QT2. KHÔNG CÓ AI HOÀN HẢO
Bạn đã bao giờ nghĩ mọi thứ sẽ thế nào nếu bạn có một bậc cha mẹ hoàn hảo? Bạn thử hình dung cha mẹ bạn không mắc một lỗi nào trong suốt quá trình nuôi dạy bạn? Hài người luôn làm theo sách vở - và những điều họ làm luôn đúng. Điều đó có tuyệt vời không? Chắc chắn là không.
Bạn cần thấy rằng con trẻ cần có điều gì đó để phản kháng lại khi các cháu lớn lên. Các cháu cần ai đó để trách móc và tôi e rằng đó chính là bạn. Vì vậy hãy cho con trẻ cơ hội trách móc bạn. Ví dụ bạn là người nóng nảy. Bạn thường xuyên tạo quá nhiều áp lực cho con trẻ. Bạn sạch sẽ và gọn gàng quá mức. Bạn hãy cứ sống với những điều không hoàn hảo của mình, không cần gồng mình lên và chắc chắn sẽ có lúc bạn để lộ thiếu sót.
Tất nhiên điều đó không có nghĩa là bạn không cần cố gắng cải thiện các kỹ năng làm cha mẹ của mình. Bởi nếu như vậy thì phần còn lại của cuốn sách này sẽ trở nên vô nghĩa. Điều đó chỉ có nghĩa là bạn không cần phải quá nghiêm khắc với bản thân khi bạn không đạt hết các tiêu chuẩn đề ra.
Các con sẽ có lúc trách móc bạn, đó là lẽ thường tình. Nếu bạn hoàn hảo, các cháu sẽ vẫn có lý do trách móc bạn. Bạn không thể thay đổi điều đó và chỉ có thể hy vọng rằng sau này khi trở thành những ông bố bà mẹ như bạn bây giờ, các cháu sẽ nhận ra các cháu phải biết ơn cha mẹ vì đã không hoàn hảo.
QT5. ĐỪNG CỐ LÀM TẤT CẢ MỌI THỨ
Bạn muốn con bạn trở thành người thế nào khi cháu lớn? Nhà khoa học? Cầu thủ bóng đá? Nghệ sĩ chơi vi-ô-lông? kiến trúc sư? Thật khó nói trước điều gì khi các cháu vẫn còn bé. Do vậy bạn quyết định cho các cháu học bất cứ môn nào mà các cháu thích. Bắng cách đó, sau này các cháu sẽ không thể trách bạn rằng các cháu thất bại là vì bạn đã không cho các cháu học từ sớm.
Tất nhiên điều này sẽ làm cho thời gian biểu của bạn bận rộn hơn. Đi đá bóng vào thứ hai, học đàn vào thứ 3, học ngoại ngữ vào thứ tư, thứ năm học bơi, thứ sáu học ngoại ngữ. Cuối tuần học văn hóa. Đây mới chỉ là lịch của một cháu thôi. Nếu bạn có hai hoặc ba con thì mọi việc mới đau đầu.
Nhưng, hãy khoan nào! Hình như chúng ta đang quên điều gì đó. Thế còn việc chơi vui vẻ ngoài vườn thì sao nhỉ? Thời gian đâu trong tuần để các cháu có thể đọc một cuốn truyện hay là thơ thẩn ngắm mây trời và đầu óc không suy nghĩ gì cả? Bạn biết những đứa trẻ mà cuộc sống chỉ xoay quanh các buổi học chính khóa và ngoại khóa rồi đấy. Giả sử các cháu được đi nghỉ ở một nơi rất đẹp và yên bình - những dãy núi, bờ biển, hay một vùng quê. Các cháu sẽ không có ý niệm gì về việc tự tận hưởng và chẳng thể thư giãn bởi chưa có ai dạy các cháu điều đó.
Nhưng bạn đừng lo, tôi không có ý khuyên bạn nên cấm con tham gia các hoạt động ngoại khóa. Tôi chỉ khuyên bạn nên giới hạn cho các cháu tham gia khoảng 2 hoạt động ngoại khóa mỗi tuần và hãy cho các cháu lựa chọn hai hoạt động đó. Thời gian còn lại để các cháu có thể tự chơi: chơi ghép hình, nghịch bẩn, làm các thứ từ chiếc vỏ hộp cũ, đọc truyện, và làm tất cả những việc trẻ con thường làm.
*** Entry trước:
- QUY TẮC LÀM CHA MẸ
Bạn cần thấy rằng con trẻ cần có điều gì đó để phản kháng lại khi các cháu lớn lên. Các cháu cần ai đó để trách móc và tôi e rằng đó chính là bạn. Vì vậy hãy cho con trẻ cơ hội trách móc bạn. Ví dụ bạn là người nóng nảy. Bạn thường xuyên tạo quá nhiều áp lực cho con trẻ. Bạn sạch sẽ và gọn gàng quá mức. Bạn hãy cứ sống với những điều không hoàn hảo của mình, không cần gồng mình lên và chắc chắn sẽ có lúc bạn để lộ thiếu sót.
Tất nhiên điều đó không có nghĩa là bạn không cần cố gắng cải thiện các kỹ năng làm cha mẹ của mình. Bởi nếu như vậy thì phần còn lại của cuốn sách này sẽ trở nên vô nghĩa. Điều đó chỉ có nghĩa là bạn không cần phải quá nghiêm khắc với bản thân khi bạn không đạt hết các tiêu chuẩn đề ra.
Các con sẽ có lúc trách móc bạn, đó là lẽ thường tình. Nếu bạn hoàn hảo, các cháu sẽ vẫn có lý do trách móc bạn. Bạn không thể thay đổi điều đó và chỉ có thể hy vọng rằng sau này khi trở thành những ông bố bà mẹ như bạn bây giờ, các cháu sẽ nhận ra các cháu phải biết ơn cha mẹ vì đã không hoàn hảo.
QT5. ĐỪNG CỐ LÀM TẤT CẢ MỌI THỨ
Bạn muốn con bạn trở thành người thế nào khi cháu lớn? Nhà khoa học? Cầu thủ bóng đá? Nghệ sĩ chơi vi-ô-lông? kiến trúc sư? Thật khó nói trước điều gì khi các cháu vẫn còn bé. Do vậy bạn quyết định cho các cháu học bất cứ môn nào mà các cháu thích. Bắng cách đó, sau này các cháu sẽ không thể trách bạn rằng các cháu thất bại là vì bạn đã không cho các cháu học từ sớm.
Tất nhiên điều này sẽ làm cho thời gian biểu của bạn bận rộn hơn. Đi đá bóng vào thứ hai, học đàn vào thứ 3, học ngoại ngữ vào thứ tư, thứ năm học bơi, thứ sáu học ngoại ngữ. Cuối tuần học văn hóa. Đây mới chỉ là lịch của một cháu thôi. Nếu bạn có hai hoặc ba con thì mọi việc mới đau đầu.
Nhưng, hãy khoan nào! Hình như chúng ta đang quên điều gì đó. Thế còn việc chơi vui vẻ ngoài vườn thì sao nhỉ? Thời gian đâu trong tuần để các cháu có thể đọc một cuốn truyện hay là thơ thẩn ngắm mây trời và đầu óc không suy nghĩ gì cả? Bạn biết những đứa trẻ mà cuộc sống chỉ xoay quanh các buổi học chính khóa và ngoại khóa rồi đấy. Giả sử các cháu được đi nghỉ ở một nơi rất đẹp và yên bình - những dãy núi, bờ biển, hay một vùng quê. Các cháu sẽ không có ý niệm gì về việc tự tận hưởng và chẳng thể thư giãn bởi chưa có ai dạy các cháu điều đó.
Nhưng bạn đừng lo, tôi không có ý khuyên bạn nên cấm con tham gia các hoạt động ngoại khóa. Tôi chỉ khuyên bạn nên giới hạn cho các cháu tham gia khoảng 2 hoạt động ngoại khóa mỗi tuần và hãy cho các cháu lựa chọn hai hoạt động đó. Thời gian còn lại để các cháu có thể tự chơi: chơi ghép hình, nghịch bẩn, làm các thứ từ chiếc vỏ hộp cũ, đọc truyện, và làm tất cả những việc trẻ con thường làm.
*** Entry trước:
- QUY TẮC LÀM CHA MẸ
No comments:
Post a Comment
Nào mình cùng chia sẻ cảm nhận...