(Tiếp) Hắn sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo khổ. Cái nắng nóng và gió Lào đã làm cho hắn quắt lại. Và giọng nói, một thứ giọng không lẫn vào đâu được, hình như đã bị thiên nhiên khắc nghiệt bào mòn đi phần màu mỡ nhất, chỉ còn lại phần thô kệch, cộc cằn. Nàng đã từng tiếp xúc với nhiều người cùng quê với hắn. Nàng nhận thấy bọn họ tuy nghèo nhưng sống khá đoàn kết và tình cảm. Những lúc có dịp tụ họp với nhau thì thôi rồi, cứ là như vỡ chợ, đủ mọi âm sắc mà người ngoài không thể hiểu được. "hoa cúc" thì nói thành "hoa cục", "cái bát" gọi là "cái đọi"... Một số người nhún vai khi nghe thấy thứ ngôn ngữ nhọc nhằn đó. Nhưng nàng, vốn là một con người nhân hậu, nàng chỉ thấy hơi buồn cười.
Thực ra lý do cho con người vùng quê nghèo đó sống đoàn kết với nhau chẳng qua là họ bị phân biệt đối xử ở những nơi họ đi qua. Họ vẫn bị coi là đồ sâu bọ, bần tiện... nói chung là không chơi được. Vì vậy họ phải sống theo cộng đồng để có thể dựa vào nhau mà sống.
Sau mười mấy năm, nàng gặp lại hắn. Thời gian đã làm cho hắn thay đổi quá nhiều. Trước đây hắn trông có vẻ hiền lành tử tế, thế mà giờ đây trông hắn già câng, tóc rễ tre lởm chởm, râu ria lâu ngày không cạo trông phát khiếp. Thực ra nàng chưa hiểu hắn. Hắn là một kẻ yếu đuối, hay bị người khác bắt nạt, vì vậy hắn phải cố tạo ra vẻ bề ngoài bụi bặm, từng trải. Khổ nỗi, hắn càng cố chứng tỏ mình bao nhiêu thì trông hắn lại càng kệch cỡm, ngô nghê bấy nhiêu. Thật đáng thương!
Đáng thương hơn là hắn lại không biết mình là ai. Hắn cứ cố chứng tỏ trước mọi người là hắn hiểu biết. Rồi hắn làm thơ. Chao ôi, thứ thơ lai tạp cóc pha ếch của hắn nghe mà lộn mửa. Mọi người tán thưởng, hoan hô không phải vì thán phục mà chẳng qua họ muốn hắn làm trò cười cho họ. Có một gã hề thì cuộc sống cũng đỡ tẻ hơn.
Nhưng khác với mọi người, nàng thấy ái ngại cho hắn. Nhiều lần nàng muốn nói rõ sự thật cho hắn hiểu, nhưng thấy hắn có vẻ đắc ý, sợ làm hắn thất vọng nàng lại thôi. Nàng có tính thương người.
Đang đắm chìm trong suy nghĩ, tự nhiên nàng cảm thấy như bị ai xô về phía trước. Chiếc xe phanh kít lại làm hành khách đổ cả vào nhau.
- Đồ chết tiệt. Đi đứng như thế hả?
Tiếng quát của lái xe làm nàng sực tỉnh. Phía trước đầu xe 2 gã choai choai đang gò mình trên chiếc xe phân khối lớn, đánh võng luồn lách giữa dòng người. Tên ngồi sau có bộ tóc xanh xanh đỏ đỏ rối bù; hắn nghếch bộ mặt non choẹt ra phía sau cười nhăn nhở.
- Thanh niên bây giờ ghê thật, đi đứng chẳng có phép tắc trật tự gì cả !
Một bà già bên cạnh thì thào vào tai nàng. Nàng đáp bâng quơ:
- Vâng. Chúng nó bây giờ sôi nổi và năng động hơn chúng ta bác ạ.
Bà già gần như chồm lên:
- Năng động cái khỉ gió. Cả một lũ mất dạy. Chúng nó chỉ biết lấy tiền bố mẹ chúng nó để rồi hút hít, lông bông. Mà tiền bố mẹ chúng từ đâu ra mà lắm thế. Cướp của dân đấy. Bà là bà cứ gô cổ hết lượt. Chẳng bù cho chúng tôi ngày xưa...
Rồi bà ta kể lể , nào là bà ta đã từng đi thanh niên xung phong, vào sanh ra tử. Nào là bà ta đã cống hiến cả cuộc đời thanh xuân cho tổ quốc..v.v và v.v.. Nàng quay sang người đàn bà, một bộ mặt già nua khắc khổ mang đậm dấu ấn của bom đạn, của những cơn sốt rét rừng. Nàng nghĩ, họ là những người đáng được tôn vinh. Và sự hi sinh mất mát của họ đã được ghi nhận, mặc dù chưa đáng là bao, chưa thể bù đắp được những gì mà họ đáng được hưởng. Nhưng họ cần hiểu, sự âm thầm chịu đựng mới là sự hi sinh cao cả, còn suốt ngày kể lể phỏng có ích gì.
Không biết phải chịu đựng câu chuyện dài dòng, sầu não của bà già đến bao giờ nếu xe chưa đến điểm đỗ. Nàng xuống xe, ngay lúc ấy ví nàng lại một lần nữa rung lên.
Nàng mở ví, liếc vào màn hình "Where are You ? tai sao U khong tra loi? If U khong tra loi Me thi U phai an han day!". Nàng phì cười. Rõ vô duyên.
-------------------------------------
* Note: Post khúc này, xin miền Trung thứ tha.
Thực ra lý do cho con người vùng quê nghèo đó sống đoàn kết với nhau chẳng qua là họ bị phân biệt đối xử ở những nơi họ đi qua. Họ vẫn bị coi là đồ sâu bọ, bần tiện... nói chung là không chơi được. Vì vậy họ phải sống theo cộng đồng để có thể dựa vào nhau mà sống.
Sau mười mấy năm, nàng gặp lại hắn. Thời gian đã làm cho hắn thay đổi quá nhiều. Trước đây hắn trông có vẻ hiền lành tử tế, thế mà giờ đây trông hắn già câng, tóc rễ tre lởm chởm, râu ria lâu ngày không cạo trông phát khiếp. Thực ra nàng chưa hiểu hắn. Hắn là một kẻ yếu đuối, hay bị người khác bắt nạt, vì vậy hắn phải cố tạo ra vẻ bề ngoài bụi bặm, từng trải. Khổ nỗi, hắn càng cố chứng tỏ mình bao nhiêu thì trông hắn lại càng kệch cỡm, ngô nghê bấy nhiêu. Thật đáng thương!
Đáng thương hơn là hắn lại không biết mình là ai. Hắn cứ cố chứng tỏ trước mọi người là hắn hiểu biết. Rồi hắn làm thơ. Chao ôi, thứ thơ lai tạp cóc pha ếch của hắn nghe mà lộn mửa. Mọi người tán thưởng, hoan hô không phải vì thán phục mà chẳng qua họ muốn hắn làm trò cười cho họ. Có một gã hề thì cuộc sống cũng đỡ tẻ hơn.
Nhưng khác với mọi người, nàng thấy ái ngại cho hắn. Nhiều lần nàng muốn nói rõ sự thật cho hắn hiểu, nhưng thấy hắn có vẻ đắc ý, sợ làm hắn thất vọng nàng lại thôi. Nàng có tính thương người.
Đang đắm chìm trong suy nghĩ, tự nhiên nàng cảm thấy như bị ai xô về phía trước. Chiếc xe phanh kít lại làm hành khách đổ cả vào nhau.
- Đồ chết tiệt. Đi đứng như thế hả?
Tiếng quát của lái xe làm nàng sực tỉnh. Phía trước đầu xe 2 gã choai choai đang gò mình trên chiếc xe phân khối lớn, đánh võng luồn lách giữa dòng người. Tên ngồi sau có bộ tóc xanh xanh đỏ đỏ rối bù; hắn nghếch bộ mặt non choẹt ra phía sau cười nhăn nhở.
- Thanh niên bây giờ ghê thật, đi đứng chẳng có phép tắc trật tự gì cả !
Một bà già bên cạnh thì thào vào tai nàng. Nàng đáp bâng quơ:
- Vâng. Chúng nó bây giờ sôi nổi và năng động hơn chúng ta bác ạ.
Bà già gần như chồm lên:
- Năng động cái khỉ gió. Cả một lũ mất dạy. Chúng nó chỉ biết lấy tiền bố mẹ chúng nó để rồi hút hít, lông bông. Mà tiền bố mẹ chúng từ đâu ra mà lắm thế. Cướp của dân đấy. Bà là bà cứ gô cổ hết lượt. Chẳng bù cho chúng tôi ngày xưa...
Rồi bà ta kể lể , nào là bà ta đã từng đi thanh niên xung phong, vào sanh ra tử. Nào là bà ta đã cống hiến cả cuộc đời thanh xuân cho tổ quốc..v.v và v.v.. Nàng quay sang người đàn bà, một bộ mặt già nua khắc khổ mang đậm dấu ấn của bom đạn, của những cơn sốt rét rừng. Nàng nghĩ, họ là những người đáng được tôn vinh. Và sự hi sinh mất mát của họ đã được ghi nhận, mặc dù chưa đáng là bao, chưa thể bù đắp được những gì mà họ đáng được hưởng. Nhưng họ cần hiểu, sự âm thầm chịu đựng mới là sự hi sinh cao cả, còn suốt ngày kể lể phỏng có ích gì.
Không biết phải chịu đựng câu chuyện dài dòng, sầu não của bà già đến bao giờ nếu xe chưa đến điểm đỗ. Nàng xuống xe, ngay lúc ấy ví nàng lại một lần nữa rung lên.
Nàng mở ví, liếc vào màn hình "Where are You ? tai sao U khong tra loi? If U khong tra loi Me thi U phai an han day!". Nàng phì cười. Rõ vô duyên.
-------------------------------------
* Note: Post khúc này, xin miền Trung thứ tha.
Em đọc thôi nha, đọc hết 3 phần rồi.
ReplyDeleteủa a choai choai nào nhắn tin Anh Ta lẫn lộn cho nàng vậy
ReplyDeleteEm phản đối vụ không cho người già kêu ca, phải để những người đã chịu nhiều thiệt thòi lên tiếng thì mình mới biết người ta thiệt thòi thế nào chứ, nhất là người già, họ rất cô đơn và cần người chia sẻ. Đúng là chuyện đời thường chị ha.
ReplyDeleteĐúng đấy! Không trả lời tin nhắn thì chắc chắn là sẽ có ngày ân hận. Hì!
ReplyDelete@Mía: Post mà lúc nào cũng lo dài dòng mọi người không đọc được :(
ReplyDelete@J.Guy: Ừa chắc vậy nên nàng đọc xong phì cười.
ReplyDelete@Phụng: Ừ, chị đồng ý, ngồi với người già phải kiên nhẫn nghe. Không nghe thì cũng làm bộ nghe, dạ dạ để họ được nói, giãi bày :)
ReplyDelete@Thụy: Thú thật vụ này em cũng không biết nghe/ không nghe thì ân hận hay sao nữa.
ReplyDeleteEm đang đi tình nguyện ở trại người già, có người vầy người khác nhưng tựu chung thì họ là những người cô đơn trong chính căn nhà của họ ah chị. Trường em được có cái là hay bắt sinh viên va chạm thực tế trước khi làm trong lĩnh vực health care để mình cảm thông. Em thấy yêu cả những người già hay càm ràm, cộc cằn với em, họ cô đơn chị ah.
ReplyDeleteCó những chuyện "ngày thường" thế này, nhưng khổ là đôi khi người ta lại quên lãng mất.
ReplyDeleteKể tiếp 4, 5, 6, 7 .......nhiều nhiều nữa nha chị.
@Phụng: Ừ chị nghĩ làm việc chăm sóc người già giúp mình học cách quan tâm, chia sẻ và kiên nhẫn hơn, đúng không Phụng?
ReplyDelete@Dã Quỳ: Cảm ơn Dã Quỳ ủng hộ nha. Chị cũng thích đọc quanh xóm Blog vì ở đó là những câu chuyện chia sẻ ngày thường, nhưng lại rất hay.
ReplyDeleteHôm nay mới có đủ chút thời gian tĩnh để đọc một mạch từ phần 1,2,3.
ReplyDeleteEm thì không thấy dài dòng, thấy hơi ngắn, vì truyện tuy ngắn nhưng cũng cần phải liền mạch để khơi tạo cảm xúc của người đọc nữa đó chị.
Ngắn quá em bị mất hứng đó nghen. :).
Vẫn chưa vô đề đó. :)
@Moon: ok cưng, lắng nghe post dài liền. Thật ra muốn post liền một phát hết luôn ấy chứ. Nhưng chính mình mọi khi (nhất là khi nhiều lịch mà vẫn tham lam đọc), lướt qua blog bạn mà thấy dài là hay đọc dối hoặc buộc phải bỏ qua :(
ReplyDeleteKể tiếp đi chị. Em chờ!!!!!
ReplyDeleteMấy cụ già của em thì chuyện dài nhiều tập, khi nào có hứng hay ai chọc giận em thì em làm 1 loạt bài kể lể phát ngán luôn.
ĐỪng trả lời tin nhắn, em van nàng, đừng trả lời :-D
ReplyDelete