay vị trí vì bà chỉ là một bà cụ sống bình dị ở quê, mà đơn giản là ở cách sống, cư xử với con cháu, bà con lối xóm, và với cuộc đời.
Hai anh em đến khi bà ở nhà một mình. Hai vợ chồng Mạnh (cháu nội của bà, con cậu) đi làm. Bà nhỏ xíu ngồi co trên chiếc phản gỗ mun đen với một đĩa nhỏ cá rô ron chiên giòn, ngồi nhai. Bấm anh Quý chọc bà: "Ôi giời, thiếu cút rượu nữa là thành bợm nhậu". Bà với ngay xuống phía dưới nhấc lên bình rượu nếp cẩm: "Đây, bà có đủ chẳng thiếu thứ gì. Lần nào các cậu các mợ, ba mẹ cháu, rồi đến tất cả các cháu đứa nào về cũng cho bà (tiền), bà tiêu có hết đâu. Bà không ăn được nhiều, còn dư bà lại cất vào đó để sau này bà có gì, các cháu ở xa công việc không về được thì các cháu vẫn có phần."
(tạm dịch ý bà là khi bà 'trăm tuổi' tiền đó góp lo công việc cho bà, ai không về được cũng đừng phải áy náy).
Nhìn qua anh Quý, nói nhỏ: "Đấy anh, 91 tuổi mà đầu óc vẫn còn như thế, trong câu chuyện vãn, nếu lắng nghe thì cứ 5 câu thế nào cũng ẩn 2 'thông điệp' gì đó để mình có thể học."
Bấm điện thoại cho Hải, Hiệp, Quỳnh... những đứa cháu nội ngoại của Bà để bà nói chuyện. Rổn rảng, dặn dò, cả khóc. Bà quay qua 2 anh em: "Bây giờ bà thấy bà quá sướng cháu ạ. Ngày xưa bà mất hết của (cải cách, 1956) tay trắng, cùng lúc ông các cháu mất, khổ trăm chiều, nhưng nhìn lại bà thấy ba cái nhà của bà ngày đó không bằng một đứa cháu của bà bây giờ. Bà không tiếc. Bà cũng không trách móc ai cả các cháu ạ. Nhìn các con các cháu thế này là bà rất sung sướng." Hai anh em lại nhìn nhau. Yêu Bà cực kỳ. 'Hãy luôn nhìn về phía sáng'.
Nhẩn nha xong bà quay qua cầm tay đứa cháu gái cả mà bà thương nhất, rồi nói vì sao rất thương. Sắp nước mắt rồi, phía sáng, cứng cỏi: "Bà, có nhiều việc lắm kia mà, chỉ hỏng có một việc thôi"...
*** Entry liên quan:
- BA MẸ
Công nhận là em rất thích nói chuyện với người già, và cũng có ...duyên với người già ( chứng tỏ là người em mến mến quý quý vô tình đều...già hơn em :D).
ReplyDeleteỞ với người già học được nhiều điều, mình chỉ toàn nghe và lụm lặt kinh nghiệm với bài học thôi, chứ chẳng phải nói nhiều nữa.
Chị làm em nhớ Ba của bạn em ở BH, bác ấy mất năm ngoái khi được 80t, mỗi lần em xuống đó chơi toàn nói chuyện với Bác,nghe kể chuyện ngày xưa, chuyện đi lính ở Campu,chuyện nghề thuốc...ghiền.
Em hy vọng khi em được ...60t, thì em còn gặp được người già..71t nói chuyện em nghe, mặc dù lúc đó thì ta đã già như nhau, he he.
"..., chỉ hỏng có một việc thôi". Lana ?
ReplyDeleteChuyện cảm động. Thật thích em ạ! A thích câu "hãy luôn nhìn về phía sáng". Rất thích câu này.
ReplyDeleteCâu tiếng Pháp của ông nghe sâu sắc thật, cứ như là câu của người Trung Hoa cổ ấy.
Mà này, anh lạ quá, sao ông nhiều tuổi thế mà vẫn nhớ tiếng Pháp thế nhỉ? Mới biết giờ mình học tệ quá, tí tuổi đầu mà chữ rơi rụng gần hết rồi!
Câu của cụ rất đúng đó chị. Cuộc sống có ti tỉ điều không vừa lòng, lúc nào cũng để ý, ấm ức thì chết chắc :-P
ReplyDeleteĐến cả người già cũng thiếu sân chơi. Chỉ biết loanh quanh với con cháu. Những gia đình con cháu có phòng riêng và không chú ý tâm lý thì các cụ luôn cảm thấy buồn và cô đơn.
ReplyDeleteThế mới biết em sướng thật, toàn làm việc với các cụ già, trên 70 lâu rồi nhé. Đúng là các cụ "nói 5 câu thì có 2 điều để mình học". Mà này, chị biết không, chuyện iu đương của các cụ (cả ngày xưa và nay) cũng hấp dẫn vô cùng và đáng học vô cùng nhé !
ReplyDelete@Mía: Có duyên với người già, vậy thì nếu trời thương, khi 60t không những gặp được người 71t nhẩn nha nói chuyện cho nghe mà có khi lại còn được rủ nấu bún ốc cùng xì xụp nữa ấy chứ (bún là cho người già cũng vì có đứa kia kìa hắn là chiên gia nấu bún, còn ốc là do thói nghiền chung từ hồi trẻ, hihihi :))
ReplyDelete@Ng.t.hoc: Anh ạ, lúc đó em chỉ kịp nghĩ ra vậy để nói với bà.
ReplyDelete@Thụy: Ôi anh ơi ông nhớ nhiều lắm. Thơ Nguyễn Du, Tản Đà, chữ hán, tiếng Pháp, nghe chuyện ông thích lắm, thông thái đến đáng phục. Ông cũng giảng giải cho em nhiều câu khác hay lắm, nhưng em thích nhất câu này nên đòi ông đọc cho chép lại đấy.
ReplyDelete@Titi: Ừ, đôi khi nhìn xung quanh vẫn thấy nhiều người cứ luẩn quẩn với những hậm hực, thấy sao mà tự khổ.
ReplyDeleteÔng bảo 'đọc nhiều sách thì đầu nó sẽ rộng dần ra'. May quá Dim Mei cũng thích đọc.
@Đỗ: Người già thiếu sân chơi, ừ nhỉ...
ReplyDeleteBây giờ ở nước mình mới chỉ mong người già nào cũng được ở chung với con cháu, được chăm sóc khi đau yếu, chưa nghĩ được chuyện xa hơn (sân chơi).
Lana biết ngay cả ở nước giàu như Nhật, chuyện cuộc sống cho người già cũng là vấn đề lớn đấy.
@PTN: Người già tất nhiên nhiều trải nghiệm, nhưng thật sự là 2 người già mà chị 'vãn chuyện' là những người đặc biệt hay PTN ạ, minh mẫn, cách nói chuyện cũng tuyệt vời.
ReplyDeleteHì, thế nên thú thật chị không dám chắc nếu chỉ toàn làm việc tiếp xúc với nhiều người già thì sao nữa (wink).
Cái này hay quá chị, quá là hay 'Những kẻ có đầu óc biển tiểu hay mếch lòng bởi những điều nhỏ mọn. Những người có trí lớn vẫn trông rõ những điều nhỏ mọn ấy nhưng không bao giờ mếch lòng'.
ReplyDelete@Đậu: Ừa Đậu, mình cũng thích câu ấy lắm í, nhìn ra c/s, rồi càng ngẫm hiểu càng thích.
ReplyDeleteThật ra câu này đã được nghe ông đọc cho và giảng giải từ cách đây 5năm rồi, vẫn luôn thích, nhưng chịu không nhớ nổi đúng câu tiếng Pháp nên hôm rồi ghé đòi ông đọc cho ghi lại, rồi viết lên đây để lưu giữ đó Đậu.
Sao giống nhau cái ngày thứ 7 thế hả chị! nguyên ngày ngồi ở cty thế mà đến tối chờ đón con ở Cung thiếu nhi em ghé nhà bác (năm nay đã 82) nhưng cực minh mẫn để được nghe tâm sự nhân tình thế thái hơn 1h đồng hồ và chào tạm biệt bác với tinh thần sảng khoái lâng lâng :P
ReplyDelete@Mẹ Mốc Mít: Thú tao nhã chắc không ít người giống mình nhỉ.
ReplyDeleteCheers.
Yêu bà quá!
ReplyDelete@Taaman: Ừa cảm ơn em. Yêu bà lắm.
ReplyDeleteLâu không thấy em. Dạo này sao? c/s vẫn ổn chứ? Em về lại bên đó chưa hay còn ở nhà?