(Nguồn: "NHỮNG QUY TẮC LÀM CHA MẸ" - Richard Templar, NXB Lao Động 2009)
QT 11. CHỈ YÊU THƯƠNG THÔI CHƯA ĐỦ
Bạn đã bao giờ nghe câu nói mang tính công thức "Điều quan trọng nhất mà bạn có thể dành cho con mình là tình yêu thương"? Vâng hiển nhiên tình yêu thương là cần thiết. Tôi cho rằng tất cả chúng ta đều làm điều này. Nhưng nếu đó là tất cả những gì bạn dành cho con mình thì các cháu quả là thiệt thòi.
Các bậc phụ huynh theo phong cách híp-pi cho rằng con trẻ cần được chạy nhảy tự do thoải mái và bạn không nên cấm cản (điều khiển) hay hạn chế các cháu (đặt ra những rào chắn vô hình). Tuy nhiên tôi đã có cơ hội chứng kiến các cháu bé được nuôi dạy theo phong cách híp-pi lớn lên như thế nào. Khi tới tuổi trưởng thành các cháu gặp khó khăn khi bước vào thế giới thực, gây dựng các mối quan hệ với bạn bè và đồng nghiệp.
Vâng đúng là bạn cần dành cho con tình yêu thương. Nhưng bạn cần dành cho con những điều khác nữa: tính kỷ luật, tự giác, các giá trị, khả năng thiết lập các mối quan hệ tốt, phong cách sống lành mạnh, suy nghĩ khoáng đạt, khả năng biết tự lập, hiểu được giá trị đồng tiền, các kỹ năng trở nên quyết đoán, khả năng nghe và học hỏi...
Chẳng ai dám nói đó là việc dễ dàng. Khi có con tức là bạn đã đảm nhận một công việc đầy khó khăn và trọng trách theo đuổi suốt cuộc đời. Thật không nên chút nào khi nghĩ rằng tất cả những gì bạn cần làm chỉ là yêu thương con cái và thế là có thể đánh dấu vào ô "tôi là một phụ huynh tuyệt vời". Để con trẻ làm bất cứ điều gì các cháu muốn không có lợi cho các cháu, bạn cần tham gia cùng các cháu, hay nói cách khác, bạn cần dồn vào đó cả máu, mồ hôi và nước mắt. Thật may là bạn có hẳn 18 năm để hoàn tất mọi việc. (còn tiếp)
(trở lại)
*** Cùng cuốn sách:
- QUY TẮC LÀM CHA MẸ
QT 11. CHỈ YÊU THƯƠNG THÔI CHƯA ĐỦ
Bạn đã bao giờ nghe câu nói mang tính công thức "Điều quan trọng nhất mà bạn có thể dành cho con mình là tình yêu thương"? Vâng hiển nhiên tình yêu thương là cần thiết. Tôi cho rằng tất cả chúng ta đều làm điều này. Nhưng nếu đó là tất cả những gì bạn dành cho con mình thì các cháu quả là thiệt thòi.
Các bậc phụ huynh theo phong cách híp-pi cho rằng con trẻ cần được chạy nhảy tự do thoải mái và bạn không nên cấm cản (điều khiển) hay hạn chế các cháu (đặt ra những rào chắn vô hình). Tuy nhiên tôi đã có cơ hội chứng kiến các cháu bé được nuôi dạy theo phong cách híp-pi lớn lên như thế nào. Khi tới tuổi trưởng thành các cháu gặp khó khăn khi bước vào thế giới thực, gây dựng các mối quan hệ với bạn bè và đồng nghiệp.
Vâng đúng là bạn cần dành cho con tình yêu thương. Nhưng bạn cần dành cho con những điều khác nữa: tính kỷ luật, tự giác, các giá trị, khả năng thiết lập các mối quan hệ tốt, phong cách sống lành mạnh, suy nghĩ khoáng đạt, khả năng biết tự lập, hiểu được giá trị đồng tiền, các kỹ năng trở nên quyết đoán, khả năng nghe và học hỏi...
Chẳng ai dám nói đó là việc dễ dàng. Khi có con tức là bạn đã đảm nhận một công việc đầy khó khăn và trọng trách theo đuổi suốt cuộc đời. Thật không nên chút nào khi nghĩ rằng tất cả những gì bạn cần làm chỉ là yêu thương con cái và thế là có thể đánh dấu vào ô "tôi là một phụ huynh tuyệt vời". Để con trẻ làm bất cứ điều gì các cháu muốn không có lợi cho các cháu, bạn cần tham gia cùng các cháu, hay nói cách khác, bạn cần dồn vào đó cả máu, mồ hôi và nước mắt. Thật may là bạn có hẳn 18 năm để hoàn tất mọi việc. (còn tiếp)
(trở lại)
*** Cùng cuốn sách:
- QUY TẮC LÀM CHA MẸ
Cam on Lana da bo thi gio danh may va post loat bai danh cho phu huynh nay. (Minh phai comment de Lana biet co nguoi ung ho 100% nha :)))
ReplyDeleteCảm ơn Lana post loạt bài này, mọi người cùng trao đổi cũng vỡ ra nhiều thứ. Riêng tớ thấy vấn đề của cha mẹ không chỉ nằm ở việc xác định các "quy tắc", mà còn ở việc cụ thể hóa các quy tắc đó, tức là xử lý tình huống, cái này còn khó hơn.
ReplyDeleteĐồng ý, đương nhiên chỉ có yêu thương là khg đủ, và chắc chắn những cha mẹ quan tâm tới sự dạy dỗ con cái đều biết điều này.
ReplyDeleteCảm ơn Lana và các bạn đã quan tâm đến bố con anh Khoai. Rất cảm kích vì thịnh tình của mọi người đối với đám cưới con gái của anh. Thế nên anh Khoai hôm qua say lăn đùng ngã ngửa, sáng nay mới tỉnh. Cảm ơn rất, rất nhiều.
ReplyDelete@Đỗ: Cha mẹ nào cũng yêu con, và hầu hết đều biết chỉ yêu thương thôi chưa đủ. Nhưng từ đầu cuốn sách đã nói mà anh pác, rằng "cuốn sách không phải là khám phá mới mẻ mà chỉ là lời nhắc nhở".
ReplyDelete@Khoai: Bữa đó thú thật lúc bạn HAT đi đậu xe Lana cứ đứng một chỗ vì ngại quá, nhận ra mỗi anh Tuấn và anh Khoai nhưng cả hai đều bận bịu giữa đông người. Cho tới lúc chị Thùy Linh ra hỏi "em là Lana?" rồi kéo vô, nghe chị bảo vì ai đó đã đọc Blog Lana và nhìn giống trong hình :) Chỉ một lát sau mọi người đã chuyện tới chuyện lui như quen nhau lâu rồi - DA cơm thịt làm mai mối, như anh nói, là gặp nhau ở một điều chung.
ReplyDeleteBàn Lana với chị Thùy Linh HAT và mọi người rất vui. Giỏ Thị quý tấm lòng củacô dâu, nên rất vui được đến chúc mừng hạnh phúc gia đình bác Khoai. Bác đừng cảm ơn nhé.
@Thu, HATHôm trước chỉ có comment của Thu, Lana đã định reply là có một người ủng hộ Lana cũng sẽ post tiếp, vì muốn giữ lại cho cả mình và Dim Mei sau này làm mẹ. Lại có thêm comment của HAT là có động lực hơn để type tiếp cuốn sách rồi.
ReplyDeleteTới chủ đề nào thú vị thì thảo luận nhé, vì người viết (Richard Templar) xoa thểlà nhà tâm lý bậc thầy nhưng không sống ở môi trường văn hóa phương đông, sẽ có những điều hơi khác để chúng ta bàn luận.
"...Наши дети-это наша старость.Правильное воспитание-это наша счастливая старость.Плохое воспитание-это наше будущее горе."(А.С.Макаренко)
ReplyDelete"Phúc đức tại mẫu". PT